Giáo dục pháp luật cho học sinh các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Tỉnh Thái Nguyên - 12

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


I. Kết luận

Giáo dục pháp luật là tác động của nhân tố chủ quan thông qua hoạt động của các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội với nhiều hình thức, phương pháp, nội dung giáo dục khác nhau nhằm từng bước đưa giáo dục vào cuộc sống góp phần nâng cao dân trí, văn hóa cho cán bộ, nhân dân.

Giáo dục pháp luật cho học sinh các trung tâm GDTX là tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ vai trò và giá trị phổ biến của pháp luật, từ mục tiêu phát triển đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, biết sống và làm việc theo chuẩn mực pháp luật, có trách nhiệm công dân và năng lực thích ứng với những điều kiện hoàn cảnh xã hội.

Qua thực trạng khảo sát quá trình giáo dục pháp luật tại các trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên, tôi nhận thấy: Các Trung tâm GDTX đã quan tâm đến công tác GDPL cho học sinh, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan pháp luật, các tổ chức chính trị, các đoàn thể nhân dân đã quan tâm phối hợp cùng trung tâm trong quá trình GDPL. Tuy nhiên, việc xác định mục đích, mục tiêu GDPL cho học sinh chưa đặt ra một cách nghiêm túc, nội dung nặng tính giáo huấn, thiếu thực tiễn sôi động, hình thức đơn điệu, phương pháp giáo dục pháp luật còn cứng nhắc, giáo điều và xa rời cuộc sống, trong khi môi trường xã hội với những ảnh hưởng xấu đã tác động mạnh hơn so với tác động nhà trường, Kết quả của tình trạng trên đã dẫn đến sự gia tăng hành vi vi phạm pháp luật của học sinh.

Giáo dục pháp luật nói chung, GDPL trong các trung tâm GDTX nói riêng là hoạt động mang tính chiến lược. Để không ngừng nâng cao hiệu quả công tác GDPL cho học sinh đòi hỏi phải có những giải pháp nhất định: Đổi mới nội dung, phương pháp GDPL, kiện toàn cơ cấu và đội ngũ làm công tác GDPL, gắn GDPL với các hoạt động văn hóa trong nhà trường và nhiệm vụ của toàn xã hội.

Xuất phát từ vị trí, vai trò của học sinh THPT nói chung và học sinh THPT hệ GDTX nói riêng. Giáo dục pháp luật cho thế hệ trẻ là trách nhiệm chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội mà trước hết là nhà trường, gia đình và các lực lượng nòng cốt trong hệ thống chính trị. Do vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ của cả cộng đồng nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp GDPL cho học sinh.

II. Kiến nghị

Đối với Bộ GD&ĐT

Sớm phát triển chương trình, nội dung giáo dục phổ thông theo hướng mới. Chương trình, nội dung xuất phát từ vị trí người học và đảm bảo sự phát triển hài hòa về trí tuệ, đạo đức nhân cách và kỹ năng cho học sinh. Trong đó cải tiến mạnh mẽ chương trình, nội dung môn GDCD nhằm khắc phục tình trạng học sinh học môn GDCD một cách chiếu lệ và sau khi ra khỏi lớp các em dễ dàng vi phạm pháp luật và bị kẻ xấu lợi dụng.

Đối với Sở GD&ĐT

- Tăng cường hoạt động của phòng Pháp chế và công tác học sinh sinh viên.

- Trong công tác chỉ đạo toàn diện thực hiện nhiệm vụ năm học của các trường THPT, TTGDTX, có kế hoạch chỉ đạo riêng về công tác GDPL.

- Tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND và UBND Tỉnh ra các văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành của Tỉnh đẩy mạnh công tác GDPL, tăng cường phối kết hợp với nhà trường để thực hiện tốt công tác GDPL cho học sinh. Đặc biệt là chính sách đầu tư cho pháp luật.

- Kiện toàn đội ngũ và nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên giảng dạy môn GDCD.

Đối với các Trung tâm GDTX

Thực hiện nghiêm túc quá trình GDPL cho học sinh, coi đó là nhiệm vụ pháp lý mang tính chiến lược lâu dài nhằm giáo dục những thế hệ công dân mẫu mực cho đất nước.

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong trung tâm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giáo dục thế hệ trẻ.

Đối với gia đình

Cha mẹ cần nhận thức được vai trò chủ đạo của gia đình trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Tuyệt đối không được ỷ lại, phó thác hoàn toàn việc giáo dục cho trung tâm.

Cha mẹ luôn gần gũi, trò chuyện, chia sẻ cảm xúc và những thay đổi trong đời sống nội tâm của con cái. Từ đó giúp các em vượt qua những khó khăn khủng hoảng để tránh xa những hiểm họa tiềm ẩn trong cuộc sống. Đặc biệt cần quan tâm hướng dẫn các em cảnh giác khi quan hệ với bạn bè xấu, không rõ lai lịch.

Đối với học sinh có cá tính đặc biệt, thường xuyên mắc lỗi gia đình cần kiên trì dùng tình yêu thương và những lý lẽ xác đáng để giúp các em thay đổi nhận thức, sửa chữa những hành vi sai trái. Tuyệt đối không được dung túng bao che những hành vi vi phạm của con. Song cũng không được dùng bạo lực để trừng phạt các em. Gia đình phải luôn là điểm tựa về tinh thần và chuẩn mực hành vi cho các em.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. A.X. Makarencoo (1963), Bài ca sư phạm, Nhà xuất bản Văn hóa.

2. C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia.

3. Đào Ngọc Dung (2000), Đánh giá thực trạng, xác định nội dung, hình thức, kế hoạch và biện pháp thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật đối với các đối tượng là thanh thiếu nhi, Hà Nội, 9/2000.

4. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), NQ TƯ 2 Khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

5. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB chính trị quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Khắc Hùng (2008), "Xây dựng đồng bộ các biện pháp giáo dục pháp luật trong trường phổ thông", Tạp chí dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số 198, 2008.

7. Trần Thị Hương (2009), Giáo trình giáo dục học đại cương, Đại học sư phạm Tp. HCM.

8. GDTX, thực trạng và định hướng phát triển ở VN, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.

9. Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội, 2005.

10. Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 606/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 3 năm 2015, của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, Phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông giai đoạn 2015-2017 .

11. Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 580 /QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2015 của ngành giáo dục.

12. Kế hoạch số 1204/KH-SGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2014, v/v tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong ngành giáo dục năm 2014” Trang 60.

13. Nguyễn Đặng Đình Lạc (1990), giáo dục pháp luật và quá trình hình thành nhân cách, Nhà xuất bản Pháp lý.

14. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Nhà xuất bản Giáo dục, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Khoa luật Hà Nội.

16. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1998), Giáo dục học, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục.

17. Trần Thị Sáu (2012), Giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường THPT ở Việt Nam, luận án tiến sỹ Luật học.

18. Mạc Văn Trang (1995), Vấn đề lối sống và giáo dục lối sống cho sinh viên, Hà Nội.

19. Trung tâm giáo dục thường xuyên Sông Công, Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015.

20. Trung tâm giáo dục thường xuyên Đồng Hỷ, Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015.

21. Trung tâm giáo dục thường xuyên Đại Từ, Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015.

22. Từ điển Tiếng Việt (1996), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

23. Từ điển Luật học (1999), Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa.

24. V.I.Lênin (1995), Bàn về tổ chức và quản lí, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo trên internet

25. Http://sotuphap.danang.gov.vn/91_14_321/Chuyen_de_pho_bien,_giao_d uc_phap_luat_trong_nha_truong.aspx.

26. http://tailieu.vn/doc/khai-niem-phap-luat-405618.html.

27. http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-2054-QD-UBND-2012- thuc-hien-04-KL-TW-giao-duc-y-thuc-chap-hanh-phap-luat-Vinh-Long- vb215965.aspx

28. http://www.epu.edu.vn/ttrpc/Default.aspx?BT=11883

29. http://www.phobienphapluat.com.

30. http://www.quangngai.gov.vn/sotp/Pages/qnp- tangcuongcongtactuyentruyen--qnpnd-980-qnpnc-23-qnpsite-1.html.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho học sinh)


Để hoạt động giáo dục pháp luật đạt hiệu quả và góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Trung tâm, em hãy cho biết ý kiến của bản thân về một số vấn đề sau:

1. Họ và tên:……………………………………………………. 2. Năm sinh:…………………………..Giới tính……………….. 3. Lớp ………………………………...Trình độ………………..

1. Theo em, mục đích của quá trình giáo dục pháp luật cho học sinh là gì? (Em hãy đánh dấu x vào một ô lựa chọn)

STT

Mục đích

Ý kiến học sinh

1

Trang bị kiến thức pháp luật cho HS


2

Hạn chế học sinh vi phạm pháp luật



3

Nâng cao ý thức, bồi dưỡng niềm tin và tình cảm pháp luật cho học sinh



4

Hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo pháp luật


5

Giúp HS biết sử dụng pháp luật để bảo vệ mình


6

Không xảy ra tình trạng bạo lực học đường


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Giáo dục pháp luật cho học sinh các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Tỉnh Thái Nguyên - 12

2. Theo em, giáo dục pháp luật có vai trò nào trong các tiêu chí sau

?(đánh dấu x vào một ô em lựa chọn)



Vai trò

Mức độ

Rất quan

trọng

Quan trọng

Bình thường

Không quan

trọng

Giúp các em hiểu được điều hay lẽ phải, nhận biết được những chuẩn mực tốt đẹp

về lòng nhân ái, sự công bằng, bình đẳng dân chủ, lòng khoan dung.





Góp phần phòng chống hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trong nhà trường và ngoài xã hội.





Góp phần bảo tồn, sáng tạo và phát triển văn hóa và văn hóa pháp lý.





Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.






3. Theo em, nội dung sách giáo khoa môn giáo dục công dân được đánh giá ở mức độ nào? (Đánh dấu x vào ô em lựa chọn)

STT

Mức độ

Ý kiến học sinh

1

Dễ hiểu, phù hợp


2

Có nhiều nội dung trừu tượng, khó hiểu


3

Rất khó hiểu


4

Không có ý kiến


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/01/2023