Khảo Sát Kiểm Chứng Tính Cấp Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp

6. Công cụ đánh giá đồng đẳng

Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi theo các tiêu chuẩn về thái độ và hành động mà học sinh cần đạt được trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo, sau đó thì học sinh sẽ tìm ra và đánh giá xem bạn nào đạt được các tiêu chuẩn ấy.

Bảng đánh giá đồng đẳng của học sinh Tên hoạt động:

Họ tên học sinh: Lớp

Em hãy viết tên 2 bạn đã đạt được các tiêu chí trong các nội dung dưới đây.

Nội dung

Tên của học sinh

thực hiện tốt

1. Học sinh nào có ý thức chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho hoạt

động ( ) và dọn dẹp đồ dùng, học cụ gọn gàng sau khi kết thúc hoạt động?



2. Học sinh nào có ý kiến xây dựng và cải thiện hoạt động một

cách tích cực?



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

7. Đánh giá sản phẩm

Đây là phương pháp truyền thống thường được áp dụng để đánh giá sản phẩm làm được của cá nhân học sinh hoặc một nhóm học sinh. Khi sử dụng hình thức này cần lưu ý những điểm sau: không đánh giá mức độ đạt được hay chất lượng của sản phẩm thời điểm đó mà cần xem xét, đối chiếu với mức độ đạt được trước đây của học sinh để nhận định sự thay đổi, phát triển của học sinh đó.

8. Bảng lưu hoạt động

Phương pháp phân tích bảng liệt kê hoạt động là phương pháp đánh giá thông qua phân tích bảng liệt kê hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh. Trong quá trình hoạt động của học sinh cần tập hợp lại kế hoạch đã thực hiện, và trong quá trình thực hiện thực tế phải liên tục viết vào bảng lưu, sau khi hoạt động kết thúc thì thu thập tất cả lại để tổng hợp đánh giá.

Ví dụ: xây dựng kế hoạch hoạt động từ thiện cá nhân và viết bảng lưu liên quan đến hoạt động, sau đó đánh giá thái độ của học sinh đối với hoạt động từ thiện đó, mức độ thay đổi tích cực của học sinh cũng như sự nỗ lực thực hiện…

9. Bài viết, bài phát biểu cảm nghĩ của học sinh

Trong quá trình hoạt động hoặc sau khi hoàn thành hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh sẽ nộp lại bài viết, bài phát biểu cảm nghĩ hay nhật ký… và giáo viên sẽ đánh giá dựa trên những sản phẩm này.

Ví dụ: Học sinh viết cảm tưởng của mình sau chuyến đi tham quan Viện bảo tàng dân tộc học, nông trại giáo dục hay hoạt động từ thiện tại Làng trẻ em mồ côi SOS…

10. Hội ý giáo viên

Có thể sử dụng hình thức này trước khi hoạt động, trong quá trình hoạt động hoặc sau khi hoạt động trải nghiệm sáng tạo diễn ra. Giáo viên sẽ trao đổi thông tin về phương pháp và nội dung chỉ đạo cho từng loại hình hoạt động, sau khi kết thúc hoạt động sẽ cùng đánh giá kết quả thực hiện của học sinh.

* Điều kiện thực hiện:

Để xây dựng công cụ đánh giá các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cần phải có các điều kiện sau: kinh phí, thời gian, nhân lực và phương tiện thực hiện. Trong bốn yếu tố vừa nêu thì các yếu tố thời gian và kinh phí là những điều kiện đảm bảo quan trọng, quyết định biện pháp có thể đem ra triển khai thực hiện được hay không còn nhân lực thì quyết định sự thành công của biện pháp đạt được đến đâu và đến mức độ nào.

3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Mỗi biện pháp là mắt xích quan trọng, biện pháp này là cơ sở, là tiền đề cho biện pháp kia và ngược lại. Sự vận dụng linh hoạt các biện pháp sẽ tạo ra môi trường hoạt động tốt, các hoạt động giáo dục KNS thông qua HĐTNST sẽ đạt hiệu quả cao, góp phần hình thành và rèn luyện những KNS cần thiết cho học sinh tiểu học,đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số, đồng thời tạo ra sự thân thiện trong nhà trường, tăng cường mối quan hệ thân thiện giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

Biện pháp “Xác định nhu cầu giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh tiểu học” là cơ sở để giáo viên có thể thực hiện các biện pháp tiếp theo.

Biện pháp trọng tâm là: Thiết kế các chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo tích hợp giáo dục KNS cho học sinh, Xây dựng quy trình giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Biện pháp “Đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục KNS cho học sinh” có vai trò phát huy tính hiệu quả việc thiết kế các chủ đề cũng như xây dựng quy trình giáo dục kỹ năng sống. Nhờ đó mà đáp ứng được mục tiêu GDKNS cho HS.

Biện pháp “Xây dựng công cụ đánh giá kết quả giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học”có tính chất tạo điều kiện hỗ trợ để thực hiện có hiệu quả các biện pháp còn lại.

Để thực hiện có hiệu quả quá trình giáo dục KNS thông qua HĐTNST cho học sinh tiểu học cần thực hiện đồng bộ, linh hoạt các biện pháp trên.

3.3. Khảo sát kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm xác định mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động TNST cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

3.3.2. Đối tượng và địa điểm khảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm 50 người bao gồm: Cán bộ quản lý, giáo viên đứng lớp và tổng phụ trách tại 4 trường tiểu học trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

3.3.3. Nội dung khảo nghiệm

Khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên 4 trường tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của 05 biện pháp đề xuất. Cụ thể:

Xác định nhu cầu giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh tiểu học

Thiết kế các chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo tích hợp giáo dục KNS cho học sinh.

Xây dựng quy trình giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục KNS cho học sinh

Xây dựng công cụ đánh giá kết quả giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học

3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm

Sử dụng phương pháp thống kê để xử lí số liệu thu được qua phiếu trưng cầu ý kiến.

3.3.5. Tiến trình khảo nghiệm

- Bước 1: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho chuyên gia

Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia

- Bước 2: Lựa chọn chuyên gia

Để kết quả khảo nghiệm có tính thuyết phục cao, chúng tôi xin ý kiến những CBQL và GV có kinh nghiệm về công tác GD ở bậc tiểu học bao gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trường, giáo viên đứng lớp và tổng phụ trách của 4 trường tiểu học.

Tổng số người xin ý kiến là: 50 người, bao gồm:

+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường tiểu học: 04 người

+ Giáo viên đứng lớp trường tiểu học: 42 người

+ Tổng phụ trách: 04 người

Trong phiếu trưng cầu có 2 tiêu chí đánh giá là: Mức độ cần thiết và mức độ khả

thi

+ Đánh giá về mức độ cần thiết của 5 biện pháp đề xuất có 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết

+ Đánh giá về mức độ khả thi của 5 biện pháp đề xuất có 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi, không khả thi

- Bước 3: Xin ý kiến chuyên gia

- Bước 4: Xử lý kết quả và định lượng kết quả nghiên cứu

* Thang điểm đánh giá:Mức độ cần thiết được cho điểm như sau:

+ Mức độ 1 (Rất cần thiết, rất khả thi): 3 điểm

+ Mức độ 2 (Cần thiết, khả thi): 2 điểm

+ Mức độ 3 (Không cần thiết, không khả thi): 1 điểm

* Lập bảng thống kê điểm trung bình các biện pháp đề xuất, xếp thứ bậc, nhận xét và đưa ra kết luận.

3.3.6. Kết quả khảo nghiệm

Sau khi trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, chúng tôi tiến hành thu thập, xử lý số liệu và lập bảng theo 2 tiêu chí đánh giá. Kết quả như sau:

Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất được thể hiện trong kết quả ở bảng 3.1.

Qua bảng 3.1 cho thấy tất cả CBQL và GV đều đánh giá các biện pháp đề xuất để giáo dục KNS cho học sinh tiểu học là rất cần thiết và cần thiết.

Trong đó biện pháp: Thiết kế các chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo tích hợp giáo dục KNS cho học sinh, Xây dựng quy trình giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo được CBQL, GV đánh giá mức rất cần thiết với tỷ lệ cao.

Bảng 3.1: Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh dân tộc‌

thiểu số ở các trường tiểu học huyện Lâm Bình


STT

Biện pháp

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

1

Xác định nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh tiểu học

38

12

0

2

Thiết kế các chủ đề hoạt động trải nghiệm

sángtạo tích hợp giáo dục KNS cho học sinh

45

5

0

3

Xây dựng quy trình giáo dục KNS cho học

sinhthông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

42

8

0


4

Đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục

KNS cho học sinh


30


20


0


5

Xây dựng công cụ đánh giá kết quả giáo dục

KNS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học


39


11


0

Biện pháp “Xác định nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, Xây dựng công cụ đánh giá kết quả giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học” cũng được đa số ý kiến đánh giá ở mức độ rất cần thiết nhưng tỷ lệ không cao bằng biện pháp 2 và 3.

Biện pháp “Đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục KNS cho học sinh” có 30 ý kiến đánh giá là thấp nhất.

Kết quả cho thấy phần lớn các ý kiến trả lời tuy có khác nhau nhưng đều rất thống nhất và khẳng định mức độ cần thiết của các biện pháp.

Đánh giá của CBQL, GV về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất được thể hiện trong kết quả ở bảng 3.2.

Các biện pháp đều nhận được ý kiến đánh giá ở mức độ khả thi và rất khả thi. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy còn một bộ phận CBQL và GV vẫn băn khoăn về mức độ khả thi của biện pháp 2,4,5. Qua phỏng vấn đa số CBQL và GV cho rằng các biện pháp đó có thể thực hiện nhưng sẽ gặp những khó khăn nhất định, như:

Biện pháp “Thiết kế các chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo tích hợp giáo dục KNS cho học sinh”, nhiều GV còn chưa làm quen với thiết kế, tổ chức hoạt động này nên sẽ gặp nhiều khó khăn.

Biện pháp “ Xây dựng công cụ đánh giá kết quả giáo dục KNS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học” được đánh giá ở mức độ khả thi bởi để xây dựng được công cụ thì cần phải có kinh phí và phương tiện thực hiện. Thực tế kinh tế huyện Lâm Bình còn hạn hẹp nên cơ sở vật chất, khinh phí và phương tiện trong nhà trường còn thiếu thốn.

Bảng 3.2: Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp pháp giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh dân tộc thiểu số ở

các trường tiểu học huyện Lâm Bình



STT


Biện pháp

Rất khả thi


Khả thi

Không khả thi

1

Xác định nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

35

15

0

2

Thiết kế các chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo tích hợp giáo dục KNS cho học sinh

19

31

0

3

Xây dựng quy trình giáo dục KNS cho học sinh

thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

32

18

0


4

Đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ chức

hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giáo dục KNS cho học sinh


30


20


0


5

Xây dựng công cụ đánh giá kết quả giáo dục

KNS thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học


21


29


0

3.4. Thử nghiệm sư phạm

3.4.1. Mục đích thử nghiệm

Kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã đề xuất.

3.4.2. Nội dung thử nghiệm

Tác giả thiết kế một hoạt động để thử nghiệm tại trường tiểu học Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

CHỦ ĐỀ “NGÀY HỘI KHÉO TAY HAY LÀM”

(Phụ lục)


I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

II. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

1. Nội dung:

1.1. Giao lưu “Trang phục em yêu”:

1.2. Giao lưu “ Câu lạc bộ Mỹ Thuật”:

1.3. Khéo tay hay làm:

1.4. Trò chơi dân gian.

2. Hình thức tổ chức. 2.1.Trang phục em yêu.

2.2. Giao lưu Câu lạc bộ Mỹ Thuật.

2.3. Khéo tay hay làm

2.4. Trò chơi

III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN

1. Thời gian:

2. Địa điểm:

3.Thành phần:

3.4.3. Mô tả quá trình thử nghiệm sư phạm

- Tác giả là người xây dựng kế hoạch

- Tác giả đến trao đổi và làm việc với trường tiểu học Lăng Can

- Nhà trường chỉ đạo, triển khai; GV thực hiện

- Tiến hành tổ chức hoạt động

3.4.4. Kết quả thử nghiệm sư phạm

Tác giả thu được kết quả thử nghiệm sư phạm thông qua quan sát (học sinh, phụ huynh học sinh) và phỏng vấn (Hiệu trưởng nhà trường, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh)

Thông qua quan sát hầu hết học sinh khi được tham gia các hoạt động này đều tỏ ra thích thú, hứng khởi.

Các em rất tích cực khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm 1



Các em rất tích cực khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm 2

Các em rất tích cực khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Tích cực khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo 3


Tích cực khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo 4

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí