Đánh Giá Của Gv Và Nv Về Thực Trạng Kỹ Năng Ứng Dụng Cntt Trong Tổ Chức Và Chỉ Đạo Hoạt Động Dạy Học Của Cbql Trường Thcs Trên Địa Bàn Tptn

Đối với việc ứng dụng CNTT trong việc thực hiện chức năng chí đạo hoạt động dạy học trong nhà trường: Nội dung 5: “Chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ dạy học” xếp thứ 1, theo tự đánh giá của CBQL là 100% đạt mức “ Tốt”; không có ở mức “Khá” và “Trung bình”. Điều đó cho thấy, CBQL đã có sự ứng dụng của các phương tiện thông tin trong quá trình chỉ đạo hoạt động của nhà trường một cách có hiệu quả, giúp cho nhân viên và giáo viên nắm bắt được các thông tin kịp thời, nhanh chóng và thực hiện một cách nhanh nhất.

Nội dung 4: “Tổ chức hoạt động dạy học một cách khoa học, hợp lí” có 20/27 ý kiến (chiếm 74%) CBQL đánh giá mức “ Tốt”. Có 7/27 (chiếm 26%) CBQL đánh giá mức “Khá”. Không có đ/c CBQL nào nhận định ở mức “Trung bình”, điều đó cho thấy nhận thức của CBQL về ứng dụng CNTT vào quản lý là Tốt, bởi hơn ai hết chính đội ngũ này quyết định tới việc quản lý, chỉ đạo và tạo điều kiện cho giáo viên trong trường tích cực ứng dụng CNTT vào dạy học.

Nội dung 6: “Đôn đốc, động viên, khích lệ GV và HS” có 20/27 (chiếm 74%) CBQL đánh giá mức “Tốt”; có 7/27 ý kiến (26%) đánh giá mức “Khá”, không có CBQL nào nhận mức “Trung bình”.

Nội dung 7: “Giám sát hoạt động dạy học GD và HS” có 25/27 (93%) CBQL đánh giá mức “Tốt”. Chỉ có 2/27 ý kiến (chiếm 7,5%) tự đánh giá ở mức “Khá” và không có ý kiến nào đánh giá mức “Trung bình”.

Nội dung 8: “Thúc đẩy hoạt động dạy học trong nhà trường” 21/27 (77,8%) CBQL đánh giá mức “Tốt”. 5/27 (18,5%) CBQL đánh giá mức “Khá”. Có 1/27 (chiếm 3,7%) đ/c CBQL nhận định ở mức “Trung bình”.

Chúng tôi đã tiến hành kiểm chứng thông tin trên đội ngũ GV và NV của các trường THCS được khảo sát bằng cách sử dụng câu hỏi số 3 phần phụ lục 2 như sau: “Thầy cô đánh giá như thế nào về khả năng ứng dụng CNTT trong thực hiện các hoạt động sau của CBQL ở trường thầy cô đang công tác?”

Kết quả khảo sát thể hiện tại bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10. Đánh giá của GV và NV về thực trạng kỹ năng ứng dụng CNTT trong tổ chức và chỉ đạo hoạt động dạy học của CBQL trường THCS trên địa bàn TPTN


TT


Nội dung

Ý kiến đánh giá của GV, NV

Thứ bậc

Tốt

Khá

Trung

bình


1

Sắp xếp, tổ chức cấu trúc đội ngũ GV và các lớp HS học sinh của nhà trường đảm bảo thực

hiện kế hoạch dạy học trên lớp


20/50 (40%)


16/50 (32%)


14/50 (28%)

8


2

Phát triển đội ngũ giáo viên và

nhân viên nhà trường phục vụ hoạt động dạy học

30/50 (60%)

13/50 (26%)

7/50 (14%)

5


3

Xác định cơ chế hoạt động và các mối quan hệ trong hoạt

động dạy học nhà trường

24/50 (48%)

22/50 (44%)

4/50 (8%)

6

4

Tổ chức hoạt động dạy học một

cách khoa học, hợp lí

34/50

(68%)

12/50

(24%)

3/50

(6%)

4

5

Chỉ huy và hướng dẫn triển khai

các nhiệm vụ dạy học

41/50

(82%)

9/50

(18%)

0/50

(0%)

1

6

Đôn đốc, động viên, khích lệ

GV và HS

23/50

(46%)

14/50

(28%)

13/50

(26%)

7

7

Giám sát hoạt động dạy học của

GV và HS

35/50

(70%)

12/50

(24%)

3/50

(6%)

2

8

Thúc đẩy hoạt động dạy học

trong nhà trường

34/50

(68%)

14/50

(28%)

2/50

(4%)

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Nội dung 1: “Sắp xếp, tổ chức cấu trúc đội ngũ GV và các lớp HS học sinh của nhà trường đảm bảo thực hiện kế hoạch dạy học trên lớp” theo đánh giá của GV có 20/50 ý kiến (chiếm 40%) đánh giá “Tốt”; 16/50 ý kiến (chiếm 32%) đánh giá “Khá”; 14/50 ý kiến (28%) đánh giá “Trung bình”.

Nội dung 2: “Phát triển đội ngũ giáo viên và nhân viên nhà trường phục vụ hoạt động dạy học” theo đánh giá của GV có 30/50 ý kiến (60%) đánh giá “Tốt”; 13/50 ý kiến (26%) đánh giá “Khá”; 7/50 ý kiến (14%) đánh giá “Trung bình”.

Nội dung 3: “Xác định cơ chế hoạt động và các mối quan hệ trong hoạt động dạy học nhà trường” theo đánh giá của GV có 24/50 ý kiến (chiếm 48%) đánh giá “Tốt”; 22/50 ý kiến (chiếm 44%) đánh giá “Khá”; 4/50 ý kiến (8%) đánh giá “Trung bình”.

Nội dung 4: “Tổ chức hoạt động dạy học một cách khoa học, hợp lí” theo đánh giá của GV 34/50 ý kiến (chiếm 68%) đánh giá mức “Tốt”; có 12/50 (chiếm 24%) ý kiến đánh giá mức “Khá”; có 3/50 ý kiến (chiếm 6%) đánh giá mức “Trung bình”.

Nội dung 5 xếp thứ 1: “Chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ dạy học” theo đánh giá của GV có 41/50 ý kiến (chiếm 82%) đánh giá mức “Tốt”; có 9/50 (chiếm 18%) ý kiến đánh giá mức “Khá”; không có ý kiến đánh giá của GV mức “Trung bình”. Điều này cho thấy CBQL đã ứng dụng hiệu quả CNTT vào công tác quản lý rất có hiệu quả.

Nội dung 6: “Đôn đốc, động viên, khích lệ GV và HS” theo đánh giá của GV 23/50 ý kiến (chiếm 46%) đánh giá mức “Tốt”; có 14/50 (chiếm 28%) ý kiến đánh giá mức “Khá”; có 23/50 ý kiến (chiếm 26%) đánh giá của giáo viên ở mức “Trung bình”.

Nội dung 7: “Giám sát hoạt động dạy học của GV và HS” theo đánh giá của GV 35/50 ý kiến (chiếm 70%) đánh giá mức “Tốt”; có 15/50 (chiếm 24%) ý kiến đánh giá mức “Khá”; có 3/50 ý kiến (chiếm 6%) đánh giá của giáo viên ở mức “Trung bình”.

Nội dung 8: “Thúc đẩy hoạt động dạy học trong nhà trường” theo đánh giá của GV 34/50 ý kiến (chiếm 68%) đánh giá mức “Tốt”; có 14/50 (chiếm 28%) ý kiến đánh giá mức “Khá”; có 2/50 ý kiến (chiếm 4%) đánh giá của giáo viên ở mức “Trung bình”.

Kết quả khảo sát trên CBQL và GV, NV của các trường THCS được khảo sát có sự khác biệt ở một số nội dung. Để so sánh thực trạng này qua tự đánh giá của CBQL và đánh giá của GV, chúng tôi đã mô tả thông qua bảng số liệu sau:


Biểu đồ 2 2 So sánh thực trạng kỹ năng ứng dụng CNTT trong việc tổ chức 1


Biểu đồ 2.2. So sánh thực trạng kỹ năng ứng dụng CNTT trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy học của CBQL theo đánh giá

của CBQL - GV, NV

- Thực trạng ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của CBQL trường THCS Thành phố Thái Nguyên

Để khảo sát tình hình ứng dụng CNTT trong công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh ở đơn vị quản lí, chúng tôi tiến hành sử dụng câu hỏi số 7 phần phụ lục 1 như sau: Thầy cô đánh giá như thế nào về việc ứng dụng CNTT trong khâu kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học trong nhà trường của bản thân?

Kết quả khảo sát được thể hiện tại bảng 2.11

Bảng 2.11. Thực trạng ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của CBQL trường THCS TP Thái Nguyên‌


STT


Nội dung

Mức độ ứng dụng

Hiệu quả ứng dụng

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không

sử dụng


Tốt


Khá

Trung bình


1

Sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ để xác lập quy định về đánh giá kết quả học tập của học sinh trước khi tiến hành thu thập thông tin thông

qua kiểm tra, đánh giá


12/27 (44,4%)


13/27 (48,1%)


2/27 (7,5%)


10/27 (37%)


15/27 (55,5%)


2/27 (7,5%)


2

Sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ để xây dựng các quy định trong thực hiện nhiệm vụ dạy học của giáo viên, quy định và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo

các thời điểm đối với GV


10/27 (37%)


14/27 (51,6%)


3/27 (11,1%)


14/27 (51,6%)


12/27 (44,4%)


1/27 (3,7%)


3

Sử dụng máy tính, và các phần mềm hỗ trợ nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của GV, NV và kết quả học tập của HS được

phân loại


13/27 (48,1%)


11/27 (3,7%)


3/27 (11,1%)


15/27 (55,5%)


12/27 (44,4%)


0/27 (0%)


4

Sử dụng các phần mềm hỗ trợ để điều chỉnh hiệu quả hoạt động dạy học

sau kiểm tra, đánh giá


12/27 (44,4%)


14/27 (51,6%)


1/27 (3,7%)


12/27 (44,4%)


14/27 (51,6%)


1/27 (3,7%)

Qua bảng khảo sát trên cho thấy:

Nội dung 1: “Sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ để xác lập quy định về đánh giá kết quả học tập của học sinh trước khi tiến hành thu thập thông tin thông qua kiểm tra, đánh giá” có 13/27 ý kiến (chiếm 48,1%) các thầy cô “Thỉnh thoảng” sử dụng với hiệu quả sử dụng ở mức “Khá” là 55,5%.

Nội dung 2: “Sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ để xây dựng các quy định trong thực hiện nhiệm vụ dạy học của giáo viên, quy định và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo các thời điểm đối với GV” có 14/27 thầy cô (chiếm 51,6%) “Thỉnh thoảng” sử dụng. Tỉ lệ thầy cô sử dụng đạt hiệu quả “Tốt” đạt 51,6%.

Nội dung 3: “Sử dụng máy tính, và các phần mềm hỗ trợ nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của GV, NV và kết quả học tập của HS được phân loại” có tỉ lệ CBQL sử dụng “Thường xuyên” đạt 48,1% với hiệu quả “Tốt” đạt 55,5%. Nội dung này được đa số CBQL tự đánh giá tốt, không có thầy cô nào đánh giá hiệu quả sử dụng ở mức TB trong đó có 3 thầy cô tự đánh giá mức độ sử dụng là ít sử dụng (chiếm tỉ lệ là 11.1%)

Nội dung 4: “Sử dụng các phần mềm hỗ trợ để điều chỉnh hiệu quả hoạt động dạy học sau kiểm tra, đánh giá” có 14/27 thầy cô (chiếm tỉ lệ 51,6%) thỉnh thoảng sử dụng. Tuy nhiên về hiệu quả sử dụng tỉ lệ mức “Khá” đạt cao nhất với 51,6%. Có 1/27 (chiếm tỉ lệ 3,7%) thầy cô tự đánh giá là “ít khi sử dụng” và hiệu quả đạt ở mức “Trung bình” có 1/27 (3,7%).

Nhìn chung CBQL đều sử dụng các ứng dụng CNTT trong công tác kiểm tra đánh giá đối với hoạt động dạy và học ở cấp quản lí ở mức độ “Thỉnh thoảng”. Tuy nhiên sự đánh về hiệu quả sử dụng chủ yếu ở mức “Khá”.

* Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học của CBQL ở một số trường THCS Thành phố Thái Nguyên

Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 8, phần phụ

lục 1 như sau: “Theo thầy cô, có những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học ở nhà trường?”. Kết quả khảo sát được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học ở một số trường THCS TP Thái Nguyên

TT

Các yếu tố ảnh hưởng

Ý kiến của

CBQL

Thứ bậc

1

Hệ thống văn bản hướng dẫn về ứng dụng

CNTT trong dạy học và quản lí nhà trường

25/27 (92,5%)

2

2

Sự quan tâm và tạo điều kiện của gia đình - xã

hội đối với hoạt động dạy học của nhà trường

20/27

(74%)

4

3

Trình độ, năng lực ứng dụng CNTT của

Hiệu trưởng

20/27

(74%)

4

4

Nhận thức, trình độ kỹ năng CNTT của giáo

viên, nhân viên

21/27

(78%)

3

5

Điều kiện cơ sở vật chất và các phương tiện

CNTT của nhà trường

27/27 (100%)

1

Theo đánh giá của CBQL, “Điều kiện cơ sở vật chất và các phương tiện CNTT của nhà trường” là yếu tố ảnh hưởng được 100% ý kiến lựa chọn. Việc ứng dụng CNTT trong nhà trường phụ thuộc rất lớn vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường vì vậy để đảm bảo được hiệu quả ứng dụng trong quản lí, các trường THCS cần được trang bị đẩy đủ hệ thống các phương tiện như: máy tính nối mạng, các phần mềm hỗ trợ hoạt động quản lí; website nhà trường….

Yếu tố “Hệ thống văn bản hướng dẫn về ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lí nhà trường” được lựa chọn ở vị trí thứ 2 với 25/27 ý kiến (chiếm 92,5%) CBQL lựa chọn. Thực tế cho thấy các văn bản hướng dẫn việc thực hiện đầy đủ, khoa học và kịp thời là điều kiện cơ bản để cán bộ QL nhà trường thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học.

Theo 78% CBQL cho rằng “Nhận thức, trình độ kỹ năng CNTT của giáo viên, nhân viên” là yếu tố thứ 3 có ảnh hưởng đễn việc ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học của CBQL nhà trường. Với tư cách là lực lượng giúp việc và thực hiện nhiệm vụ, năng lực về CNTT của GV và nhân viên cũng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học của người CBQL trường THCS.

Theo 74% CBQL đánh giá 2 yếu tố “Sự quan tâm và tạo điều kiện của gia đình - xã hội đối với hoạt động dạy học của nhà trường” và “Trình độ, năng lực của Hiệu trưởng” là yếu tố xếp vị trí thứ 4 trong các yếu tố ảnh hưởng.

Để so sánh với đánh giá của CBQL và GV, NV nhà trường, chúng tôi tiến hành khảo sát trên GV và NV nhà trường bằng câu hỏi số 5 trong phụ lục 2 như sau: “Theo thầy cô việc ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học của CBQL ở nhà trường chịu sự ảnh hưởng của những yếu tố nào?”

Kết quả khảo sát trên GV và NV nhà trường về các yếu tố ảnh hưởng được thể hiện ở bảng 2.13

Bảng 2.13. Đánh giá của GV và NV về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việ ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động dạy học của CBQL

TT

Các yếu tố ảnh hưởng

Ý kiến của

GV, NV

Thứ

bậc

1

Hệ thống văn bản hướng dẫn về ứng dụng CNTT

trong dạy học và quản lí nhà trường

45/50

(90%)

2

2

Sự quan tâm và tạo điều kiện của gia đình - xã

hội đối với hoạt động dạy học của nhà trường

38/50

(76%)

4

3

Trình độ, năng lực của Hiệu trưởng

50/50

(100%)

1

4

Nhận thức, trình độ kỹ năng CNTT của giáo viên,

nhân viên

43/50

(86%)

3

5

Điều kiện cơ sở vật chất và các phương tiện

CNTT của nhà trường

50/50 (100%)

1

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 16/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí