Truyện Ngắn Mang Tầm Vóc, Dung Lượng Tiểu Thuyết


nhưng cộng tác với điều kiện trước sau vẫn còn là mình, và chỉ có mục đích là hiện thực hoá được tất cả những khả năng mà mình vốn có” [257, tr.138]. Sự tương tác giữa truyện ngắn và tiểu thuyết giai đoạn này là một mối tương tác thông minh. Nhưng, như đã nói, trong cuộc hợp tác này: truyện ngắn thông minh và được lợi nhiều hơn. Chỉ nói về quá trình phát triển của văn xuôi nghệ thuật thế kỉ XX, chúng ta chứng kiến ít nhất hai lần truyện ngắn và tiểu thuyết có sự hợp tác như thế: một lần trong văn xuôi trước 1945 và một lần trong văn xuôi giai đoạn này. Nghiên cứu sự tương tác thể loại trong văn xuôi từ đầu thế kỉ XX đến 1945, Tôn Thất Dụng cho thấy: trong lộ trình hiện đại hóa thể loại, truyện ngắn thành công trước, sau đó mới đến tiểu thuyết; trong khi với văn xuôi sau 1986, trật tự đó hoàn toàn ngược lại. Do vậy, trong tương quan so sánh với sự ảnh hưởng của tiểu thuyết đối với truyện ngắn sau 1975, Tôn Thất Dụng nhận định: "Nếu so "sức ép" của tiểu thuyết với truyện ngắn trong văn học Việt Nam sau năm 1975 thì lúc này hiện tượng ấy chưa nhiều" [65, tr.35]. Ông gửi gắm: "Nhận diện về sự thâm nhập của tiểu thuyết vào thể loại truyện ngắn trong tiến trình vận động của thể loại này sẽ là công việc cần tiếp tục đào sâu hơn". Quả thực như vậy, cùng với sự vận động đổi mới mạnh mẽ của đời sống văn học, đời sống tương tác thể loại sau 1986 cũng trở nên sinh động, nhiều chiều. Điểm khác với sự tương tác thể loại trong văn xuôi đầu thế kỉ XX là: tiểu thuyết thành công trước truyện ngắn, tiểu thuyết nở rộ, thăng hoa; và với tính chất "cột xương sống" của mình, tiểu thuyết tạo nên cú hích quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của truyện ngắn. Ở chương một, từ góc nhìn tiểu thuyết, chúng ta đã thấy sự thâm nhập của truyện ngắn vào tiểu thuyết bằng những kĩ thuật lắp ghép, kĩ thuật chập cấu trúc,… Chúng ta đã thấy sự khôn khéo của tiểu thuyết trong việc "học tập tấm gương thể loại nhỏ" để tạo nên những điểm nhấn, điểm xoáy đầy ấn tượng cho tiểu thuyết,… Nhưng đó không phải là chiều cơ bản, chiều tương tác tạo nên nhiều phẩm chất mới cho tác phẩm là sự tác động của tiểu thuyết đối với truyện ngắn. Vai trò thống ngự, gây sóng gió trong đời sống văn học của tiểu thuyết đã tạo nên hiện tượng truyện ngắn - tiểu thuyết. Nhiều người gọi đó là hiện tượng tiểu thuyết hóa


khi nhìn văn học trong sự vận động, người khác lại gọi là những tiểu thuyết thu nhỏ, tiểu thuyết ngắn hoặc "đoản thiên tiểu thuyết" khi nhìn ở sự kết tinh.

Sự tương tác với tiểu thuyết đã "tạo ra cho truyện ngắn hiện nay một chất lượng mới, vượt ra ngoài cái khung chật hẹp của thể loại " [408, tr.471]. Đây là hướng tương tác để lại nhiều dấu ấn ở các cây bút thuộc nhiều thế hệ: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Thiều, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Quang Lập, Tô Hải Vân, Lê Minh Khuê, Hòa Vang, Đoàn Lê, Nhật Chiêu, Đỗ Trí Dũng, Nguyễn Anh Vũ,… Một số cây bút gắn bó thâm niên với tiểu thuyết nay lại đầy duyên nợ, đạt được sự kết tinh ở loại hình tự sự cỡ nhỏ này. Sự tiểu thuyết hóa đã làm cho truyện ngắn "vang âm một cách mới", giúp cho truyện ngắn nới lỏng về nhiều phương diện. Thế nhưng, dấu ấn rò nhất, đem lại nhiều giá trị mới mẻ nhất cho truyện ngắn chính là ở tầm vóc, dung lượng và tư duy tiểu thuyết. Điều đó đã tạo nên sự khác biệt: "Mở ra một không gian cảm nhận mới lạ cho truyện ngắn… khác biệt rất xa so với truyện ngắn giai đoạn trước". Nguyên Ngọc so sánh những truyện ngắn này với ngay cả nhiều tiểu thuyết trước kia: "Một số truyện ngắn gần đây () lại có tính tiểu thuyết hơn cả những sách có ghi là tiểu thuyết hẳn hoi" [40, tr.131].

2.3.1. Truyện ngắn mang tầm vóc, dung lượng tiểu thuyết

Chính vì tính chất nằm trong "một không gian văn chương" với tiểu thuyết nên truyện ngắn thường không được định nghĩa một cách độc lập mà chủ yếu được định nghĩa trong sự phân biệt với tiểu thuyết. Dù vậy, các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng: điểm quan trọng nhất, rò nhất để khu biệt giữa truyện ngắn và tiểu thuyết là vấn đề dung lượng. Từ điển thuật ngữ văn học đã dùng tương quan nói trên để định nghĩa truyện ngắn: "Khác với tiểu thuyết là thể loại chiến lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người. Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Và nếu mỗi nhân vật tiểu thuyết là một thế giới, thì nhân vật của truyện ngắn là mảnh nhỏ của thế giới ấy" [96, tr.371]. Từ điển Văn học cũng phân biệt rất rò ở


điểm này: "Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ" [291, tr.1086]. Thế nhưng, dưới "áp lực" tiểu thuyết, một áp lực mềm dẻo và uyển chuyển hàng đầu, chúng ta lại chứng kiến một hiện tượng, hiện tượng nhiều truyện ngắn mang tầm vóc và dung lượng tiểu thuyết. Trong văn xuôi trước 1945, chúng ta đã từng bắt gặp những truyện ngắn xét về dung lượng "không thua kém gì tiểu thuyết": Chí Phèo, Đời thừa, Nửa đêm - Nam Cao, Ba - Đỗ Đức Thu, Hai đứa trẻ - Thạch Lam, Cô gái làng Sơn Hạ - Ngọc Giao,… Với cái nhìn văn học trong sự vận động, trong logic quanh co của tương tác thể loại, Nguyên Ngọc đã nhận chân rất rò đặc điểm này: “Truyện ngắn lần này có những khác biệt rò rệt. Những năm 60 từng để lại nhiều truyện ngắn đẹp như thơ, trong veo, trữ tình. Truyện ngắn thời chiến vạm vỡ, chắc chắn. Đặc điểm nổi bật lần này là cầm cái truyện ngắn trong tay có thể cảm thấy cái dung lượng của nó nặng trĩu” [214,tr.174]. Người ta ngạc nhiên vì một thể loại nhỏ lại có sức chứa lớn đến như vậy: “Có những truyện ngắn chỉ mươi trang thôi, mà sức nặng có vẻ còn hơn cả một cuốn tiểu thuyết trường thiên”. Nguyên Ngọc cũng nhìn thấy sự "thừa hưởng" của truyện ngắn giai đoạn này đối với cả gia tài đồ sộ những nguồn tư liệu xã hội ngồn ngộn trong tiểu thuyết. Nhiệm vụ của truyện ngắn bây giờ là "chưng cất", "chắt lọc" cái phạm vi cuộc sống rộng lớn đó để tự lớn lên, tự nới rộng về khuôn khổ thể loại. Do vậy, ông nhấn mạnh điều này: "Truyện ngắn lần này là tiểu thuyết mấy năm trước dồn nén lại: dung lượng của nó rất lớn… hầu hết mỗi truyện ngắn là cả một cuộc đời, một số phận, thậm chí một thời đại". Ban chấm giải cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ 1991 nhận xét: "Có một cố gắng đáng ghi nhận là xu hướng mở rộng sức chứa của truyện ngắn…nhiều truyện ngắn có "khẩu vị tiểu thuyết"" [77].

2.3.1.1. Sự vươn đến tầm vóc, dung lượng tiểu thuyết của truyện ngắn trước hết được thể hiện ở chỗ: nhiều truyện ngắn đã khắc phục tính khiêm tốn về kích cỡ thể loại bằng việc thể hiện tính "tầm cỡ" của các tình thế đời sống, đề cập đến những vấn đề căn cốt có tính vĩnh cửu của con người. Bùi Việt thắng coi đó là sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.


cải tiến kĩ thuật truyện ngắn để làm sao cho với số chữ tối thiểu mà sức khái quát đạt được tối đa theo kĩ thuật vi mạch. Vũ Tuấn Anh nói đến dung lượng tiểu thuyết của truyện ngắn hôm nay như kết quả của một "sức nén": "Lối khai thác theo chiều sâu, tính dồn nén đã khiến nhiều truyện ngắn, truyện vừa có được tầm vóc và dung lượng tiểu thuyết" [408, tr.471]. Điều này, có lẽ còn là kết quả sự tương tác với một đặc trưng của cuộc sống hiện đại: xu hướng đọc ngắn, đọc một hơi của độc giả. Sự tính toán kinh tế về thời gian: trong cái chốc lát có thể chiêm nghiệm được nhiều điều, trải nghiệm được với những tình thế đời sống khác nhau,… Nhà văn Phạm Hoa cũng ý thức về điều này: "Ngày nay thông tin được dồn nén nên truyện ngắn phải như một linh kiện - vi mạch. Dung lượng và hàm chứa, tôi nghĩ những điều đó rất quan trọng trong văn xuôi. Tôi đã viết vài truyện ngắn mười trang mà dung lượng là dung lượng của cuốn tiểu thuyết hai trăm trang" [77]. Những truyện ngắn này đã đáp ứng được những đòi hỏi ngặt nghèo đó của độc giả hiện đại. Cầm những truyện ngắn, thấy nhỏ nhắn và mỏng manh, đúng là truyện ngắn trong lòng bàn tay, nhưng độ nén hết sức chặt, có thể gói ghém cả một đời, một số phận, vài kiếp người. Ở khía cạnh này, có thể nhắc đến truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Bản, Phạm Hoa, Lại Văn Long, Nguyễn Huy Thiệp, Phan Thị Vàng Anh, Đoàn Lê, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Hòa Vang, Nguyễn Anh Vũ, Lê Minh Hà, Nhật Chiêu, Đào Vũ,…

Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay - 16

Với sự tiểu thuyết hóa về dung lượng, cái mô măng đã trở thành cái quá trình, cái lát cắt đã trở thành cái khá đầy đặn. Một loạt truyện ngắn giai đoạn này thể hiện rò dấu ấn đó. Truyện ngắn Lê Minh Khuê có nhan đề rất nhỏ bé: Cuộc chơi, nhưng đó không phải là cuộc chơi "ngắn chẳng đầy gang" mà là một cuộc chơi lớn, cuộc chơi dài. Cùng với số phận và những thăng trầm bể dâu của nhân vật Sớm là cả một phạm vi hiện thực đất nước từ những ngày chiến tranh chia cắt Bắc - Nam cho đến những ngày sau giải phóng và cả những biến cải bề bộn của những năm đổi mới. Đạo bùa hóa giải của Đỗ Trí Dũng vừa hư vừa thực mà vẽ lên cả một trường thiên lịch sử của tâm lí và tính cách con người Việt Nam. Bước qua lời nguyền quả là những bi kịch xã hội nặng nề vẫn dai dẳng bám riết lấy con người. Gói ghém


trong thiên truyện nhỏ bé của mươi trang sách là những số phận, những bi kịch cuộc đời. Ăn kêu của Hòa Vang cũng từ một khởi phát có tính "tầm cỡ" là tội tổ tông và những cấm kị vô lí để xới lên bao vấn đề của đời sống hiện đại. Hòa Vang như cũng muốn đưa ra một định nghĩa về cái Đẹp, về hạnh phúc qua thiên tự sự nhỏ bé này. Mùa hoa cải bên sông của Nguyễn Quang Thiều cũng là một thứ tội tổ tông nhưng đó là thứ tội tổ tông vừa được dựng lên bởi những hận thù của con người hôm nay, một truyện ngắn xúc động, dựng lại hành trình của cả một cuộc đời, vài kiếp người và trên hết vẫn là sự vĩnh cửu của tình người, của tình yêu. Khách thương hồ của Đào Vũ là truyện ngắn dưới một nghìn từ, đúng là truyện ngắn trong lòng bàn tay nhưng đã "nén chặt số phận hai con người quờ quạng đi tìm một chút hạnh phúc muộn mằn, cả hai đều là nạn nhân ở hai phía của chiến tranh" [205, tr.174]. Kịch câm của Phan Thị Vàng Anh như một vở kịch không lời nhưng chất chứa những xung đột thế hệ có khi đến dữ dội, gay gắt. Y Ban với hình thức truyện ngắn được viết bằng bức thư mà gợi lên cả những suy tư khôn dứt về số phận của những cô gái, những bà mẹ của một đất nước khốn khổ vì nạn ngoại xâm và những thiên tai chồng chất, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ. Qua thiên truyện ngắn nhỏ gọn Hành trình của người đàn bà Âu Lạc, Vò Thị Hảo bằng sức chứa đến mức bão hoà về hàm nghĩa của huyền thoại, như cũng muốn gợi lên một thông điệp thế hệ, thông điệp của muôn đời.

Có những tác giả, "triệu chứng" tiểu thuyết hóa đó không chỉ được thể hiện như một hiện tượng thoáng qua mà ngược lại, tiểu thuyết hóa dung lượng đã trở thành một tố chất, một phẩm chất định hình ở nhiều truyện ngắn: Đoàn Lê bên cạnh Tình Guột còn có Chờ nhật thực, Nghĩa địa xóm chùa, Trinh tiết xóm chùa. Lê Minh Khuê bên cạnh Cuộc chơi còn có Nghĩ ngợi quẩn quanh. Vò Thị Hảo bên cạnh Nguyệt kiếp còn có Biển cứu rỗi, Người sót lại của rừng cười. Tạ Duy Anh bên cạnh Bước qua lời nguyền còn có Lãng du, Bố cục hoàn hảo, Lạc loài, Người thắng trận. Tố chất đó của truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều không chỉ thấy ở Mùa hoa cải bên sông mà có cả ở Người đàn bà xóm trại. Với Hòa Vang là Ăn kêu, Nhân sứ, Hoa vông vang, Sự tích những ngày đẹp trời, với Nguyễn


Ngọc tư là Cánh đồng bất tận, Cái nhìn khắc khoải, Biển người mêng mông, Ngọn đèn không tắt, với Hồ Anh Thái là Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Người Ấn, Chàng trai ở bến đợi xe, Cả một dây theo nhau đi, Trời vẫn nắng suốt đêm,…

Đặc biệt, tố chất ấy kết tinh thành một nét phong cách, trở thành dấu ấn quan trọng ở nhiều tác giả, tác phẩm. Có thể kể đến những tên tuổi tiêu biểu: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Hòa Vang, Đoàn Lê, Nguyễn Ngọc Tư, Lê Minh Khuê,…

Ở những cây bút thuộc thế hệ các nhà văn đi ra từ chiến tranh và đi tiên phong trong nỗ lực đổi mới; tầm vóc và dung lượng tiểu thuyết để lại dấu ấn đậm nét trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Nói một cách hình tượng, tiểu thuyết với Nguyễn Minh Châu như là giai đoạn đầu của loài cây gió; nó tích tụ, lắng đọng, để đến một lúc nào đó chiết xuất những giọt kì nam hết sức hiếm quý cho đời. Và có thể nói, truyện ngắn, đặc biệt là các truyện ngắn cuối đời của Nguyễn Minh Châu là những giọt kì nam hiếm quý ấy. Yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu chính là ở kết quả của sự "tiểu thuyết hóa" này. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu là hình mẫu cho tính vạm vỡ về tầm vóc và dung lượng chiếm lĩnh cuộc sống. Một điều đáng ghi nhận là: hầu hết các truyện ngắn được viết từ sau thập niên tám mươi của Nguyễn Minh Châu, từ Bức tranh, truyện ngắn “mở đường đầy tinh anh” đến truyện ngắn viết trên giường bệnh những năm cuối đời - Phiên chợ Giát đều là những tác phẩm kết tinh đậm nét phẩm chất này.

Phạm Vĩnh Cư nói rò hơn về thực tế sáng tác mà ông cho là rất nghịch lí này: những sáng tác mang tiêu đề như “tiểu thuyết” thì chung một số phận với những sản phẩm tiểu thuyết đại trà: “...chúng thiếu những yếu tố bên trong, những “ghen” vô hình làm nên thể loại tiểu thuyết” [276, tr.297-298]. Ngạc nhiên và thú vị thay khi: “Nhưng những mầm mống tiểu thuyết thực thụ lại nảy nở trong một số truyện ngắn Nguyễn Minh Châu - Bức tranh, Sắm vai, Đứa ăn cắp, Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam và đặc biệt Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát[276, tr.297-


298]. Chính Nguyễn Minh Châu cũng thừa nhận lợi thế này trong Trang giấy trước đèn: "Dấu vết của thời gian dài viết tiểu thuyết cũng để lại trong một đôi truyện ngắn của tôi cái tính tham lam và ôm đồm muốn nói quá nhiều trong một truyện ngắn" [183, tr.104].

Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đúng là đã "khoét trúng" vào các tình thế đời sống, thường đề cập đến những vấn đề căn cốt của con người. Do vậy - mặc dù bị quy định bởi đặc trưng thể loại - truyện ngắn của ông đã tạo ra những “lịch sử tâm hồn”, những “nhân chứng thời đại”. Các truyện ngắn xuất sắc như: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ lau, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát,… luôn chứa đựng những vấn đề đạo đức, nhân sinh mang tính thời đại. Bằng khả năng cô đúc và khái quát vấn đề, mỗi truyện ngắn của ông đều xoáy sâu vào những số phận, những nhân cách, những mối quan hệ phức tạp, nhiều chiều trong cuộc đời, trong con người. Sức khái quát và cái hơi hướng tiểu thuyết ấy có lần đã được Nguyễn Minh Châu chỉ ra: “Đáng lẽ cuộc đời lão Khúng với số phận của người vợ cũng có thể viết một truyện vừa hay truyện dài nhưng tôi đem cô đúc tất cả vào trong truyện ngắn vì tôi không thích viết dài, vì tôi thích đem đặt thì hiện tại của câu chuyện trong bối cảnh đô thị” [276, tr.334].

Là người đến sau, khi tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 đã có một vụ mùa bội thu, Nguyễn Huy Thiệp đón nhận những thành tựu đó và làm một cuộc “vượt gộp” khá độc đáo. Dung lượng tác phẩm của ông là một đặc điểm khiến nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nguyễn Hải Hà và Nguyễn Thị Bình trong bài viết Xung quanh hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp đã tổng kết sự gặp gỡ trong cách nhìn nhận của nhiều người về giá trị truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp: "Truyện cô đúc tới mức có dung lượng một tiểu thuyết mà vẫn không phải là "tiểu thuyết rút gọn”" [283, tr.524]. Nhận định ấy hoàn toàn đúng với những truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp: Tướng về hưu, Không có vua, Chút thoáng Xuân Hương, Những ngọn gió Hua Tát, Con gái thủy thần,... Nhìn vào tác phẩm của ông, người ta thấy có một bề mặt rậm rạp của những vấn đề và một bề sâu thăm thẳm của nội tâm con người. Thái Hòa cũng nhìn thấy những tố chất thể loại ấy: "Truyện Nguyễn Huy Thiệp


không dài nhưng luôn chứa đựng dung lượng lớn" [283, tr.94]. Theo ông, dung lượng đó được tạo ra bởi cách xử lí và tổ chức hệ thống những chi tiết "xum xuê, rậm rạp", Nguyễn Huy Thiệp đem nén chặt những chi tiết đó trong khuôn khổ một truyện ngắn hết sức nhỏ gọn. Quả vậy, Tướng về hưu dựng lên chân dung cuộc đời của một vị tướng từ những ngày trai trẻ hăng hái lên đường cho đến ngày hòa bình, bước vào muôn mặt của cuộc sống đời thường và cuối cùng là cái chết đầy bí ẩn, chết trong thời bình, chết giữa sự bình yên của ngày hôm nay. Đi cùng chân dung cuộc đời tướng Thuấn là không khí chiến tranh, là môi trường hòa bình. Đi liền với tướng Thuấn là bao mối quan hệ cố hữu chằng chịt khác: với bà vợ suốt đời thầm lặng sống xa chồng, với gia đình anh con trai, với bà con họ hàng ở thôn quê cùng bao "bài học nông thôn" cười ra nước mắt. Nói như Đặng Anh Đào: "Tử và sinh, tình yêu và cái chết, đám cưới và đám ma… Một truyện ngắn mà dựng lại cả sơ đồ của tiểu thuyết và truyện kể từ khi ra đời" [283, tr.24]. Không có vua cũng tiêu biểu cho những truyện ngắn trĩu nặng dung lượng. Nguyễn Huy Thiệp như muốn thâu tóm, muốn mô hình hóa cả bức tranh cuộc sống trong thế giới nghệ thuật Không có vua. Trong thế giới ấy, có biết bao khuôn mặt: khuôn mặt của trí thức, khuôn mặt của sinh viên, khuôn mặt của đồ tể, khuôn mặt của người làm nghề tự do; ở đó có hình mẫu của con người khuyết tật về hình thể nhưng tuyệt đẹp về tâm hồn và tất nhiên lại có rất nhiều điều ngược lại; ở đó có những khuôn mặt của quỷ sứ nhưng cũng có vẻ đẹp thuần khiết, trong trẻo của thiên tính nữ. Không có vua đã khảm vào "bức tranh khắc gỗ" nhỏ bé ấy cả một thế giới với sự đầy đặn của các dư vị thế thái nhân tình.

2.3.1.2. Trong nỗ lực đổi mới thể loại, truyện ngắn đã tìm mọi con đường, tương tác với mọi thể loại để mở rộng khuôn khổ; mở rộng sức chứa, dung lượng phản ánh của tác phẩm. Một hướng tiêu biểu khác đưa truyện ngắn vươn đến tầm vóc và dung lượng tiểu thuyết đó là xu hướng lắp ghép liên văn bản. Đây là một kĩ thuật thể loại thường thấy trong tiểu thuyết. Ở chương 1, khi nhìn từ tiểu thuyết, chúng ta đã từng thấy kĩ thuật lồng truyện, lắp ghép truyện như là một phương tiện để đưa các hình thể, các tố chất truyện ngắn vào trong cấu trúc tiểu thuyết; thì ở

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí