Mạch điện đèn lùi :
Hình 4.8. Sơ đồ hệ thống tín hiệu đèn và còi hiệu lùi
2.6. Mạch điều khiển còi hiệu lùi (chuông nhạc): 2.6.1.Sơ đồ mạch điện:
Hình 4.9. Sơ đồ mạch chuông nhạc.
2.6.2.Nguyên lý làm việc.
Khi gài số lùi công tắc lùi đóng lại, có dòng điều khiển T1: (+) nguồn - R3 - BT1 - ET1 - diode D - Công tắc lùi - mass (-) nguồn, T1 dẫn có dòng: (+) nguồn
- còi hiệu lùi - diode D - Công tắc lùi - mass (-) nguồn, làm còi kêu, đồng thời tụ C1 phóng: (+) tụ - T1 - R4 - (-) tụ.
Sau khi phóng hết điện có dòng nạp cho tụ C1: (+) nguồn - R1 - C1 - BT2 - E (-) nguồn, làm T2 dẫn làm T1 khóa dòng qua còi mất còi ngưng kêu. Khi C1 được nạp đầy T2 khóa, T1 dẫn còi kêu quá trình như vậy còi kêu ngưng liên tục đến không còn cài số lùi.
2.7.Hệ thống đèn trần và đèn báo hiệu cửa mở:
2.7.1. Sơ đồ mạch điện:
Hình 4.10. Sơ đồ mạch chuông nhạc.
2.7.2. Nguyên lý làm việc:
- Công tắc đèn trần ở vị trí ON.Có dòng diện qua tim đèn trần, công tắc ra mass, đèn trần sáng.
- Công tắc đèn trần ở vị trí DOOR. Nếu cửa mở công tắc cửa nối mass cho dòng điện qua tim đèn trần, công tắc cửa ra mass, đèn trần sáng đồng thời có dòng qua tim đèn hiệu, công tắc cửa ra mass, đèn hiệu cùng sáng.
- Công tắc đèn trần ở vị trí OFF. Nếu cửa mở công tắc cửa nối mass cho dòng qua tim đèn hiệu, công tắc cửa ra mass, đèn hiệu sáng báo cửa chưa đóng.
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng hệ thống tín hiệu (còi, đèn báo rẽ) ô tô.
+Hiện tượng 1: Đèn không cháy sáng, còi không kêu.
Nguyên nhân:
-Bóng đèn, còi hỏng
-Rơ le hỏng
-Công tắc hỏng
-Không thông mạch do đứt dây dẫn hoặc các đầu nối tiếp xúc không tốt.
-Thay mới không đúng chủng loại.
+Hiện tượng 2: Đèn, còi không tắt được.
Nguyên nhân:
-Chập tiếp điểm của rơ le.
-Công tắc hỏng
4. Quy trình kiểm tra và sửa chữa hệ thống hệ thống tín hiệu.
- Báo nguy và báo rẽ không sáng.
+ Kiểm tra công tắc báo nguy: kiểm tra thông mạch. Nếu sự thông mạch không rõ ràng thì thay công tắc
Hình 4.11. Kiểm tra công tắc báo nguy
+ Kiểm tra bộ chớp tín hiệu rẽ: kiểm tra hoạt động
+ Nối (+) bình đến chân số 2 và (-) bình đến chân số 3.
+ Nối bóng đèn báo rẽ song song với nhau đến các chân 1và 3, kiểm tra sự chớp các bóng đèn.Các bóng đèn sẽ chớp 60 đến 120 lần trong một phút.Nếu một trong các bóng báo rẽ trước hoặc sau hở mạch . Số lần chớp sẽ hơn 140 lần trong một phút.Nếu hoạt động không rõ ràng thì thay công tắc.
+ Kiểm tra giắc nối
- Tần số chớp bất thường.
+ Kiểm tra bóng đèn
+ Kiểm tra bộ chớp tín hiệu rẽ
+ Kiểm tra giắc nối
- Báo nguy không sáng ( báo rẽ bình thường) .
+ Kiểm tra cầu chì HAZ - HORN
+ Kiểm tra giắc nối
- Đèn báo nguy không sáng một phía .
+ Kiểm tra công tắc báo nguy
+ Kiểm tra giắc nối
- Tín hiệu báo rẽ không sáng (đồng hồ đo kết hợp(táp lô), gạt và phun nước không hoạt động).
+ Kiểm tra công tắc máy
+ Kiểm tra cầu chì TURN
+ Kiểm tra công tắc tín hiệu báo rẽ:kiểm tra thông mạch giữa các chân. Nếu sự thông mạch không rõ ràng thì thay công tắc.
Hình 4.12. Kiểm tra cụm công tắc báo rẽ
- Tín hiệu báo rẽ không sáng(đồng hồ đo kết hợp(táp lô), gạt và phun nước hoạt động bình thường).
+ Kiểm tra cầu chì TURN
+ Kiểm tra công tắc tín hiệu báo rẽ
+ Kiểm tra giắc nối
- Tín hiệu báo rẽ không sáng một phía.
+ Kiểm tra công tắc tín hiệu báo rẽ
+ Kiểm tra giắc nối
- Duy nhất một bóng đèn không sáng.
+ Kiểm tra bóng đèn
+ Kiểm tra giắc nối.
B. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP
1. Câu hỏi ôn tập
- Trình bày đặc điểm sai hỏng của hệ thống tín hiệu.
- Trình bày quy trình kiểm tra sửa chữa hệ thống tín hiệu.
- Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống tín hiệu.
- Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý làm việc của mạch điện báo rẽ.
- Vẽ sơ đồ và trình bày nguyên lý làm việc của mạch điện báo nguy.
2. Bài tập thực hành
- Thực hành đấu mắc mạch điện báo nguy, báo rẽ trên mô hình
- Thực hành kiểm tra chẩn đoán hư hỏng mạch điện báo nguy, báo rẽ trên xe ô tô Ford Escape.
- Thực hành kiểm tra chẩn đoán hư hỏng mạch điện báo nguy, báo rẽ trên xe ô tô Vios.
Bài 5 : Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống gạt mưa, rữa kính | Thời gian (giờ) | |||||
LT | TH | BT | KT | TS | ||
3 | 16 | 1 | 20 | |||
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của hệ thống gạt mưa, rữa kính - Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống gạt mưa, rữa kính - Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng được hệ thống gạt mưa, rữa kính ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật. | ||||||
Các vấn đề chính sẽ được đề cập - Mục 1.Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống gạt mưa, rữa kính - Mục 2.Sơ đồ và nguyên lý làm việc hệ thống gạt mưa và rữa kính - Mục 3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các chi tiết chính trong hệ thống gạt mưa và rữa kính. - Mục 4. Hiện tượng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục hư hỏng hệ thống gạt mưa và rữa kính. - Mục 5. Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống gạt mưa, rữa kính. |
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Mạch Điện Nâng Hạ Kính Loại Dương Chờ.
- Nhiệm Vụ, Yêu Cầu, Phân Loại Của Hệ Thống Chiếu Sáng. 1.1.nhiệm Vụ:
- Nhiệm Vụ, Yêu Cầu Của Hệ Thống Tín Hiệu (Còi, Đèn Báo Rẽ) 1.1.nhiệm Vụ:
- Bảo dưỡng và sửa chữa điện thân xe - Trường CĐ Nghề Đà Nẵng - 10
- Bảo dưỡng và sửa chữa điện thân xe - Trường CĐ Nghề Đà Nẵng - 11
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
Bài 5: Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống gạt mưa, rữa kính
A. NỘI DUNG.
1.Nhiệm vụ, phân loại và yêu cầu 1.1.Nhiệm vụ
Hệ thống gạt nước – rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn được rõ ràng bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và kính sau khi trời mưa.
Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị rửa kính. Vì vậy đây là thiết bị cần thiết cho sự an toàn của xe khí xe tham gia giao thông.
1.2.Phân loại
- Motor gạt mưa được truyền động từ động cơ ô tô
- Motor gạt mưa chạy bằng khí nén
- Motor gạt mưa được truyền từ động cơ điện ( hiện nay tất cả các xe ô tô đều sử dụng loại này )
1.3.Yêu cầu
Hệ thống gạt mưa – rửa kính phải hoạt động nhẹ nhàng, linh hoạt, ổn định và phù hợp với từng điều kiện trời mưa ( mưa to hoặc mưa nhỏ )
2. Cấu tạo và hoạt động của hệ thống 2.1.Cấu tạo chung
Hệ thống gạt nước – rửa kính bao gồm các bộ phận sau:
1. Cần gạt nước/lưỡi gạt nước
2. Motor và cơ cấu dẫn động gạt nước
3. Vòi phun của bộ rửa kính
4. Bình chứa nước rửa kính ( có chứa motor rửa kính )
5. Công tắc gạt nước – rửa kính
Hình 5. 1: Cấu tạo chung của hệ thống
2. Cấu tạo và hoạt động của các bộ phận trong hệ thống
2.1. Mô tơ gạt nước
Mô tơ gạt nước là động cơ điện một chiều kích từ bằng nam châm vĩnh cửu. Mô tơ gạt nước gồm có mô tơ và bộ truyền bánh răng để làm giảm tốc độ ra của mô tơ. Mô tơ gạt nước có 3 chổi than tiếp điện: chổi than tốc độ thấp, chổi than tốc độ cao và chổi than dùng chung ( để nối mát ). Một công tắc dạng cam được bố trí trong bánh răng để gạt nước dừng ở vị trí cố định trong mọi thời điểm.
Hình 5. 2. Cấu tạo mô tơ gạt nước
Một sức điện động lớn được tạo ra trong cuộn dây phần ứng khi motor quay để hạn chế tốc độ quay của motor.
Hình 5.3. Cấu tạo cuộn dây của motor
a. Hoạt động ở tốc độ thấp
Khi dòng điện đi vào cuộn dây phần ứng, từ chổi than tốc độ thấp một sức điện động lớn được tạo ra. Kết quả là motor quay với tốc độ thấp.