Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 - 13

Hai là, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, đặc biệt là nhận thức về vai trò của làng nghề cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đồng thời phát huy vai trò của các nghệ nhân.

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố

quyết định mọi thắng lợi ở

địa

phương. Chính vì vậy, sự trưởng thành, phát triển của địa phương luôn gắn

liền với sự

trưởng thành mạnh mẽ

của Đảng. Do đó, trong những năm

1997 ­ 2014, Đảng bộ tỉnh Hà Nam luôn kiện toàn tổ chức, lãnh đạo, chỉ

đạo các Đảng bộ, chi bộ cơ sở thực hiện tốt các nhiệm vụ khôi phục và

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

phát triển làng nghề

mà Đảng và Nhà nước đề

Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo việc khôi phục và phát triển làng nghề thủ công từ năm 1997 đến năm 2014 - 13

ra. Tại các xã nghề, làng

nghề, các tổ chức cơ sở đảng luôn là lực lượng tiên phong, tổ chức lãnh

đạo trực tiếp nên việc phát huy vai trò của các tổ chức Đảng trong làng

nghề, nâng cao trí tuệ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên là một trong những việc làm được quan tâm hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Cán blà gc ca mi công vic”, “Công vic thành công hay tht bi đều do cán btt hay kém”. Nắm vững tư tưởng đó, Đảng bộ phải coi trọng công tác cán bộ, coi đây là vấn đề then chốt. Bởi vậy, tỉnh cần có kế hoạch tạo nguồn trước mắt cũng như lâu dài; lựa chọn, bồi dưỡng những cán bộ có phẩm chất chính trị và có năng lực, hiểu biết về nghề, có kiến

thức kinh doanh theo sát tình hình hoạt động sản xuất của các cơ sở sản

xuất và các hộ kinh doanh tại các làng nghề; nắm bắt kịp thời với yêu cầu

mới, phản ánh với các tổ chức Đảng để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất.

sớm đưa ra các giải pháp nhằm

Thực tiễn cho thấy, một trong những nguyên nhân chủ yếu đưa đến

những thành quả của công tác khôi phục và phát triển làng nghề ở Hà Nam là nhờ một đội ngũ cán bộ luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, hết mình phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, gần gũi với quần chúng nhân dân, dám

nghĩ dám làm. Trong 17 năm qua, họ có nhiều đóng góp tích cực trong việc

quán triệt, tổ

chức thực hiện mọi chủ

trương của Đảng cũng như

mọi

chương trình, kế hoạch của chính quyền các cấp để phát triển làng nghề. Tuy nhiên, năng lực và trình độ của một số cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở

vẫn chưa xứng đáng với với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Bởi

vậy, Đảng bộ tỉnh cần chú trọng công tác rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo về kinh tế cho cán bộ cơ sở để họ có thể chủ động, tự tin trao đổi, hướng dẫn nhân dân cùng tham gia thực hiện nhiệm

vụ khôi phục và phát triển làng nghề. Hàng năm, tỉnh cần thực hiện tốt

công tác rà soát, bổ sung cán bộ quy hoạch; ưu tiên những người có trình độ

đại học trở lên có chuyên ngành phù hợp; phải kịp thời phát hiện những

nhân tố trẻ, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ những phong trào thi đua của địa phương để hình thành lớp cán bộ dự nguồn, bổ sung cho đội ngũ lãnh đạo cấp cơ sở. Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh Hà Nam cần có chính sách quan tâm cải thiện đời sống đối với đội ngũ cán bộ cơ sở phù hợp để họ yên tâm gắn bó với công việc. Đặc biệt, các cấp uỷ Đảng cần chủ động

lựa chọn những quần chúng

ưu tú, các chủ

doanh nghiệp, chủ

các cơ sở

sản xuất giỏi tham gia các khoá học bồi dưỡng kết nạp Đảng.

Trong các làng nghề, nhất là ở các làng nghề thủ công truyền thống, nghệ nhân luôn giữ vai trò “rường cột” của quá trình sản xuất. Với đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo, các nghệ nhân đã làm ra các sản phẩm có giá trị

nghệ thuật, trong đó chứa đựng những nét đặc sắc của văn hoá dân tộc,

đồng thời thể hiện những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi làng nghề. Không chỉ tài hoa trong tay nghề, họ còn là người “giữ lửa” và trao truyền cho thế hệ trẻ nhiệt huyết, “sinh, tử” với nghề. Bởi vậy, Đảng bộ tỉnh cần

quan tâm và có các chính sách ưu đãi đối với họ. Trong những năm qua,

Đảng bộ tỉnh Hà Nam thường xuyên tổ chức xét và trao tặng danh hiệu cao quý cho những thợ giỏi, nghệ nhân và những cá nhân, tập thể đã có nhiều

đóng góp cho sự phát triển của làng nghề. Kinh nghiệm này đã không

ngừng khuyến khích, động viên các nghệ nhân sáng tác ra các sản phẩm

độc đáo, truyền dạy bí quyết nghề cho các thế hệ sau.

Ba là, dựa vào dân, lấy dân làm gốc, động viên, tổ chức quần chúng

thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ

phát triển làng nghề

thủ

công, chú

trọng xây dựng và phát huy vai trò của các tổ trong các làng nghề

chức đoàn thể

nhân dân

Tiền nhân đã đúc kết: “Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là

dân”, đến giữa thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng căn dặn: “Trên bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.”. Thấm nhuần tư tưởng đó, trong quá

trình lãnh đạo khôi phục và phát triển làng nghề, Đảng bộ tỉnh Hà Nam

luôn quan tâm đến lợi ích của nhân dân và coi dân là gốc rễ

của sự

phát

triển. Từ đó, Đảng bộ luôn động viên, tổ chức nhân dân thực hiện đường lối chủ trương của Đảng. Mặt khác, các chủ trương của Đảng luôn được quần chúng ủng hộ tạo nên sức mạnh to lớn để hoàn thành mọi nhiệm vụ đặt ra.

Qua 17 năm (1997 ­ 2014), Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh đạo khôi phục và phát triển làng nghề thủ công đã chứng minh rằng, bao giờ Đảng gắn với dân, được dân tin tưởng và ủng hộ thì khi đó sẽ giành được thắng lợi,

ngược lại, mọi nhiệm vụ phát triển làng nghề sẽ đi đến thất bại nếu xa

rời dân. Vì vậy, trong quá trình hình thành đường lối phát triển kinh tế ­ xã

hội nói chung, và phát triển làng nghề

nói riêng, Đảng bộ

tỉnh luôn xác

định: Nhân dân trong các làng nghề thủ công vừa là người trực tiếp làm ra

sản phẩm, vừa kinh doanh sản phẩm đó. Nhân dân cũng chính là người thực hiện chủ trương khôi phục và phát triển làng nghề, đồng thời là người kiểm chứng, đánh giá những chủ trương, chính sách đó có đúng đắn, phù hợp với thực tiễn hay không. Và nhân dân cũng chính là người tham gia đóng góp ý kiến, bổ sung đường lối lãnh đạo của tỉnh. Bởi vậy, Đảng cũng

phải lắng nghe ý kiến của quần chúng; mọi chủ

trương, kế

hoạch đều

phải xuất phát từ lợi ích và đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

Để tận dụng và phát huy sức mạnh đoàn kết của nhân dân, trong

những năm 1997 ­ 2014, Đảng bộ tỉnh luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ,

đảng viên và nhân dân về

vai trò, vị trí của các làng nghề

thủ công. Đặc

biệt, nhằm tạo mọi điều kiện khuyến khích, động viên quần chúng nhân dân phát triển ngành nghề nông thôn, giải quyết những khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm… Đảng bộ tỉnh đã tăng cường củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các hiệp hội làng nghề. Thông qua tổ chức này, nhiều cơ sở sản xuất đã được trao đổi, cung cấp thông tin về giá cả, thị trường, kinh tế, kỹ thuật… nhằm tạo ra sự hợp tác, cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất. Đồng thời,

các tổ chức này cũng là nơi giải quyết mọi xung đột, bất hoà trong quá

trình làm nghề. Chính vì vậy, việc hình thành hiệp hội nghề cần thiết.

thủ

công là

Bên cạnh đó, Đảng bộ tỉnh thường xuyên củng cố, phát triển Hội Phụ nữ. Hội góp nhiều công sức trong công tác vận động các chị em phát triển

ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tạo nhiều việc làm cho Hội viên trong

những lúc nông nhàn. Hội duy trì tổ tín chấp vay vốn ngân hàng chính sách

xã hội cho các cơ

sở sản xuất trong làng nghề

vay vốn để mở

rộng sản

xuất; đồng thời du nhập thêm nghề mới; tích cực tuyên truyền, vận động

chị em tham gia đào tạo nghề. Qua đó, không chỉ góp phần vào việc bảo

tồn và phát triển các ngành nghề ở nông thôn mà còn mang lại lợi ích xã hội, là biện pháp hữu hiệu hạn chế tệ nạn xã hội.

Như vậy, với tư tưởng “lấy dân làm gốc”, các nghị quyết mà Đảng bộ tỉnh Hà Nam đưa ra đều xuất phát từ thực tiễn địa phương, từ lợi ích thiết

thực của nhân dân nên luôn được nhân dân đồng thuận, hưởng thành động lực thúc đẩy các làng nghề thủ công phát triển.

ứng, trở

Bốn là, xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển ngành nghề thủ công thích hợp để phát huy nguồn nội lực đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của cấp trên để khai thác mọi tiềm năng và lợi thế của địa phương.

Thực tiễn đã chứng minh, không ít địa phương có nhiều tiềm năng phát

triển ngành nghề

thủ

công nhưng lại không được phát huy tốt. Vì vậy,

muốn biến tiềm năng thành hiện thực thì vấn đề cốt yếu trong lãnh đạo,

chỉ đạo phải phát hiện đúng từng khâu, từng dạng và tìm ra hình thức,

phương pháp tác động cho phù hợp. Để phát triển kinh tế làng nghề nhanh và bền vững cần nâng cao số lượng, chất lượng và hiệu quả khai thác tối đa tiềm năng, phát huy nội lực của địa phương, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên.

Trong suốt chặng đường 17 năm khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Nam đã tận dụng những thành tựu quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế ­ xã hội của địa phương. Phát triển kinh tế làng nghề cũng phải quan tâm chăm lo đến phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Bên cạnh đó, Đảng bộ cũng chú trọng công tác giáo dục và phát

huy những giá trị văn hoá truyền thống của làng nghề, để văn hóa vừa là

động lực vừa là nền tảng tinh thần xã hội, phát huy ý chí tự lực, tự cường,

tạo sức mạnh to lớn để

vững bước tiến lên. Chính điều đó, sẽ

giúp Hà

Nam tiếp tục vững bước trên con đường phát triển cùng đất nước.

Năm là, cần có kế hoạch duy trì, phát triển làng nghề thủ công theo hướng Công nghiệp hoá ­ Hiện đại hoá đất nước.

Khôi phục và phát triển làng nghề thủ công là một bộ phận của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay.

Để các làng nghề

thủ

công phát triển bền vững, cần đảm bảo tính hệ

thống, đồng bộ các chủ trương, chính sách của Đảng; các chương trình, dự án phát triển làng nghề phải có tính khả thi trước mắt và lâu dài. Do vậy, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp như:

Thường xuyên đổi mới trang thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm

và công nghệ

sản xuất nhằm

Kinh nghiệm lãnh đạo phát triển làng nghề của tỉnh Hà Nam cho

thấy khoa học công nghệ phải đi trước một bước trong quá trình khôi phục

và phát triển làng nghề thủ công theo hướng CNH ­ HĐH. Trong 17 năm

qua, Đảng bộ

tỉnh đã chỉ

đạo các Sở, Ban, ngành giúp đỡ

các cơ

sở sản

xuất đổi mới và lựa chọn đúng những máy móc, thiết bị mới và công nghệ tiên tiến phù hợp với yêu cầu sản xuất các sản phẩm của các làng nghề. Trong quá trình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các làng nghề thủ công vẫn phải đảm bảo có sự kết hợp hài hòa, đan xen giữa hai yếu tố: truyền thống và hiện đại để tăng độ tinh xảo và hiện đại cho sản phẩm. Cùng với cải tiến kỹ thuật, tỉnh cũng khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất đổi mới hình thức, mẫu mã, phong phú hoá chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay.

Tuy nhiên, do tình hình tài chính của các làng nghề ở Hà Nam còn

yếu, thêm nữa là trình độ quản lý, trình độ lao động còn hạn chế nên việc đổi mới và đưa công nghệ hiện đại vào sản xuất trong các làng nghề cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan nhà nước là rất quan trọng. Ngoài ra, cần có sự tham gia của các hiệp hội ngành nghề, các trung tâm tư vấn và các tổ chức liên quan khác nhằm tăng cường phổ biến kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ năng sản xuất kinh doanh và kiến thức quản lý cho khu vực nông thôn.

Lãnh đạo phát triển làng nghề phải đi đôi với việc đẩy mạnh công tác truyền nghề và đào tạo nghề nhằm đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các làng nghề

Xây dựng một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao là trực tiếp nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Do đó, đây là vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định thúc đẩy sự phát triển của các

làng nghề

thủ

công trong quá trình CNH ­ HĐH đất nước. Xuất phát từ

thực trạng thiếu nguồn lao động lành nghề và tình trạng yếu kém về kiến thức và năng lực quản lý của các cơ sở kinh doanh, Đảng bộ tỉnh Hà Nam cần phải tăng cường công tác đào tạo nghề, bao gồm đào tạo lao động lành nghề, thợ giỏi, nghệ nhân, chủ hộ, các doanh nghiệp, cán bộ quản lý của địa phương.

Kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Nam cho thấy cách thức

đào tạo nghề

có thể

theo các hình thức sau: Đầu tiên, các làng nghề

cần

chủ động đào tạo tay nghề cho người lao động; thường xuyên tổ chức các lớp và mời các nghệ nhân hoặc thợ giỏi của địa phương hoặc ở nơi khác đến dạy nghề theo lối truyền nghề. Khuyến khích hình thức học nghề trực tiếp tại chính các cơ sở sản xuất của làng nghề. Đồng thời, các địa phương

cần phải mở rộng quy mô đào tạo, thiết lập thêm các trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp tại địa phương. Trong đó, đặc biệt chú ý tới các nghề có xu hướng phát triển mạnh. Ngoài ra, cần khuyến khích các tổ chức chính trị, các hiệp hội nghề nghiệp mở lớp đào tạo nghề. Hình thức đào tạo cũng

cần được đa dạng hoá để phù hợp hơn với các đối tượng tham gia học

nghề, như các lớp ngắn hạn, dài hạn tương ứng với trình độ lao động được đào tạo.

Đối với chủ các cơ sở sản xuất, cấp uỷ thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chức năng mở các khoá học về kiến thức quản lý kinh doanh mà chủ yếu là những hiểu biết về kinh tế thị trường, những hiểu biết cơ bản về kỹ thuật và công nghệ sản xuất… Đặc biệt là việc phổ biến hệ thống luật

pháp nhất là luật kinh tế và các chính sách với sản xuất của làng nghề,

những kiến thức về tổ chức sản xuất và lao động kết hợp với bảo vệ môi trường… Ngoài ra, địa phương cần thành lập các câu lạc bộ nghề nghiệp, thông qua đó, các chủ hộ sản xuất vừa tiếp thu kiến thức, vừa học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, đồng thời tìm kiếm bạn hàng.

Khôi phục và phát triển làng nghề kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái

Hiện nay, một hạn chế lớn đang tồn tại trong các làng nghề Hà Nam đó là nhà ở và xưởng sản xuất của các hộ liền kề nhau với mật độ khá cao;

thậm chí, nhiều hộ

còn sử

dụng nhà ở

để sản xuất hoặc làm nơi chứa

nguyên vật liệu và sản phẩm. Hơn nữa, môi trường lao động nóng bức, bụi, ồn, nhiều hoá chất, nhất là tại các làng nghề dệt, nhuộm, tái chế phế thải, khai thác đá.. đã làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường ở các làng nghề tới mức nghiêm trọng, gây tác hại lớn đến sức khoẻ của người dân. Bởi vậy, trong quá trình hoạch định các chủ trương, chính sách khôi phục

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 28/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí