Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ Đất nước đứng lên đến Đất Quảng - 2


truyện của Nguyên Ngọc thường lộ rõ vẻ sắp đặt, bố trí, thậm chí nhiều lúc lộ rõ sự bắt chước một vài sáng tác nước ngoài”[30]. Đó là những nhận xét, đánh giá hết sức thẳng thắn, chân thực. Tuy nhiên có thể thấy rằng những hạn chế này chỉ là những “hạt sạn” rất nhỏ trong toàn bộ hành trình sáng tác của Nguyên ngọc và đó cũng là “chỗ yếu chung của một lực lượng trẻ xuất hiện và trưởng thành trước sau cái mốc 1954” [30]. Kết thúc bài viết của mình, giáo sư Phong Lê khẳng định: “Con đường sáng tác mà Nguyên Ngọc đã đi qua với những thành công và chưa thành công như đã nói trên thật ra chưa dài lắm so với toàn bộ quá trình sáng tác của anh...Nhưng nó vẫn là một chặng đường nhiều ý nghĩa”. Và con đường ấy "chắc chắn cũng là con đường ngắn nhất cho người viết vươn tới những đỉnh cao”[30].

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong công trình nghiên cứu Nhà văn Việt Nam hiện đại - Chân dung và phong cách lại dựng lên một bức chân dung khá rõ nét, hoàn chỉnh về Nguyên Ngọc cả trong văn chương lẫn đời thực. Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyên Ngọc trong đời thực là một “con người lãng mạn”, với thái độ yêu ghét phân minh không dễ thay đổi, lắm lúc dường như là cố chấp. Còn trong văn chương, Nguyên Ngọc là nhà văn có phong cách riêng. “Anh không ném ra những nhận xét, những ý nghĩ khôn ngoan như Nguyễn Khải. Cũng không có những phát hiện tinh quái đời thường như Tô Hoài. Chuyện của anh thường là những trải nghiệm khác thường, dữ dội, gây ấn tượng mạnh...”. "Nếu nói Nguyễn Tuân suốt đời săn tìm cái đẹp, thì cũng có thể nói, Nguyên Ngọc suốt đời săn tìm những tính cách anh hùng, những sự tích anh hùng” [36]. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cũng khẳng định: "Nguyên Ngọc đích thực là một trí thức của núi rừng, là nhà văn hoá của Tây nguyên, là nghệ sĩ thực thụ của những miền “Rẻo cao” đất nước". Văn Nguyên Ngọc "cuốn hút người ta, không phải chỉ bởi cách trần thuật bằng chính giọng điệu của nhân vật của anh, với thứ ngôn ngữ hết sức hồn nhiên


ngây thơ, đầy những hình ảnh ví von ngộ nghĩnh, mà còn bằng cả tâm hồn rất Tây Nguyên, cũng rất Hà Giang – Mèo Vạc”[36].

Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết lời tựa cho tập truyện Rẻo cao của Nguyên Ngọc đã đánh giá rất cao tài năng văn chương của cây bút này: “Văn Nguyên Ngọc là thứ văn trong, sánh như mật ong, lại đượm ướp một làn hương rất đặc biệt. Đọc cứ bàng hoàng váng vất mãi. Nguyên Ngọc hơn người ở tài văn. Không có thực tài, không thể viết được thế”. Trần Đăng Khoa khẳng định giá trị của văn chương và nhân cách con người Nguyên Ngọc. Theo ông: “Cũng như thơ của Tố Hữu, ca khúc của Phạm Tuyên, Nguyên Ngọc viết văn bằng hồn mình và cái hồn ấy thuộc về cách mạng. Ông bám sát các vấn đề lớn của chính trị, phục vụ trực tiếp các nhiệm vụ chính trị mà tác phẩm vẫn vượt qua được sự minh hoạ, vẫn thành tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Không ít tác phẩm có giá trị lâu dài”[26]. Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét: “Thực tình cách viết của Nguyên Ngọc đâu có mới mẻ gì. Ông cũng chẳng phải là người cách tân hay cấp tiến gì gì. Ông vẫn viết như chúng ta đã từng viết trong những năm Sáu mươi của thế kỷ trước. Có đến hàng trăm nhà văn viết như ông. Nhưng rồi cũng có đến hàng trăm nhà văn bị đào thải. Có chăng chỉ còn lại một đôi người. Trong số rất ít người còn lại ấy, chắc chắn có Nguyên Ngọc. Nguyên Ngọc tồn tại được là nhờ tài văn. Mới hay tài văn và sự chân thành của tấm lòng người viết là vô hạn quan trọng. Vấn đề không phải viết về cái gì mà là viết như thế nào”[26]. Một trong những phẩm chất đáng quý ở Nguyên Ngọc được nhà thơ Trần Đăng Khoa rất ngưỡng mộ, kính phục đó là thái độ sống chân thành, vô tư, luôn sẵn sàng “chấp nhận và ủng hộ những tài năng hoàn toàn khác mình". Cũng theo Trần Đăng Khoa: “Văn Nguyên Ngọc là một dạng văn có ma lực. Giản dị, chắt lọc và trong veo. Đó cũng là dòng văn chủ đạo rất cần trong đời sống của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên nếu cả nền văn học mà nhìn đâu cũng thấy một kiểu Nguyên Ngọc thì


cũng thật đáng sợ. Vì nó lại có cái gì như là không bình thường. Trong khi đó chúng ta lại rất cần sự đa dạng, phong phú trong các giọng điệu cũng như bút pháp và cách tiếp cận hiện thực. Bởi hiện thực vốn như thế. Nó bao giờ cũng phong phú, đa dạng và phức tạp. Hình như Nguyên Ngọc hiểu điều này thấm thía hơn bất cứ ai. Bởi thế mà ông yêu mến, ủng hộ Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh... Đó là những tài văn hoàn toàn khác ông, thậm chí phong cách sáng tác ngược hẳn với ông. Chấp nhận và ủng hộ những tài năng hoàn toàn khác mình, tôi nghĩ đấy cũng là một cái tài của Nguyên Ngọc. Không phải ai cũng có được cái tài ấy”[26].

Giáo sư Hà Minh Đức trong loạt bài viết phê bình - tiểu luận của mình, khi đánh giá về Đất nước đứng lên cho rằng: Thành công lớn nhất của Nguyên ngọc khi viết tác phẩm này chính là nhà văn đã xây dựng được một hình tượng nhân vật điển hình đầu tiên trong văn xuôi kháng chiến chống thực dân Pháp: nhân vật Núp. Điều đặc biệt của tác phẩm ở chỗ Núp là nhân vật được xây dựng từ nguyên mẫu có thật và “Nguyên Ngọc đã làm được việc chuyển điển hình xã hội thành điển hình văn học. Tuy thời kỳ này chúng ta có nhiều chuyện viết về người anh hùng nhưng phần lớn các điển hình xã hội không chuyển thành điển hình nghệ thuật được. Có thể qua trường hợp Đất nước đứng lên, tác giả đã rút ra những kinh nghiệm thực tế” [47] . Giáo sư Hà Minh Đức cũng chỉ ra một số điểm còn hạn chế của Đất nước đứng lên như: tác phẩm còn bó hẹp trong khuôn khổ truyện về “một con người, một cảnh ngộ..., miêu tả một cuộc đời nhân vật theo hình thái tường thuật trực tiếp. Cách làm này quen thuộc với các thể ký văn học”. Tuy nhiên cũng giống như giáo sư Phong Lê, kết thúc bài viết "Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc", giáo sư Hà Minh Đức khẳng định: “Đất nước đứng lên là sáng tác tuy còn có những mặt hạn chế nhưng đã đứng lại được với thời gian” [47]. Còn khi viết về Rừng xà nu, giáo sư Hà Minh Đức cho rằng sự kết hợp hài hoà giữa “chất


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

hiện thực” và cảm hứng lãng mạn sử thi chính là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công và giá trị cho tác phẩm. Ông viết: “Một trong những phẩm chất đặc biệt tạo nên giá trị của Rừng xà nu là việc miêu tả thành công hình tượng cây xà nu. Thiên nhiên ở vùng rừng núi Tây Nguyên đã góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp và đặc điểm cho những câu chuyện từ Đất nước đứng lên cho đến Rừng xà nu”. Và “Liên hệ đến cuộc sống của làng Xô Man, Nguyên Ngọc muốn chỉ ra những đặc tính và phẩm chất gần gũi giữa cây rừng xà nu và sức sống vững mạnh của dân làng. Không chịu khuất phục, hết lớp này đến lớp khác đứng lên diệt địch... Viết Rừng xà nu, Nguyên Ngọc đã quan tâm đến vẻ đẹp và sự hùng tráng của dân làng Xô Man cũng như của núi rừng Tây Nguyên. Chất hiện thực của những cuộc đời và con người có thật có một sức hấp dẫn đặc biệt tạo nên cái nền khoẻ khoắn của câu chuyện. Nhưng bay bổng hơn, cảm hứng lãng mạn và sử thi đã nâng hình tượng nhân vật và thiên nhiên lên một tầm vóc mới. Câu chuyện luôn tạo được không khí trang nghiêm qua từng tiết tấu truyện ”[47].

* Ngoài những bài viết, những chuyên luận, chuyên khảo của các nhà nghiên cứu, phê bình về con người và văn chương Nguyên Ngọc kể trên còn có rất nhiều người viết về Nguyên Ngọc rải rác trong nhiều bài khác trên các công trình văn học chống Pháp, chống Mỹ và lịch sử văn học. Bên cạnh đó còn có những bài báo, những chuyên đề, đề tài nghiên cứu khoa học của học sinh, sinh viên, giáo viên viết về văn chương của Nguyên Ngọc. Tuy nhiên có thể thấy rằng tất cả những bài viết này mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, ngắn. Các tác giả mới chỉ phát hiện và đề cập đến con người và văn chương của Nguyên Ngọc ở những khía cạnh mang tính chất riêng lẻ, chứ chưa có một chuyên luận, chuyên khảo nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về văn chương của Nguyên Ngọc. Vì vậy việc nghiên cứu Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ "Đất nước đứng lên" đến "Đất Quảng" với một cái nhìn

Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ Đất nước đứng lên đến Đất Quảng - 2


toàn diện, hệ thống trong thời điểm hiện nay, theo chúng tôi là một việc làm rất quan trọng và cần thiết.

Thực hiện đề tài Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc từ "Đất nước đứng lên" đến "Đất Quảng", chúng tôi mong có được sự nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc, khoa học và chính xác về văn chương của Nguyên Ngọc, đồng thời góp thêm một tiếng nói khẳng định Nguyên Ngọc là một trong những nhà văn tài năng và tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1945 - 1975.

3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài: Hệ thống lại và khẳng định thêm giá trị của những tác phẩm mà Nguyên Ngọc đã sáng tạo (đặc biệt là những tác phẩm gắn liền với một thời quật khởi, hào hùng của dân tộc như Đất nước đứng lên, Rừng xà nu, Đất Quảng), cũng như những đóng góp xuất sắc của nhà văn đối với nền văn học cách mạng Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hành trình sáng tác của Nguyên Ngọc qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, từ đó thấy rõ hơn sự nhất quán trong cảm hứng và phong cách sáng tác của Nguyên Ngọc .

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Toàn bộ sáng tác của Nguyên Ngọc viết từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp đến khi kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước năm 1975.

Những tác phẩm Nguyên Ngọc viết từ khi thống nhất đất nước đến nay không thuộc đối tượng khảo sát của luận văn.

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như sau:

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử .

- Phương pháp phân tích, tổng hợp.


- Phương pháp so sánh, đối chiếu.

6. Đóng góp mới của luận văn

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật trong sáng tác Nguyên Ngọc, qua đó khẳng định vị trí và đóng góp của ông đối với nền văn học Việt Nam thời kì chống Pháp và chống Mỹ.

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc của luận văn bao gồm ba chương:

Chương 1: Nguyên Ngọc với văn học kháng chiến chống Pháp. Chương 2: Nguyên Ngọc với văn học chống Mỹ cứu nước.

Chương 3: Nguyên Ngọc - sự kết tinh trọn vẹn phong cách sử thi về chiến tranh.


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

NGUYÊN NGỌC VỚI VĂN HỌC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội và văn học kháng chiến chống Pháp

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc - kỷ nguyên của độc lập, tự do. Nhưng hơn một năm sau đó, dân tộc ta lại phải đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp trở lại xâm lược. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền văn học vận động và phát triển theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. Nền văn học mới phải phục vụ cho những nhiệm vụ chính trị của đất nước, chủ yếu là cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong những năm trường kì chống thực dân Pháp, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" đã thấm sâu vào tình cảm của mọi người. Năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy". Tinh thần chiến sĩ và danh hiệu nhà văn - chiến sĩ được đề cao như phẩm chất chủ yếu của nghệ sĩ.

Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Chín năm kháng chiến, toàn bộ nền văn học dân tộc, cả Bắc và Nam hướng vào cuộc chiến và phát triển trên ba phương châm: dân tộc, khoa học, đại chúng được nêu ra từ Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943, rồi chuyển thành: dân tộc, hiện thực, nhân dân trong những năm chiến tranh. Một nền văn học hướng vào hai chủ đề: yêu nước và căm thù. Một nền văn học trong bối cảnh “Kháng chiến hóa văn hóa”và “Văn hóa hóa kháng chiến " Một nền văn học mà tất cả mọi người viết đều phải nhất tâm và triệt để thực


hiện “Cách mạng hóa tư tưởng" và " Quần chúng hóa sinh hoạt”, đưa văn nghệ sĩ thâm nhập đời sống thực tế, …đã góp phần khơi nguồn cảm hứng sáng tạo của nhà văn và tạo nên những thành tựu đặc sắc của văn nghệ kháng chiến. Văn học trở về và hướng tới phục vụ công-nông-binh, là đối tượng rộng rãi, bao gồm tất cả những người, những tầng lớp người không chỉ tham gia mà còn đóng góp chủ lực cho công cuộc kháng chiến; là bộ phận đông đảo nhất, có thể là trên 90% số dân. Lớp công chúng này có một khuôn mặt rất mới so với công chúng của văn học hiện thực và lãng mạn trước 1945, chủ yếu chỉ giới hạn trong một bộ phận các tầng lớp trung lưu ở thành thị. Trong lớp công chúng này có bộ phận chỉ mới được thoát nạn mù chữ trong phong trào "Bình dân học vụ" nhằm thực hiện khẩu hiệu ba chống: chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động ngay sau ngày đất nước giành được độc lập. Và do thế, họ cần một nền văn học hết sức phổ cập, dễ nhớ, dễ hiểu, xích gần với văn học dân gian, nói đúng tâm nguyện của họ, diễn đạt được những vấn đề thiết thân của họ. Vì vậy lực lượng viết phải lấy việc đáp ứng nguyện vọng, trình độ và khả năng tiếp nhận của nhân dân (công-nông-binh) làm mục tiêu hàng đầu.

Điều cũng đáng lưu ý là mối quan hệ giữa hai phương châm: dân tộc hóa đại chúng hóa còn được biểu hiện cụ thể ở sự gắn nối giữa tình yêu nước và tình yêu dân. Và dân là một đối tượng gần gũi, sống động, chứ không còn trừu tượng hoặc xa cách như trước. Đó là những bà bầm, bà bủ, em bé liên lạc, chị dân công, anh công binh, anh Vệ quốc... So với văn học công khai trước 1945, thì thế giới nhân vật trong văn học kháng chiến là cả một thay đổi triệt để về tư chất và diện mạo. Một thay đổi buộc nhà văn cũng phải cải tạo bản thân, thay đổi cách nhìn (chứ không thể giữ mãi cách nhìn cũ, lệch lạc và phiến diện) để mà hiểu, mà yêu mến, cảm thông, mà học tập và theo gương họ. Bộ Truyện anh hùng và chiến sĩ thi đua ghi chép các bản tự thuật

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí