Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay - 2


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu một số chuyên đề, chương trình lý luận về văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc Việt Nam và ảnh hưởng của các giá trị đó tới việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

- Ở một mức độ nhất định, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên Việt Nam hiện nay.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục về kết quả khảo sát của đề tài, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VÀ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC

Mỗi dân tộc trên thế giới không phân biệt chủng tộc, màu da, thể chế chính trị đều có những hệ thống GTVH tinh thần TTDT của riêng mình. Một số học giả quan niệm rằng, sự phát triển của các giá trị, đức hạnh và sự hội nhập của chúng nhằm tạo ra một nền văn hóa đặc sắc và phong phú trong lịch sử và vì thế phụ thuộc vào kinh nghiệm và sức sáng tạo của nhiều thế hệ. Đó chính là truyền thống theo nghĩa hài hòa như là sự hiện thân của trí tuệ.

Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay - 2

Ở Việt Nam, khi đề cập đến GTVH tinh thần TTDT phải kể đến những cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã có nhiều đóng góp quý giá và sáng tạo cho nền văn hóa dân tộc và nhân loại. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là sự tỏa sáng văn hóa Hồ Chí Minh, là một nhân cách cao thượng. Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cho sự tổng hòa thành công của nhiều nền văn hóa tiên tiến trên thế giới. Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một di sản văn hóa, tinh thần vô cùng quý giá. Người đã đưa ra quan niệm về “Văn hóa”, nhiệm vụ của văn hóa, tính chất của nền văn hóa mới (dân tộc, khoa học và đại chúng) cũng như xác định vai trò của văn hóa, của văn nghệ sĩ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước v.v. Chúng ta có thể tìm thấy trong nhiều bài nói, bài viết hay các tác phẩm thơ của Người. “Truyện và ký” (tập hợp những bài viết của Người từ tháng 6-1922 đến tháng 10-1925), được nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1974 ) đã để lại trong công chúng một bài học hết sức ấn tượng và sâu sắc về một trái tim sôi nổi, một ý chí đấu tranh bất khuất kiên cường và một tinh thần lạc quan cách mạng. “Nhật ký trong tù”- một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của Hồ Chí Minh được viết chủ yếu trong


khoảng thời gian từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 - ngoài giá trị lịch sử, giá trị triết học v.v. “Nhật ký trong tù” còn là một tác phẩm văn học kiệt xuất phản ánh giá trị văn hóa tinh thần trong quan hệ với vật chất, với “thể phách” của con người. Toàn bộ tác phẩm cho chúng ta thấy sức sống, niềm tin, lạc quan cách mạng “Muốn nên sự nghiệp lớn / Tinh thần càng phải cao”.

Sau khi cách mạng thành công, cùng với chăm lo xây dựng đời sống vật chất Người luôn quan tâm đến việc xây dựng đời sống tinh thần. Điều đó thể hiện trong các bài phát biểu của Người tại Hội nghị văn hóa toàn quốc (ngày 24-11-1946); Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III (ngày 1-12-1962)

v.v. Đặc biệt Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2- 1951), ngoài việc xác định nhiệm vụ phải “ Xây dựng một nền văn hóa Việt nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng”. Người còn đưa ra một kết luận kinh điển về sức mạnh của giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

Cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng để lại cho chúng ta nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa mà giá trị của nó có sức lan tỏa to lớn, sâu rộng trong xã hội Việt Nam không chỉ hôm nay mà cả mai sau. Trong số các công trình đó phải kể đến cuốn “Văn hóa và đổi mới” [24]. Ngay trong lời giới thiệu, tác giả cho rằng: “Văn hóa và đổi mới là một đề tài có tính thời sự nóng hổi. Đối với nhiều người chúng ta, đây là một đề tài rất thú vị, ở chỗ nó mở ra những chân trời mới cho sự suy nghĩ và nghiên cứu, và từ đó cho sự vận dụng và thực hiện trong cuộc sống” [24, tr.5]. Những phân tích, luận giải của tác giả trong phần thứ nhất “Văn hóa trong lịch sử” với các mục. “I. Văn hóa và lịch sử” và “II.Văn hóa trong lịch sử dân tộc” có ý nghĩa tham khảo hết sức bổ ích để NCS thực hiện đề tài của mình. Đặc biệt mục “Văn hóa trong lịch sử dân tộc” đã luận giải một cách sâu sắc tầm quan trọng của văn hóa trong


toàn bộ lịch sử phát triển dân tộc. Văn hóa làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng các dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao khó khăn, thử thách. Do đó việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, nhất là các giá trị văn hóa tinh thần dân tộc là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những cơ sở lý luận quan trọng định hướng cho mọi nghiên cứu của chúng ta về văn hóa, văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc và giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương, khóa VIII đã ra Nghị quyết về “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Có thể nói đây là chiến lược phát triển văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Qua các kỳ Đại hội lần thứ IX (2001), lần thứ X (2006) Đảng ta tiếp tục phát triển một bước chiến lược trên. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) Đảng ta tiếp tục chủ trương: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa…trở thành nền tảng vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển” [20, tr.75-76]. Gần đây, tháng 6-2014, tại hội nghị Trung ương 9 (khoá XI) Đảng ta đã tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về văn hoá và ban hành Nghị quyết số 33- NQ/TƯ về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong Mục tiêu chung, Nghị quyết khẳng định văn hóa phải: thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…Đó là cơ sở cho chúng ta hiểu rõ vấn đề phải làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt nam hoàn thiện nhân cách.

Ngoài tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, quan điểm của Đảng ta về văn hóa, về GTVH tinh thần TTDT, một số nhà nghiên cứu Việt Nam cũng có những luận giải khá sâu sắc về vấn đề này.


Theo GS Vũ Khiêu, nói đến giá trị văn hóa là nói đến con người, là quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, là cái của con người, do con người và vì con người, không có giá trị văn hóa tự thân, tách khỏi con người. Vì vậy khi:

Nói tới giá trị văn hóa là nói tới thành quả mà mỗi dân tộc hay một con người đã đạt được trong quan hệ với thiên nhiên, với xã hội và trong sự phát triển của chính bản thân mình. Nói tới giá trị văn hóa là nói tới thái độ, trách nhiệm và những quy tắc xử lý của mỗi người trong quan hệ với bản thân mình, với những người xung quanh, với gia đình, bạn bè, với giai cấp và loài người, với xã hội và thiên nhiên [39, tr.36-37].

GS Trần Văn Giàu trong công trình “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” [27], từ góc độ sử học, triết học GS nghiên cứu và đưa ra những kiến giải sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam, cũng như ảnh hưởng của lịch sử đối với việc phát triển các giá trị truyền thống đó. Theo tác giả:

Giá trị tinh thần của xã hội bao gồm những giá trị khoa học, đạo đức, nghệ thuật…đánh dấu sự phát triển về các mặt chân, thiện, mỹ của đời sống xã hội. Đó là những quan hệ tốt đẹp mà xã hội đã đạt được nhằm phát triển và hoàn thiện đời sống xã hội như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, độc lập, tự do, dân chủ, hoà bình, công lý [27, tr.50-51].

Phần chính của cuốn sách, tác giả tập trung phân tích 7 đức tính tốt đẹp của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Các phạm trù được trình bày một cách có hệ thống và khoa học với ý nghĩa giống như một “bảng giá trị tinh thần” của người Việt. Những giá trị ấy, theo tác giả, đã định hình với những nét cơ bản ngay từ thời Văn Lang xa xưa, được phát triển độc lập, không bị đồng hóa do những ảnh hưởng từ bên ngoài. Tác giả cho rằng, trong bảng giá trị tinh thần


đó thì yêu nước là giá trị đầu tiên và quan trọng nhất, là thước đo tiêu chuẩn cho mọi thước đo trong cuộc sống của con người. Chương cuối cùng của cuốn sách mang tính kết luận tổng quát, tác giả nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh con người kết tinh mọi giá trị truyền thống của dân tộc và sự kết hợp những giá trị cao đẹp của nhân loại.

GS,VS Hoàng Trinh trong công trình “Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chủ nghĩa nhân văn và văn hóa” [68] đã có những phân tích khá sâu sắc khái niệm “chủ nghĩa nhân văn”; quan hệ giữa chủ nghĩa nhân văn với chủ nghĩa xã hội. Trong công trình, cho dù không trực tiếp bàn đến giá trị văn hóa tinh thần truyền thông dân tộc, nhưng ở mức độ nào đó, kết quả nghiên cứu của tác giả (nhất là sự luận giải của tác giả về những biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, tr.10; bản sắc của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, tr.11 hay là các giá trị-nhất là giá trị tinh thần - do chủ nghĩa xã hội đưa lại cho con người, tr.15-16) có ý nghĩa nhất định để NCS tham khảo khi phân tích vấn đề nhân cách và các thành tố cấu thành nhân cách - nhìn từ góc độ giá trị văn hóa.

GS, TS Nguyễn Trọng Chuẩn cắt nghĩa: “Truyền thống - đó là những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục, tập quán, thói quen, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài” [12, tr.9]. Như nhìn nhận của GS, TS Nguyễn Trọng Chuẩn: “Khi nói đến giá trị truyền thống thì hàm ý đã muốn nói tới những giá trị tương đối ổn định, tới những gì là tốt đẹp, tích cực, là tiêu biểu cho bản sắc dân tộc có khả năng truyền lại qua không gian, thời gian, những gì cần phải bảo vệ và phát triển” [13, tr.753].

Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sỹ Quý đồng chủ biên, “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [11]. Nội dung cuốn sách đề cập đến một số vấn đề: giá trị, giá trị đạo đức truyền thống, giá trị văn hoá truyền thống và sự chuyển biến của chúng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó, đề cập tương đối


toàn diện về vấn đề khai thác, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, ít nhiều có đề cập đến giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc mà NCS có thể kế thừa trong quá trình thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của mình.

Trong số những công trình nghiên cứu về văn hóa nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng, tác phẩm “Bản sắc văn hoá Việt Nam” của GS Phan Ngọc [52] có một vị trí đặc biệt. Đặc biệt vì đây là một trong số rất ít những quyển sách với mục tiêu xây dựng những khái niệm nền tảng, những phương pháp cơ bản cho ngành văn hoá nói chung và ngành nghiên cứu văn hoá Việt Nam nói riêng, để ngành này sớm trở thành một ngành khoa học độc lập. “Bản sắc văn hoá Việt Nam” là một công trình nghiên cứu công phu và tâm huyết, chứa đựng nhiều ý tưởng độc đáo, mang tính đột phá và góp phần cơ bản vào quá trình xây dựng và hoàn chỉnh ngành văn hoá học Việt Nam. Nhiều đọc giả chắc chắn cũng sẽ tâm đắc với những khái niệm và cách tiếp cận đầy sáng tạo như: “khúc xạ văn hoá”, “tiếp xúc văn hoá”, “truyền thống vượt gộp trong văn hoá Việt Nam”, “nhân cách luận Việt Nam”, “một định nghĩa thao tác luận về văn hoá” [52]. Tuy nhiên những khái niệm liên quan trực tiếp đến luận án của NCS như “giá trị văn hóa tinh thần”; “giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc” v.v. lại chưa được tác giả đề cập một cách chính diện từ giác độ triết học.

GS Trần Ngọc Thêm với “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam” [64]. Công trình được in thành sách với kết cấu 6 chương. Chương 1 tác giả xây dựng cơ sở lý luận về văn hóa, sắc thái riêng và đặc trưng văn hóa với cái nhìn độc lập, không lấy văn hóa Trung Hoa hay Châu Âu làm tiêu chuẩn. Những phần sau tác giả có cái nhìn khá hệ thống, đi từ nhận thức về văn hóa, đến phân tích văn hóa cộng đồng trên cơ sở đi sâu vào văn hóa tập thể và văn hóa cá nhân của lịch sử phát triển dân tộc. Như “một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [64, tr.25]. Phần cuối cuốn sách, tác giả phân tích khá sâu


sắc sự hình thành văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội trong bản sắc văn hóa Việt Nam.

Đề tài “Nghiên cứu khoa học phát triển văn hóa, con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” Bộ Khoa học Công nghệ [8]. Đề tài tập trung vào các nội dung: Luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn về quan hệ giữa văn hóa và phát triển; sự biến đổi văn hóa từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại; quyền con người vì mục tiêu phát triển con người và văn hóa”; định hướng xây dựng văn hóa quản lý, văn hóa lãnh đạo, các giá trị văn hóa trong các hoạt động xã hội của con người ở cộng đồng, trước sự phát triển xã hội và hội nhập quốc tế; định hướng xây dựng đạo đức, lối sống, tác phong của con người trong các hoạt động xã hội cơ bản vì mục tiêu phát triển đất nước.

Gần đây phải kể đến bài viết của tác giả Phạm Duy Đức (2011) “Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về phát triển văn hóa, xây dựng con người trong giai đoạn mới” [25]. Theo tác giả:

…văn hoá và con người là vấn đề trọng tâm phản ánh sự ưu việt của chế độ chính trị xã hội, phản ánh chất lượng và mục đích cuối cùng của sự tăng trưởng kinh tế trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Những vấn đề này gắn bó, thống nhất hữu cơ với nhau đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Trong thời kỳ hiện nay, sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện ở việc giải quyết thành công các mối quan hệ cơ bản: Giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá xã hội; giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích của cộng đồng; giữa lợi ích của hiện tại và lợi ích của tương lai; giữa lợi ích của con người và lợi ích của môi trường [25].

Cuốn “Văn hóa trong chiến lược phát triển của Việt Nam” do GS,TS Đinh Xuân Dũng chủ biên [15], đã đề cập đến cách nhận diện văn hóa với tính cách là hệ giá trị và vị trí, vai trò của văn hóa trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Những phân tích của các tác giả về Cấu trúc văn hóa (tr.30-43)

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí