Những Nghiên Cứu Liên Quan Đến Nhân Cách, Nhân Cách Sinh Viên Và Sự Hình Thành, Phát Triển Nhân Cách Sinh Viên


ít nhiều có giá trị tham khảo khi NCS phân tích cấu trúc văn hóa, trong đó giá trị văn hóa tinh thần là một bộ phận hợp thành của khái niệm văn hóa.

Năm 2014, cuốn sách do GS,TS Ngô Đức Thịnh chủ biên “Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi” [65]. Cuốn sách gồm có 07 chương, trong đó một số nội dung ở chương 5 “Một số giá trị văn hóa trong đời sống tinh thần truyền thống” (từ tr.235-298) và chương 7 “Bảo tồn, làm giàu và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đổi mới và hội nhập” (từ tr.400-

430) ít nhiều có liên quan đến đề tài luận án của NCS và có thể là tài liệu tham khảo hết sức quý giá cho NCS trong quá trình thực hiện luận án.

Liên quan trực tiếp đến văn hóa tinh thần trong những năm gần đây cũng đã có một số công trình đề cập đến vấn đề này. Năm 1982 Viện Mác- Lênin và Tạp chí Cộng sản có tổ chức cuộc hội thảo khoa học với chủ đề “Giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam”, cuộc hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu. Một số bài tham gia hội thảo đã được tuyển chọn in trong 2 tập sách có tên Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam. (nhà xuất bản Thông tin lý luận 1983). Một số nội dung trong 2 tập sách này là tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình NCS thực hiện luận án. Tuy nhiên, trong 2 tập sách trên, một số khái niệm trung tâm, như “Giá trị văn hóa tinh thần”, hay “Giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc” dù đã được đề cập đến nhưng chưa được luận giải một cách sâu sắc.

Năm 2008 có đề tài cấp Bộ “Thực trạng hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa tinh thần các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên” do tác giả Nguyễn Ngọc Hòa làm chủ nhiệm [34]. Đề tài tập trung nghiên cứu việc hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa tinh thần ở một khu vực xác định là Tây Nguyên, nhưng một số kết quả nghiên cứu đã đạt được về lý luận trong đề tài này, nhất là khái niệm “văn hóa tinh thần” là tài liệu tham khảo có ý nghĩa nhất định trong quá trình NCS thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.

Năm 2014, NCS Lê Hồng Phong đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Triết học với đề tài “Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đời sống tinh thần


của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay” [56]. Những luận giải của tác giả luận án ở Chương 3 về “Đời sống tinh thần và một số nhân tố ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay” là tài liệu tham khảo giúp cho tác giả luận án này có cách nhìn bao quát hơn về đời sống tinh thần, về văn hóa tinh thần.

Như vậy, xung quanh vấn đề văn hóa, văn hóa tinh thần, giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc đã được một số tác giả đề cập đến trong nghiên cứu từ các cách tiếp cận khác nhau. Phần lớn các tác giả có chiều hướng nghiên cứu sâu về thực tiễn, áp dụng các phương pháp nghiên cứu về khảo cổ học, tư duy lịch sử hoặc về phân tích ngôn ngữ, phong tục tập quán. Đây là hướng đi hết sức cơ bản và là cơ sở để tìm hiểu, xây dựng nên khoa học văn hóa truyền thống. Trong đó các tác giả thường xây dựng ý niệm cơ bản về đối tượng nghiên cứu, chứ không phải khái niệm đầy đủ hoặc chỉ đứng dưới góc độ ngành mà không phải là khái niệm chuẩn- khái niệm xây dựng chặt chẽ từ cơ sở triết học biện chứng. Những công trình này thường là những khảo cứu khoa học như “Văn hóa Việt Nam, xã hội và con người” do GS Vũ Khiêu chủ biên [39]; “Cơ sở Văn hóa Việt Nam” do GS Trần Quốc Vượng chủ biên [78], hay các công trình nghiên cứu của GS Trần Văn Giàu... Trong nhận thức của mình, NCS thấy các tác giả trong các công trình này chủ yếu mô tả đặc điểm hoặc tính chất của văn hóa, giá trị văn hóa tinh thần mà chưa đưa ra những kết luận có tính khái quát triết học như một “định nghĩa”, trong khi đó vẫn đề cập đến việc hình thành hoặc sử dụng chúng làm cơ sở lý luận để luận giải các vấn đề khác. NCS cho rằng, đây là một trong những vấn đề đặt ra mà luận án cần phải tiếp tục giải quyết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN CÁCH, NHÂN CÁCH SINH VIÊN VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN

1.2.1. Về vấn đề nhân cách

Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay - 3

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nhân cách. Một số nhà triết học phương Đông cổ đại đã ít nhiều bàn về


nhân cách. Theo họ, con người là tiểu vũ trụ, mang những đặc tính của vũ trụ. Những đặc tính này chi phối sự phát triển con người. Con người liên hệ với vũ trụ bao la nên con người cần biết được các thông tin của vũ trụ. Thực thể con người là sản phẩm của nguyên lý âm dương, vừa đối lập vừa thống nhất, chứa đựng và chuyển hoá lẫn nhau, trời - đất - người hợp thành một (thiên - địa - nhân hợp nhất). Mạnh Tử nhận xét: Khi phát triển hết mình, con người có thể biết trời mà còn hợp nhất với trời làm một. Tính cách của con người chịu ảnh hưởng của ngũ hành và chia ra loại người: Kim, Hỏa, Thuỷ, Mộc, Thổ. Người mệnh Kim ăn ở có nghĩa khí, nếu Kim vượng thì tính cách cương trực. Người mệnh Hỏa thì lễ nghĩa, đối với mọi người nhã nhặn, lễ độ, thích nói lý luận; nhưng nếu Hỏa vượng thì nóng nảy, vội vã, dễ hỏng việc. Người mệnh Thổ trọng chữ tín, nói là làm; nếu Thổ vượng thì hay trầm tĩnh, không năng động, dễ bỏ thời cơ. Người mệnh Mộc hiền từ, lương thiện, độ lượng; Mộc vượng thì tính cách bất khuất. Người mệnh Thủy thì khúc khuỷu, quanh co, nhưng thông suốt; nếu Thuỷ vượng thì tính tình hung bạo, dễ gây tai hoạ. Người phương Đông đánh giá con người qua chất là chủ yếu, lượng là phụ. Người phương Đông lấy “Tâm thiện” làm trọng. Phương Tây tôn sùng tiến bộ, tôn sùng văn minh vật chất, không quan tâm nhiều đến phẩm chất. Do đó nhiều người đã than phiền rằng đạo lý ngày nay suy đồi, nhân cách con người thoái hoá không bằng ngày xưa. Người phương Đông đề cao tính thiện, tính nhân, thích sự im lặng, nhẹ nhàng, đề cao sự cân bằng không thái quá. Mọi tu nhân, xử thế, chính trị đều hướng tới Thiện. Biết đủ là giàu, giản dị ở vật chất, giản dị trong nội tâm, trong ngôn từ, trong quan hệ với mọi người. Khổng Tử quan niệm về nhân cách con người thể hiện ở Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Trong đó Nhân là gốc và chỉ có người “Đại nhân” mới có Nhân. Nó nói lên hoàn cảnh và phương thức sống của con người phương Đông. Tuy vậy, đây chưa phải là những quan điểm, học thuyết về nhân cách.


Năm 1983, nhà xuất bản sách giáo khoa Mác- Lênin có dịch từ nguyên bản tiếng Nga cuốn “Chủ nghĩa xã hội và nhân cách” [2]. Do L.M. Ác- khan- ghen-xki chủ biên. Sách gồm 16 chương, được in trong hai tập. Tập I gồm phần mở đầu và 7 chương, tập II gồm 9 chương tiếp theo. Đây là công trình tập thể của nhiều tác giả. Cuốn sách đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề như: nhân cách; những đặc trưng cơ bản của nhân cách xã hội chủ nghĩa; tính tích cực xã hội của nhân cách; sự phát triển nhân cách về mặt đạo đức; những con đường giáo dục nhân cách xã hội chủ nghĩa v.v.Tuy nhiên những nghiên cứu đến nhân cách của một tầng lớp cụ thể như nhân cách sinh viên hay nhân cách thanh niên thì chưa được các tác giả đề cập đến.

Ở Việt Nam đã có nhiều nhà nghiên cứu bàn về nhân cách. Cuốn “Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách” [29] (MS-420) do GS,VS Phạm Minh Hạc và PGS,TS Lê Đức Phúc (chủ biên) là một tập hợp 11bài viết nghiên cứu về con người và nhân cách con người khá phong phú. Từ cách tiếp cận nghiên cứu đến lý thuyết về nhu cầu của con người, động cơ và quá trình hình thành nhân cách, mô hình nhân cách, ý thức, tự ý thức và sự hình thành, phát triển nhân cách, vấn đề “cái Tôi” trong tâm lý học nhân cách…

Về nhân cách con người Việt Nam, đáng chú ý là ba chương trình khoa học cấp Nhà nước nghiên cứu về mô hình nhân cách con người Việt Nam được triển khai từ 1991 đến 2005 do GS,VS Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm là tập trung và nổi bật nhất. Đó là đề tài KX07-04 nghiên cứu về “Đặc trưng và xu thế phát triển nhân cách con người Việt Nam trong sự phát triển kinh tế xã hội”, phân tích làm rõ định hướng giá trị, năng lực, lối sống của người Việt Nam. So với một số công trình khác, đề tài KX 07-04 đã có những nghiên cứu về định hướng giá trị nhân cách theo các nhóm xã hội (nhóm tuổi, các miền, học sinh phổ thông trung học; sinh viên v.v.); theo mốc thời gian (trước đổi mới -1986 và sau đổi mới). Mặc dù bảng các giá trị nhân cách được định hướng lựa chọn khá phong phú và không được xếp theo hai nhóm chính là những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần nhưng những giá trị được các


tác giả xác định trong công trình này là tài liệu tham khảo có giá trị để NCS thực hiện đề tài luận án của mình [30,tr.6-9]. Chương trình khoa học xã hội mã số 04 “Mô hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” nghiên cứu sâu về trình độ trí tuệ, đạo đức của học sinh, sinh viên, các yếu tố tạo nên nhân cách con người Việt Nam theo mô hình 16 yếu tố của Catell như đặc điểm cảm xúc, căng thẳng nội tâm, tính nhạy cảm, quyền lực…[31, tr.3-5]. Đề tài mã số KX05-07 về “Xây dựng con người Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế” nghiên cứu nhân cách theo mô hình 5 yếu tố lớn là đặc điểm tâm thần, tính hướng ngoại, hướng nội; cầu thị ham hiểu biết; chấp nhận xã hội; tự kiểm soát làm chủ bản thân [32, tr.2-12].

Đề tài “Nhân cách văn hóa trí thức Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế” của PGS, TS Lê Thị Thanh Hương [37]. Đây là một công trình tập thể nhiều tác giả, mảng đề tài rộng, bao quát vấn đề thời đại và tầng lớp tri thức. Đích đạt tới của đề tài là chỉ ra những nét đặc trưng trong nhân cách văn hóa của trí thức Việt Nam hiện nay, đó là cơ sở để Đảng, Nhà nước nghiên cứu xây dựng chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức một cách hiệu quả nhất. Theo nhóm tác giả:

Quá trình phát triển văn hoá trí thức Việt Nam hiện nay chịu sự tác động của những nhân tố cơ bản như nền văn hoá dân tộc, quá trình phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ, nền kinh tế thị trường, bối cảnh toàn cầu hoá và định hướng phát triển của Việt Nam trong bối cảnh đó, các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với trí thức [37, tr.259].

Năm 2001, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NCS Lê thị Thủy đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ triết học “Vai trò của đạo đức với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay” [66]. Trong công trình khoa học này, tác giả góp phần làm sáng tỏ khái niệm nhân cách; tác động qua lại giữa đạo đức và nhân cách; những biến đổi trong lĩnh vực đạo đức và ảnh hưởng của nó tới sự hình thành và phát triển


nhân cách con người Việt Nam hiện nay; đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò của đạo đức với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay.

Năm 2012, tại Học Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, NCS Cao Thu Hằng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ triết học “Kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay” [33]. Trong công trình khoa học này, tác giả đã trình bày một cách tương đối có hệ thống quan niệm mác - xít về nhân cách; vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay; đề xuất một số giải pháp kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay.

1.2.2. Về vấn đề nhân cách sinh viên Việt Nam

Hơn mười năm gần đây đã có khá nhiều công trình và đề tài khoa học trực tiếp nghiên cứu về SV và NCSV. Đó là thuận lợi cơ bản cho đề tài “Giáo dục GTVH tinh thần TTDT với việc hình thành, phát triển NCSV Việt Nam hiên nay” phát triển ý tưởng mới trong thời kỳ mới hiện nay. Đó là đề tài Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng nhân cách cho sinh viên” của PTS Văn Đình Ưng [75]. Theo tác giả:

Vấn đề bồi dưỡng nhân cách cho sinh viên sao cho phù hợp yêu cầu thời đại là vấn đề nan giải không những trong nước mà cả trên toàn thế giới. Nét chung nhất của sự hòa nhập vào cộng đồng là sự chi phối rộng khắp của quy luật kinh tế thị trường. Nét khác biệt lớn nhất là hệ tư tưởng. Tính đa dạng và đặc sắc nhất chỉ có thể là bản sắc văn hóa dân tộc và nhân cách cá nhân [75, tr.01].

Đề tài “Giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa nhân cách sinh viên trong điều kiện nền kinh tế thị trường”, Chủ nhiệm PTS Triết học Nguyễn Hàm Giá [26]. Đề tài cho rằng có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan tác động đến NCSV. Song do khuôn khổ đề tài chỉ tập trung vào phân tích những mặt tích cực và tiêu cực của cơ chế thị trường ảnh hưởng đến nhân


cách của SV. Những nội dung giáo dục định hướng XHCN, NCSV trong điều kiện nền kinh tế thị trường được nêu là: “Giáo dục thế giới quan, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục ý thức công dân và giáo dục thể chất” [26, tr.2].

Đề tài “Vai trò của Nhà trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam bằng con đường giáo dục và đào tạo”, Chủ nhiệm đề tài: GS,TS Hoàng Đức Nhuận [50]. Đề tài nghiên cứu chuyên sâu về chủ thể giáo dục NCSV là nhà trường. Xác định hệ thống giá trị nhân cách mà nhà trường cần góp phần hình thành và phát triển ở Việt Nam trên cơ sở xác định rõ phạm trù nhân cách con người Việt Nam; khái niệm nhà trường và vai trò nhà trường, mô hình nhà trường hiện đại trong tương lai. “Nhà trường là một thiết chế giáo dục có tổ chức, có hệ thống nhằm tổ chức cho học sinh, sinh viên học tập một cách tích cực, chủ động dưới sự hướng dẫn của giáo viên theo quan điểm lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm của mọi hoạt động giáo dục trong một quy trình quản lý phù hợp… ” [50, tr.17].

Năm 1999, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NCS Trần Sỹ Phán bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Triết học với đề tài “Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [53]. Những luận giải của tác giả về nhân cách, nhân cách sinh viên cũng như vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trong luận án nhìn chung khá thuyết phục.Theo tác giả:

Nhân cách sinh viên là nhân cách đang trưởng thành, đang phát triển, chưa phải là một nhân cách được “định hình”. Sự phát triển nhân cách sinh viên là quá trình biện chứng của sự nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn trong trong quá trình sống, học tập, giao tiếp của sinh viên. Là quá trình chuyển các yêu cầu từ bên ngoài thành các yêu cầu bên trong, là quá trình tự vận động một cách tích cực của sinh viên dưới sự hướng dẫn của gia đình, nhà trường và xã hội [53, tr.58].


Đề tài “Nhân cách sinh viên hiện nay” (qua khảo sát ở một số trường đại học) do TS Hoàng Anh làm chủ nhiệm[1]. Đây là một công trình khoa học đưa ra những nhận định, đánh giá NCSV trên cơ sở nghiên cứu và tổng kết thực tiễn. Từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng NCSV đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Giới hạn của đề tài ở đây chính là chỉ xác định nhiệm vụ chủ yếu nghiên cứu những tác động của công tác giáo dục trong trường đại học với việc xây dựng NCSV Việt Nam hiện nay. Theo nhóm tác giả:

Xu hướng biến đổi của nhân cách sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập quốc tế hiện nay là rất phức tạp. Trên những mặt căn bản nhất có thể khảng định những xu hướng biến đổi tích cực mang tính chủ đạo và chiếm ưu thế. Những nhân tố tiêu cực chỉ có tác động hạn chế làm chậm xu thế phát triển của xu hướng biến đổi tích cực [1, tr.96].

Năm 2011, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia có ấn hành cuốn “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” do tác giả Phạm Hồng Tung làm chủ biên [72]. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu chính của đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX 03.16/06-10: Thực trạng và xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Trong 4 chương của cuốn sách thì những kết quả nghiên cứu ở chương 2 “Tình hình thanh niên Việt Nam hiện nay” và chương 4 “Những nhân tố tác động, định hướng và giải pháp nhằm xây dựng lối sống của thanh niên Việt Nam trong những thập kỷ tới” ít nhiều có liên quan đến đề tài mà NCS lựa chọn. Tuy nhiên, đối tượng hướng tới của đề tài này là thanh niên Việt Nam nói chung chứ không phải chỉ có sinh viên (thanh niên sinh viên) như đề tài mà NCS lựa chọn.

Đề tài “Sự biến đổi đạo đức Sinh viên Việt Nam hiện nay”, tác giả Bùi Thị Thanh Huyền [36]. Đây là đề tài mang tính khảo sát và tổng kết thực tiễn:

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí