Nhận Thức Của Cán Bộ, Giáo Viên Về Khái Niệm Giáo Dục Giá Trị Sống Cho Học Sinh

nhận thức tương đối đúng và đầy đủ về khái niệm giáo dục giá trị sống

Bảng 2.2: Nhận thức của cán bộ, giáo viên về khái niệm giáo dục giá trị sống cho học sinh


Stt


Nội dung

CB N=7

GV,N=63

Số ý kiến

Tỷ lệ

%

Số ý kiến

Tỷ lệ

%


1

Là quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch của giáo viên đến học sinh để học sinh có nhận thức, thái độ, hành vi phù hợp

với các giá trị sống


1


14,3


8


12,8


2

Là quá trình trang bị cho học sinh các kiến thức về giá trị sống, giúp các em tích cực chủ động hơn trong các mối quan hệ của

con người với con người trong cuộc sống


0


0


4


6,3


3

Là một quá trình tổ chức hướng dẫn của nhà giáo dục một cách có mục đích có kế hoạch nhằm phát huy tính tích cực chủ động của người học trong việc lựa chọn và thể hiện những chuẩn mực, tiêu chuẩn trong các mối quan hệ của con người với

con người trong cuộc sống.


6


85,7


46


73,0


4

Là quá trình giáo dục cho học sinh biết cách lựa chọn và thể hiện những chuẩn mực, tiêu chuẩn trong các mối quan hệ của

con người với con người trong cuộc sống.


0


0


5


7,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Giáo dục giá trị sống cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông qua hoạt động tập thể - 8

Chúng tôi tìm hiểu sâu hơn nhận thức của cán bộ và giáo viên về vấn đề này bằng cách trao đổi trực tiếp với một số thầy cô giáo, anh Nông Đức Thuận, GV kiêm bí thư Đoàn trường THPT Kim Xuyên cho biết “Việc giáo dục giá trị sống cho học sinh được triển khai chủ yếu trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp nên bản thân nhiều GV còn bỡ ngỡ trong việc nhìn nhận bản chất của khái niệm này. Theo tôi giáo dục giá trị sống cho học sinh là một quá trình tổ chức, điều khiển, dẫn dắt học sinh nhằm phát huy tính tích cực chủ động của người học trong việc lựa chọn và thể hiện những chuẩn mực, tiêu chuẩn trong các mối quan hệ của con người với con người trong cuộc sống”.

- Về ý nghĩa của giáo dục giá trị sống. Giáo dục giá trị giá trị sống cho học sinh THPT có những ý nghĩa nhất định, nhận thức được ý nghĩa này là cơ sở quan trọng để cán bộ, giáo viên và học sinh tiến hành các hoạt động giáo dục giá trị sống trong nhà trường. Vì vậy tác giả đã tiếp tục khảo sát nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về ý nghĩa của việc giáo dục giá trị sống cho học sinh. Kết quả thể hiện trong bảng 2.3

Bảng 2.3: Nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về ý nghĩa giáo dục giá trị sống cho học sinh‌


Stt


Nội dung

CB, GV

Xếp

thứ hạng

HS

Xếp

thứ hạng

Ý

kiến

Tỷ lệ

%

Ý

kiến

Tỷ lệ

%


1

Góp phần phát huy những giá trị truyền thống trong các hoạt

động giáo dục


39


55,7


5


83


59,3


4

2

Tạo nền tảng cho học sinh rèn

luyện kỹ năng sống

40

57,1

4

78

55,7

5


3

Là con đường hình thành nhân cách học sinh một cách bền

vững nhất


70


100,0


1


138


98,6


1


4

Góp phần giáo dục đạo đức, tư

tưởng, tình cảm tích cực cho học sinh


65


92,9


3


120


85,7


2

5

Góp phần định hướng nghề

nghiệp cho học sinh

26

37,1

6

64

45,7

6


6

Kích thích hứng thú, tính tích cực học tập và tham gia các

hoạt động của học sinh


52


74,3


2


115


82,1


3

Khi khảo sát nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về ý nghĩa của việc giáo dục giá trị sống, tác giả đã đưa ra 6 ý nghĩa, kết quả khảo sát cho thấy các ý nghĩa 1,2,3, 4, 6 nhận được trên 50% ý kiến lựa chọn của cán bộ giáo viên và học sinh, trong đó ý nghĩa 2,3,4,6 nhận được sự đánh giá cao của cả cán bộ, giáo viên và học sinh. Giá trị sống tạo nền tảng cho học sinh rèn luyện kỹ năng sống, là con đường hình thành nhân cách học sinh một cách bền vững nhất. Trong các hoạt động giáo dục

giá trị sống tại trường đã góp phần giá trị truyền thống, giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm, kích thích hứng thú học tập và tham gia các hoạt động của học sinh. Ngoài ra giáo dục giá trị sống còn có ý nghĩa trong việc định hướng, lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trong tương lai khi học sinh đánh giá được khả năng của mình trong cuộc sống. Đó là những ý nghĩa cơ bản của việc giáo dục giá trị sống cho học sinh trong nhà trường THPT hiện nay. Tuy nhiên về phía HS vẫn còn 44,3% chưa nhận thấy được mặt ý nghĩa tạo nền tảng cho học sinh rèn luyện kỹ năng sống này, đó là sự kết nối giữa nhận thức và hành vi, từ nền tảng đến mục tiêu hoạt động cụ thể đòi hỏi các hoạt động giáo dục giá trị sống trong trường học phải có sự định hướng rõ ràng hơn . Nhận được sự đánh giá ở mức thấp là ý nghĩa 5 đó là ý nghĩa định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Để khẳng định rõ hơn, tác giả đã phỏng vấn nhóm học sinh tại trường THPT Sơn Nam về ý nghĩa của giá trị sống với hoạt động hướng nghiệp. Các em đã trả lời: Hoạt động hướng nghiệp của các em chủ yếu bị chi phối bởi thông tin các trường chuyên nghiệp cung cấp và sự tác động của gia đình. Khả năng giá trị bản thân chưa rõ ràng nên việc định hướng nghề nghiệp rất khó khăn. Điều này đặt ra cho các nhà giáo dục phải có biện pháp giúp các em cảm thấy tự tin hơn và nhận thức đúng giá trị bản thân.

2.3.2. Thực trạng mức độ và hiệu quả sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh

Để làm rõ vấn đề này tác giả đã tìm hiểu trước hết các con đường giáo dục giá trị sống trong nhà trường THPT ở huyện Sơn Dương hiện nay, sau đó là các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tập thể mà đề tài đã đề cập.

2.3.2.1. Vcác con đ ư ờ ng giáo dc giá trsng cho hc sinh

các trư ờ ng THPT hin nay

Giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT được thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau, tuy nhiên mức độ sử dụng lại khác nhau nên việc nhận biết được thực trạng này là cơ sở để nghiên cứu sâu hơn các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục giá trị sống phù hợp. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng 2.4


Bảng 2.4: Thực trạng mức độ sử dụng con đường giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang‌


STT


Nội dung

Cán bộ, giáo viên

Học sinh

Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Đôi khi

Không

bao giờ

Điểm TB

Xếp loại

Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Đôi khi

Không

bao giờ

Điểm TB

Xếp loại

1

Tích hợp trong các môn

học

5

13

33

19

2,1

4

0

17

81

42

1,8

5


2

Thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ

lên lớp


13


45


12


0


3,0


3


18


65


43


14


2,6


3

3

Thông qua hoạt động

tập thể

12

52

6

0

3,1

1

52

51

22

15

3,0

2

4

Thông qua phương tiện

thông tin tuyên truyền

2

11

31

26

1,8

5

20

55

42

23

2,5

4


5

Thông qua chương trình hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí

Minh


16


44


5


5


3,0


2


72


51


12


5


3,4


1


49

Từ bảng số liệu trên có thể rút ra nhận xét về thực trạng con đường giáo dục giá trị sống cho học sinh như sau:

* Giáo dục giá trị sống thông qua con đường tích hợp dạy học các môn học: cán bộ giáo viên đánh giá xếp ở mức độ số 4 và học sinh đánh giá ở mức độ số 5. Điều đó cho thấy có sự chênh lệch trong đánh giá của cán bộ giáo viên và học sinh về thực trạng này. Tuy nhiên đây là con đường ít tích hợp giáo dục giá trị sống nhất. Khi tìm hiểu sâu hơn trong quá trình xử lý phiếu khảo sát chúng tôi nhận thấy tỷ lệ học sinh cho rằng việc giáo dục giá trị sống ít thể hiện ở các môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, một số môn khoa học xã hội như các môn cơ bản có ít hoặc chưa thể hiện do khối lượng kiến thức tích hợp có rất nhiều. Trên thực tế các kiến thức về giá trị sống có thể được lồng ghép, tích hợp trong tất cả các môn học. Tuy nhiên có một số môn học chiếm ưu thế trong quá trình này đặc biệt các môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, đây là lý do dẫn đến những đánh giá trên.

* Con đường giáo dục giá trị sống thông qua tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

Được cán bộ giáo viên và học sinh đánh giá ở mức độ số 3. Đây là con đường giáo dục thường xuyên sử dụng ở các trường THPT ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thực hiện. Mức độ thực hiện này đảm bảo yêu cầu của công tác giáo dục giá trị sống trong trường học ở các hoạt động chiếm ưu thế như hoạt động ngoài giờ lên lớp.

* Con đường giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động tập thể. Là con đường giáo dục quan trọng, toàn diện trong giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT. Điều đó đã được cán bộ giáo viên đánh giá ở mức độ 1 và học sinh đánh giá ở mức độ 2. Có thể nói việc thực hiện các nhiệm vụ năm học trong đó có tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động chủ điểm cho học sinh luôn được các nhà trường lưu ý về nội dung, đổi mới về hình thức tổ chức, đa dạng các phương pháp tổ chức. Vấn đề đó đã thể hiện rõ hơn trong các hoạt động lớn cho học sinh như tuần sinh hoạt đầu năm học, hoạt động thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3 và lễ trưởng thành cho học sinh khối 12 khi kết thúc năm học... Tuy vậy vẫn có một số giáo viên và học sinh lựa chọn việc chưa thường xuyên

thậm chí chưa tổ chức giáo dục giá trị sống trong các hoạt động tập thể, chủ điểm. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết trường hợp này thường rơi vào những trường ở khu vực có điều kiện kinh tế, trang thiết bị khó khăn đặc biệt là do quá trình thiết kế và tổ chức giáo dục các nội dung chưa rõ ràng.

* Con đường giáo dục giá trị sống thông qua phương tiện thông tin tuyên truyền. Đây là con đường tự học ở học sinh THPT, do vậy việc nắm bắt các nội dung giáo dục giá trị sống vào hoạt động này còn tương đối khó khăn, do nhiều yếu tố chủ quan như tự ý thức, lựa chọn tài liệu, phương tiện thông tin, trang thiết bị.... vì thế cán bộ giáo viên đánh giá ở mức độ 4 và học sinh đánh giá ở mức độ 5. Nguyên nhân sau khi chúng tôi tìm hiểu thì thấy rằng: Do bản thân học sinh bị phân tán trước những luồng thông tin nhiều chiều hoặc trái chiều về giá trị sống nên chưa biết và khó phân biệt khi học tập. Một số em coi trọng các môn văn hóa nên khi sử dụng phương tiện thông tin tuyên truyền là để học tập tốt hơn các môn cơ bản, các môn mà các em cảm thấy yếu, cần phải bồi dưỡng thêm. Qua đây ta thấy cần phải có sự nhìn nhận, duy trì và quản lý tốt hơn loại hình giáo dục giá trị sống này trong trường THPT.

* Con đường giáo dục giá trị sống thông qua chương trình hoạt động của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Đây là những chương trình đặc trưng của tổ chức Đoàn thanh niên trong trường học. Tỷ lệ cán bộ giáo viên đánh giá mức độ số 2 và học sinh nhận thấy ở mức độ 1 đã phản ánh việc học sinh rất thường xuyên và thường xuyên được giáo dục giá trị sống thông qua con đường này. Để khẳng định rõ hơn chúng tôi đã nghiên cứu kỹ hồ sơ của tổ chức Đoàn trường học, quan sát hoạt động sinh hoạt chi đoàn ở trường THPT Sơn Dương, tác giả nhận thấy: Từ chương trình công tác, việc thiết kế nội dung đến việc tổ chức hoạt động đều theo chủ đề với các tiêu chí cụ thể, sau đó có họp đánh giá các hoạt động, tiến độ chương trình và lập kế hoạch hoạt động tiếp theo. Như vậy, qua khảo sát về thực trạng các con đường giáo dục giá trị sống cho

HS tác giả nhận thấy việc giáo dục giá trị sống qua con đường hoạt động đã được thực hiện thường xuyên, nhất là ở các hoạt động chủ điểm và hoạt động tổ chức Đoàn thanh niên. Còn ở một số con đường như hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua các câu lạc bộ, đội nhóm vẫn có tỷ lệ chưa thường xuyên và chưa thực hiện khá cao,

nhất là việc giáo dục qua các môn học. Thực trạng này là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp giáo dục giá trị sống cho cho học sinh THPT.

2.3.2.2. Về thực trạng mức độ và hiệu quả sử dụng các phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động tập thể.

Xuất phát từ quan điểm: Nội dung giáo dục giá trị sống cốt lõi phải được thực hiện thông qua các phương pháp cụ thể. Đã có nhiều con đường giáo dục giá trị sống với các mức độ giáp dục khác nhau, nhưng hoạt động tập thể là con đường giáo dục có mức độ sử dụng cao hơn cả. Vì vậy cần phải đi sâu tìm hiểu hoạt động này để phát huy hơn nữa tính ưu việt, khắc phục những tồn tại và duy trì tốt hơn hoạt động tập thể trong nhà trường. Với mục đích đó tác giả tiếp tục khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp trong giáo dục giá trị sống cho học sinh THPT huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang bằng câu hỏi 5 trong phụ lục I, câu 6 trong phụ lục II, kết quả thể hiện trong bảng 2.5

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2023