Những Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Toàn Cầu Hóa, Tác Động Của Toàn Cầu Hoá Đối Với Nhân Cách, Lối Sống, Đạo Đức Của Con Người Việt Nam

14

giả đã đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin nhằm xây dựng nhân cách mới cho sinh viên, nhân cách xã hội chủ nghĩa.

Đề cập đến vai trò của giáo dục trong việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên, tác giả Hoàng Anh trong cuốn “Giáo dục với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên” [3] đã trình bày những vấn đề lý luận chung về nhân cách, nhân cách sinh viên. Tác giả đã tập trung phân tích thực trạng đạo đức sinh viên Việt Nam và vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng để hình thành, phát triển nhân cách sinh viên.

Đề cập đến các giá trị cuộc sống của sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập, tác giả Phạm Huy Thành trong bài báo“Quan niệm về giá trị cuộc sống của sinh viên Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường” [120] tập trung làm rõ sự tác động của nền kinh tế thị trường đối với cuộc sống của sinh viên ở những mặt tiêu cực và tích cực. Các giá trị cuộc sống được sinh viên quan niệm: ý nghĩa cuộc sống, điều kiện thành đạt, quan hệ bạn bè, thầy trò và những người xung quanh. Từ đó, tác giả đưa ra bốn giải pháp để phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực do tác động của cơ chế thị trường đối với đời sống sinh viên hiện nay.

Ngoài một số công trình trên, liên quan đến vấn đề nhân cách còn có cuốn “Chủ nghĩa xã hội và nhân cách” [4] đề cập đến vấn đề nhân cách trong xã hội chủ nghĩa, bắt nguồn từ mối quan hệ kinh tế, chính trị, pháp luật, tinh thần, đạo đức, mỹ học. Mặt khác, cuốn sách đã chú ý tới những vấn đề có tính chất xuất phát điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhân cách như: bản chất nhân cách, cơ chế quyết định thế giới tinh thần và hoạt động của nhân cách.

Tóm lại, vấn đề nhân cách, sự hình thành và phát triển nhân cách ở nước ta được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các công trình đề cập đến khái niệm nhân cách, quá trình hình thành và phát triển cách, cấu trúc nhân cách; vai trò

15

của giáo dục đối với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam nói chung và sinh viên nói riêng. Cách tiếp cận của các công trình khoa học trên thường khai thác khái niệm nhân cách, cấu trúc nhân cách và quá trình hình thành, phát triển nhân cách; cấu trúc nhân cách bao gồm tài và đức là vấn đề xuyên suốt được phân tích rõ trong quá trình giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách. Chưa có công trình nào nghiên cứu nhân cách dưới góc độ cụ thể, chẳng hạn, nghiên cứu vai trò giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với việc xây dựng nhân cách con người Tây Nguyên nói chung, sinh viên nói riêng. Do vậy, đây là hướng nghiên cứu mới của luận án, làm rõ vai trò giáo dục giá trị đạo đức truyền thống đối với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên. Đồng thời, luận án kế thừa các khái niệm nhân cách, cấu trúc nhân cách và cách triển khai cấu trúc nhân cách trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên khu vực Tây Nguyên.

1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TOÀN CẦU HÓA, TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI NHÂN CÁCH, LỐI SỐNG, ĐẠO ĐỨC CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ SINH VIÊN VIỆT NAM NÓI RIÊNG

1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến toàn cầu hóa và đặc điểm của toàn cầu hóa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Vấn đề toàn cầu hóa là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước. Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ của luận án, tác giả đề cập đến một số công trình sau đây có liên quan trực tiếp đến đề tài.

Các tác giả S.Xmit và G.Bâylơ trong cuốn sách “Toàn cầu hóa của nền chính trị thế giới” [146] đã đề cập đến trong giai đoạn hiện nay đang có ba loại quan niệm về toàn cầu hóa khác nhau. Những người theo chủ thuyết thực tế và thực tế mới cho rằng, toàn cầu hóa không làm biến đổi được sự phân chia lãnh thổ của thế giới thành các quốc gia dân tộc. Thể hiện tính liên kết giữa các nền kinh tế và xã hội ngày càng gia tăng có thể chúng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn, các quốc gia vẫn giữ được chủ quyền. Còn những người theo thuyết tự do và tự do mới lại có xu hướng coi toàn cầu hóa đang làm thay đổi

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 3

16

căn bản những nhận định, đánh giá của những người theo chủ thuyết thực tế, bởi vì các quốc gia không còn đứng ở trí trung tâm nữa. Họ cho rằng toàn cầu hóa báo hiệu sự đăng quang của một trật tự toàn cầu mới và báo hiệu sự cáo chung của hệ thống các quốc gia. Những người theo chủ thuyết hệ thống thế giới thì cho rằng, toàn cầu hóa chỉ là một hiện tượng bên ngoài, nó không có cái mới, chẳng qua chỉ là giai đoạn phát triển cuối cùng của chủ nghĩa tư bản quốc tế.

Các tác giả Hồ Bá Thâm, Nguyễn Ngọc Diễm trong cuốn sách “Toàn cầu hóa và sự phát triển bền vững từ góc độ triết học đương đại” [124] đã làm nổi bật nội dung và xu hướng tất yếu của toàn cầu hóa dưới góc độ triết học. Công trình khoa học công bố trong cuốn sách gồm 6 chuyên đề chính có nội dung tương đối độc lập với nhau, nhưng phần lớn đề cập sự tác động của toàn cầu hóa tới các vấn đề kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội. Phần mở đầu: Một số vấn đề triết học đương đại từ thực tiễn toàn cầu hóa, đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước sau này; phần 1: Những vấn đề chung về thời đại và quan hệ giữa toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển trên thế giới và Việt Nam; phần 2: Toàn cầu hóa và sự tiến hóa nhân loại ngày nay; phần 3: Khoa học công nghệ ở các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay; phần 4: Hội nhập và phát triển bền vững; phần 5: Con người, văn hóa Việt Nam với hội nhập và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa; kết luận: Biết mình, biết người, hội nhập thành công, tiến cùng thời đại, phát triển bền vững - một triết lý của kỷ nguyên toàn cầu hóa.

Các vấn đề của cuốn sách đưa ra có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, đáp ứng nhu cầu bức thiết của các nước đang phát triển, trong đó có nước ta lựa chọn hướng đi cho mình trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Kết quả nghiên cứu của các tác giả góp phần mở ra việc nhận thức đầy đủ hơn về phép biện chứng trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay và sự tác động của nó đến sự hội nhập và phát triển tiến bộ ở các nước đang phát triển. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt với Việt Nam trong tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu

17

hóa. Hội nhập quốc tế là một phương thức cơ bản, một tiến trình tất yếu, một động lực mạnh mẽ để đổi mới - phát triển rút ngắn khoảng cách tụt hậu kinh tế, khoa học - công nghệ, văn hóa - xã hội và trước mắt đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.

Cuốn sách “Toàn cầu hóa trong bối cảnh châu Á - Thái Bình Dương - một số vấn đề triết học” [53] đã đưa ra cách nhìn nhận khá toàn diện về toàn cầu hóa từ góc độ triết học. Trong số 24 bài viết (có 10 bài viết của học giả nước ngoài), có gần 20 bài viết liên quan trực tiếp đến toàn cầu hóa. Về cơ bản, các tác giả cho rằng: biết chấp nhận những thái độ khác nhau, ủng hộ hay phản đối, toàn cầu hóa vẫn là một xu thế tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia dân tộc, cả ở những nước phát triển lẫn đang phát triển.

Về đặc điểm toàn cầu hóa, các tác giả cho rằng, toàn cầu hóa hiện nay có những nét khác biệt so với các giai đoạn toàn cầu hóa trước đây. Đó là xu thế hợp tác để cùng tồn tại và phát triển, thay cho đối đầu; sự tác động ngày càng sâu rộng đến tất cả các quốc gia, dân tộc và đến mọi mặt của đời sống xã hội hiện đại; việc mở ra cơ hội, điều kiện cho sự phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức về kinh tế, xã hội, văn hóa. Sự phân tích toàn cầu hóa cũng như đặc điểm của nó trong cuốn sách này là tư liệu tham khảo có giá trị để tác giả có thể kế thừa ở mức độ nhất định trong quá trình thực hiên luận án.

Đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình toàn cầu hóa, trong cuốn sách “Toàn cầu hóa - những vấn lý luận và thực tiễn”, các tác giả Lê Hữu Nghĩa, Lê Ngọc Tòng [111] đã khẳng định toàn cầu là xu thế tất yếu tác động đến các quốc gia dân tộc. Các tác giã đã tập trung phân tích những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa trên bình diện lý luận và thực tiễn, làm rõ nguyên nhân thành công cũng như thất bại của quá trình hội nhập ở nước ta trong thời gian qua. Tiếp tục làm rõ vấn đề toàn cầu hóa trong những thập niên tới, các tác giả cuốn “Xu thế toàn cầu hoá trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” [111] đã nghiên cứu chuyên sâu về toàn cầu hoá và

18

ảnh hưởng của nó tới mọi vấn đề của cuộc sống. Các tác giả luận chứng quá trình toàn cầu hoá là tất yếu khách quan dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử, được Các Mác - Ăngghen đề cập vào năm 1848 trong tác phẩm: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Sự tác động của toàn cầu hoá được biểu hiện ở hai mặt: tích cực và tiêu cực, bất cứ quốc gia, dân tộc nào khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá đều phải chấp nhận sự tác động này. Các tác giả trong cuốn sách này khẳng định, toàn cầu hóa, xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

Cùng cách tiếp cận phương pháp luận duy vật lịch sử cuốn sách “Toàn cầu hóa - phương pháp luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu” [15] đã làm rõ những các cách tiếp cận toàn cầu hóa nhưng nhấn mạnh cách tiếp cận theo quan điểm chủ nghĩa Mác -Lênin. Với cách tiếp cận khoa học, biện chứng, các tác giả đã đi sâu tìm hiểu, làm rõ bản chất quá trình toàn cầu hiện nay. Đánh giá sự tác động của toàn cầu hóa đối với đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thế giới cũng như trong nước; từng bước chỉ ra cách tiếp cận hợp lý để giải quyết các vấn đề do tác động của toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề vô cùng rộng lớn mà Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiêm. Ngô Văn Điểm trong cuốn sách “Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” [39] đã đi sâu phân tích quá trình nước ta tham gia toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Cuốn sách đã đề cập đến ba trong số những lĩnh vực mà thời gian qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong quá trình hội nhập kinh tế, đó là: thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thương mại và sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

Như vậy, toàn cầu hóa đã có những quan niệm rất khác nhau, song tất cả các công trình được đề cập ở trên, chúng ta thấy chủ yếu là toàn cầu hóa về kinh tế. Cũng có rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, toàn cầu hóa đang diễn ra

19

trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự và môi trường tự nhiên…Vấn đề ở chỗ, bản chất của toàn cầu hóa là toàn cầu hóa kinh tế chiếm một vị trí trọng tâm. Những vấn đề toàn cầu hóa của văn hóa, môi trường tự nhiên…cũng nảy sinh từ toàn cầu hóa kinh tế. Vì vậy, có thể nói, toàn cầu hóa ngày nay chủ yếu là toàn cầu hóa kinh tế, với những tác động sâu rộng của nó đến các mặt đời sống xã hội như quân sự, chính trị, văn hóa, môi trường...của thế giới trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu hóa tác động tới một khu vực riêng biệt thì rất ít công trình nghiên cứu đề cập đến, đặc biệt là vùng đất Tây Nguyên. Đây có thể nói là vấn đề mới mà luận án cần phải đi sâu nghiên cứu, nhất là sự tác động của toàn cầu hóa làm biến đổi giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên.

1.2.2. Các công trình nghiên cứu về sự tác động của toàn cầu hóa đến đạo đức, nhân cách con người Việt Nam nói chung và sinh viên nói riêng

Toàn cầu hóa là một xu thế của thời đại chúng ta, nó tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, do đó có rất nhiều công trình khoa học ở trong và ngoài nước nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này. Ở đây, tác giả luận án xin đề cập một số công trình có liên quan đến sự tác động của toàn cầu hóa tới đạo đức, nhân cách của con người Việt Nam nói chung, sinh viên Việt Nam nói riêng.

Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn trong bài báo “Hội nhập quốc tế: cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hoá” [21] cho rằng thế giới đã trải qua ba lần toàn cầu hoá, quá trình toàn cầu hoá hiện nay khác với các lần trước là diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và nó trở thành xu thế tất yếu. Từ đó, tác giả cho nêu ra trong điều kiện toàn cầu hoá các giá trị văn hóa truyền thống vừa có cơ hội để phát triển cao nhưng cũng chứa đựng những nguy cơ xói mòn. Cũng theo hướng nghiên cứu sự tác động của toàn cầu hóa đến giá trị truyền thống, tác giả Nguyễn Đình Tường có bài báo“Giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống ở Việt Nam trước tác động của toàn cầu hoá” [134]. Theo tác giả, toàn cầu hoá là

20

quá trình khách quan, quá trình đó một mặt tạo ra cơ hội cho các quốc gia dân tộc mở rộng giao lưu hợp tác, mặt khác nó cũng đặt những giá trị văn hoá truyền thống của mỗi quốc gia dân tộc trước nhiều thách thức. Do đó giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc để văn hóa trở thành nền tảng tinh thần xã hội đã và đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay.

Tác giả Cao Thu Hằng trong bài báo“Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay” [67] đã làm nổi bật vai trò của các giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, các biện pháp kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng con người Việt Nam hiện nay, chưa được tác giả đề cập đến.

Một trong những công trình đề cập tương đối toàn diện về sự tác động của toàn cầu hóa đến các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực văn hóa, tinh thần phải kể đến cuốn sách “Giá trị truyền thống trước những thử thách của toàn cầu hóa” [19]. Cuốn sách gồm có hai phần, phần một các tác giả tập trung làm rõ thực chất của toàn cầu hóa nhưng từ góc độ triết học và giá trị học. Ngoài ra, các tác giả còn đi sâu phân tích nội dung, thực chất giá trị truyền thống và giá trị truyền thống Việt Nam, trong đó có giá trị đạo đức truyền thống; chỉ ra cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống.

Trong phần thứ hai, các tác giả nói lên thực trạng các giá trị truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đề xuất những giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa. Nhiều kết luận được các tác giả rút ra trong công trình khoa học này làm tài liệu tham khảo rất cần thiết cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án. Đối tượng và phạm vi sự tác động của toàn cầu hóa được đề cập trong cuốn sách khá rộng. Trong số 28 bài viết được đăng tại công trình này, chỉ có bài “Một số suy nghĩ về giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Đình Tường liên quan

21

đến trực tiếp đề tài luận án của nghiên cứu sinh. Tuy nhiên trong bài viết đó, tác giả Nguyễn Đình Tường cũng không đề cập đến vùng đất Tây Nguyên - địa bàn mà tác giả luận án chọn làm khảo sát.

Bàn về vai trò của giáo dục đối với việc hình thành nhân cách sáng tạo, tác giả Vũ Minh Tâm trong bài báo“Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hoá” [118] đã đề cập đến giáo dục nhân cách sáng tạo và những nhân tố của nhân cách sáng tạo: vốn tri thức, hoạt động thực tiễn, phẩm chất xã hội và lý tưởng. Từ đó, tác giả bàn đến quá trình hình thành nhân cách sáng tạo do các yếu tố: tự chủ, tự ý thức và tự giác. Trên cơ sở đó, tác giả bài báo đã đưa ra những giải pháp nhằm tạo ra một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.

Tác giả Võ Minh Tuấn trong bài báo“Tác động toàn cầu hoá đến đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay” [132] đã đề cập đến sự tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá tới đời sống của sinh viên nước ta hiện nay. Mặt tích cực mà toàn cầu hóa mang lại theo tác giả là phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm; còn mặt tiêu cực là lối sống thực dụng, thái độ bàng quan đối với mọi người xung quanh. Tuy nhiên tác giả bài báo chưa đưa ra những giải pháp để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong đời sống đạo đức sinh viên. Tác giả Phạm Huy Thành trong bài báo “Đạo đức sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay” [121] tập trung làm rõ thực trạng đạo đức sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Theo tác giả bên cạnh ưu điểm, mặt tích cực, cần khẳng định trong đời sống đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay cũng có không ít bất cập, hạn chế cần khắc phục để họ thực sự trở thành những tri thức trong tương lai.

Như vậy, sự tác động của toàn cầu hoá đến nhân cách con người Việt Nam được nhiều nhà khoa học đề cập đến, tạo ra sự đa dạng và phong phú trong cách tiếp cận vấn đề, giải quyết vấn đề. Mặt khác, cũng cho chúng ta thấy tính chất phức tạp của toàn cầu hoá tác động tới nhân cách, đạo đức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022