Coi Trọng Giáo Dục Tinh Thần Hiếu Học Nhằm Xây Dựng Nhân Cách Sinh Viên Khu Vực Tây Nguyên Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa Hiện Nay

142

Phải thấy kẻ địch trong mình ta nó mạnh lắm. Đế quốc bên ngoài có thể dùng súng, dùng đạn để đánh được. Kẻ địch trong người không thể dùng lựu đạn để đánh được. Kẻ địch trong người không thể mà ném vào được; nó vô hình, vô ảnh, không dàn ra thành trận, luôn luôn lẩn lút trong mình ta. Nó không thấy, khó biết, nên khó tránh. Nhưng đã biết việc phải thì kiên quyết làm. Làm không phải là chuyện dễ. Nó khó như trèo núi, rất gay go và có khi nguy hiểm là đằng khác [105, tr.59-60].

Biểu hiện cao nhất của tính tự giác là luôn tích cực, chủ động tự kiểm tra, tự nhận thức, tự đánh giá tư tưởng và hành vi của mình. Nếu không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên thì rất dễ bị ngã gục trước những cám dỗ của kinh tế thị trường và tâm lý sùng ngoại dưới tác động của toàn cầu hoá.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, tự đánh giá được bản thân mình càng trở nên cần thiết, đó vừa là phẩm chất đạo đức vừa là biện pháp căn bản để sinh viên rèn luyện bản thân, tránh xa được các cám dỗ của cuộc đời. Hơn hai ngàn năm trước, Xô crát từng nói: “Con người hãy nhận thức chính bản thân mình”, phải chăng ngày nay chúng ta cũng yêu cầu sinh viên cần phải như vậy.

Nhân cách của sinh viên không phải là cái có sẵn “tiên thiên”, mà được hình thành, phát triển thông qua quá trình học tập và hoạt động xã hội. Chỉ có trong quá trình học tập và hoạt động xã hội thì những mặt tích cực và những mặt hạn chế về đạo đức của sinh viên mới được bộc lộ. Các quan niệm, các phạm trù đạo đức sẽ tiếp tục được củng cố và phát triển khi sinh viên biết nêu cao ý thức rèn luyện hàng ngày. Việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức cũng giống như: “Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Điều đó đòi hỏi sinh viên phải tham gia vào các phong trào thi đua, phong trào hoạt động xã hội, thực sự dấn thân vào công việc phải “nhảy xuống nước” để biết bơi, có như vậy sinh viên mới có khả năng tự hoàn thiện phẩm chất đạo đức và năng lực của bản thân mình.

143

Đối với sinh viên các đồng bào dân tộc Tây Nguyên việc phát huy tính tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc không chỉ góp phần bảo tồn được các giá trị đạo đức, giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam, mà còn góp phần làm phong phú thêm, đa dạng hơn bản sắc văn hoá dân tộc mình trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

4.2.5. Coi trọng giáo dục tinh thần hiếu học nhằm xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Ngày nay toàn cầu hoá đang tác động mạnh mẽ tới các quốc gia dân tộc, đây là một xu thế tất yếu trong lịch sử thế giới hiện đại. Khu vực Tây Nguyên đang bị cuốn hút mạnh mẽ hơn vào quá trình đó, các yếu tố ngoại sinh đang tác động to lớn tới tất cả mọi mặt đời sống đồng bào các dân tộc nơi đây. Trước đây, với ưu thế về tự nhiên đã tạo ra thế mạnh cho vùng đất Tây Nguyên trồng cây công nghiệp, khai thác gỗ, con người có tư duy sống ỷ chờ vào tự nhiên. Trong giai đoạn hiện nay, quá trình hội nhập đã cho thấy những ưu đãi từ nguồn lực tự nhiên không còn ưu thế cạnh tranh nổi trội. Thế kỷ XXI kinh tế tri thức đang phát triển nhanh chóng, thành tựu khoa học công nghệ đang tác động mạnh mẽ, đã trở thành một trong những ưu thế cạnh tranh lớn nhất cho các quốc gia dân tộc. Chính vì vậy, cần phải thay đổi nhận thức cho đồng bào các dân tộc nói chung và tầng lớp sinh viên khu vực Tây Nguyên nói riêng. Bằng việc giáo dục truyền thống hiếu học, tạo ra một cộng đồng học tập trên vùng đất Tây Nguyên.

Do những khó khăn về điều kiện tự nhiên, môi trường sống nên so với các vùng quê khác việc đầu tư cho giáo dục đào tạo ở Tây Nguyên chưa thực sự là quốc sách hàng đầu. Khi mà cuộc sống gắn liền với những nương rẫy, buôn làng, núi rừng, sông suối...thì “sự học” chưa trở thành nhu cầu tự thân, bức thiết. Thậm chí với không ít người “con chữ” là cái gì xa lạ, nếu có cũng là thứ “xa xỉ” đối với họ. Chính vì vậy, thổi vào sinh viên Tây Nguyên không khí học tập, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam trên vùng đất Tây Nguyên đã và đang trở thành đòi hỏi bức thiết của hôm nay và mai sau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

144

Trong các trường đại học, cao đẳng khu vực Tây Nguyên hiện nay có rất nhiều sinh viên các dân tộc thiểu số đang theo học, tạo ra sự đa dạng về trình độ nhận thức, gam màu văn hoá. Sinh viên các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có điều kiện kinh tế khác nhau, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán không giống nhau. Do tính đặc thù như vậy, cần phải có chương trình đào tạo phù hợp để cho sinh viên am hiểu phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc. Có thể xây dựng những chuyên đề: tâm lý, văn hoá, lối sống, nghi lễ, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số, truyền thống lịch sử của vùng đất Tây Nguyên…Có như vậy, sinh viên khi ra trường có đủ kiến thức, tâm thế để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đất Tây Nguyên.

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 19

Đây là giải pháp lâu dài cho chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên và chiến lược đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời thể hiện sự tôn trọng thực sự đối với đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Đó cũng là thực hiện chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ cho vùng đất Tây Nguyên, trong khi chất lượng cán bộ nơi đây nhìn chung vừa yếu, vừa thiếu.

Để giáo dục truyền thống hiếu học của dân tộc cho sinh viên khu vực Tây Nguyên, tạo điều kiện, cơ hội cho sinh viên Tây Nguyên tiến quân vào khoa học công nghệ, góp phần phát triển năng lực...cần có sự tham gia của nhiều chủ thể giáo dục, ngoài vai trò của nhà trường, các tổ chức chính trị - xã hội...thì già làng, trưởng bản có vai trò hết sức to lớn.

Trong xã hội cổ truyền Tây Nguyên, già làng chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng. Họ là những người lớn tuổi có uy tín, có nhiều kinh nghiệm, được đồng bào coi trọng bầu lên. Nhiệm vụ của già làng trong việc quản lý, điều hành không chỉ đối với người trong làng, mà còn thực hiện chức năng đối ngoại, bảo vệ lãnh thổ, quan hệ với thần linh. Các già làng thực hiện chức năng hoà giải, xử kiện, thầy cúng, chỉ huy quân sự khi mà buôn làng có nguy cơ bị mất lãnh thổ về tay cộng đồng khác. Già làng còn thể hiện ở điểm nối

145

giữa quá khứ, hiện tại và tương lai trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống, phong tục, tập quán của các tộc người.

Ngày nay, các chức năng quản lý, bảo vệ lãnh thổ, quyết định sản xuất, giải quyết tranh chấp trong xã hội ở khu vực Tây Nguyên đã có đội ngũ cán bộ công chức đảm nhận. Già làng chỉ còn chức năng bảo vệ khối đoàn kết trong buôn làng, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, giải quyết những tranh chấp nhỏ trong làng chưa tới mức liên quan đến pháp luật. Trước đây, già làng được xem là đội ngũ tinh hoa của các buôn làng, đại diện cho tinh hoa, trí tuệ của làng. Già làng nắm vững những tri thức về văn hoá, phong tục, tập quán bản địa do tổ tiên để lại. Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những tri thức của truyền thống dân tộc thì cần phải có những tri thức ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất phục vụ đời sống cho mọi người. Do vậy, vai trò của già làng ngày nay không chỉ truyền dạy tri thức dân gian, luật tục, sử thi, phong tục tập quán để cho thế hệ trẻ tiếp thu và phát huy trong bối cảnh lịch sử mới mà cần phải phổ biến cả tri thức khoa học, kỹ thuật cho bà con trong giới hạn, khả năng cho phép.

Nêu gương những gia đình, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập, trở thành tấm gương sáng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng khu vực Tây Nguyên noi theo. Ở một góc độ nào đó, truyền thống hiếu học ở vùng đất Tây Nguyên vẫn là một “mảng tối”. Trong buôn làng cổ truyền, sản xuất mang tính tự cung, tự cấp, quản lý xã hội bằng tri thức dân gian, điều chỉnh hành vi con người bằng các luật tục. Ngày nay, với sự giao lưu, hội nhập, mở mang dân trí, tri thức khoa học công nghệ ngày càng được ứng dụng rộng rãi, làm thay đổi diện mạo của buôn làng. Do vậy, công tác tuyên truyền các tấm gương hiếu học của sinh viên trong buôn làng trở thành một động lực để các cháu thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên học tập, noi theo là công việc hết sức cần thiết. Hơn ai hết, nhiệm vụ, công việc này cần có sự tham dự của già làng. Với uy tín của mình, tiếng nói của các già làng sẽ có hiệu lực rất to lớn đến giáo dục thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên.

146

Thực tế cho thấy, ở khu vực Tây Nguyên trong mấy năm trở lại đây, phong trào học tập đã có bước phát triển mạnh, làm thay đổi nhận thức của nhiều người dân. Làng Rbai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (Gia Lai) được nhiều người biết đến bởi truyền thống hiếu học đã hình thành từ nhiều năm nay. Chính ngôi làng thuần nông này đã sinh ra nhiều người con ưu tú cho quê hương, góp phần dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến thời điểm hiện tại thì trong làng đã có hơn 210 người đã và đang làm cán bộ từ cấp xã trở lên, khoảng 60 người đạt trình độ đại học, cao đẳng và hiện có gần 30 sinh viên đang theo học ở các trường đại học trong cả nước. Ngoài Siu Hương, con gái bà Siu H’Ngôn đang là Đại biểu Quốc hội thì trong làng Rbai còn có những cái tên khác được nhiều người biết đến như ông Nay Suin - Phó hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Gia Lai; ông Rmah Xôn - Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Thiện hay như ông Nay Krem, Trưởng phòng dân tộc huyện Phú Thiện. Điều đáng mừng làng Rbai còn có người đạt trình độ Thạc sĩ đó là chị Rô Hrim, con của ông Ksor Muaih, một giáo viên về hưu.

Giáo dục truyền thống hiếu học để xây dựng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Tây Nguyên là để thay đổi nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây về vấn đề học tập. Đồng thời tạo ra sự phát triển “năng lực” trong cấu trúc nhân cách của con người Tây Nguyên nói chung, sinh viên nói riêng. Đây là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên, từng bước đưa bà con dân tộc thiểu số thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Thúc đẩy điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các dân tộc khác trong và ngoài nước, tiếp thu những thành tựu văn minh nhân loại, góp phần từng bước đưa vùng đất Tây Nguyên hoà nhập với sự phát triển chung của cả nước và thế giới.

Tiểu kết chương 4

Để thực hiện được chỉ đạo của Đảng trong việc xây dựng con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta cần phải có chiến lược lâu dài về đào tạo con người vừa đủ đức, đủ tài. Trong khi nền

147

kinh tế thị trường và bối cảnh toàn cầu hoá đang tác động tới mọi người, đồng tiền đang trở thành sức mạnh chi phối mọi người. Sinh viên tầng lớp trẻ, năng động dễ bị tác hại của nền kinh tế thị trường làm tổn thương, do đó cần phải đẩy mạnh giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên.

Bên cạnh những thành tựu đạt được trên công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống ở các trường đại học, cao đẳng ở khu vực Tây Nguyên hiện nay còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu mà xã hội đặt ra. Để làm tốt công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành nhân cách cho sinh viên ở khu vực Tây Nguyên cần phải tiến hành quán triệt các quan điểm định hướng cơ bản sau đây: Thứ nhất quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên Tây Nguyên. Thứ hai đảm bảo tính thống nhất giữa tính kế thừa và đổi mới trong giáo dục đạo đức truyền thống để xây dựng nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên hiện nay. Thứ ba gắn giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với giáo dục toàn diện có ý nghĩa trực tiếp đến xây dựng nhân cách sinh viên khu vực Tây Nguyên. Đồng thời phải tiến hành những giải pháp đồng bộ: Đổi mới phương thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở khu vực Tây Nguyên; tăng cường hơn nữa vai trò của nhà trường, của gia đình và xã hội trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên; tạo môi trường kinh tế - văn hoá - xã hội phát triển, tiến bộ; nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên ở khu vực Tây Nguyên trong việc kế thừa và phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá. Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ góp phần quan trọng vào việc đào tạo nhân cách sinh viên phát triển một cách toàn diện: “vừa hồng” “vừa chuyên”, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

148

KẾT LUẬN

Toàn cầu hóa đang là xu thế của thời đại, nó tác động đến nhiều nước, nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh mặt tích cực, toàn cầu hóa cũng gây nên biết bao khó khăn, thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta nói chung, khu vực Tây Nguyên nói riêng, trong đó có sự xuống cấp về mặt đạo đức, lối sống trong một bộ phận nhân dân, mà sinh viên có thể nói là lực lượng xã hội chịu tác động trực tiếp nhất, mạnh mẽ nhất. Một sự xuống cấp như Đại hội XI của Đảng ta nhận định là “rất đáng lo ngại” [35, tr.169].

Để khắc phục tình trạng trên, góp phần hình thành một thế hệ sinh viên ưu tú trên mọi lĩnh vực, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn lao, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc...Bên cạnh việc tăng cường giáo dục tri thức khoa học, công nghệ; giáo dục chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý cho sinh viên, một trong những nội dung giáo dục không thể thiếu được để có những nhân cách sinh viên phát triển toàn diện cả phẩm chất đạo đức lẫn năng lực, đó là giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên, trong đó có giáo dục giá trị đạo đức truyền thống. Một trong những định hướng lớn về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội được Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra đó là: “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong đó có giá trị đạo đức. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc” [35, tr.81].

Hiện nay toàn vùng Tây Nguyên có 3 trường đại học, 3 phân hiệu đại học và hơn 10 trường cao đẳng với hơn 50 nghìn sinh viên. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, sinh viên nói chung, sinh viên khu vực Tây Nguyên nói riêng đang nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền, họ đang ngày đêm rèn đức, luyện tài để hoàn thiện và phát triển nhân cách, trở thành người trí thức trong tương lai, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

149

Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo tinh thần Đại hội XI và Nghị quyết Trung ương tám khóa XI (tháng 10- 2013), các trường đại học, cao đẳng ở Tây Nguyên đã cố gắng “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [35, tr.216]. Trong đó, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống được xác định là một trong những nội dung quan trọng.

Với sự quan tâm thiết thực, có hiệu quả của Đảng, Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp ủy chính quyền và nhất là các chủ thể giáo dục, với ý thức phấn đấu không mệt mỏi vì ngày mai lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Chúng ta hy vọng rằng giáo dục đại học ở Tây Nguyên sẽ thu được những kết quả ngày càng tốt đẹp hơn. Có được những thế hệ sinh viên vừa có đức, vừa có tài, góp phần to lớn vào sự nghiệp đổi mới nói chung, khu vực Tây Nguyên nói riêng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022