Khái Quát Về Một Số Cư Dân Nói Tiếng Thái Ở Việt Nam

còn sống, hồn ma của những kẻ đó chỉ là “vật nhỏ mọn sau khi chết cũng như trong khi sống”, chúng “không đáng được thờ cúng” và chẳng bao lâu bị coi là đám “hồn ma” vô danh, thấp kém. Ở đây tên gọi hai loại hồn ma cũng có sự khác biệt: hồn ma của các thủ lĩnh, các dũng sĩ, kẻ giàu có được gọi là Lioa. Người ta gán cho loại này một sức mạnh ma thuật đặc biệt (xaca) và thờ cúng chúng như một vị “thần”. Linh hồn của người thường sau khi chết vẫn giống như khi còn sống - được gọi là Acalo (linh hồn) và không đạt được một sự kính trọng nào cả. Chúng mau chóng biến thành những chiếc tổ của loài kiến trắng và được dùng làm thức ăn cho thần Lioa.

Như vậy, nếu sự ra đời của các biểu tượng vật linh về người chết bắt đầu từ sự thờ cúng linh hồn người chết và kèm theo lễ thức mai táng, thì sự phát triển tiếp tục của chúng còn phải tùy thuộc vào những điều kiện tiếp theo. Sự phân hóa xã hội và sự tôn vinh thờ cúng các thủ lĩnh và những nhân vật có công trạng đã biến hình ảnh của “hồn ma” người chết thành đối tượng sùng bái và được tôn vinh thành “thần”.

Những ý niệm về một vị “thần - người” là giai đoạn tiếp theo sau quan niệm về “linh hồn tổ tiên” và cũng là giai đoạn sau cùng của sự tiến hóa về mặt nhận thức của con người mang ý nghĩa tín ngưỡng và tôn giáo của nhân loại. Đó là những biểu tượng về những con người có tài năng, quyền lực và thành tích khi còn sống, bao gồm các danh nhân, anh hùng lịch sử có công với cộng đồng - dân tộc, các vị tổ nghề và cao hơn nữa là các vĩ nhân như chúa Jesus, Phật Tổ, Khổng Tử, Lão Tử, Môhamet… chắc hẳn cũng do sự “thờ phụng tổ tiên” mà hình thành nên. Trong nhận thức sơ khai, không có sự phân biệt rò rệt giữa người với thần thánh. Người cổ đại cho thần cũng chỉ là người. Thế giới của người cũng là thế giới của thánh thần. Đến lúc này, các hình thái biểu tượng về nhân thần đã xuất hiện cùng với sự ra đời của các tôn giáo lớn như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Khổng giáo, Lão giáo… Có thể nói, “tổ tiên”

là thần của gia đình, dòng họ; còn “nhân thần” (người có công trạng, danh nhân) là thần của cả một cộng đồng - xã hội.

Thời đại công nghiệp cơ khí (TK XVII - cuộc cách mạng KHKT lần 2 giữa thế kỷ XX)

Trong lịch sử nhân loại, thời kỳ “Văn minh nông nghiệp” đã kéo dài hàng nghìn năm vẫn được các nhà sử học gọi với cái tên quen thuộc “Đêm trường trung cổ” bởi tính lâu dài và khắc nghiệt của nó. Mãi đến cuối thế kỷ XVII mới xuất hiện một thời đại văn minh mới - nền “Văn minh cơ khí”.

Đây là cuộc cách mạng lần thứ hai trong lịch sử loài người, sau cuộc cách mạng nông nghiệp - cách mạng thời đá mới - nhằm xóa bỏ “lực lượng sản xuất cũ” chuyển sang “lực lượng sản xuất công nghiệp”. Đó là cuộc cách mạng về “năng lượng” và “cơ khí hóa” trong sản xuất nhằm giải phóng sức lao động của con người. Cuộc cách mạng này nổ ra ở hầu khắp Châu Âu vào nửa sau thế kỷ XVII với sự bùng nổ về khoa học - kỹ thuật đã làm thay đổi cả bộ mặt của hành tinh.

Các biểu tượng ra đời trong thời kỳ này thiên về yếu tố thực, thay dần cho các biểu tượng về “hồn ma” và “bùa phép” trước đây. Lúc này, ánh sáng của khoa học và công nghệ đã đẩy dần các yếu tố ma thuật, huyền bí lùi vào quá khứ, thay vào đó là những hình ảnh tượng trưng hết sức đẹp đẽ như hình tượng “những vòng điện tử giao nhau” biểu tượng của ngành vật lý; “con rắn quấn quanh ly rượu” biểu tượng của ngành y - dược; “các chuỗi nguyên tử” biểu tượng cho ngành hóa học… cùng với biết bao biểu tượng ca ngợi và tôn vinh cho sự lên ngôi của “trí tuệ”.

Có thể nói, những biểu tượng thuộc về trí tuệ đã trở thành biểu tượng chủ đạo của thời kỳ này. Chúng thay thế cho những biểu tượng về “siêu nhiên” đầy yếu tố ma thuật và thần bí trước đây.

Thời đại công nghệ thông tin (giữa thế kỷ XX đến nay)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Cuộc cách mạng công nghiệp cơ khí chỉ trong vòng ba thế kỷ nhưng đã làm thay đổi toàn bộ bộ mặt của nhân loại. Song bên cạnh đó cũng có nhiều hạn chế. Nếu như cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi mức sống của con người thì nó cũng tạo ra những hậu quả hết sức khốc liệt cho môi trường và đời sống con người thời kỳ này. Con người phải trả giá đắt cho sự phân hóa giai cấp hết sức gay gắt - hậu quả của nền “kinh tế thị trường”- con đẻ của chủ nghĩa tư bản. Cùng với sự gia tăng của cải vật chất đồng thời cũng gia tăng sự tha hóa tinh thần, gia tăng bệnh tật và tội ác. Chưa kể đến nhiều thảm họa nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên đã dẫn đến những hậu quả là những “thiên tai” do động đất, lụt lội, hạn hán… đã cướp đi sinh mạng của bao người.

Những hạn chế đó là không tránh khỏi trong bước đường phát triển của văn minh nhân loại. Đó là cái giá phải trả cho cuộc cách mạng mang tính toàn cầu. Và ngày nay con người đang từng bước vững chắc tiến vào một nền văn minh mới, tiến bộ hơn, nhân văn hơn và thân thiện với môi trường hơn - “văn minh tri thức”.

Biểu tượng người khổng lồ trong thần thoại một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam - 6

Ngày nay, khi loài người xây dựng một môi trường thông tin mới cho nền “văn minh tri thức”, tức là con người đang tạo cho môi trường chung quanh mình không chỉ là cuộc sống vật chất đơn thuần mà phải vươn tới đời sống tinh thần. Lĩnh vực “sáng tạo tinh thần” đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong lòng đời sống xã hội. Biểu tượng thuộc về “cảm xúc” thẩm mỹ đã trở thành biểu tượng chủ đạo được thế giới tôn vinh nhiều nhất trong thời đại này.

Tất cả những biểu tượng đó đều là những hình ảnh tượng trưng được sáng tạo thông qua sự “xúc cảm” thẩm mỹ, từ sự rung động của tâm hồn. Chúng hướng con người vươn tới sự sáng tạo và hoàn thiện nhận thức. Quá trình sáng tạo ra các biểu tượng đã giúp cho con người khai thác triệt để tiềm năng vốn có trong từng cá nhân và là điều kiện tốt nhất đưa con người hội nhập vào nền văn hóa chung của cộng đồng - dân tộc và thế giới.

Tóm lại, ta có thể nhận thấy các loại biểu tượng trong “xã hội văn minh” bao gồm các hình thái biểu tượng chủ yếu sau:

Trong thời kỳ “nông nghiệp kim khí”, ở thời kỳ đầu - công xã thị tộc - phụ hệ, có sự xuất hiện hình thức tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, biểu thị cho quyền lực của người cha trong tộc hệ. Sau này, khi mà tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không còn dừng ở phạm vi gia tộc, mà mở rộng ra cộng đồng thì loại biểu tượng này đã biến thành các hình thái biểu tượng về “nhân thần” (tôn thờ các danh nhân và anh hùng dân tộc), cùng với sự ra đời của các tôn giáo lớn trên toàn thế giới.

Bước sang thời kỳ văn minh “công nghiệp cơ khí” và “công nghệ thông tin”, với sự phát triển cao của nền “văn minh khoa học” và “văn minh tri thức”, hàng loạt biểu tượng tôn vinh những thành tựu vật chất và sáng tạo tinh thần đã ra đời để biểu thị cho một thời kỳ mà ở đó “trí tuệ” và “xúc cảm” của con người đã trở thành “biểu tượng của thời đại”. Các hình thái biểu tượng trong thời kỳ văn minh mang yếu tố “khoa học” và “hiện thực”.

Nhìn chung, các hình thái biểu tượng đã xuất hiện trong lịch sử nhân loại qua từng thời kỳ được xem như là một hệ thống “mã” ký hiệu nằm trong một “văn bản văn hóa” chung của toàn nhân loại. Chúng biểu hiện từng chặng đường lịch sử phát triển về mặt nhận thức của con người, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhận thức “cái ảo” chuyển sang nhận thức “cái thật”. Đó cũng là quá trình nhận thức biện chứng đi từ nhận thức siêu hình đến nhận thức khoa học. Sự hình thành biểu tượng cũng vậy. Bắt đầu là “Biểu tượng sơ khai” trong thời kỳ nguyên thủy, để sau đó có bước chuyển mình trở thành “biểu tượng hàm nghĩa” trong thời kỳ văn minh.

Như vậy, với khung phân loại các hệ thống biểu tượng như trên cho phép ta có thể khẳng định rằng sự ra đời của biểu tượng trong tiến trình lịch sử cũng chính là quá trình phát triển tư duy của con người từ thấp đến cao. Nó

biểu hiện năng lực bản chất của con người - năng lực “biểu trưng hóa”. Đó cũng chính là năng lực sáng tạo ra các sản phẩm tinh thần - những “tác phẩm văn hóa” mang tính biểu tượng.


TIỂU KẾT

Nếu như chúng ta quan niệm văn hoá là tất cả những gì do con người sáng tạo ra, khu biệt với tự nhiên, thì tất cả các sản phẩm của con người đều chứa đựng thuộc tính văn hoá, là tự nhiên được “nhân hoá”. Thông qua các hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi tự nhiên bên ngoài theo mô hình trong óc anh ta và để lại dấu ấn riêng của mình trong thế giới tự nhiên. Cách đó Hegel gọi là “con người tự nhân đôi mình” và kết quả là con người đã tạo ra một “thiên nhiên thứ hai” (thiên nhiên được nhân hoá) theo “quy luật của cái đẹp” (K.Marx).

Biểu tượng thể hiện quá trình nâng cao của nhận thức và năng lực “biểu trưng hoá” của con người về thế giới ý niệm theo từng giai đoạn của lịch sử nhân loại. Mỗi biểu tượng luôn mở rộng theo vốn kinh nghiệm, cũng như bề dày văn hoá của mỗi dân tộc. Chính vì thế, ta thường thấy biểu tượng khó nắm bắt, khó định nghĩa.

Biểu tượng là hình thái biểu hiện của văn hoá, được truyền từ người này sang người khác. Biểu tượng ăn sâu vào trong vô thức đến nỗi chúng trở thành một cấu trúc, như những ký tích, theo cách nói của phân tâm học. Biểu tượng không chỉ để biểu thị ý niệm mà còn mang trong mình sức mạnh, khả năng qui tụ, liên kết con người. Giá trị của biểu tượng được xác định chính trong sự chuyển từ cái đã biết sang cái chưa biết, từ cái đã diễn đạt sang khó tả nên lời. Các ý nghĩa cùng tồn tại trong một khái niệm và hình ảnh. Qua đó ta thấy cái được biểu đạt bao giờ cũng phong phú, dồi dào hơn cái biểu đạt. Nói cách khác, khái niệm hay hình ảnh có tính hữu hạn song nội dung ý nghĩa

mà nó chuyển tải lại là vô hạn. Đồng thời một ý nghĩa lại có nhiều cách biểu thị khác nhau.

Đặc tính của biểu tượng là gợi cảm đến bất tận, khái niệm có thể vang lên trong tư duy; hình ảnh có thể được năng lực thị giác tiếp nhận, song nếu không có sự thâm thuý thì sẽ chẳng nhận ra được điều gì, không thể nhận ra sự gửi gắm của người xưa thông qua thế giới biểu tượng. Vì vậy, sự tiếp nhận biểu tượng đòi hỏi thái độ nhập cuộc, sự nhạy cảm của chủ thể.

Nghiên cứu biểu tượng cần phải nhìn nó trong sự vận động, trong môi trường văn hoá mà nó tồn tại. Cùng một biểu tượng có thể đồng thời có những ý nghĩa khác nhau, thậm chí đối lập nhau tuỳ theo quan niệm của dân tộc hay thời đại. Một biểu tượng đối với nhóm người này là thiêng liêng, thì rất có thể đối với những nhóm người khác lại có ý nghĩa trái ngược. Chẳng hạn như biểu tượng rồng đối với phương Đông là tượng trưng cho điềm lành, sự tốt đẹp… thì đối với phương Tây, nó lại mang ý nghĩa là sự độc ác, xấu xa…Một nhóm người, một thời đại có những biểu tượng riêng của mình. Rung động trước biểu tượng đó, tức là đã tham gia vào nhóm người và thời đại ấy. Mỗi một dân tộc có sự đóng góp sáng tạo về biểu tượng nằm trong cái chung của khu vực và thế giới. Do vậy, nghiên cứu về biểu tượng giúp ta thấu hiểu văn hoá của một dân tộc một cách sâu sắc.

CHƯƠNG 2‌‌‌

BIỂU TƯỢNG NGƯỜI KHỔNG LỒ

TRONG KHO TÀNG THẦN THOẠI MỘT SỐ TỘC NGƯỜI NÓI TIẾNG THÁI Ở VIỆT NAM

2.1. Khái quát về một số cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam

2.1.1. Địa bàn cư trú

Theo bảng xác định thành phần dân tộc Việt Nam năm 1974 của Viện Dân tộc học, nhóm dân tộc nói ngôn ngữ Thái ở Việt Nam có 8 dân tộc: Thái, Tày, Nùng, Lào, Lự, Giáy, Sán Chay, Bố Y. Địa bàn cư trú chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc. Trong đó, nếu khu vực Tây Bắc là địa bàn sinh tụ chủ yếu của người Thái, người Lào, người Lự thì khu vực Đông Bắc là nơi mà người Tày, Nùng tập trung đông nhất.

Các dân tộc ngôn ngữ Thái có dân số khá đông (sau dân tộc Kinh), là những dân tộc đa số ở khu vực miền núi phía Bắc. Từ lâu, các tộc người này đã trở thành phên dậu của quốc gia, có công lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bên cạnh dân tộc Kinh là dân tộc đa số, các dân tộc nói ngôn ngữ Thái cũng có đóng góp đáng kể trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam ta, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá thống nhất mà đa dạng của nước Việt Nam đa tộc người.

Cư trú ở khu vực có vị trí chiến lược của quốc gia nên vai trò của các tộc người nói tiếng Thái trong việc bảo vệ bờ còi của đất nước rất được quan tâm. Ngay từ thời Lý - Trần, nhất là từ thời Lê, nhà nước phong kiến Việt Nam đặt chế độ “thế tập, phiên thần”, tức chế độ “thổ ti”, phái một số công thần hay con cháu của họ, chọn những phần tử trung kiên nhất, đem theo gia quyến lên chiêu dân lập ấp ở các tỉnh biên giới sau mỗi trận chiến thắng, quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ còi. Các vị lưu quan này đời đời kế tục cai trị các địa phương, dần dần bị “dân tộc hoá”, trở thành quý tộc địa phương, rất

mực trung thành với triều đình trung ương, có nhiệm vụ bảo vệ biên thuỳ. Chế độ “thổ ti” dần dần tan rã dưới thời Pháp thuộc.

Con cháu các dòng họ thổ ti sống hoà vào nhân dân địa phương, trở thành người Tày, Thái, mang theo những yếu tố văn hoá Việt. Một sự hoà hợp dân tộc trong lịch sử đáng chú ý xảy ra vào khoảng thế kỷ thứ 16,17. Triều đình lưu vong họ Mạc bị quân Lê, Trịnh đánh đuổi, chạy lên trấn giữ vùng Cao Bằng trong non một thế kỷ. Sau khi họ Mạc bị diệt vong, con cháu và quan quân dư đảng họ này đã thay tên đổi họ để tránh bị truy sát, sống hoà với nhân dân địa phương, đồng hoá với người Tày.

Có thể nói, khu vực miền núi phía Bắc là địa bàn cư trú chính của các tộc người nhóm ngôn ngữ Thái. Từ lâu nơi đây đã được coi là cái nôi của tộc người với những nét văn hoá truyền thống đặc trưng. Nếu như khu vực Tây Bắc mang dấu ấn đậm nét của tộc người Thái, thì khu vực Đông Bắc, văn hoá của các tộc người Tày – Nùng là chủ đạo. Cùng với thời gian, những giá trị văn hoá truyền thống tuy có đậm nhạt khác nhau, nhưng có thể nói, các tộc người nhóm ngôn ngữ Thái đã để lại dấu ấn trong văn hoá của khu vực miền núi phía Bắc - địa bàn cư trú chính của tộc người.

2.1.2. Lịch sử hình thành các tộc người nói tiếng Thái ở Việt Nam

Về nguồn gốc tộc người các dân tộc nói tiếng Thái, theo quan niệm phổ biến của các nhà nghiên cứu Dân tộc học – Nhân học hiện nay được trình bày như sau:

Vào khoảng cuối thời kỳ đồ đá giữa hoặc chậm lắm là trong thời kỳ đồ đá giữa, ở miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Đông Dương đã xảy ra sự hỗn hợp giữa thành phần nhân chủng bản địa thuộc giống người Úc Phi da đen (Negro - Australoides) với các thành phần nhân chủng thuộc giống người Mông Cổ da vàng từ nơi khác đến (Mongoloides) tạo nên ngành nhân chủng

Xem tất cả 199 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí