Các Hàng Thừa Kế Theo Quy Định Tại Bộ Luật Dân Sự Việt Nam Năm 2005

Như vậy, việc thừa kế thế vị đặt ra khi người thừa kế chết hoặc bi coi như đã chết theo quy định của pháp luật. Đây là một quy định tương đồng với pháp luật Việt Nam. Về thừa kế thế vị, điểm thành công nổi bật của Bộ luật là ở chỗ nó đã giải quyết triệt để vấn đề khi quy định việc đại diện như vậy sẽ

được thực hiện đối với phần của từng người, một cách liên tiếp cho đến khi hết dòng dõi đó. Điều này giúp cho công tác áp dụng pháp luật được thuận tiện, các cơ quan chức năng có thể viện dẫn trực tiếp điều luật mà không cần phải

áp dụng tương tự pháp luật.

Điều 1630 cũng đưa ra nguyên tắc phân chia di sản theo hàng là quyền hưởng di sản của những người ở hàng trước sẽ loại trừ quyền này của những người ở hàng sau, trong chừng mực còn có bất cứ người thừa kế nào còn sống hoặc

được đại diện cho một loại... thì người thừa kế thuộc loại thấp hơn không có bất cứ quyền nào đối với tài sản của người chết. Những người thừa kế trong cùng một loại có quyền nhận những phần di sản bằng nhau, nhưng quyền thừa kế của họ lại phụ thuộc vào việc họ ở bậc nào trong quan hệ với người để lại di sản thừa kế.

Như vậy, các nước khác nhau quan niệm về hàng thừa kế theo pháp luật khác nhau. Các quan hệ trong gia đình, bao gồm cả những quan hệ về thừa kế tài sản luôn mang nặng yếu tố bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc và chịu ảnh hưởng không nhỏ của tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, hoàn cảnh xã hội, cơ sở kinh tế trong mỗi thời kỳ khác nhau cũng chi phối đáng kể tới quan hệ thừa kế. Do vậy, quy định pháp luật luôn thể hiện những nhân tố đó. Song, có thể thấy một điểm tương đồng trong pháp luật các nước, đó là quy

định về hàng thừa kế dành nhiều ưu tiên cho những người có quan hệ huyết thống mà không quan tâm thích đáng đến người có quan hệ hôn nhân với người để lại di sản. Quan hệ hôn nhân không được xem xét trong việc xác

định chủ thể của quyền thừa kế một cách độc lập mà thường bị chi phối bởi quan hệ huyết thống, người vợ góa (chồng góa) được hưởng phần di sản nhiều hay ít phụ thuộc vào vị trí của họ ở hàng nào cùng với những người có quan hệ huyết thống. Điều này sẽ hoàn toàn khác biệt khi ta so sánh với quy định về hàng thừa kế trong pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Chương 2

Pháp luật Việt Nam hiện hành về hàng thừa kế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


Pháp luật Việt Nam về thừa kế nói chung và về hàng thừa kế nói riêng luôn không ngừng được xây dựng, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Bộ luật Dân sự năm 2005 được ban hành đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử lập pháp. Trong đó, cùng với toàn bộ chế

Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 5

định thừa kế, những quy định về hàng thừa kế đã kế thừa nhiều quy phạm pháp luật về thừa kế trước đó song cũng có một số thay đổi quan trọng.

2.1. Các hàng thừa kế theo quy định tại Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005

Các hàng thừa kế luôn ẩn đằng sau nó là những ý nghĩa đạo đức và kinh tế của dịch chuyển di sản thừa kế theo pháp luật. Quy định về nội dung từng hàng thừa kế và sắp xếp trật tự các hàng thừa kế phải thể hiện được đầy

đủ những ý nghĩa ấy. Các hàng thừa kế được quy định khác nhau trong mỗi giai đoạn do chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó không thể không kể

đến sự ảnh hưởng từ thực tế xã hội, từ những quan niệm về gia đình. Quy định về hàng thừa kế trong pháp luật hiện hành cũng nói lên nhiều điều về xã hội cũng như gia đình Việt Nam hiện đại. Khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 quy định ba hàng thừa kế sau đây:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là

bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Có thể biểu thị quy định trên bằng sơ đồ dưới đây:



Cụ nội, cụ ngoại


Côncnvv

Cha nuôi,

mẹ nuôi

Cha đẻ,

mẹ đẻ

Vợ (chồng)

Con nuôi

Con đẻ


Cháu nội, cháu ngoại

Ông nội, bà nội

ông ngoại, bà ngoại

Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột


Anh ruột, chị ruột, em ruột


Cháu ruột

Người để lại di sản





Quan hệ hôn nhân



Chắt nội, chắt ngoại

Quan hệ huyết thống Quan hệ nuôi dưỡng

Hàng thừa kế thứ nhất Hàng thừa kế thứ hai Hàng thừa kế thứ ba


Nhìn vào sơ đồ, xét về huyết thống, lấy người để lại di sản làm trung tâm của mối quan hệ, chúng ta thấy hàng thừa kế thứ nhất bao gồm những

người có quan hệ trực hệ trên một bậc (cha đẻ, mẹ đẻ), dưới một bậc (con

đẻ), hàng thừa kế thứ hai bao gồm những người có quan hệ trực hệ trên hai bậc (ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại), dưới hai bậc (cháu mà người để lại di sản là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại) và người có quan hệ bàng hệ cùng bậc (anh, chị, em ruột); hàng thừa kế thứ ba bao gồm những người có quan hệ trực hệ trên ba bậc (cụ nội, cụ ngoại), dưới ba bậc (chắt nội, chắt ngoại) và người có quan hệ bàng hệ trên một bậc (bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột), dưới một bậc (cháu mà người người để lại di sản là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột). Rõ ràng, người có quan hệ huyết thống trực hệ được ưu tiên hơn người có quan hệ huyết thống bàng hệ với người để lại di sản trong việc hưởng quyền thừa kế. Xét tổng thể các hàng thừa kế, những người thân trực hệ đến đời thứ tư vẫn được hưởng di sản của người chết trong khi người thân bàng hệ chỉ được hưởng thừa kế khi họ cùng, trên hay dưới một bậc với người để lại di sản. Trong một hàng thừa kế, hàng thừa kế thứ nhất chỉ bao gồm người thân trực hệ mà không có người thân bàng hệ, ở hàng thừa kế thứ hai và thứ ba, người thân bàng hệ ở bậc gần hơn

được xếp chung với người thân trực hệ ở đời xa hơn hai bậc. Người có quan hệ hôn nhân (vợ, chồng) và người chỉ có quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản (cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi) chỉ có trong hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế thứ hai và thứ ba không bao gồm những đối tượng này. Như vậy, quy

định về hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện hành bên cạnh việc xem trọng mối quan hệ huyết thống cũng đã thể hiện sự bảo vệ mối quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi con nuôi (nếu có) trong gia đình. Bên cạnh đó, sự dịch chuyển tài sản theo hàng thừa kế như trên đã cân đối quyền thừa kế của những người thừa kế thuộc thế hệ trước, cùng và sau thế hệ của người, từ đó một phần di sản có thể được sử dụng làm tư liệu sinh hoạt cho một số người thừa kế, phần khác được bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế một cách hiệu quả. Chúng ta sẽ nhận diện rõ nét hơn những điều này khi đi sâu phân tích nội dung từng hàng thừa kế.

2.1.1. Hàng thừa kế thứ nhất

* Vợ, chồng của người chết


Gia đình Việt Nam hiện đại chủ yếu tồn tại theo mô hình gia đình hạt nhân- gia đình mà trong đó chỉ có hai thế hệ cùng chung sống: cha mẹ và con. Gia đình ấy thông thường bắt nguồn từ hôn nhân- từ "quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã đăng ký kết hôn" theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo quy định của pháp luật, vợ chồng là những thành viên bình đẳng trong gia đình, có quyền ngang nhau về mọi mặt, bao gồm những vấn đề thuộc về nhân thân cũng như những vấn đề về tài sản, trong

đó có quyền thừa kế. Trong hình thức thừa kế theo pháp luật, quyền thừa kế của vợ, chồng đối với nhau được ghi nhận và bảo đảm. Đó là khi thời kỳ hôn nhân chấm dứt do sự kiện chồng (vợ) chết, vợ góa (chồng góa) là ưu tiên hàng

đầu khi xét đối tượng hưởng di sản thừa kế. Tuy nhiên, chỉ những người vợ, người chồng trong những quan hệ hôn nhân hợp pháp mới được pháp luật bảo vệ.

Hôn nhân hợp pháp trước hết là những quan hệ hôn nhân tuân thủ đầy

đủ những điều kiện và thủ tục luật định. Điều kiện kết hôn trong từng giai

đoạn cụ thể được pháp luật quy định khác nhau, nhưng đều theo nguyên tắc bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng trên cơ sở tình yêu chân chính. Về thủ tục, việc kết hôn phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại những quan hệ hôn nhân mặc dù không tiến bộ, trái với pháp luật hiện hành được thừa nhận ở nước ta. Đó là những cuộc hôn nhân đa phu hoặc đa thê phát sinh trước ngày văn bản luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của Việt Nam có hiệu lực pháp luật. Theo hướng dẫn tại Thông tư số 690-DS ngày 29/4/1960 của Tòa án nhân dân tối cao, những người có nhiều vợ trước ngày ban hành Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì không vi phạm pháp luật. Cụ thể là, quan hệ hôn nhân của vợ chồng xác lập trước ngày 13/1/1960 (ngày Luật hôn nhân và gia đình 1959 có hiệu lực pháp luật ở miền Bắc) đối với miền Bắc và trước ngày 25/3/1977

(ngày Luật hôn nhân và gia đình 1959 có hiệu lực pháp luật ở miền Nam) đối với miền Nam nếu có vi phạm chế độ một vợ một chồng vẫn được công nhận. Do vậy, khi bên chồng hoặc bên vợ chết trước, thì những người vợ hay những người chồng của họ là những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất.

Ngoài ra, do những thiếu sót trong quá trình lập pháp của thời kỳ trước mà trong những giai đoạn nhất định, pháp luật cần thiết phải công nhận những quan hệ hôn nhân không giá thú. Thực ra, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã quy định thủ tục đăng ký kết hôn song chưa xem đó là một yếu tố của hôn nhân hợp pháp. Đến Luật hôn nhân 1986, điều tương tự cũng xảy ra. Tuy nhiên, Thông tư số 112/NCPL ngày 19/8/1972 của Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn cụ thể, theo đó, "những cuộc hôn nhân không đăng ký, thỏa mãn

đầy đủ các điều kiện kết hôn khác, trong đó hai bên có ý định thực sự lấy nhau, đã thực tế coi nhau như vợ chồng, chung sống công khai, gánh vác chung công việc gia đình, được họ hàng, xã hội xung quanh coi như vợ chồng"

được gọi là "hôn nhân thực tế".


Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng vẫn có quy định thừa nhận hôn nhân thực tế. Mặc dù vậy, không phải mọi quan hệ hôn nhân thực tế đều là hợp pháp. Nhằm giải quyết dứt điểm những quan hệ vợ chồng không tuân thủ quy định về thủ tục đăng ký kết hôn của Luật hôn nhân và gia đình, Theo Điều 2 Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ, quan hệ vợ chồng chưa đăng ký mà được xác lập trước ngày 03/1/1987 thì việc đăng ký kết hôn không bị hạn chế về mặt thời gian. Nhưng nếu nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/1/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn. Từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng. Hệ quả là, nếu hôn nhân hợp pháp, vợ, chồng là người thừa kế của nhau hàng thừa kế thứ nhất, nếu nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng

một cách bất hợp pháp, quyền thừa kế theo pháp luật giữa họ không được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.

Việc thừa nhận những hôn nhân thực tế trong một thời kỳ cụ thể là một giải pháp tình thế nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trên thực tế do những quy định pháp luật chưa thực sự rõ ràng về các vấn đề như: con chung vợ chồng, tài sản chung vợ chồng, thừa kế di sản,... nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Bước vào giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền theo quy định tại Hiến pháp sửa đổi bổ sung năm 2001, tôn trọng và thực hiện triệt để pháp luật là một yêu cầu tối thượng. Đối với những cuộc hôn nhân được xác lập kể từ thời

điểm sau ngày Luật hôn nhân gia đình năm 2000 có hiệu lực pháp luật, đăng ký kết hôn được xem là một điều kiện để xét hôn nhân hợp pháp. Theo Điều 11, "nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng".

Như vậy, pháp luật thừa nhận quyền thừa kế của vợ, chồng trong hôn nhân có giá thú và một số trường hợp hôn nhân không giá thú là một biểu hiện rõ nét của quan niệm phương Đông về nghĩa vợ chồng. Các cụ xưa có câu: "vợ chồng một ngày nên nghĩa". Quả nhiên là như vậy, có lẽ không ở nơi đâu, quan hệ vợ chồng lại được gắn bó bởi chữ "nghĩa" mà bền chặt như trên mảnh

đất phương Đông, trong đó có Việt Nam. Nghĩa vợ chồng nếu có tình yêu bồi

đắp sẽ ngày càng mặn nồng, nếu không thì cũng chẳng vì thế mà bớt phần sâu nặng. Vợ chồng được thừa kế tài sản của nhau một mặt giúp cho cuộc sống của người góa bụa ít xáo trộn, cũng là để linh hồn người quá cố được yên tâm về điều kiện sống của vợ (chồng) mình; mặt khác, di sản thừa kế do người vợ góa, chồng góa quản lý thông thường sẽ được duy trì và phát triển tốt nhất,

đảm bảo giá trị kinh tế của di sản.


Quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong hôn nhân hợp pháp một lần nữa lại được bảo vệ trọn vẹn hơn theo quy định tại Điều 680- Việc thừa kế

trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác:

1. Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

2. Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

Có thể thấy, quy định trên đây có ý nghĩa to lớn trong việc củng cố gia

đình, mà nhân tố quan trọng là mối quan hệ vợ chồng. Xét về bản chất, dù cho những cuộc hôn nhân kể trên không còn tồn tại một cách trọn vẹn, đầy đủ nhưng đó đều là những tình huống mà quan hệ vợ chồng vẫn đang diễn ra thực tế. Vợ chồng không nhiều thì ít cũng đã cùng nhau vun đắp cuộc sống gia

đình, bên cạnh tình cảm yêu thương dành cho nhau, cùng chăm sóc con cái, họ còn cùng nhau tạo ra của cải vất chất,... Không lẽ nào, trong thời kỳ hôn nhân mà vợ (chồng) chết, phía bên kia không được hưởng di sản của người quá cố?

Pháp luật còn thể hiện tính nhân đạo cao cả khi quy định trường hợp chia di sản thừa kế mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người vợ hoặc người chồng góa trên nguyên tắc đảm bảo cuộc sống cho vợ chồng của người chết lúc khó khăn. Khoản 3 Điều 31 Luật hôn nhân và gia đình và Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa

án nhân dân tối cao quy định nếu việc chia di sản gây khó khăn như không có chỗ ở, mất nguồn tư liệu sản xuất của vợ (chồng) góa thì tòa án cần giải thích cho những người thừa kế là họ mới chỉ có quyền yêu cầu xác định phần di sản mà họ được hưởng, sau thời hạn ba năm mới có quyền yêu cầu chia di sản. Trong thời hạn đó, người vợ góa hoặc chồng góa tái giá, họ không còn được

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 12/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí