nhà lưới và ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô trong sản xuất giống đã làm
thay đổi cách nhìn về định hướng phát triển của ngành hoa Đà Lạt. Công
nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông nghiệp ở nông thôn có bước phát triển. Quan hệ sản xuất và mối quan hệ hợp tác giữa các thành phần kinh tế với nông dân bước đầu được hình thành. Nhờ thế, đời sống của đa số nông dân đã được cải thiện, bộ mặt nông thôn không ngừng được đổi mới, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm nhanh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được bảo đảm. Thành tựu đó góp phần quan trọng trong việc tăng cường
nguồn lực,
ổn định và phát triển
KTXH, tạo tiền đề để
Tỉnh
đẩy nhanh
CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Phát Triển Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Tại Các Vùng, Miền, Địa Phương
- Khái Quát Kết Quả Chủ Yếu Của Các Công Trình Đã Được Công Bố
- Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế Xã Hội Của Tỉnh Lâm Đồng Điều Kiện Tự Nhiên:
- Đảng Bộ Tỉnh Lâm Đồng Chỉ Đạo Phát Triển Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao (2004 2010)
- Quy Hoạch Vùng Sản Xuất Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Đối Với Các Đối Tượng Cây Trồng, Vật Nuôi Chủ Lực
- Chăn Nuôi Bò Sữa, Bò Thịt Ứng Dụng Công Nghệ Cao Và Nuôi Cá Nước Lạnh
Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.
Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng phát triển chưa toàn diện và còn mang tính tự phát. Sản xuất chưa gắn kết được với thị trường tiêu thụ sản phẩm, phần lớn sản phẩm nông sản chưa có biện pháp bảo đảm tiêu thụ đầu ra cho nông dân. Chất lượng hàng hoá còn thấp nên khả năng cạnh tranh kém, thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định đã ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu. Việc đưa cơ khí hóa vào nông thôn, chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp tiến triển chậm. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích còn thấp so với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Vì thế, đời sống của một bộ phận nông dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.
Những thành tựu và hạn chế của quá trình ứng dụng KHCN vào sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trước năm 2004 đặt ra những yêu cầu đòi hỏi Đảng bộ địa phương phải có chủ trương đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng KHKT hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, đưa nền nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
2.1.1.4. Chủ
trương của Đảng về
tăng cường
ứng dụng khoa học
công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp
Bước vào thế XXI, KHCN thế giới tiếp tục có những bước phát triển nhảy vọt, nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn phát triển kinh tế tri thức và toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng. Kinh tế tri thức và toàn cầu hóa đã tác động bao trùm đến mọi quốc gia, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra những cơ hội và đặt ra nhiều thách thức mới đối với sự phát triển của đất nước. Vì thế, để nâng cao hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập, đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng cần phải tăng hàm lượng tri thức kết tinh trong sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng nông sản bằng cách đẩy mạnh ứng dụng KHCN hiện đại vào quá trình sản xuất.
Sau 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược phát triển KTXH (1991 2000), Việt Nam đã đạt được những thành tựu to
lớn và rất quan trọng. Nền kinh tế tăng trưởng khá, trong đó ngành nông
nghiệp có sự “phát triển liên tục” [25, tr.69]. Tuy vậy, năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm
nông nghiệp
còn thấp, sức cạnh tranh còn hạn chế.
Để đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến năm
2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Đại hội IX của Đảng (2001) đã chủ trương chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh
tế theo hướng
CNH,HĐH, đồng thời nhấn mạnh:
phát triển kinh tế,
CNH,HĐH là nhiệm vụ trung tâm. Đối với ngành nông nghiệp, Đảng chủ
trương: đẩy nhanh CNH,HĐH nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình
thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn, phù hợp với nhu cầu của thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; đưa nhanh tiến bộ KHCN trong sản xuất, thu hoạch và bảo quản nông sản, nhất là CNSH, công nghệ sản xuất giống; chú trọng “ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi, trồng và chế biến rau quả, thực phẩm,… Xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao”
[25, tr.171]. Quán triệt tinh thần Đại hội IX, ngày 15/3/2002, Hội nghị Trung
ương 5 (Khóa IX) đã
ban hành Nghị
quyết số
15NQ/TW, Về
đẩy nhanh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 2010. Với quan điểm, CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH,HĐH đất nước và mục tiêu hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững, Nghị quyết đã nhấn mạnh giải pháp: đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng
dụng và chuyển giao KHCN cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan
trọng nhất để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; trước mắt cần tập trung vào CNSH, chương trình giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ bảo quản và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Từ thực tiễn sản xuất, ngày 04/3/2005, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 50CT/TW, Về
việc đẩy mạnh phát triển và
ứng dụng
công nghệ
sinh học
phục vụ sự
nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Chỉ
thị
đã xác định mục
tiêu, nhiệm vụ ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; tạo ra các công nghệ sản xuất, các chế phẩm bảo vệ cây trồng, vật nuôi; các công nghệ bảo quản và chế biến nông lâm thuỷ sản nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 15NQ/TW, lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục có bước phát triển khá, năng suất, sản lượng và hàm lượng KHCN trong sản phẩm nông nghiệp đã tăng lên đáng kể. Tuy vậy, “việc đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất còn chậm; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn vẫn còn lúng túng” [26, tr.164].
Để hướng đến “xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững” [26, tr.191], Đại hội X của Đảng (2006) chủ trương đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao KHCN vào sản xuất để tạo ra đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Đại hội nhấn mạnh: “Chú ý áp dụng công nghệ cao để sản xuất nông sản, thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao” [26, tr.193].
Đến năm 2008, Hội nghị
Trung
ương 7 (Khóa X) đã ban hành Nghị
quyết số 26NQ/TW, Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Với mục tiêu
“xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả
năng cạnh tranh cao” [6, tr.3], Nghị quyết đã xác định các nhiệm vụ, giải
pháp cơ bản, trong đó nhấn mạnh giải pháp “phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn” [6, tr.9].
Nghị
quyết chỉ
rõ: Tăng cường đầu tư
ngân sách cho nghiên cứu, chuyển
giao KHCN để nông nghiệp sớm đạt trình độ tương đương với các nước
tiên tiến trong khu vực;
ưu tiên đầu tư ứng dụng
CNSH để
chọn, tạo ra
nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến, tạo đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Xây dựng các chính sách đãi ngộ thỏa đáng để khai thác, phát huy tốt các nguồn lực KH
CN,… Tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ khác ở nông thôn; “xây dựng vùng sản xuất nông sản an toàn, công nghệ cao” [6, tr.9].
Trên cơ sở chủ trương của Đảng, tại kỳ họp thứ 4, ngày 13/11/2008, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Công nghệ cao, trong đó đã xác định nhiệm vụ
cụ thể
phát triển công nghệ
cao trong ngành nông nghiệp, đồng thời đưa ra
những tiêu chí đối với doanh nghiệp và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Có thể thấy rằng, chủ trương của Đảng trong 10 năm đầu thế kỷ XXI đối với lĩnh vực nông nghiệp là tăng cường ứng dụng KHCN tiên tiến, hiện đại vào lĩnh vực sản xuất, nhất là CNSH trong chọn, tạo giống vật nuôi, cây trồng có năng suất chất lượng cao. Mặc dù trong giai đoạn này, “sản xuất
nông nghiệp theo hướng công nghệ cao” chưa được đề cập trong các văn
kiện của Đảng, song hình thành các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm mô hình điểm để thúc đẩy quá trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã được Đảng ta xác định.
Định hướng tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất để xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, hiệu quả, bền vững và theo hướng hiện đại của Đảng là cơ sở quan trọng để Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng vận dụng vào quá trình lãnh đạo phát triển nền nông nghiệp của địa phương.
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2004 2010)
Quán triệt và vận dụng chủ trương của Đảng về đẩy nhanh CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã có bước tăng trưởng cao. Tuy nhiên, quá trình phát triển còn thiếu ổn định, ứng dụng các thành tựu KHKT mới vào sản xuất và quản lý còn nhiều hạn chế [95, tr.2]. Để ngành nông nghiệp phát triển mạnh, tạo bước đột phá phát triển KTXH của địa phương, tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII (9/2003), Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đề ra “chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao” [95, tr.3], đồng thời xác định đây là một trong sáu chương trình trọng tâm cần tập trung thực hiện trong suốt nhiệm kỳ. Đảng bộ yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo các
ngành chức năng sớm xây dựng chương trình trọng tâm để triển khai thực hiện vào đầu năm 2004.
Quán triệt Nghị quyết của Hội nghị Đảng bộ giữa nhiệm kỳ, UBND tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2004 2010 và được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua tại cuộc họp ngày 23/02/2004 [96, tr.1]. Chương trình đã xác định mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị đất sản xuất nông nghiệp; xây dựng thương hiệu và tạo lợi thế cạnh tranh cho các
sản phẩm đặc thù của Lâm Đồng trên thị
trường tiêu thụ
trong nước và
ngoài nước; từng bước nâng cao sản lượng hàng hóa và quy mô phát triển theo hướng sản xuất khép kín. Là tỉnh tiên phong thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nên Lâm Đồng chưa có một
hình mẫu để
hoạch định và tổ
chức thực hiện. Vì vậy, trong những năm
đầu, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng chủ trương chỉ tập trung áp dụng với những đối tượng cây trồng, vật nuôi có lợi thế phát triển và có sự vượt trội về giá
trị sản xuất của địa phương gồm rau, hoa, dâu tây, chè, bò sữa, bò thịt ở
những địa bàn có điều kiện thuận lợi. Để đạt được mục tiêu của Chương trình, Đảng bộ đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp về thực hiện công tác quy hoạch (khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao), thực hiện các chính sách hỗ trợ về đất đai, tài chính, kỹ thuật và ưu đãi đầu tư đối với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Nhằm tạo bước phát triển đột phá và tăng tốc trong phát triển để đến năm 2010 “đưa Lâm Đồng thoát khỏi tình trạng chậm phát triển” [21, tr.147], Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII (Nhiệm kỳ 2006 2010) đề ra phương hướng: Khai thác tối đa các nguồn lực, thu hút nguồn ngoại lực để
đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả. Trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, phải gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, “gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh trên từng địa bàn” [21, tr.148].
Đối với ngành nông nghiệp, sau gần hai năm thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kinh tế nông nghiệp của Tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực, phát triển theo hướng chú trọng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng. Đó là cơ sở thực tiễn quan trọng để Đại hội chủ trương tiếp tục phát triển ngành nông nghiệp địa phương
theo hướng
ứng dụng
công nghệ cao. Đại hội khẳng định: “Tập trung phát
triển nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng phát triển nông nghiệp công
nghệ cao” [21, tr.147], đồng thời nhấn mạnh cần “nhân ra diện rộng” [21,
tr.151] các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đại hội xác định mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu; nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích. Đến năm 2010, diện tích chè chất lượng cao chiếm 20% tổng diện tích chè; rau, hoa ứng dụng công nghệ cao chiếm từ 3040% tổng diện tích rau, hoa toàn tỉnh; đàn bò sữa đạt 4.000 6.000 con [21, tr.152153]. Để đạt được mục tiêu trên, Đại hội đã đề ra các chính sách ưu tiên về thu hút đầu tư, quy hoạch,
xây dựng kết cấu hạ tầng, xúc tiến thương mại đối với lĩnh vực nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao tiếp tục
được Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng xác định tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa
VIII (9/2008) và Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết số
26
NQ/TW của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (10/2008). Đảng bộ
chủ
trương:
Tiếp tục thực hiện tốt chương trình nông nghiệp
ứng dụng
công nghệ cao, nhân rộng mô hình và mở rộng đối tượng cây trồng, vật nuôi.
Ngoài rau, hoa, dâu tây, chè, bò sữa, bò thịt,
Đảng bộ đã bổ
sung
thêm cá
nước lạnh vào đối tượng áp dụng của chương trình nông nghiệp ứng dụng
công nghệ
cao. Đến tháng 4/2009, tại Hội nghị Sơ
kết
chương trình phát
triển nông nghiệp công nghệ cao, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chủ trương: Tiếp tục thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời “mở rộng
phạm vi
ứng dụng đối với các cây trồng, vật nuôi
thuộc
nhiều vùng, địa
phương trong tỉnh” [116, tr.2]. Nhằm đạt được mục tiêu cơ bản là nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, tăng giá trị thu nhập trên một
đơn vị
diện tích đất sản xuất nông nghiệp với giá trị
lợi nhuận sản xuất
nông nghiệp đạt tỷ lệ 30 40%, ngoài những giải pháp về quy hoạch, triển khai nhân rộng mô hình, đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, cơ chế, chính sách ưu đãi, Hội nghị đặc biệt nhấn mạnh: “Thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị” [116, tr.3].
Có thể nói, dựa trên những lợi thế của địa phương, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng đã chủ trương phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, coi đó là chương trình trọng tâm để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH,HĐH, tạo nên bước phát triển đột phá về KTXH của địa phương trong suốt thời kỳ 2004 2010. Mục tiêu cơ bản của phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản; nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích; xây dựng thương hiệu và tạo lợi