Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Từ Việc Triển Khai Ứng Dụng Basel Ii



công tác quản lý rủi ro, cũng như các thay đổi khác nhằm bổ sung cho các mục tiêu giám sát của họ.

Nhật Bản, Hàn Quốc, tất cả các ngân hàng của những quốc gia này sẽ áp dụng hiệp ước Basel II trễ nhất vào đầu năm 2008, với các phương pháp có thể áp dụng như phương pháp chuẩn (đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động), phương pháp IRB cơ bản & nâng cao, phương pháp chỉ số cơ bản BIA, phương pháp đo lường nâng cao AMA.

Nhóm những nước được coi là phát triển tương đối mạnh trong khu vực Châu Á như ingapore, Hồng Kông-Trung Quốc, Đài Loan sẽ có một số phương pháp được đưa vào áp dụng ngay từ thời điểm đầu năm 2007 như phương pháp chuẩn (rủi ro tín dụng & rủi ro hoạt động), phương pháp IRB cơ bản và phương pháp chỉ số cơ bản BIA. Các phương pháp nâng cao dự kiến được áp dụng vào đầu năm 2008.

Đối với Thái Lan, Philipines, Malaysia và Indonesia, thời hạn triển khai áp dụng Basel II sẽ lùi lại sau một năm, nghĩa là cuối năm 2008. Những phương pháp nâng cao và phức tạp có thể áp dụng vào cuối năm 2009 hoặc 2010 tùy điều kiện thực tế của từng quốc gia.

Việc thực thi Basel II ở một số nước Châu Á cụ thể như sau:

Bảng 1.3: Triển khai Basel II tại một số nước Châu Á


Quốc gia

Các cách tiếp cận rủi ro tín dụng

Các cách tiếp cận rủi ro hoạt động

SA

IRBF

IRBA

BIA

SA

AMA

Trung

Quốc

Không áp

dụng

2010

Không áp

dụng

Không áp

dụng

2010

Không áp

dụng

Hồng

Kong

1/1/2007

1/1/2008

1/1/2007

Không áp

dụng

Ấn Độ

31/3/2007

Không áp dụng

01/4/2007

Không áp dụng

Nhật Bản

1/4/2007

1/4/2008

01/4/2007

1/4/2008

Hàn Quốc

1/1/2008

1/1/2008

Philipin

1/1/2007

2010

1/1/2007

2010

Singapore

1/1/2008

1/1/2008

Đài Loan

1/1/2007

1/1/2008

1/1/2007

1/1/2008

Thái Lan

31/12/2008

31/12/2009

31/12/2008

31/12/2009

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Giải pháp ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 5

Nguồn: JICA



Ghi chú: A là cách tiếp cận chuẩn hóa; IRBF là cách tiếp cận cơ bản dựa trên xếp hạng nội bộ; IRBA là cách tiếp cận nâng cao dựa trên xếp hạng nội bộ; BIA là cách tiếp cận chỉ số cơ bản; AMA là cách tiếp cận đo lường tiên tiến.

1.4.3. Thực tiễn áp dụng Basel II tại Mỹ

Ở Mỹ, có nhiều điểm khác biệt trong việc ứng dụng Basel II ở Mỹ so với các quốc gia khác trên thế giới. Basel II được áp dụng ở Mỹ vào khoảng giữa đầu năm 2008 và chỉ được ứng dụng ở một số các tổ chức tài chính. Có 4 cơ quan có liên quan đến việc thực hiện và ứng dụng Basel II: Cơ quan kiểm soát tiền tệ (OCC), tổ chức hệ thống dự trữ liên bang (Board), Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi (FDIC), cơ quan kiểm soát tiền gửi (OT ). Bốn cơ quan này mới xác định phân loại ngân hàng thuộc 3 nhóm sau:

CORE BANKS: bao gồm 8 ngân hàng có tổng giá trị tài sản hợp nhất từ 250 tỷ USD trở lên và có bảng cân đối tài sản hoạt động chi nhánh nước ngoài từ 10 tỷ USD trở lên; 8 ngân hàng này bắt buộc phải áp dụng các phương pháp nâng cao để đánh giá rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động.

OPT – IN BANKS: là các ngân hàng được khuyến khích nên áp dụng phương pháp nâng cao trong đánh giá rủi ro.

GENERAL BANKS: là các ngân hàng không áp dụng phương pháp nâng cao, mà chỉ áp dụng phương pháp đơn giản trong đánh giá rủi ro (có khoảng

6.500 ngân hàng Mỹ với quy mô vừa và nhỏ dự kiến sẽ vừa áp dụng theo Basel II vừa duy trì theo Basel I cho đến khi đạt được tiêu chuẩn của Basel II).

1.4.4. Một số bài học kinh nghiệm từ việc triển khai ứng dụng Basel II


Trên cơ sở nghiên cứu tình hình ứng dụng Basel II trên thế giới tác giả đã rút ra một số bài học như sau:

- Cần phải có quyết tâm cao độ, nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc ứng dụng Basel II vào hệ thống NHTM

- Phải xây dựng lộ trình ứng dụng Basel II có như vậy mới tạo ra định hướng thực hiện

- Xây dựng kế hoạch nâng cấp dần các NHTM đáp ứng từng bước các yêu cầu của Basel II theo một lộ trình hợp lý, từ đó mới tạo đà, cơ sở cho việc triển khai Basel II

- Xây dựng được văn hóa quản trị rủi ro trong NHTM, xây dựng văn hóa quản



trị rủi ro kiểu “Canada”. Đó là văn hóa cho vay thận trọng cùng với các qui định nghiêm ngặt, áp dụng mức vốn bắt buộc cao hơn so với tiêu chuẩn quốc tế, để bảo vệ các ngân hàng trước các cuộc khủng hoảng tài chính.

- Triệt để triển khai các ứng dụng về M&A, về tái cấu trúc trong việc triển khai ứng dụng Basel II

- Chuẩn bị nguồn vốn, có lộ trình tăng vốn, kế hoạch huy động vốn dài hơi, khoa hoc để đáp ứng Basel II

- Vấn đề quan trọng nhất là cần đảm bảo an toàn hoạt động cho hệ thống NHTM, hỗ trợ nền kinh tế phát triển do vậy bất cứ biện pháp nào đạt được điều này đều phải xem xét, cân nhắc triển khai ứng dụng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong chương 1, tác giả đã khái quát toàn bộ các lý luận về Basel II, bao gồm các khái niệm, lịch sử hình thành, vai trò ý nghĩa của Basel II, sự khác biệt giữa Basel II và Basel I, ưu nhược điểm và lộ trình áp dụng, ba trụ cột của Basel II (Vốn tối thiểu, giám sát và quy tắc thị trường). Trình bày các phương pháp tính hệ số an toàn vốn (CAR), tỉ lệ này được dùng để đánh giá mức độ cân bằng của vốn tự có với các tài sản rủi ro của NHTM, cho thấy mức độ an toàn và tính ổn định của ngân hàng, và cả khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn cũng như khả năng chống đỡ với các loại rủi ro có thể gặp phải.

Tiếp theo đó tác giả cũng đã trình bày về hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam, các loại rủi ro, ý nghĩa của việc ứng dụng Basel II vào quản trị rủi ro. Cuối cùng, tác giả cũng xem xét kinh nghiệm ứng dụng, triển khai Basel,Basel II của một số quốc gia và ngân hàng lớn trên thế giới.

Việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao. Đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Basel II gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc áp dụng Basel II tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro đối với các ngân hàng thương mại (NHTM). Toàn bộ hệ thống lý luận này sẽ là tiền đề cho việc triển khai nghiên cứu và đưa ra các giải pháp ứng dụng Basel II trong hệ thống các NHTM Việt Nam ở chương 2 và 3.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ PHÂN TÍCH CÁC‌

TÁC NHÂN GÂY ẢNH HƯỞNG


2.1. Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam và sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động của các ngân hàng thương mại‌

2.1.1. Những vấn đề chung về nền kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam hoạt động kém hiệu quả và trong thời gian vừa qua đang phát triển kinh tế theo chiều rộng. Tuy nhiên, chiến lược phát triển kinh tế chủ yếu theo chiều rộng cũng như bất kỳ một chính sách nào cũng đều có những hạn chế của nó. Phát triển kinh tế theo chiều rộng thông thường đòi hỏi vốn đầu tư cao và dàn trải. Hiệu quả đầu tư không cao và dàn trải được tích tụ qua các năm là nguyên nhân chủ yếu làm cho lạm phát tăng cao.

Nhu cầu đầu tư lớn dẫn đến tình trạng đầu tư vượt xa khả năng tích lũy của nền kinh tế, thâm hụt ngân sách luôn ở mức cao. Để bù đắp phần thiếu hụt phải trông cậy vào đầu tư nước ngoài và vay nợ nước ngoài. Thực tế này đã làm cho nợ quốc gia và nợ công nước ngoài tăng nhanh trong những năm vừa qua, mặc dù vẫn trong ngưỡng an toàn nhưng cũng đến lúc phải thận trọng.

Trong những năm vừa qua khi lạm phát gia tăng, kinh tế vĩ mô có nhiều biểu hiện không ổn định, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chững lại, đầu tư nước ngoài gián tiếp cũng nhỏ giọt. au khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới, mặc dù đã có dấu hiệu hồi phục song các nền kinh tế lớn tăng trưởng còn chậm, không rò nét và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, các luồng vốn đầu tư đang đổ dồn vào các nước Đông Nam Á. Thời gian qua Chính phủ Việt Nam cũng đặt vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát nhưng không nhất quán và nhiều khi còn bị đánh đổi lấy các mục tiêu kinh tế khác. Điều này đã làm giảm lòng tin của cộng đồng các nhà đầu tư, các nhà tài trợ vào môi trường đầu tư của Việt Nam. Mức xếp hạng tín nhiệm đầu tư của Việt Nam bị giảm sút.



2.1.2. Những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế Việt Nam hiện nay

2.1.2.1. Cơ sở hạ tầng và môi trường đầu tư

Việt Nam xếp hạng thấp trong bảng xếp hạng chỉ số cạnh tranh toàn cầu và thách thức số 1 của Việt Nam là thiếu hụt hạ tầng cơ sở. Tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam từ năm 1990 cho đến nay giữ ở mức 10% GDP, cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế, trong đó các tài trợ từ nguồn vốn quốc tế chiếm 40% tổng mức đầu tư. Nhưng cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang thiếu và đang trở nên quá tải.

Cơ sở hạ tầng là một trong những trở ngại lớn nhất của phát triển kinh tế tại Việt Nam. Cơ sở hạ tầng Việt Nam bị đánh giá là yếu kém, thiếu thốn. Việc nâng cấp hạ tầng vật chất của Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót và trậm trễ. Chi phí vận tải ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Việt Nam chưa có cảng biển mang tầm cỡ quốc tế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất hàng hóa ở Việt Nam, vì phải vận chuyển qua cảng trung gian. Vấn đề bất cập trong cơ sở hạ tầng hiện nay là thiếu một quy hoạch phát triển đồng bộ, chi phí đầu tư cao, chất lượng đầu tư thấp và thất thoát lớn trong quá trình đầu tư.

2.1.2.2. Chất lượng tăng trưởng

Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 2001 - 2010 cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đạt, khối dịch vụ mới chỉ chiếm 40% GDP so với kì vọng 42% được Quốc hội đề ra; GDP bình quân đầu người tuy có sự tiến bộ, nhưng so với các nước cùng trình độ phát triển thì không đạt chỉ tiêu; Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phần lớn phụ thuộc vào tăng vốn đầu tư và tăng số lượng lao động. Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn thấp và chưa đạt được độ bền vững. Chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tính hiệu quả của kinh tế thấp, đồng thời sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. Tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Chất lượng tăng trưởng thấp kéo dài là tiền đề gây nên lạm phát, khủng hoảng và suy thoái kinh tế, đang đe dọa đến tính ổn định và sự bền vững phát triển kinh tế trong tương lai.

2.1.2.3. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế Việt Nam không hợp lý thể hiện ở cơ cấu sở hữu tài sản và đầu tư tập trung quá lớn vào khối doanh nghiệp nhà nước (trong khi khối này hoạt động không hiệu quả). ự bất cập trong cơ cấu nền kinh tế còn được thể hiện qua việc lựa



chọn ngành trong chiến lược phát triển công nghiệp chưa tận dụng được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam đang có.

Chính sách phát triển công nghiệp Việt Nam không tạo ra được sự liên kết trước và sau để thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Nhiều dự án FDI đầu tư vào Việt Nam nhằm khai thác những quy định lỏng lẻo về môi trường hay chỉ lợi dụng chính sách bảo hộ của nhà nước để tìm kiếm lợi nhuận không tạo ra được nhiều tiền đề cho sự phát triển kinh tế.

2.1.2.4. Chất lượng của nguồn lao động

Một trong những trở ngại của nền kinh tế Việt Nam là thiếu nguồn nhân lực có trình độ. Nguồn lao động của Việt Nam dồi dào, trẻ, có trình độ học vấn nhưng thiếu kỹ năng và tay nghề. Chất lượng nhân lực không cao và chậm áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ khiến cho năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh của hàng hóa kém, giá trị gia tăng của các sản phẩm chưa cao.

Nguồn nhân lực giá rẻ không còn được xem là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân lực thấp trở thành một rào cản phát triển kinh tế. ố người lao động qua đào tạo đang chiếm một tỷ lệ thấp, chất lượng chưa đáp ứng được những công việc đòi hỏi kiến thức và kỹ năng. Đào tạo đại học và nghề chưa theo sát với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề nhân lực là một trở ngại lớn đối với nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam.

2.1.2.5. Chính sách tài chính và tiền tệ

Việt Nam bị các tổ chức đánh giá tín nhiệm hạ thấp mức độ an toàn xuống "rủi ro cao". Tính tới tháng 3 năm 2011, Việt Nam là một trong 20 nước có khả năng vỡ nợ lớn nhất trên thế giới. Thị trường chứng khoán trong thời gian 2 năm 2009-2011 suy giảm mạnh. Thâm hụt cán cân thương mại, nhập siêu ở mức cao và trở thành căn bệnh kinh niên của nền kinh tế. Việt Nam bị mắc phải ba vấn đề liên quan:

- Thâm hụt ngân sách nặng nề,

- Nhập siêu dẫn tới thâm hụt tài khoản vãng lai,

- Dự trữ ngoại tệ quá mỏng.

Chính vì vậy, lạm phát luôn là vấn đề nhức nhối. Chính phủ không thể ổn định được tỷ giá, một nguyên nhân dẫn tới lạm phát cao. Trong vòng 5 năm (200 -2010), tính cộng dồn đơn giản, lạm phát đã tăng gần 0% trong khi tổng tăng trưởng GDP chỉ đạt 35,1%. Hàng năm Chính phủ Việt Nam đều phải nỗ lực rất lớn trong điều hành để kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô. Các giải pháp thực thi chủ yếu đều mang



tính ngắn hạn, tình thế (chữa cháy), nặng về hành chính, chưa tập trung xử lý các vấn đề cơ bản như cơ cấu, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, so với năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2011 tăng 18,58% - cao hơn nhiều so với mục tiêu mà Chính phủ đề ra cũng như các dự báo trước đó của các bộ ngành và giới phân tích. Theo đó, thủ phạm chính đẩy lạm phát tăng cao vẫn là giá thực phẩm, lương thực tăng mạnh với mức 29,34% và 22,82%. Giao thông đi lại cũng nằm trong nhóm có mức tăng cả năm khá cao gần 1 %. Nhóm giáo dục được cho là bị tác động mạnh nhất bởi các yếu tố liên quan khác như giá nguyên vật liệu đầu vào, trượt giá chung, nên có mức tăng đến 23,18% so với năm ngoái. Không tính vào rổ hàng hóa tính chỉ số lạm phát song giá vàng được coi là một trong những sự kiện đáng chú ý của năm 2011 khi liên tiếp lập các kỷ lục mới. Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2011, giá vàng đã tăng 39%. Tỷ giá U D cũng tăng đến 8,47% so với năm 2010.

2.1.3. Đặc điểm của nền kinh tế và các tác động đến hoạt động của NHTM.

2.1.3.1. Tín dụng, cung tiền thấp nhất hơn 15 năm qua

Trên biểu đồ dữ liệu tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán của hơn 15 năm trở lại đây, kết quả của năm 2011 tạo một điểm rơi rò rệt, thấp hơn cả hai điểm trũng của năm 1998 và 2002. Bản thân năm 2011, kết quả của nó cũng thấp hơn hẳn các chỉ tiêu đề ra. Đầu năm, triển khai Nghị quyết số 11 của Chính phủ, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay giới hạn dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15% - 1 %. Thế nhưng, kết quả ước tính lần lượt chỉ là 12% và 10%. Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh kết quả đó ở giá trị kiềm chế lạm phát, ở khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế cải thiện. Tuy nhiên, mặt trái của hai tỷ lệ quá thấp đó đến nay vẫn chưa được phân tích một cách rò ràng và cụ thể. Còn trên thực tế, đó là hai trở ngại lớn đối với nỗ lực giảm lãi suất, với khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí