Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 2

sự phát triển của các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội thì mới có tính khả thi trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật; từ đó tạo cơ sở cho xã hội ổn định và phát triển.

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp sau:


- Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu về các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng qua các thời kỳ

- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích về các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng.

- Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng với hệ thống pháp luật trước đó cũng như hệ thống pháp luật của một số nước.

- Phương pháp thống kê, khảo sát thực tiễn được áp dụng khi xem xét thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật trong lĩnh vực này.

5. Cơ cấu, cấu trúc luận văn


Luận văn được chia thành 3 phần chính bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Mở đầu

Kết quả nghiên cứu

Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 2

Chương I. Những vấn đề lý luận về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng

Chương II. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng và thực tiễn áp dụng

Chương III. Những phương hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng

Kết luận

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ

CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CHUNG CỦA VỢ CHỒNG


1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò sở hữu chung của vợ chồng


Quan hệ sở hữu chung của vợ chồng là quan hệ xã hội khách quan. Khi có quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ chồng thì cuộc sống chung của họ sẽ tạo ra những giá trị chung về vật chất và tinh thần và sở hữu tài sản chung khi đó là cơ sở vật chất cho đời sống chung của hai người, là điều kiện để họ thực hiện các chức năng xã hội của gia đình như sinh đẻ, giáo dục nuôi dưỡng, thoả mãn những nhu cầu chung cũng như của cá nhân họ.

Trong xã hội có nhà nước và pháp luật, khi sở hữu là đối tượng lập pháp thì sở hữu cá nhân, sở hữu gia đình, sở hữu vợ chồng cũng là một đối tượng lập pháp quan trọng. Có thể nói, xã hội nào có hôn nhân, vợ chồng thì cũng đều tồn tại sở hữu chung của vợ chồng. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của mỗi giai đoạn phát triển, sự điều chỉnh pháp luật về sở hữu chung của vợ chồng có những đặc trưng riêng. Ví dụ: có thời kỳ luật pháp chỉ thừa nhận quyền sở hữu của vợ, chồng, không có sở hữu tài sản, có thời kỳ vợ chồng đều có quyền sở hữu tài sản, và tài sản chung có thể xác lập theo pháp luật hoặc theo thỏa thuận….

Tuy nhiên, về bản chất, sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu của các thể nhân, chứ không phải là sở hữu của một pháp nhân. Do đó, sở hữu chung của vợ chồng trước hết phản ánh tư tưởng, quan điểm của các nhà làm luật cũng như xã hội về quyền sở hữu của cá nhân cũng như quyền tự do dân sự của các cá nhân thông qua việc ghi nhận và thể hiện sự tự thỏa thuận của các bên chủ thể. Đây là một trong những quyền cơ bản của công dân hiện đã được cộng đồng quốc tế công nhận tại nhiều văn kiện quốc tế. Điều 17, Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế đã khẳng định “Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản một mình hoặc sở hữu tài sản cùng với những

người khác”. Hiện nay, pháp luật các nước trên thế giới cũng đều công nhận và bảo hộ quyền sở hữu của cá nhân trong các văn bản pháp luật của nước mình. Ở Việt Nam, Điều 58 Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định “Công dân có quyền sở hữu…. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân” [6]. Cụ thể hóa sự ghi nhận này, Điều 169 BLDS năm 2005 cũng khẳng định “Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật” [10]

Tùy từng thời điểm lịch sử và đặc điểm xã hội của từng nước, quan điểm về quyền tự do cá nhân trong sở hữu lại được ghi nhận rộng hay hẹp khác nhau và được phản ánh một cách rõ nét trong sở hữu chung của vợ chồng thông qua mức độ công nhận quyền tự do thỏa thuận của các chủ thể trong sở hữu chung của vợ chồng.

Sự phản ánh này được thể hiện cơ bản qua ba khía cạnh lớn là sự ghi nhận của pháp luật về sự thoả thuận của các bên trong việc thiết lập, tạo dựng quan hệ sở hữu chung của vợ chồng cũng như trong việc xác định các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng và thoả thuận của các bên trong việc thực hiện quyền sở hữu chung của vợ chồng.

Trong việc thiết lập, tạo dựng quan hệ sở hữu chung của vợ chồng, nếu như trước kia, với quan điểm và sự ghi nhận rất hạn chế của xã hội về quyền tự do cá nhân trong sở hữu cũng như quyền tự do dân sự cuả cá nhân, sự thoả thuận, thống nhất ý chí của hai bên chủ thể đã được ghi nhận rất hạn chế trong sở hữu chung của vợ chồng. Ví dụ dưới thời kỳ phong kiến, quyền tự do cá nhân ít khi được nhắc đến nên sự thỏa thuận của các bên trong việc tạo lập quan hệ hôn nhân mà trên đó sở hữu chung của vợ chồng được thiết lập cũng không hề được quan tâm, chú ý đến. Mà yếu tố

tiên quyết lại chính là sự quyết định của hai bên dòng họ, gia đình. Đến ngày nay, với sự ghi nhận và bảo đảm rất cao của quyền tự do cá nhân, sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên chủ thể trong việc tạo lập quan hệ hôn nhân hay quan hệ sở hữu chung của vợ chồng được coi là một yếu tố quyết định. Chính hai bên chủ thể chứ không phải ai khác là người trước tiên tự quyết định có xác lập quan hệ hôn nhân với nhau hay không. Không ai có thể ép buộc hoặc dùng bất cứ một biện pháp nào, hình thức nào để bắt buộc hai bên xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp mà không có sự đồng ý của các chủ thể đó.

Tương tự như vậy, quan điểm về quyền tự do cá nhân cũng được phản ánh rất rõ nét qua sự công nhận thỏa thuận của hai bên vợ chồng trong việc xác định tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng cũng như việc thực hiện quyền sở hữu chung của vợ chồng. Ngày nay, pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đều cho phép các chủ thể về cơ bản có thể tự do thỏa thuận, bàn bạc và ủy quyền cho nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung hay nói cách khác là các bên có thể thỏa thuận về việc thực hiện quyền sở hữu chung của vợ chồng. Đồng thời, các bên cũng có thể thỏa thuận về tài sản chung của vợ chồng. Ví dụ Điều 1469 BLDS và Thương Mại Thái Lan quy định “Khi vợ chồng không có sự thỏa thuận đặc biệt của họ về tài sản trước khi kết hôn thì quan hệ tài sản giữa họ sẽ được điều chỉnh bởi những quy định của chương này”

[13] Như vậy, pháp luật sẽ chỉ can thiệp và chỉ quy định khi hai bên không có thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn, nói cách khác sự tự thoả thuận của các bên về tài sản được coi là nền tảng, cơ sở đầu tiên trong việc xác định các tài sản chung của vợ chồng.

Tóm lại, sở hữu chung của vợ chồng trước hết luôn phản ánh tư tưởng, quan điểm của xã hội về quyền tự do cá nhân trong sở hữu cũng như quyền tự do dân sự của cá nhân trong từng thời kỳ lịch sử và từng đặc điểm xã hội khác nhau.

Bên cạnh đó, sở hữu chung của vợ chồng còn luôn gắn liền với sự xuất hiện của hôn nhân và gia đình, phục vụ các chức năng của gia đình. Trong khi đó chức năng của gia đình không chỉ bó gọn trong hai chủ thể thiết lập quan hệ vợ chồng đó mà còn có ảnh hưởng lớn đến toàn xã hội. Gia đình với các chức năng xã hội của nó như thỏa mãn những lợi ích, nhu cầu của vợ chồng, chức năng sinh sản, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em, chức năng kinh tế, văn hóa, xã hội ….. đã không còn là vấn đề của hai bên chủ thể xác lập quan hệ hôn nhân mà đã trở thành một vấn đề của cả xã hội, ảnh hưởng tới toàn xã hội từ đó, gia đình được coi là một tế bào của xã hội là nền tảng của xã hội. Chính vì vậy, sở hữu chung của vợ chồng không chỉ phản ánh quan điểm, tư tưởng của xã hội về quyền tự do cá nhân, quyền tự do dân sự mà còn phản ánh quan điểm xã hội trong việc bảo đảm và duy trì sự ổn định, phát triển của xã hội thông qua quan điểm của xã hội về chức năng của gia đình.

Điều này được thể hiện trước hết qua việc pháp luật quy định về các điều kiện để xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp mà trên đó sở hữu chung của vợ chồng được tạo lập. Kể cả trong trường hợp sự thỏa thuận, ý chí tạo dựng quan hệ hôn nhân hợp pháp của các bên được coi là yếu tố tiên quyết thì pháp luật vẫn có những quy định về các điều kiện để xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp mà các bên chủ thể phải tuân theo. Các điều kiện này, tùy từng thời điểm lịch sử, đặc điểm xã hội của mỗi nước lại được quy định khác nhau và luôn phản ánh quan điểm của xã hội về chức năng của gia đình nhằm bảo vệ trật tự, sự ổn định và phát triển của chính xã hội đó. Ví dụ, ở thời kỳ phong kiến, việc kết hôn với việc tạo lập nên gia đình được coi là để duy trì nòi giống, phát triển giòng họ nên sự đồng ý, xác nhận của hai bên giòng họ được coi là những điều kiện tiên quyết để công nhận mối quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa hai bên chủ thể. Ngoài ra, pháp luật ở thời kỳ nào cũng yêu cầu việc xác lập quan hệ hôn nhân để từ đó xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng phải được tiến hành theo những hình thức nhất định và phải được pháp luật quy

định. Như vậy, với các quy định về điều kiện kết hôn, điều kiện công nhận hôn nhân hợp pháp để từ đó tạo lập nên sở hữu chung của vợ chồng, pháp luật qua đó đã định hướng và góp phần để sở hữu chung của vợ chồng phản ánh quan điểm về ổn định và phát triển xã hội.

Quan điểm của xã hội về chức năng của gia đình, về bảo vệ trật tự và phát triển của xã hội cũng được thể hiện trong quy định của pháp luật về việc thực hiện quyền sở hữu chung của vợ chồng và quy định của pháp luật về việc tài sản nào sẽ là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Để đảm bảo lợi ích của các bên chủ thể, ổn định trật tự và phát triển xã hội, pháp luật mặc dù cho phép các bên chủ thể có thể cùng nhau thỏa thuận về việc thực hiện quyền sở hữu chung cũng như thỏa thuận xác định các tài sản chung của vợ chồng, nhưng sự thỏa thuận này luôn phải tuân theo những hình thức nhất định và phải được pháp luật công nhận. Ví dụ, pháp luật của các nước tư bản cho phép hai bên có thể thuận thuận xác định các tài sản chung nhưng sự thỏa thuận này phải được tiến hành trước khi kết hôn và phải được lập thành văn bản với sự ghi nhận của các cơ quan có thẩm quyền, nếu không sự thỏa thuận này sẽ bị coi là vô hiệu. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, sở hữu chung của vợ chồng còn được quy định rõ ràng, không phụ thuộc vào ý chí, sự thỏa thuận của các bên như trường hợp quy định về chế độ cộng đồng toàn sản pháp định. Tức là sau khi kết hôn, toàn bộ tài sản của hai bên vợ chồng dù có trước hay sau hôn nhân đều thuộc tài sản chung của vợ chồng. Quy định này phản ánh quan điểm của xã hội về hôn nhân là một sự kết hợp hoàn toàn của hai bên, mang tính lâu dài, bền vững, không thể dễ dàng bị phá hủy.

Như vậy, có thể thấy sở hữu chung của vợ chồng luôn phản ánh quan điểm, sự ghi nhận của xã hội về quyền tự do cá nhân cũng như quyền tự do dân sự của cá nhân đồng thời luôn phản ánh quan điểm xã hội về chức năng của gia đình, về sự ổn định, phát triển xã hội. Với đặc điểm này, sở hữu chung của vợ chồng đang ngày càng trở thành một vấn đề quan trọng trong đời sống

xã hội vì nó không chỉ liên quan tới việc bảo đảm quyền tự do cá nhân, bảo đảm quyền và lợi ích của chính các chủ thể mà còn liên quan tới sự ổn định gia đình, phát triển của xã hội – hai vấn đề đang ngày càng được xã hội quan tâm hơn. Vì vậy, các quy định về sở hữu chung của vợ chồng đang ngày càng có vai trò, vị trí hết sức to lớn. Do điều kiện có hạn, dưới đây chỉ đề cập đến vấn đề về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng.

1.2. Vấn đề xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ

chồng


Sở hữu chung của vợ chồng phản ánh và được quyết định bởi quan

điểm xã hội về quyền tự do cá nhân, quyền tự do dân sự của cá nhân và quan điểm xã hội về các chức năng, vai trò của gia đình. Chính vì vậy, các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng cũng phản ánh và được quyết định bởi các quan điểm này.

Các quan điểm này, tùy theo từng thời kỳ lịch sử và đặc điểm của từng xã hội khác nhau lại khác nhau, do đó, các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng tùy theo từng thời kỳ lịch sử và đặc điểm của từng xã hội khác nhau cũng được quy định khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy, thông thường bao gồm các nhóm căn cứ sau:

- Thứ nhất là các căn cứ xác lập quyền sở hữu nói chung theo quy định của pháp luật dân sự

- Thứ hai là sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp


- Thứ ba là các căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng bao gồm sự thoả thuận của các bên chủ thể hoặc theo quy định của pháp luật.

Thiếu một trong các căn cứ, điều kiện trên, sở hữu chung của vợ chồng không thể được xác lập. Và tùy từng đặc điểm xã hội khác nhau mà các nhóm căn cứ này lại được quy định khác nhau trên cơ sở quan điểm của xã hội về quyền tự do cá nhân, quyền tự do dân sự của cá nhân và quan điểm xã hội về các chức năng, vai trò của gia đình.

1.2.1. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu nói chung:


Vì sở hữu chung của vợ chồng là một hình thức sở hữu nên các căn cứ trước tiên để xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng là các căn cứ để xác lập quyền sở hữu nói chung. Đây là một căn cứ chung của các loại sở hữu vì vậy nó chỉ được quyết định bởi các quan điểm xã hội nói chung. Do điều kiện có hạn và sự tập trung cho việc phân tích, làm rõ những căn cứ riêng biệt của việc xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng luận văn không đi sâu phân tích căn cứ này mà chỉ đưa ra những vấn đề cơ bản.

Về vấn đề này, pháp luật của các nước thường có những quy định rất cụ thể về căn cứ xác lập quyền sở hữu. Các quy định này thường được quy định trên cơ sở nguồn gốc của tài sản. Theo giáo trình Luật Dân sự Việt Nam của Đại học luật Hà Nội, có 3 nhóm căn cứ xác lập quyền sở hữu bao gồm:

- Theo hợp đồng hoặc theo giao dịch của một bên

- Theo quy định của pháp luật (như tài sản được hình thành do lao động, do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến, thừa kế…..)

- Theo những căn cứ riêng: Bản án, quyết định của tòa án….

Ở Việt Nam, Điều 170, BLDS năm 2005 quy định quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:

1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp


2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

3. Thu hoa lợi, lợi tức


4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;


5. Được thừa kế tài sản;


6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 11/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí