Vai Trò Của Thông Tin Tài Chính Trên Thị Trường Chứng Khoán.


Phân loại theo

phương tiện trình bày

Bảng cân đối kế toán

Báo cáo

lưu chuyển tiền tệ

Thuyết minh

báo cáo tài chính

Báo cáo thường niên

Phân loại theo

tính chất

Thông tin tài chính

bắt buộc

Thông tin tài chính

tự nguyện

Báo cáo

kết quả kinh doanh


Phân loiaj theo

nhu cầu sử dụng thông tin của các cấp quản trị bên trong doanh nghiệp. Trong trường hợp DN dự báo tốt sẽ giúp nhà quản trị xây dựng kế hoạch thuận lợi và có tính khả thi cao. Để đưa ra các thông tin dự báo tốt, các chuyên gia chịu trách nhiệm thực hiện dự báo phải có kiến thức tổng hợp ở nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội; phương pháp dự báo khoa học và hiện đại. Cùng với sự phát triển của máy vi tính và nhiều phần mềm ứng dụng khác nhau, công tác dự báo ngày càng thuận lợi hơn và trở thành bộ phận không thể thiếu trong công tác lập kế hoạch của các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp và ra quyết định các nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp.


thời gian


Thông tin tài chính quá khứ




Thông tin tài chính dự báo


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 7


Hình 1.1. Phân loại thông tin tài chính


1.2.3. Vai trò của thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán.

Bản chất và vai trò của thông tin đều hướng đến việc đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng khác nhau nhằm phục vụ cho việc ra quyết định. Theo Nguyễn Đình Hùng (2010)[9], các đối tượng quan tâm và thường sử dụng TTTC của các DNPTCNY có thể được chia thành 4 nhóm:

Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán

TTTC là một phương tiện trợ giúp cũng là một công cụ pháp lý quan trọng để đảm bảo các lợi ích trực tiếp và gián tiếp của Nhà nước qua việc cung cấp những thông tin đáng tin cậy, thống nhất về hoạt động kinh tế tài chính để các cơ quan quản lý nhà nước có thể thực hiện được các chức năng hoạch định, điều hành, kiểm tra, đánh giá và quyết định.

TTTC đầy đủ và minh bạch sẽ giảm thiểu các rủi ro về việc ra quyết định đối với các đối tượng tham gia trên TTCK và mang lại cơ hội công bằng giữa các nhà đầu tư trong việc tiếp cận và sử dụng TTTC quá khứ.

Đối với nhà đầu tư

TTTC giúp nhà đầu tư đánh giá được giá trị hiện tại của các khoản đầu tư và khả năng đáp ứng cam kết của nhà quản lý đối với các khoản đầu tư hiện tại.

Lợi ích của việc sử dụng TTTC trên BCTN mang lại cho nhà đầu tư là giá trị dự báo của thông tin – đây thường là cơ sở cho các kỳ vọng của nhà đầu tư và giá trị so sánh của thông tin để cho phép nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả nhất trong quá trình hội nhập quốc tế với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình đầu tư xuyên quốc gia.

Đối với các nhà quản trị nội bộ

Mặc dù các nhà quản trị nội bộ đã có nguồn thông tin từ kế toán quản trị được thiết lập riêng nhưng thông tin trên BCTC vẫn là nguồn thông tin quan trọng cho việc hoạch định, điều hành, kiểm soát và ra quyết định. Hơn nữa, BCTC còn là phương tiện công bố các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh, thông tin về dòng tiền tới các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp vì vậy đây chính là cơ hội giúp các nhà quản trị nâng cao vị thế và uy tín cá nhân trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là cách thức hiệu quả, hợp pháp và có tính thuyết phục cao để tăng cường


khả năng cạnh tranh trong việc thu hút các nguồn tài trợ, cho vay, đầu tư vốn từ các chủ thể khác trong xã hội.

Thông tin trên BCTC giúp nhà quản trị nhận biết và đánh giá được các cơ hội kinh doanh, đầu tư và thực thi quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các thông tin này cũng cho thấy kết quả điều hành của nhà quản trị trong cương vị quản lý hoặc trách nhiệm giải trình của nhà quản lý đối với những nguồn lực mà họ được ủy thác, đây cũng là cơ sở để HĐQT tái chỉ định hoặc thay thế nhà quản lý.

Đối với các bên liên quan

Sự quan tâm của nhóm này tương đồng với nhóm nhà đầu tư tuy nhiên khả năng kiểm soát và sự ảnh hưởng của nhóm này mạnh mẽ hơn rất nhiều so với nhóm nhà đầu tư vì họ có quyền được tham gia vào việc đưa ra các quyết định chính sách tài chính của DN. Vai trò của CBTT đối với nhóm này biểu hiện qua hai khía cạnh an toàn và hiệu quả mang lại đối với các khoản cho vay nợ, góp vốn liên doanh liên kết vì vậy TTTC phải đảm bảo một sự tín nhiệm đủ lớn để các bên liên quan có thể đặt trọn niềm tin khi ra quyết định tài trợ, góp vốn, cho vay, cho nợ hay nắm giữ các chứng chỉ nợ do doanh nghiệp phát hành.

Đối với công chúng

Ngoài bốn nhóm đối tượng chủ yếu trên, còn có nhiều cá nhân, tổ chức, đoàn thể xã hội khác cũng quan tâm, sử dụng TTTC theo những cách thức rất đa dạng cho dù có thể họ không có những mối quan hệ kinh tế trực tiếp với doanh nghiệp, đó là: (i) nhóm các nhà nghiên cứu – phân tích gồm các chuyên gia kinh tế, nhà báo, người giảng dạy, tổ chức tư vấn, môi giới, và nhóm các cư dân địa phương, tổ chức bảo vệ môi trường …. Lợi ích của thông tin trên BCTC mang lại cho từng đối tượng rất khác nhau bởi nó gắn liền với khả năng tiếp cận, phân tích và sử dụng thông tin trên BCTC của doanh nghiệp để ra quyết định.

1.3. Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên

1.3.1. Khái niệm

CBTT là một quá trình mà thông qua đó doanh nghiệp truyền tải thông tin tới các chủ thể bên ngoài có mối quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp doanh nghiệp (Ngô Thu Giang, 2014)5. Tuy nhiên, để đảm bảo tính


kịp thời và hữu ích của thông tin, doanh nghiệp phải thực hiện quy trình công bố sao cho các cổ đông và công chúng đầu tư có thể tiếp cận thông tin một cách công bằng và đồng thời (Đặng Thị Bích Ngọc, 2018)25 bởi nếu thông tin không được công bố kịp thời sẽ không còn mang lại ý nghĩa đối với người sử dụng, thông tin không đầy đủ sẽ không đảm bảo tính hữu ích. Ngoài ra, để đảm bảo tính pháp lý của thông tin, mỗi DNPTCNY phải có người đại diện CBTT và người này phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác và kịp thời của thông tin. DN có thể sử dụng các phương tiện CBTT truyền thống như báo in, hoặc các trang thông tin điện tử để giúp cho các đối tượng bên ngoài DN có thể tiếp nhận thông tin mà họ quan tâm một cách dễ dàng hơn. Các chủ thể tiếp nhận thông tin bao gồm cơ quan quản lý Nhà nước, đối tác kinh doanh như nhà cung cấp, tổ chức tài chính liên quan, nhà đầu tư, nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp; chuyên gia tư vấn và công nhân viên của doanh nghiệp.

TTTC thường là kết quả của quá trình lập và soạn thảo BCTC do bộ phận kế toán cung cấp, nó phản ánh tình tình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. TTTC không những là nguồn thông tin quan trọng nhất cho nhà đầu tư ra quyết định mà còn được nhà quản trị sử dụng để làm bằng chứng sinh động nhất minh họa cho chiến lược kinh doanh, kết quả điều hành doanh nghiệp mà họ đã và đang thực hiện. Vì vậy, TTTC không chỉ nằm trên các BCTC mà nó còn được sử dụng để đưa vào các báo cáo bộ phận trong BCTN của doanh nghiệp để giải thích rõ hơn về những kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được.

TTTC thể hiện trong các BCTC sẽ rất ít có ý nghĩa nếu người đọc BCTC không biết sử dụng các số liệu trong BCTC để tính toán các chỉ số tài chính nhằm phân tích, đánh giá, so sánh với các doanh nghiệp khác, với kết quả trong quá khứ để thấy được sự biến động về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của DN. Vì vậy, ngoài việc công bố số liệu sẵn có do kế toán cung cấp trên BCTC, nhà quản trị còn sử dụng chỉ số tài chính làm căn cứ xây dựng các báo cáo triển vọng và định hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp để thu hút hơn nữa sự quan tâm cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu cảu người sử dụng thông tin.


Vì vậy, theo quan điểm của NCS, công bố TTTC trên BCTN là phương thức truyền tải kết quả kinh doanh, tình hình tài chính trong quá khứ và các chỉ tiêu phân tích tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh làm cơ sở dự báo triển vọng trong tương lai tới các đối tượng sử dụng giúp cho họ có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và xu hướng phát triển của doanh nghiệp.

1.3.2. Nguyên tắc công bố thông tin tài chính

CBTT nói chung và công bố TTTC trên TTCK được hiểu là cách thức để truyền tải thông tin và TTTC đến công chúng, đến các thành viên tham gia thị trường và những đối tượng khác có nhu cầu tiếp nhận thông tin. Công bố TTTC theo hình thức văn bản, âm thanh, hình ảnh, hay bằng bất cứ phương tiện gì (website, báo cáo…) thì việc công bố TTTC cũng phải đảm bảo theo nguyên tắc.

Thứ nhất, công bố thông tin trung thực

Tính trung thực của thông tin trước hết được thể hiện ở tính chính thức của thông tin, tức là thông tin phải do người có thẩm quyền công bố và thông tin được kiểm định, phê duyệt như BCTC đã được kiểm toán hoặc các thông tin được hội đồng quản trị doanh nghiệp thông qua, các dự án đã được phê duyệt… Điều này tác động rất lớn đến tính chính xác của thông tin. Một khi các thông tin đã được kiểm định, hoặc được người có thẩm quyền phê duyệt tức là các thông tin đó không còn là tin đồn mà đã trở thành thông tin chính thức và được đảm bảo bằng chính những người đã phê duyệt.

Tính trung thực của thông tin còn được thể hiện ở việc thông tin đó phản ánh đúng tình hình tài chính, kết quả hoạt động và giá trị của doanh nghiệp. Vì vậy, CBTT đòi hỏi phải tôn trọng tính trung thực vốn có của thông tin, không được xuyên tạc, bóp méo thông tin hoặc có hành vi cố ý gây hiểu nhầm thông tin. Chẳng hạn, DN điều chỉnh thời điểm lập hoá đơn để gia tăng hoặc giảm doanh thu trong kỳ làm cho lợi nhuận thay đổi thì khi đó thông tin lợi nhuận của DN không đảm bảo tính trung thực.

Thứ hai, công bố thông tin đầy đủ

Tính đầy đủ của thông tin thể hiện ở việc công bố đầy đủ đầy đủ số lượng báo cáo, phụ lục, thuyết minh theo quy định pháp luật về kế toán. Một khi có thông tin


đầy đủ, công chúng nói chung, nhà đầu tư nói riêng sẽ có được cái nhìn toàn diện về DN do đó sẽ đưa ra được các quyết định đầu tư phù hợp, đảm bảo công bằng, minh bạch trên thị trường, tăng niềm tin vào thị trường và doanh nghiệp niêm yết.

Thứ ba, công bố thông tin kịp thời và liên tục

Tính kịp thời và liên tục là một đặc tính cấu thành chất lượng thông tin. Các thông tin phải đảm bảo được đưa ra trong một thời gian nhất định và hợp lý kể từ khi phát sinh thông tin. CBTT kịp thời sẽ giúp nhà đầu tư tránh được những hiểu lầm đáng tiếc từ những thông tin đồn thổi trên thị trường, góp phần giảm bớt các giao dịch nội gián. Một TTTC đưa ra mặc dù đã chính xác và đầy đủ nhưng nếu không kịp thời có thể là nguyên nhân làm sai lệch giá chứng khoán hoặc dẫn đến những giao dịch nội gián.

Thứ tư, công bố thông tin đảm bảo tính công bằng đối với các đối tượng nhận thông tin

CBTT phải được thực hiện theo những phương thức nhằm đảm bảo các cổ đông và công chúng đầu tư có thể tiếp cận một cách công bằng, đồng thời mà không có sự phân biệt giữa một vài cổ đông lớn, cổ đông đặc biệt hay một vài cá nhân có lợi ích liên quan, tức là nhà đầu tư cần được tiếp cận như nhau với các thông tin về doanh nghiệp. Các trường hợp ngoại lệ chỉ được cung cấp thông tin cho các nhà tư vấn, tổ chức xếp hạng tín nhiệm, các bên đối tác mà doanh nghiệp niêm yết đang có dự định hợp tác kinh doanh. Trong những trường hợp này, bên nhận thông tin phải có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo mật các thông tin đó.

Để đảm bảo yêu cầu công bằng trong CBTT, bên cung cấp thông tin thường phải sử dụng nhiều phương tiện CBTT khác nhau nhằm giúp người sử dụng thông tin có thể tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng mọi thông tin cần thiết, góp phần giảm thiểu tình trạng tiếp cận và sử dụng thông tin bất hợp pháp và không công bằng.

1.3.3. Quản lý công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên

TTCK là nơi mua bán các loại chứng khoán với những quan hệ mua bán thể hiện sự thay đổi chủ sở hữu về chứng khoán do đó đây là quá trình vận động của tư bản dưới hình thái tiền tệ, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. Để thị trường này hoạt động hiệu quả, Nhà nước phải đảm bảo tính công bằng, công khai


và minh bạch của thị trường thông qua hoạt động công bố các thông tin liên quan đến giao dịch của các chủ thể tham gia thị trường. Vì vậy, đòi hỏi một trình độ tổ chức cao, có sự quản lý và giám sát chặt chẽ trên cơ sở một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ nhằm đảm bảo dung hoà lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.

1.3.3.1. Hình thức quản lý công bố thông tin

Có hai hình thức quản lý công bố TTTC trên TTCK là quản lý bằng văn bản pháp luật và tự quản, tương ứng với hai nhóm tổ chức quản lý TTCK là cơ quan quản lý nhà nước về TTCK và tổ chức tự quản trên TTCK.

(1) Quản lý bằng pháp luật là hình thức quản lý dựa trên việc sử dụng các văn bản pháp quy của Nhà nước, các quy định của chính cơ quan quản lý ban hành làm công cụ để quản lý các hoạt động diễn ra trên thị trường chứng khoán. Đây là hình thức quản lý cổ điển và thông dụng được sử dụng phổ biến hầu hết ở các thị trường trên thế giới.

(2) Tự quản là hình thức quản lý căn cứ vào sự định hướng và phân cấp của cơ quan quản lý nhà nước như UBCKNN, Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Tư Pháp…cho các tổ chức như Sở giao dịch chứng khoán, Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán tự quản lý một số hoạt động trong ngành của mình.

Mỗi hình thức quản lý khác nhau đều có những ưu điểm và nhược điểm làm phát sinh những rủi ro, tiêu cực trong quá trình thực hiện. Vì vậy, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể và mức độ phát triển thị trường của từng quốc gia mà có thể sử dụng kết hợp hai hình thức quản lý này để nhằm đảm bảo tính hiệu quả, trung thực và công bằng của thị trường.

1.3.3.2. Xây dựng và ban hành hệ thống chính sách pháp luật về công bố thông tin

Hệ thống chính sách pháp luật về chứng khoán có thể được hiểu là tổng thể các văn bản luật điều chỉnh các quan hệ của các chủ thể trên thị trường chứng khoán. Hệ thống chính sách pháp luật là công cụ quan trọng nhất trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước. Xây dựng được một hệ thống chính sách pháp luật đồng bộ, bao quát và hiệu quả cũng có nghĩa là tạo ra công cụ chủ


yếu giúp Nhà nước khắc phục được các khuyết tật của thị trường tạo hành lang pháp lý cho TTCK vận hành ổn định và phát triển.

Hệ thống các chính sách về CBTT còn có vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư khi tham gia vào TTCK. Các chính sách này giúp cho các nhà đầu tư có quyền tiếp cận các thông tin một cách công bằng và đồng thời, tuy nhiên nó cũng có hàm ý rằng một khi thông tin đã được cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thì nhà đầu tư cũng phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình (Đặng Thị Bích Ngọc, 2018)[25] .

1.3.3.3. Tổ chức triển khai thực thi pháp luật về công bố thông tin trên TTCK

Hoạt động triển khai được Bộ Tài chính, UBCKNN, các Sở giao dịch chứng khoán ban hành các văn bản chi tiết, hướng dẫn thực hiện pháp luật về kinh tế; theo dõi thi hành chính sách và pháp luật từ việc tiến hành tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tổ chức hội nghị, công bố nội dung văn bản pháp luật trên các phương tiện truyền thông, truyền hình… Để đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc triển khai thực thi pháp luật về CBTT, các cơ quan này cần tổ chức hướng dẫn, tập huấn, đào tạo cán bộ, công chức nắm rõ chủ trương, kế hoạch và kiện toàn bộ máy với các cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực hiện chính sách, pháp luật.

Song song với quá trình này, các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thi hành và tuân thủ pháp luật về chứng khoán cũng được duy trì. Trong quá trình triển khai, sự phối hợp giữa các cấp chính quyền và các Bộ, cơ quan ngang Bộ làm tăng tính hiệu quả của việc thực thi.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định, chính sách là nội dung quan trọng thứ hai trong quản lý CBTT. Công tác này được tiến hành trên hai phạm vi: trong nội bộ các cơ quan nhà nước và với toàn bộ các DNPTCNY trên TTCK để đảm bảo việc thực thi toàn diện và tránh tình trạng các DNPTCNY tự CBTT không theo khuôn khổ định sẵn. Thông qua thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện CBTT trên TTCK giúp cho các cơ quan quản lý thực hiện các biện pháp điều chỉnh đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Một cơ quan chuyên trách thanh tra, kiểm tra sẽ không đủ để bao quát tất cả các lĩnh vực liên quan đến việc thi

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí