Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 13

Cần nghiên cứu cổ phần hoá các trung gian tài chính Nhà Nước để thu hút các thành viên trong xã hội góp vốn cùng với Nhà Nước để phát triển loại hình doanh nghiệp này. Cần đặc biệt quan tâm phát triển loại hình công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, ngân hàng phát triển, các quỹ đầu tư bởi đây là loại hình trung gian đầu tư chủ yếu trên thị trường chứng khoán.

Quỹ đầu tư chứng khoán là một trung gian đầu tư mà nguồn vốn được tập trung từ nhiều tổ chức và các nhân các nhà đầu tư, đuợc quản lý chuyên nghiệp và vốn được sử dụng đầu tư vào một tập hợp các chứng khoán của các công ty và tổ chức vì mục đích sinh lời. Với lợi thế nhờ chuyên môn hoá trong hoạt động đầu tư chứng khoán, lợi thế tiết kiệm nhờ quy mô, lợi thế về đa dạng hoá đầu tư, quỹ đầu tư chứng khoán là hình thức đầu tư phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Về giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán, cần thực hiện các giải pháp sau:

a) Chuyển mô hình hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển sang hoạt động theo mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm Nhà Nước.

Việc chuyển mô hình hoạt động của các quỹ này dựa trên những cơ sở sau:

Thứ nhất, với tính chất đầu tư của quỹ hỗ trợ phát triển đề cập trên đây gần giống với tính chất của quỹ đầu tư mạo hiểm, đều nhằm phát triển các lĩnh vực kinh tế có triển vọng tăng trưởng cao. Song quỹ đầu tư mạo hiểm có phương thức đầu tư rộng hơn, bao gồm cả cho vay, đầu tư góp vốn cổ phần, mua trái phiếu.

Quỹ đầu tư mạo hiểm có thể huy động vốn từ phía các nhà đầu tư có tổ chức và phát hành trái phiếu để huy động vốn nên có khả năng huy động vốn cao hơn. Quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên không thể có hiện tượng bao cấp về vốn, hiệu quả hoạt động cao hơn.

Việt Nam đang thực hiện hội nhập kinh tế, để thực hiện các cam kết quốc tế và tăng hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam, cần kiên quyết xoá

bỏ các ưu đãi về tài chính, đặc biệt là hiện tượng bao cấp về vốn đối với các doanh nghiệp.

Thứ hai, quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư vào các doanh nghiệp mới nên thuận lợi hơn các quỹ đầu tư chứng khoán, do thị trường chứng khoán Việt Nam còn chưa phát triển, lượng hàng hoá còn chưa nhiều. Trên cơ sở đầu tư vào các doanh nghiệp mới và thu hồi vốn khi các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường tập trung sẽ góp phần làm tăng lượng hàng hoá cho thị trường.

Thứ ba, Quỹ đầu tư mạo hiểm Nhà Nước là một tổ chức tài chính do Chính Phủ thành lập, nguồn vốn từ ngân sách Nhà Nước và huy động vốn từ các trung gian tài chính thông qua phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu ra công chúng. Quỹ có mục đích đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực cần ưu tiên phát triển, quỹ có thể tham gia quản lý các doanh nghiệp tham gia góp vốn, qua đó có thể làm tăng cường sự giám sát và tăng hiệu quả của các doanh nghiệp này.

Việc chuyển quỹ đầu tư phát triển thành quỹ đầu tư mạo hiểm Nhà Nước có huy động sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của quỹ. Toàn bộ lợi nhuận từ nguồn vốn Ngân Sách sẽ được giữ lại tái đầu tư, tăng vốn điều lệ của quỹ. Việc chuyển đổi mô hình này cũng có thể áp dụng đối với các quỹ hỗ trợ phát triển địa phương.

Hiện nay, các quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả cho thấy một dấu hiệu, nếu Việt Nam không phát triển mô hình quỹ đầu tư này thì trong tương lai không xa, các ngành công nghệ cao, các khu vực tăng trưởng cao sẽ nằm trong tay của các tổ chức và cá nhân nước ngoài.

b) Hình thành và phát triển các quỹ đầu tư chứng khoán

Việc hình thành và phát triển quỹ đầu tư chứng khoán là một nhu cầu bức xúc đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để phát triển mô hình này, cần hội đủ các điều kiện: Sự phát trển của thị trường chứng khoán; hệ thống pháp luật đồng bộ; hệ thống thông tin hoàn hảo; hệ thống

giám sát chặt chẽ; đặc biệt, là sự phát triển cao của các trung gian tài chính và lòng tin vững chắc của công chúng đối với các tổ chức này. Tất cả các điều kiện này đều chưa hội đủ ở thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo tôi, ở Việt Nam, cần phát triển cả mô hình quỹ đầu có quản lý với các lý do sau:

Thứ nhất, Quỹ đầu tư có quản lý được hình thành và quản lý như một công ty cổ phần, do đó, các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của quỹ có đầy đủ các quyền và lợi ích như các cổ đông trong các công ty cổ phần. Với kiến thức còn thấp của các nhà đầu tư Việt Nam, lòng tin đối với các trung gian tài chính chưa cao thì mô hình công ty sẽ có lợi thế cao hơn so với mô hình tín thác, do các nhà đầu tư được hưởng những quyền can thiệp nhất định vào hoạt động của quỹ.

Thứ hai, hiện nay đã có một số “quỹ đầu tư tư nhân” được thành lập bởi một nhóm các nhà đầu tư và được giao cho một số cá nhân phụ trách. Hoạt động này có tính chất tự phát nên chất lượng đầu tư không cao và tạo nên những rủi ro cho các nhà đầu tư. Quy mô của các “quỹ đầu tư tư nhân” không lớn, cộng với lượng hàng hoá trên thị trường chính thức còn thấp nên khả năng đa dạng hoá đầu tư không cao. Các quỹ này chủ yếu đầu tư vào các cổ phiếu của các công ty niêm yết và các công ty có tin đồn chuẩn bị niêm yết.

Đây chính là dấu hiệu cho thấy, công chúng đầu tư Việt Nam có ý thức đầu tư cao và đã biết chung sức để hoạt động đầu tư có hiệu quả hơn. Các nhà quản lý thị trường cần biết khai thác yếu tố này để phát triển thị trường.

c) Chứng khoán hoá cổ phiếu của Chính Phủ

Một giải pháp khác để phát triển quỹ đầu tư chứng khoán là thành lập quỹ đầu tư thông qua chứng khoán hoá cổ phiếu của Chính Phủ. Hiện nay Chính Phủ đang sở hữu một số lượng không nhỏ các cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hoá. Để tăng hàng hoá cho thị trường, đồng thời tránh hiện

tượng “Nhà Nước hoá các công ty cổ phần”, cần thiết phải bán số chứng khoán này cho công chúng.

Để thực hiện công việc này, có thể tập trung số chứng khoán này thành một số danh mục đầu tư và giao cho các trung gian tài chính Nhà Nước quản lý. Sau đó chứng khoán hoá bằng cách phát hành chứng chỉ quỹ cho công chúng đầu tư. Đây là giải pháp được xem là „cú hích‟ đối với thị trường và đã được nhiều nước áp dụng thành công. Đối với Việt Nam, phương thức này dễ thành công hơn bởi người Việt Nam có thể „mục sở thị‟ danh mục đầu tư trước khi mua chứng chỉ quỹ, đặc biệt, nếu chứng chỉ quỹ được bán thấp hơn giá thị trường.

d) Phát triển các công ty quản lý quỹ

Một vấn đề quan trọng, quyết định trong việc phát triển quỹ đầu tư là phát triển công ty quản lý quỹ. Việt Nam hiện nay mới có rất ít các công ty quản lý quỹ và thiếu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư. Để nhanh chóng phát triển loại hình quỹ đầu tư, tận dụng lợi thế hiện có của các trung gian tài chính, theo tôi, cần khuyến khích các trung gian tài chính phát triển hoạt động quản lý quỹ đầu tư. Trước hết, có thể cho phép các trung gian tài chính Nhà Nước tham gia hoạt động quản lý quỹ đầu tư với các Quỹ đầu tư mạo hiểm Nhà Nước và Quỹ đầu tư hình thành từ chứng khoán hoá cổ phiếu của Chính Phủ.

KẾT LUẬN


Việt Nam đang từng bước thực hiện cải cách hệ thống tài chính. Nội dung của cải cách là xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán nhằm hoàn thiện cấu trúc của thị trường tài chính, đồng thời, thực hiện cải cách về tổ chức và hoạt động của các trung gian tài chính. Thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán là một xu thế khách quan và là nhu cầu cấp thiết. Khóa luận đã tập trung giải quyết những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, hệ thống hoá các vấn đề lý luận về thị trường chứng khoán và hoạt động của các trung gian tài chính trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán.

Thứ hai, phân tích thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và hoạt động của các trung gian tài chính trong tiến trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, từ đó, đánh giá các điều kiện, các nhân tố hạn chế sự tham gia của các tổ chức này trên thị trường.

Thứ ba, đề xuất hệ thống các giải pháp để thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trong tiến trình xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

ThờI bỏo kinh tế Việt Nam

2

ThờI báo kinh tế Sài Gòn

3

Giỏo trỡnh thị trường chứng khoỏn, NXB Tài Chớnh 2002.

4

Tạp chí chứng khoán Việt Nam, UBCK nhà nước

5

Tạp chớ Ngõn hàng

6

Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ-Tiến sỹ Nguyễn Hữu Tài-Nhà

xuất bản thống kê 2002

7

Christopher Pass, Bryan Lowes & Leslie Davies (2nd Edition, 1993),

“Collins Dictionary of Ecomomics”, Harper Collins Publishers

8

David Gladstone, (1983), “Ventures Capital Hanhdbook”, Prentice –

Hall Company, 1983

9

Frederic S. Mishkin, (1992), Tiền tệ, Ngõn hàng và Thị trường tài

chớnh”, Nguyễn Quang Cư & Nguyến Đức Dỵ dịch, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1994

10

Japan Securities Research institute, (1996), “Securities Market in

Japan” 1996,

11

Korea Stock Exchange, (1997), “Korea Stock Exchange 1997”

12

Lê Quốc Lý (2000), “Sự phối hợp trong cải cách hệ thống tài chính và khu vực doanh nghiệp”, Vietnam – Japan Joint Research, 12/2000.

13

Longman Dictionnary of Business English (1985)

14

Neil F. Stapley, “The Stock Market – A Guide for the Private

Investor”, The Stock exchange of London

15

Ngõn hàng Nhà Nước Việt Nam & Hiệp hội Liờn Ngõn hàng về đào

tạo Phỏp (1993), “Thị trường tài chớnh & Thị trường chứng khoỏn”, Tài liệu khoỏ đào tạo Ngõn hàng – Tài chớnh, Tập III, 1993

16

Ngân hàng thế giới, “Các hệ thống tài chính và sự phát triển”, Báo cáo phát triển thế giới 1989, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 1998

17

Peter S. Rose & James W. Kolary (1995) “Financial institutions:

Understanding and Managing Financial Services”, irwin Publishers

18

Phạm Thanh Bình (2000), Banking Reform in Vietnam, Bank & Non-

Bank Financial Institutions Department, State Bank of Vietnam

19

Quy chế tổ chức và hoạt động của cụng ty chứng khoỏn

20

Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán và Công ty

quản lý quỹ

21

Quy chế tổ chức và hoạt động của TTGDCK

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 13


22

The World Bank, (1995), “The Emerging ASIAN Bond Markets” East

ASIA & Pacific Region

23

Trần Cao Nguyờn (2000), “Chiến lược phỏt triển Thị trường chứng khoỏn Việt Nam đến năm 2010”, Đề tài nghiờn cứu khoa học cấp bộ,

Vụ phỏt triển thị trường, UBCKNN

24

http://www.ssc.gov.vn

25

http://www.vse.org.vn/

26

http://www.hastc.org.vn/

27

http://www.mpi.gov.vn

28

http://www.vietcombank.com.vn

29

http://www.bidv.com.vn

30

http://www.stockmarket.com.vn

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí