Hoạt Động Đại Lý, Bảo Lãnh Phát Hành Chứng Khoán

Hiện nay tất cả 18 công ty chứng khoán được cấp giấy phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh. Các công ty chứng khoán này mua chứng khoán niêm yết và cả chứng khoán không niêm yết lô lẻ trên cơ sở thoả thuận về giá cả, sau đó tập hợp lại thành lô chẵn để bán trên thị trường chính thức.

Theo Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong tháng 8 hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán tăng mạnh. Tổng giá trị kinh doanh chứng khoán của các thành viên tại sàn Hà Nội tăng 90% so với tháng 7.

Ví dụ công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trước những diễn biến thuân lợi của thị trường cùng với chiến lược tự doanh linh hoạt, hoạt động tự doanh của BVSC trong năm 2005 đã gặt hái được những kết quả to lớn. Đặc biệt, sự phát triển sôi động của thị trường OTC là cơ hội tốt để BVSC nâng cao hiệu quả của hoạt động tự doanh lên một bước phát triển hơn hẳn so với năm 2004. Lãi vốn từ hoạt động tự doanh cổ phiếu đạt trên1,3 tỷ đồng, bằng 111% so với năm 2004. Với mảng kinh doanh trái phiếu, BVSC đã thực hiện phân tích biến động thị trường lãi suất và áp dụng chiến lược mua bán hợp lý, tạo được lãi vốn hoạt động tự doanh trái phiếu trên 400 triệu đồng. Tổng lãi thu được từ hoạt động tự doanh trong năm 2005 (bao gồm cả lãi cổ tức, trái tức) của BVSC đạt xấp xỉ 5 tỷ đồng tỷ đồng, đạt 137% kế hoạch năm và bằng 115% so với năm 2004.

Tóm lại, hoạt động kinh doanh chứng khoán là một tiềm năng lớn của các trung gian tài chính Việt Nam. Các trung gian tài chính đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng trên TTCK và các tổ chức này đều có danh mục đầu tư chứng khoán khá quy mô. Danh mục đầu tư của các tổ chức này cũng khá đa dạng.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh chứng khoán của các trung gian tài chính còn hạn chế là do TTCK chưa phát triển, thiếu các công cụ đầu tư có chất lượng để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các trung gian tài chính. Hơn nữa, TTCK là một lĩnh vực đầu tư tương đối mới đối với các trung gian tài chính

Việt Nam. Trình độ của cán bộ chưa cao, tâm lý ngại mạo hiểm và thiếu năng động trong việc tìm kiếm các hoạt động đầu tư mới, sự hạn chế của các cơ quan quản lý Nhà Nước là những nhân tố cản trở đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán của các tổ chức này.

4. Hoạt động đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán

Đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc các trung gian tài chính hỗ trợ cho các tổ chức phát hành trong việc thực hiện các thủ tục và thực hiện phân phối chứng khoán tới công chúng đầu tư. Nghiệp vụ này mang lại thu nhập quan trọng cho các trung gian tài chính dưới dạng hoa hồng và có thể cả chênh lệch giá chứng khoán khi trung gian thực hiện bảo lãnh cam kết chắc chắn và bao tiêu chứng khoán. Việc mở rộng hoạt động này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu phát hành chứng khoán của các tổ chức phát hành.

Có thể nói, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, và như đã phân tích ở trên, các công ty cổ phần có thể phát hành cả cổ phiếu lẫn trái phiếu, các DNNN, các quỹ đầu tư phát triển có thể phát hành trái phiếu. Chẳng hạn đối với việc phát hành trái phiếu của DNNN, thời gian qua đã có một số doanh nghiệp thử nghiệm phát hành trái phiếu, như việc Ngân hàng Ngoại thương phát hành trái phiếu ngân hàng kèm theo điều kiện sau một thời gian có thể chuyển đổi thành cổ phần của Ngân hàng đã thu hút được khá nhiều người dân tham gia.

Tuy nhiên, trên thực tế, do khả năng huy động trên thị trường chưa cao nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu tìm kiếm nguồn vốn bằng cách vay các NHTM hoặc các quỹ đầu tư phát triển. Mặt khác, các NHTM vẫn tập trung độc canh trên lĩnh vực tín dụng nên chưa có sự nỗ lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp huy động vốn qua hình thức này.

Hiện nay, theo chủ trương cải cách hệ thống các NHTM của chính phủ, để tăng nguồn vốn của mình, các NHTM sẽ phát hành cổ phiếu để nâng vốn

chủ sở hữu, đồng thời các ngân hàng sẽ tăng cường phát hành trái phiếu để huy động vốn trung và dài hạn. Các tổng công ty cũng đang trong quá trình cải cách và phát hành trái phiếu là một hình thức huy động vốn cần quan tâm. Đây là cơ hội để các trung gian tài chính phát triển nghiệp vụ đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán.

5. Hoạt động tư vấn, môi giới chứng khoán

Hoạt động tư vấn đã bắt đầu được sự quan tâm phát triển tại các trung gian tài chính. Tuy nhiên các hoạt động này còn đơn điệu, chưa có chiến lược phát triển rõ ràng. Hình thức tư vấn còn đơn giản, thông tin còn nghèo nàn và chất lượng chưa cao, chủ yếu qua các tạp chí, chuyên san hoặc qua các Web Site. Một số các trung gian tài chính đã thực hiện tư vấn cổ phần hoá, tư vấn tài chính doanh nghiệp.

Hoạt động môi giới chứng khoán là một đặc quyền của các công ty chứng khoán. Cả 18 công ty chứng khoán đều có giấy phép thực hiện nghiệp vụ tư vấn và môi giới, song nghiệp vụ môi giới, tư vấn của các trung gian tài chính mới đang ở giai đoạn triển khai, còn đơn giản, tính chủ động chưa cao.

Tuy nhiên, với đội ngũ môi giới còn mỏng, chất lượng môi giới chưa cao, việc phát triển hoạt động môi giới trong thời gian qua là một thành công đáng kể của các công ty chứng khoán. Doanh thu từ hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán có sự tăng trưởng đáng kể. Trong năm qua, hoạt động môi giới của BVSC gặt hái được nhiều thành công và duy trỡ vị trí là một công ty chứng khoán có thị phần thuộc top đầu. Số lượng tài khoản khách hàng mở tại BVSC đó đạt mức trên 7.000 tài khoản, tăng hơn 50% so với năm 2004. Tuy nhiên, vị trí hàng đầu thuộc về SSI với thị phần 22% tại TTGDCK TPHCM, 52,74% tại sàn Hà Nội. Merrill Lynch đang làm thủ tục đăng ký giao dịch tại sàn TPHCM đó chọn SSI làm nơi mở tài khoản. Một số

lớn các nhà đầu tư Nhật từ nước họ, đặt lệnh mua bán chứng khoán Việt Nam thông qua fax, điện thoại, e-mail với sự môi giới của nhân viên SSI.

Trong thời gian tới, Việt Nam nên thành lập Hiệp hội môi giới và kinh doanh chứng khoán vì điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động môi giới.

6. Hoạt động quản lý danh mục đầu tư và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

Hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán còn chưa phát triển ở Việt Nam. Hiện có tổng cộng 6 công ty quản lí quỹ đầu tư được cấp phép hoạt động.

Danh sách các công ty quản lí quỹ đầu tư chứng khoán.


STT

Tên công ty

Website

Vốn

điều lệ

1

Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam

www.vinafund.com

8 tỷ

đồng

2.

Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Thành Việt

www.thanhviet.com.vn

11 tỷ đồng

3

Công ty TNHH quản lý quỹ đầu tư

Prudential Việt Nam


23 tỷ

đồng

4

Công ty TNHH quản lý quỹ

Manulife Việt Nam


5 tỷ

đồng

5

Công ty TNHH quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt


25 tỷ đồng

6

Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu

tư chứng khoán Vietcombank


8 tỷ

đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 9


Nguồn: Uỷ ban chứng khoán

Theo quy định của pháp luật hiện hành, mô hình quỹ đầu tư tại Việt Nam là mô hình tín thác. Vì thế, mô hình này chỉ có thể thực hiện được khi công chúng tin tưởng cao vào các trung gian tài chính. TTCK phải phát triển, tạo sự sẵn có của các chứng khoán chất lượng cao và có khả năng chuyển đổi tốt. Mặt khác, hệ thống pháp luật phải hoàn thiện, hệ thống công bố thông tin, hệ thống giám sát thị trường phải phát triển và hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.‌

IV. Đánh giá hoạt động của các trung gian tài chính trên TTCK Việt Nam

1. Kết quả hoạt động

Các phân tích trên đây về các loại hình trung gian tài chính và các hoạt động của các trung gian tài chính trên TTCK cho thấy, tiềm năng về sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường là rất lớn, thể hiện cụ thể trên các mặt sau:

Thứ nhất, sự đa dạng các loại hình trung gian tài chính. Thời gian qua, đổi mới kinh tế thành công đã tạo điều kiện phát triển về cả số lượng và loại hình các trung gian tài chính. Chủ trương của Chính Phủ trong việc phát triển các trung gian tài chính theo hướng đa dạng hoá các loại hình, đa năng hoá hoạt động và tăng cường xã hội hoá hoạt động tài chính đã được thể hiện trong chính sách phát triển, trong các cơ chế và hệ thống luật pháp.

Chủ trương này đã tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển đa dạng các loại hình sở hữu trung gian tài chính như: các trung gian tài chính Nhà Nước; trung gian tài chính cổ phần; trung gian tài chính trách nhiệm hữu hạn; trung gian tài chính liên doanh; trung gian tài chính nước ngoài. Nhiều loại hình trung gian tài chính mới cũng được thành lập như: các công ty tài chính; các công ty thuê mua; các công ty chứng khoán. Số lượng các trung gian tài chính ngày càng tăng.

Thứ hai, chất lượng hoạt động của các trung gian tài chính phần nào được đảm bảo. Sự gia tăng số lượng và các loại hình trung gian tài chính đã làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường tài chính. Các trung gian tài chính tài chính đã tiếp cận và chuyển các hoạt động theo cơ chế thị trường, năng động hơn trong việc phát triển các nghiệp vụ mới và thay đổi phương thức phục vụ.

Thứ ba, tiềm lực của các trung gian tài chính khá vững mạnh. Các trung gian tài chính có quy mô vốn ngày càng tăng, có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, có đội ngũ cán bộ có chất lượng khá, có mạng lưới chi nhánh rộng khắp và có quan hệ truyền thống với các doanh nghiệp và khu vực dân cư. Tình hình tài chính của các trung gian tài chính đang được lành mạnh hóa. Thành công của đổi mới kinh tế, của cải cách Ngân sách Nhà Nước, của cải cách doanh nghiệp, sự tăng lên trong mức sống dân cư tạo những điều kiện phát triển mới cho các trung gian tài chính.

TTCK được thành lập đã tạo lĩnh vực kinh doanh mới đối với các trung gian tài chính Việt Nam. Ngay từ khi thị trường mới được thành lập, các trung gian tài chính đã tham gia TTCK bằng các hoạt động vốn có của các trung gian tài chính như: các hoạt động huy động vốn; hoạt động ngân quỹ và đầu tư chứng khoán; hoạt động đại lý và bảo lãnh phát hành chứng khoán; hoạt động tư vấn và môi giới chứng khoán; hoạt động thanh toán, lưu ký và cho vay.

Có thể nói, các trung gian tài chính đã tham gia gần như đầy đủ các loại hình hoạt động của thị trường. Các hướng phát triển các nghiệp vụ mới của các trung gian tài chính trên TTCK đã được xác lập và nghiên cứu thử nghiệm. Các hoạt động này đã đóng góp quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển TTCK ở Việt Nam. Có thể tóm lược kết quả các hoạt động của các trung gian tài chính trên TTCK như sau:

Thứ nhất, hoạt động phát hành chứng khoán đã bước đầu tạo lập được lượng hàng hoá quan trọng cho TTCK. Các trung gian tài chính đã huy động

được hàng trăm ngàn tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Các chứng khoán này là lượng hàng hoá có chất lượng khá và được ưa chuộng trên TTCK. Cổ phiếu do các NHTM cổ phần phát hành đã thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức kinh tế và cá nhân cũng như các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, hoạt động kinh doanh chứng khoán đã được triển khai khá tốt, góp phần tạo hiệu quả cho thị trường và thực hiện đa dạng hoá hoạt động của các trung gian tài chính. Các trung gian tài chính thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán trong cả hai loại hoạt động: Hoạt động ngân quỹ và hoạt động đầu tư chứng khoán. Danh mục đầu tư của các trung gian tài chính chủ yếu là tín phiếu và trái phiếu Chính Phủ. Ngoài ra, các trung gian tài chính còn đầu tư cổ phiếu của các NHTM cổ phần theo hình thức đầu tư góp vốn hoặc đầu tư mua lại. Đây chính là những thử nghiệm quan trọng cho việc phát triển nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán cuả các trung gian tài chính sau này.

Thứ ba, hoạt động đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán được triển khai khá tốt, tạo cơ sở tăng hàng hoá cho thị trường và hỗ trợ nhà phát hành huy động vốn. Các trung gian tài chính đã tích cực hỗ trợ Chính Phủ huy động hàng trăm ngàn tỷ đồng trái phiếu, tín phiếu Kho Bạc. Phương thức đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã bước đầu được triển khai có hiệu quả.

Thứ tư, hoạt động tư vấn, môi giới chứng khoán phát triển khá mạnh. Doanh thu của các công ty chứng khoán từ hoạt động môi giới có xu hướng tăng trưởng tốt, chất lượng hoạt động môi giới được phần nào cải thiện. Các trung gian tài chính đều quan tâm tới phát triển hoạt động tư vấn, đặc biệt là hình thức tư vấn gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các chuyên san hoặc qua Website. Hoạt động này đã đóng góp quan trọng cho việc nâng cao kiến thức và cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư và các tổ chức phát hành.

Thứ năm, các hoạt động khác được triển khai khá tốt. Một số trung gian tài chính tài chính đã thực hiện cho vay cầm cố chứng khoán và cho vay ứng trước cho khác hàng bán chứng khoán. Các hoạt động này làm tăng uy tín của trung gian tài chính, tạo điều kiện tốt hơn cho các giao dịch của khách hàng.

Có thể thấy, hoạt động của các trung gian tài chính trên TTCK đã góp phần quan trọng trong việc vận hành bước đầu của thị trường cũng như làm tăng thu nhập đáng kể đối với các trung gian tài chính.

2. Hạn chế và nguyên nhân

2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu trên, sự tham gia của các trung gian tài chính trên TTCK còn hạn hẹp. Cụ thể:

Thứ nhất, phạm vi hoạt động của các trung gian tài chính trên TTCK còn đơn điệu, thể hiện ở hầu hết các hoạt động như phát hành chứng khoán, kinh doanh chứng khoán, tư vấn, đại lý, bảo lãnh phát hành chứng khoán. Nhiều hoạt động còn chưa được các trung gian tài chính triển khai như bảo lãnh phát hành ra công chúng, quản lý danh mục đầu tư và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

Thứ hai, quy mô của các hoạt động còn nhỏ, là chưa tương xứng với tiềm năng.

Thứ ba, chất lượng các hoạt động còn chưa cao. Các nghiệp vụ của các trung gian tài chính còn đơn giản, thiếu tính chuyên nghiệp. Nhiều trung gian tài chính chưa có bộ phận chuyên trách trong kinh doanh chứng khoán.

Những hạn chế trên là một trong những nguyên nhân làm giảm tính sôi động và hiệu quả của thị trường. Theo đánh giá của Tiến sỹ Vũ Bằng(nguon), TTCK Việt Nam vẫn còn thiếu vắng sự tham gia của các tổ chức chuyên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022