Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa - 24


sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời, chú trọng phục hồi và phát triển NNL du lịch, tăng cường công tác đào tạo, đặc biệt là nhân lực du lịch chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới…

Đối với chính sách hỗ trợ NNL, cần có chính sách hỗ trợ, đào tạo, tạo việc làm để không bị đứt gãy lao động trong ngành du lịch. Cùng với đó, đề nghị cho phép kéo dài thời gian tạm đóng bảo hiểm hưu trí, tử tuất, lùi thời điểm đóng phí công đoàn đối với các doanh nghiệp và đối tác bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 mà không tính lãi, phạt chậm nộp, nhưng vẫn được đóng bảo hiểm y tế để người lao động vẫn được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.

Thứ hai, các cơ quan Thuế và Hải quan cần nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ thực hiện cải cách qui trình đơn giản hoá thủ tục thuế và hải quan theo hướng tiêu chuẩn hoá, rút ngắn các công đoạn của thủ tục được ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để nhà đầu tư được hưởng ưu đãi. Cần đẩy nhanh việc triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn trong thời buổi dịch bệnh covid 19 kéo dài như gia hạn tiền thuê đất, gia hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN… hay hoàn thuế GTGT một cách nhanh nhất.

Thứ ba, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng: Bàn giao các nhà khách, khu điều dưỡng do các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương đang quản lý, khai thác trên địa bàn thành phố Sầm Sơn cho tỉnh Thanh Hóa quản lý, lập quy hoạch và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại các khu đất, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư các dự án PTDL trên địa bàn thành phố Sầm Sơn nhằm chỉnh trang đô thị, nâng cao chất lượng du lịch và tạo quỹ đất sạch thu hút nhà đầu tư lớn PTDL Sầm Sơn. Hiện nay trên địa bàn thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa có 10 nhà khách, khu điều dưỡng do các Bộ, ngành Trung ương quản lý, khai thác, với tổng diện tích sử dụng đất khoảng 5,23 ha. Hầu hết cơ sở vật chất của các đơn vị được đầu tư xây dựng từ lâu, hoạt động kém hiệu quả, trong khi đó nhà khách, khu điều dưỡng của các đơn vị đều nằm tại các vị trí thuận lợi, có giá trị thương mại cao.

Thứ tư, đề xuất Chính phủ sớm xây dựng và triển khai cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện cho các CSKDDL được tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng hỗ trợ lãi suất 2% từ NSNN đối với các khoản vay của các CSKDDL thuộc một số lĩnh vực như: hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống… Điều kiện được hưởng chính sách đó là các dự án sử dụng vốn vay phải đúng mục đích, có khả năng trả nợ, có khả năng


phục hồi, NSNN sẽ thực hiện cấp bù lãi suất đối với NHTM đối với khoản giảm trừ lãi suất này nhằm hỗ trợ các CSKDDL vực dậy trong thời kỳ dịch bệnh.

Thứ năm, kiến nghị với Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Thực tiễn cho thấy yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, trong đó bao gồm cả vốn TDĐT của Nhà nước. Tuy nhiên, từ thực tiễn triển khai hoạt động TDĐT của Nhà nước những năm gần đây, có thể thấy rằng, để có thể mở rộng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế thì các vướng mắc trong hoạt động TDĐT của Nhà nước cần sớm được tháo gỡ nhằm khơi thông nguồn vốn này. Những vướng mắc cần tháo gỡ không chỉ liên quan đến chính sách về TDĐT của Nhà nước mà còn cả quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan thực thi chính sách này (VDB) nhằm khắc phục những bất cập đã được chỉ ra ở trên. Với yêu cầu đó, VDB cần nghiên cứu đề xuất các cơ quan quản lý nhà nước báo cáo Chính phủ xem xét thực hiện một số nội dung sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.

Một là, mở rộng danh mục đối tượng vay vốn TDĐT của Nhà nước theo hướng xem xét bổ sung một số loại hình dự án thuộc các lĩnh vực được ưu tiên phát triển theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, bên cạnh các dự án thuộc danh mục đối tượng vay vốn TDĐT của Nhà nước được quy định tại Nghị định số 32/2017/NĐ-CP hiện nay.

Hai là, cho phép VDB được thực hiện chính sách phân biệt lãi suất cho vay và tỷ lệ bảo đảm tiền vay theo khách hàng vay vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có uy tín và có dự án hiệu quả được vay vốn với lãi suất thấp hơn và tỷ lệ bảo đảm tiền vay nhỏ hơn so với các doanh nghiệp khác. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay đối với mỗi khoản vay do VDB quyết định và chịu trách nhiệm theo mức độ rủi ro của khoản vay.

Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa - 24

Ba là, ưu tiên để VDB được huy động các nguồn vốn có lãi suất thấp từ các quỹ tài chính nhà nước hoặc xem xét cấp bảo lãnh để VDB huy động vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế trong trường hợp VDB tìm được nguồn vốn giá rẻ từ các tổ chức này; đồng thời tạo điều kiện cho VDB phát hành trái phiếu kỳ hạn phù hợp với yêu cầu cho vay đối với các dự án đầu tư có thời hạn thu hồi vốn dài thuộc đối tượng sử dụng vốn TDĐT của Nhà nước.

Bốn là, bố trí NSNN để cấp đủ vốn điều lệ của VDB theo lộ trình đã được phê duyệt tại Chiến lược phát triển VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm sớm đạt mức vốn điều lệ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; thanh toán đủ số


cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý còn thiếu cho VDB trong thời gian qua,

đồng thời không để tình trạng nợ đọng tương tự xảy ra trong các năm tiếp theo.

Năm là, đổi mới mô hình hoạt động của VDB theo hướng nâng cao tính tự chủ trên cơ sở tính đủ chi phí huy động vốn và các chi phí quản lý hoạt động vào lãi suất cho vay cùng với việc cho phép VDB cung ứng thêm một số dịch vụ ngân hàng có thu phí để tạo nguồn thu nhằm giảm dần số cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý từ NSNN; đồng thời phân quyền mạnh hơn cho VDB trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng TDĐT của Nhà nước tương ứng với khả năng tự chủ về tài chính.

Bên cạnh việc hoàn thiện chính sách như trên, để đáp ứng yêu cầu cung ứng vốn đầu tư cho nền kinh tế thì bản thân VDB, với tư cách là cơ quan thực thi chính sách TDĐT của Nhà nước, cũng cần thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực của mình về mọi mặt, từ chất lượng nhân lực cho đến nền tảng công nghệ cũng như trình độ quản lý. Chỉ trong trường hợp đó, hoạt động cung ứng vốn TDĐT của Nhà nước qua VDB mới có thể được khơi thông mà không gây ra rủi ro, tổn thất cho VDB hay gánh nặng cho NSNN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

PTDL theo hướng bền vững là một mục tiêu quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và của tỉnh Thanh Hoá nói riêng. Trong thời gian qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện một số giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững. Các giải pháp tài chính đã bước đầu phát huy hiệu quả nhằm thu hút ngày càng nhiều số lượng khách du lịch, đóng góp ngày càng nhiều vào GRDP của tỉnh Thanh Hoá. Tuy nhiên, những kết quả đó còn thấp so với tiềm năng, thế mạnh PTDL của tỉnh Thanh Hoá, và vẫn còn một số tiêu chí chưa đạt được mục tiêu bền vững. Trên cơ sở mục tiêu và định hướng PTDL tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát huy hiệu quả tích cực của các giải pháp tài chính đối với PTDL bền vững tỉnh Thanh Hoá: Hoàn thiện giải pháp tài chính đối với CSHT du lịch; Hoàn thiện giải pháp tài chính đối với đào tạo NNL du lịch; Hoàn thiện giải pháp tài chính đối với hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; Hoàn thiện giải pháp tài chính để phát triển SPDL. Bên cạnh đó, để các giải pháp tài chính này có thể phát huy hiệu quả NCS cũng đã đưa ra một số giải pháp hỗ trợ và đề xuất một số kiến nghị tới Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành liên quan nhằm tạo điều kiện thúc đẩy du lịch tỉnh Thanh Hoá phát triển bền vững.


KẾT LUẬN

Thanh Hóa là một tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, có tiềm năng PTDL rất lớn. Trong chiến lược phát triển KTXH của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 là đạt được CCKT hợp lý, hệ thống kết cấu hạ tầng KTXH phát triển đồng bộ, hiện đại. Trong đó, PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với quy hoạch phát triển KTXH, theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh, phù hợp mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu của chiến lược phát triển KTXH của tỉnh, với trọng điểm là Đô thị du lịch Sầm Sơn và Điểm du lịch quốc gia Thành Nhà Hồ.

Để thực hiện thành công mục tiêu này, tỉnh Thanh Hóa cần phải có sự chuẩn bị cả về nhân lực và vật lực phục vụ cho quá trình PTDL. Trong đó, giải pháp tài chính là đòn bẩy kinh tế hết sức quan trọng trong việc tạo nguồn vốn, tạo đà để thúc đẩy PTDL bền vững. Luận án đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về sử dụng các giải pháp tài chính chủ yếu nhằm thúc đẩy PTDL bền vững. Đồng thời luận án cũng phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL ở tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua. Trên cơ sở những mặt hạn chế trong quá trình sử dụng các giải pháp tài chính, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các giải pháp tài chính cũng như những đề xuất đổi mới các giải pháp tài chính sao cho phù hợp với mục tiêu PTDL bền vững, phù hợp với chiến lược phát triển KTXH của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới. Luận án đã làm sáng tỏ được 3 vấn đề lớn:

(1) Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về PTDL bền vững, tài chính và giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững. Trong phần nội dung này, tác giả đã làm rõ các vấn đề liên quan đến PTDL bền vững như: khái niệm du lịch, PTDL bền vững; vai trò, các tiêu chí đánh giá và các yếu tố chủ yếu thúc đẩy PTDL bền vững. Trên cơ sở đó tác giả đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về các giải pháp tài chính nhằm PTDL bền vững. Kinh nghiệm sử dụng các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững ở một số tỉnh, thành phố tại Việt Nam và bài học rút ra đối với tỉnh Thanh Hóa.

(2) Luận án đi sâu vào phân tích, đánh giá những thuận lợi cũng như những khó khăn về điều kiện tự nhiên, KTXH tỉnh Thanh Hóa đến quá trình PTDL tỉnh Thanh


Hóa. Từ đó, luận án phân tích thực trạng các giải pháp tài chính chủ yếu thúc đẩy PTDL tỉnh Thanh Hóa, đồng thời đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của các hạn chế trong quá trình thực hiện giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL tỉnh Thanh Hóa.

(3) Bám sát các mục tiêu phát triển KTXH, mục tiêu và phương hướng PTDL tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, luận án đã đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp tài chính, các giải pháp hỗ trợ và một số kiến nghị tới Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành liên quan nhằm tạo điều kiện thúc đẩy du lịch tỉnh Thanh Hoá PTBV.

Các nội dung đề cập trong luận án nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Những vấn đề về PTDL bền vững và tác động của các giải pháp tài chính luôn là những vấn đề đòi hỏi tính lý luận và thực tiễn rất cao. Việc đề xuất các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy PTDL bền vững tỉnh Thanh Hóa mang tính đặc thù và gặp phải những khó khăn khi hệ thống số liệu thống kê không nhất quán cùng với việc nghiên cứu của tác giả còn hạn chế. Mặc dù NCS đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng để hoàn thành luận án, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. NCS mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học, chuyên gia và những người quan tâm đến chủ đề nghiên cứu của luận án.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ


1. Trịnh Thị Thùy (2020), “Một số giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Thanh Hóa theo hướng bền vững”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 04, năm 2020, tr.83-85.

2. Trịnh Thị Thùy (2020), “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch theo hướng bền vững tỉnh Thanh Hóa’, Tạp chí Tài chính, số 722+723, năm 2020, tr.134-136.

3. Trịnh Thị Thùy (2020), “Huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích du lịch tỉnh Thanh Hoá”, Tạp chí Tài chính, số 727, Tháng 4, tr.165-167.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Tài liệu tiếng Việt

1. Phạm Quế Anh (2017), Phát triển bền vững du lịch vùng duyên hải Đông Bắc trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ, Viện Hàn lâm Khoa học và xã hội Việt Nam.

2. Võ Ngọc Anh, Nguyễn Trần Thi và Trần Võ Thị Kim Siêng (2017), Liên kết phát triển du lịch của Bình Định với các địa phương, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 27, tháng 9/2017.

3. Nguyễn Thị Bằng (1996), Những giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành Du lịch Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết 08-NQ/TW Nghị quyết về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 16/1/2017, Hà Nội.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ (2016), Hướng dẫn nội dung chi và quản lý quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, Thông tư liên tịch số 12/2016.

6. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 10/2005/TT-BTC về việc Hướng dẫn Quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Ngân sách Nhà nước, Hà Nội.

7. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 78/2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ Quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

8. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 96/2015/TT-BTC ban hành ngày 22/6/2015 Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính.


9. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước.

10. Bộ Tài chính (2018), Thông tư số 34/2018/TT-BTC về “Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch”, Hà Nội.

11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2006), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

12. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2017), Quyết định số 3421/QĐ-BVHTTDL về việc Công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

13. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2018), Quyết định số 3325/QĐ-BVHTTDL về việc Công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

14. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2018), Thông tư số 30/2018/TT-BVHTTDL về việc Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hà Nội.

15. PGS.TS. Dương Đăng Chinh (2009), Giáo trình Lý thuyết tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Học viện Tài chính, Hà Nội.

16. Chính phủ (2004), Quyết định 153/2004/QĐ-CP về việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).

17. Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP về việc Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

18. Chính phủ (2011), Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 Về tín dụng

đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước.

19. Chính phủ (2013), Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ban hành ngày 26/12/2013

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

20. Chính phủ (2015), Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 về Kế hoạch

đầu tư công trung hạn và hằng năm.

21. Chính phủ (2015), Nghị định số 118/NĐ - CP ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2015 Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật đầu tư.

Ngày đăng: 03/04/2023