Ngoài ra, cần nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách miễn, giảm tiền học phí cho sinh viên học đại học chính quy ngành du lịch. Hiện nay, du lịch là ngành được cả tỉnh quan tâm, nhưng sinh viên chính quy du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá chưa nhiều. NNL du lịch tốt nghiệp đại học chỉ chiếm 9,18% trong tổng NNL du lịch của tỉnh. Như vậy, để NNL tốt nghiệp đại học chính quy nhiều hơn đáp ứng được yêu cầu PTDL của địa phương trong thời đại mới cần có các chính sách miễn, giảm tiền học phí cho các sinh viên theo học ngành du lịch. Đối với hình thức này, cơ chế hỗ trợ kinh phí cho sinh viên phải gắn với kết quả học tập, chia thành các mức khác nhau để tạo động lực cho sinh viên. Cụ thể đối với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi thì được hỗ trợ 100% kinh phí đào đạo, loại khá thì chỉ được hỗ trợ 50% và loại trung bình không được hỗ trợ. Mặt khác, để tạo động lực cho sinh viên ngành du lịch đạt kết quả cao trong quá trình học tập, khuyến khích sinh viên nâng cao chất lượng học tập, tỉnh cũng cần có cơ chế hỗ trợ học bổng cho sinh viên ngành du lịch. Đây là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng SPDL, đáp ứng yêu cầu công việc trong thời gian tới.
Thứ tư, tạo nguồn thu và tập trung các nguồn thu để tăng cường khả năng chi NSNN cho đào tạo NNL du lịch
Một là, tạo nguồn thu cho NSNN để tạo điều kiện tăng qui mô chi NSNN cho đào tạo NNL du lịch. Theo Điều 5, Thông tư số 33/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính thì Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch được để lại 60% số tiền phí thu được từ phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch để tập huấn, kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch; chi tổ chức các khoá bồi dưỡng kiến thức định kỳ để cấp đổi thẻ hướng dẫn viên. Do vậy, để thực hiện tốt nguồn này, cần phải có bộ máy thu phí đầy đủ, tránh tình trạng thất thu từ hoạt động này.
Hai là, cân đối lại nguồn chi NSNN cho việc đào tạo NNL du lịch gắn với SPDL. Hiện nay chi NSNN cho việc mở các lớp đào tạo NNL cho SPDL sinh thái cộng đồng khá cao trong tổng chi NSNN cho đào tạo NNL du lịch, tuy nhiên SPDL này chưa thu hút được nhiều khách du lịch, giai đoạn 2016 - 2020 mới chiếm 5,8% tổng khách du lịch toàn tỉnh. Do vậy, trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hoá cần thay đổi cơ cấu chi NSNN cho NNL du lịch cho phù hợp với yêu cầu phát triển đa dạng SPDL của địa phương và nhu cầu thực tế. Cần tăng chi NSNN cho NNL chuyển từ đầu tư tập trung cho SPDL biển đảo, sinh thái cộng đồng cho SPDL lịch sử, văn hoá và làng nghề, đặc biệt là NNL chất lượng cao.
Ba là, nâng cao hiệu quả chi NNSN cho các lớp đào tạo, bồi dưỡng NNL du lịch bằng cách lựa chọn, ưu tiên phân bổ và cân đối nguồn chi NSNN cho NNL gắn với khu du lịch trọng điểm, NNL trình độ đang còn thấp để hỗ trợ nâng cao chất lượng NNL đồng đều ở các khu vực. Tránh tình trạng phân bổ vốn NSNN cho NNL tại những khu vực du lịch không có tiềm năng phát triển và NNL đào tạo đi đào tạo lại nhiều lần.
Bốn là, áp dụng phương pháp quản lý theo đầu ra và kết quả đối với các lớp đào tạo nâng cao chất lượng NNL du lịch, nhằm đảm bảo hiệu quả sử vốn NSNN cho PTDL. Trong thời gian qua, chất lượng NNL qua đào tạo có tăng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại và phát triển (theo ý kiến khảo sát cho thấy 65% lao động đã qua đào tạo đáp ứng được yêu cầu công việc) [phụ lục 3]. Tuy số lượng lao động du lịch trực tiếp có tăng mạnh và chuyển biến về chất lượng nhưng so với xu thế phát triển và yêu cầu công việc thì tính chuyên nghiệp của lao động du lịch vẫn còn hạn chế. Do vậy, cơ chế, kiểm tra giám sát các hoạt động này cần phải được quản lý chặt chẽ để nâng cao hiệu quả chi NSNN.
Cần phải thay đổi phương thức quản lý các lớp đào tạo nâng cao chất lượng NNL thay vì số lượng đầu vào đăng ký đào tạo. Cần áp dụng cách thức quản lý theo đầu ra và kết quả đạt được để đánh giá hiệu quả các chính sách hỗ trợ chi tiêu công. Theo cách thức quản lý này, các nhà quản lý không quá chú trọng đến các yếu tố đầu vào như kinh phí, NNL, vật lực hay cách thức triển khai, thực hiện chương trình… mà tập trung vào kết quả thực hiện. Căn cứ vào kết quả đạt được, những chương trình mang lại kết quả tích cực sẽ được ưu tiên trong phân bổ và xem xét thực hiện đối với các khoá sau. Kết quả của một chương trình được xem là căn cứ quan trọng để phân bổ nguồn vốn NSNN. Những chương trình, dự án mang lại tác động tích cực nhiều sẽ được ưu tiên hơn trong phân bổ.
Thứ năm, cần nghiên cứu áp dụng một cách linh hoạt các ưu đãi về thuế nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đào tạo NNL du lịch, định hướng đào tạo du lịch gắn với vị trí việc làm của SPDL.
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Và Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tỉnh Thanh Hóa Đến Năm 2025, Tầm Nhìn Đến Năm 2030
- Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tỉnh Thanh Hóa Đến Năm 2025, Tầm Nhìn Đến Năm 2030
- Hoàn Thiện Các Giải Pháp Tài Chính Đối Với Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Du Lịch
- Hoàn Thiện Các Giải Pháp Tài Chính Nhằm Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch
- Tiếp Tục Tập Trung Lãnh Đạo, Chỉ Đạo, Tạo Điều Kiện Thuận Lợi Cho Các Nhà Đầu Tư Có Năng Lực Thực Hiện Các Dự Án Hạ Tầng Du Lịch Quy Mô Lớn
- Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa - 24
Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.
Các doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp sử dụng lao động, do vậy họ là người đầu tiên hiểu được người lao động cần phải đáp ứng những kiến thức, kỹ năng gì và mức độ đào tạo tương ứng với các vị trí đó ra sao. Khi doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo, họ sẽ nghiên cứu kỹ về những kiến thức, kỹ năng để người lao động
đáp ứng công việc mà họ yêu cầu. Để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này, cần có những chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ ngân sách để các doanh nghiệp có nhiều điều kiện hơn khi thực hiện hoạt động này. Cụ thể:
Chính quyền tỉnh Thanh Hoá cần nghiên cứu áp dụng một cách linh hoạt các ưu đãi về thuế GTGT và thuế xuất, khẩu nhập khẩu theo hướng đơn giản và có cơ chế thực hiện rõ ràng để các doanh nghiệp du lịch được hưởng chế độ ưu đãi một cách nhanh nhất đối với các yếu tố đầu vào của hoạt động giáo dục đào tạo NNL như: tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học, giáo trình và các trang thiết bị dụng cụ du lịch cho giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong lĩnh vực du lịch…
Bên cạnh đó chính quyền tỉnh Thanh Hoá cần xây dựng những quy định cụ thể hơn theo hướng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về mặt hồ sơ kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế TNDN… đối với doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động giáo dục nghề nghiệp dành riêng cho lĩnh vực du lịch. Hiện nay, các ưu đãi về thuế TNDN được áp dụng chung cho các doanh nghiệp tham gia đào tạo cho mọi ngành nghề, lĩnh vực. Xuất phát từ thu NSNN từ lĩnh vực du lịch đóng góp ngày càng cao vào NSNN của tỉnh, nên việc ưu đãi về mặt thủ tục, hồ sơ cho các doanh nghiệp đầu tư cho giáo dục đào tạo là thực sự cần thiết. Ưu đãi thuế cần theo hướng sau:
+ Cần áp dụng đồng bộ qui trình cải cách thủ tục hành chính trong việc áp dụng đúng, chuẩn xác các qui định trong chính sách thuế. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về mặt thủ tục để được áp dụng mức thuế suất ưu đãi trong suốt thời gian hoạt động đối với doanh nghiệp có thu nhập từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề về NNL du lịch.
+ Đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hoá du lịch tại địa bàn thuộc danh mục địa bàn có điều kiện KTXH khó khăn, hoặc đặc biệt khó khăn cần khuyến khích, hỗ trợ để người nộp thuế được hưởng ưu đãi một cách nhanh nhất.
Thứ sáu, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho khâu giải phóng mặt bằng đối với các cơ sở đào tạo NNL du lịch. Cần có cơ chế chi NSNN hỗ trợ cho khâu giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ giao đất sạch, miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất cho các doanh nghiệp khi thành lập các trung tâm, cơ sở đào tạo giáo dục về
du lịch, giúp họ sớm hình thành cơ sở giáo dục, nâng cao chất lượng NNL du lịch của doanh nghiệp.
3.3.3. Hoàn thiện các giải pháp tài chính đối với hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch
Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch có vai trò rất quan trọng trong việc giới thiệu, cung cấp thông tin về SPDL đặc thù của địa phương và nó còn là kênh để thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào PTDL bền vững. Trong thời gian qua tỉnh Thanh Hóa đã có những giải pháp tài chính hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch nhưng ở mức đầu tư thấp, chưa có sự đột phá để hấp dẫn và thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Điều này khiến cho mức độ lan toả đến khách du lịch cũng như đến nhà đầu tư chưa đạt được kết quả cao. Vì vậy, trong thời gian tới, chính quyền địa phương tỉnh Thanh Hoá cần chú trọng hơn nữa đến các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Thanh Hoá. Cụ thể:
Thứ nhất, tập trung nghiên cứu xây dựng chính sách chi NSNN cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với định hướng phát triển thương hiệu SPDL, hướng đến thị trường nước ngoài tiềm năng, coi trọng mở rộng thị trường khách du lịch trong nước.
Để PTDL bền vững thì chi NSNN cho các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch cần phải hướng đến phát triển thương hiệu SPDL, những sản phẩm nào là tiềm năng thế mạnh của tỉnh như SPDL biển đảo, văn hoá, lịch sử, cộng đồng, làng nghề du lịch… cần phải được quan tâm. Chi NSNN cần tập trung cho các sự kiện lớn, tạo nên sự đột phá cho việc quảng bá các SPDL của địa phương, từ đó lan toả, thu hút khách du lịch từ mọi miền tổ quốc và khách nước ngoài đến thị trường du lịch Thanh Hoá.
Cần có thêm nhiều cơ chế, chính sách chi NSNN cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch ra nước ngoài. Với mục tiêu gia tăng số lượng khách quốc tế gắn với thu nhập từ khách du lịch tăng lên thì cần có nhiều chính sách chi NSNN hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch đến thị trường nước ngoài. Theo đó, chính sách chi NSNN cần có sự ưu tiên cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch đến thị trường khách nước ngoài tại các thị trường khách du lịch truyền thống đang có thị phần nhiều như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,
Nhật Bản… đồng thời cần nghiên cứu để chi NSNN cho xúc tiến du lịch tại các thị trường tiềm năng, như: các nước Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Mỹ…
Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách chi NSNN hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước, chú trọng đến việc mở rộng thị trường, thay đổi hình thức hợp tác, liên kết với các địa phương, các vùng trong nước. Theo đó chi NSNN cần phân bổ ưu tiên cho việc xây dựng và triển khai kế hoạch liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố về phát triển SPDL, quảng bá điểm đến, kết nối tour, tuyến du lịch, như: Thanh Hoá với thành phố Hà Nội; Thanh Hoá với các tỉnh phía Bắc; Thanh Hoá với các tỉnh Bắc Trung Bộ, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Thanh Hoá với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ. Bên cạnh đó cần bố trí chi NSNN cho việc phối hợp với các hãng hàng không, các đơn vị lữ hành tổ chức các hoạt động xúc tiến, kích cầu du lịch tại các tỉnh có đường bay và dự kiến mở đường bay đến Thanh Hoá.
Thứ hai, nâng tỷ trọng chi NSNN cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch từ 3% - 3,5% trong tổng chi NSNN cho du lịch từ nay đến năm 2025 và tăng lên 4% trong giai đoạn 2026 - 2030. Hiện tại qui mô NSNN tỉnh Thanh Hoá còn hạn hẹp, trong đó chi NSNN cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch nước ngoài mới đạt 8,62%, thực hiện mục tiêu chi NSNN cho du lịch giai đoạn 2021
- 2025 gấp 1,22 lần (tăng 22,9%) so với giai đoạn 2016 - 2020 theo tinh thần Quyết định 623 Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, cần bố trí chi NSNN cho các chương trình tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch có quy mô lớn, đặc biệt là ra thị trường nước ngoài để thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến du lịch tỉnh Thanh Hoá.
Hơn nữa, cần tăng cường chi NSNN cho công tác nghiên cứu thị trường để xác định các thị trường tiềm năng, thị trường trọng điểm và thị trường mục tiêu làm cơ sở cho việc xây dựng các chương trình xúc tiến phù hợp với từng thị trường và phát triển các SPDL tương ứng. Trong thời gian qua, tỉnh Thanh Hoá mới chỉ dành 643 triệu đồng cho việc Khảo sát thị trường khách du lịch với một số điểm như: cửa khẩu quốc tế Na Mèo, Nhà ga, cảng hàng không Thọ Xuân mà chưa đi khảo sát được nhiều điểm du lịch khác trong và ngoài nước. Chi NSNN cần hướng tới các thị trường trong nước có thị phần lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Thị trường khách du lịch quốc tế chủ yếu từ các nước châu Á như Trung Quốc, Đài Loan (chiếm 28,4%);
Nhật Bản (19,2%), Hàn Quốc (18,5%)... Theo đó, chi NSNN cần hỗ trợ cho công tác điều tra, khảo sát nghiên cứu thị trường khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường khách du lịch lớn nhằm nắm bắt các thông tin về sở thích trải nghiệm các dòng SPDL; các món ăn; các SPDL làng nghề… được ưa chuộng để từ đó phát huy các SPDL cũng như các yếu tố đi kèm nhằm PTDL ngày càng bền vững.
Bố trí chi NSNN cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của xã hội về PTDL bền vững. Để PTDL theo hướng bền vững thì sự đóng góp của cộng đồng địa phương có vai trò rất quan trọng đối với việc thu hút khách du lịch. Ở những nơi mà văn hoá du lịch xuống cấp, có nhiều hoạt động tệ nạn như đánh nhau, bán hàng rong xin tiền, có thái độ không lịch sự…như Sầm Sơn mấy năm về trước, sẽ là những yếu tố làm cho du lịch phát triển không bền vững. Vì vậy, để người dân địa phương hiểu được sự cần thiết của PTDL bền vững thì chi NSNN cho hoạt động này cần được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức như: trên các phương tiện thông tin đại chúng; internet; tranh ảnh, khẩu hiệu, panô, áp phích, tờ rơi; các cuộc thi… và chi NSNN cần tăng cường với tần suất cao hơn vào những mùa cao điểm về du lịch để nâng cao ý thức của người dân địa phương đối với hoạt động du lịch. Ngoài ra cần nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng trong công tác tuyên truyền nhằm giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của văn hoá địa phương đối với việc thu hút khách du lịch.
Ngoài ra, cần tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch và các địa phương có chung SPDL liên kết tổ chức xúc tiến đầu tư và quảng bá trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan đại diện của Chính phủ, Tổng cục Du lịch tại một số thị trường mục tiêu.
Thứ ba, nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng bá du lịch ở trong và ngoài nước. Hiện nay chưa có nhiều chính sách hỗ trợ kinh phí cho việc quảng bá SPDL của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Trong thời gian tới, tỉnh cần có cơ chế, chính sách chi NSNN hỗ trợ kinh phí một phần cho việc quảng bá SPDL của các doanh nghiệp du lịch lớn trên địa bàn tỉnh như: hệ thống khách sạn cao cấp, nhà hàng chất lượng, tour du lịch; ca nô du thuyền… đến thị trường khách du lịch trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu SPDL của mình. Mặt khác, cần tăng cường liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để phối hợp thực hiện
tuyên truyền, quảng bá du lịch nhằm tiết kiệm chi phí NSNN. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí thoả đáng từ NSNN để tổ chức khoá đào tạo, tập huấn trang bị kiến thức về thương mại điện tử cho các làng nghề du lịch để họ chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ và đối tác kinh doanh. Hỗ trợ kinh phí xây dựng cổng thông tin điện tử của tỉnh cho phép các SPDL làng nghề được giới thiệu quảng cáo miễn phí trên trang thông tin này.
Thứ tư, tăng cường học tập kinh nghiệm của một số tỉnh trong và ngoài nước để đổi mới và hoàn thiện các chính sách chi NSNN cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch. Kinh nghiệm các địa phương cho thấy, cần phải có cơ chế, chính sách chi NSNN một phần nhằm hỗ trợ, khuyến khích, tạo động lực thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm chia sẻ, giảm bớt kinh phí từ NSNN. Lồng ghép hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch vào các chương trình khác nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn NSNN để tạo hình ảnh, thương hiệu du lịch lan toả đến toàn dân. Trong bối cảnh dịch bệnh covid - 19 diễn biến phức tạp và kéo dài, cần học tập kinh nghiệm các nước để có cơ chế chi NSNN hợp lý cho các mô hình bong bóng du lịch, hộ chiếu vắc xin để hỗ trợ người dân các nước, các địa phương có thể đi lại tự do mà không phải cách ly khi nhập cảnh, đi qua địa bàn.
Thứ năm, đổi mới cách thức, nội dung chi NSNN cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiếp du lịch nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, đặc biệt tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động trước bối cảnh thời đại công nghệ 4.0 và diễn biến dịch bệnh kéo dài.
Một là, để nâng cao hiệu quả chi NSNN cho hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch thì với nguồn chi từ NSNN cần được đổi mới cả về cách thức chi, chi gắn với nội dung để nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. Hơn nữa, cần duy trì hỗ trợ kinh phí điều tra, nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch thường xuyên.
Hai là, Cần đẩy nhanh tiến độ chi NSNN để xây dựng hệ thống dữ liệu, tạo dựng các kênh thông tin tuyên truyền nhằm hỗ trợ hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch một cách hiệu quả nhất. Tiếp tục chi NSNN để triển khai, áp dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch trước và sau chuyến đi; phát triển điểm đến du lịch thông minh và hệ thống thông tin ngành du lịch Thanh Hóa; tuyên truyền, đào tạo,
bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành du lịch. Đặc biệt chú trọng thực hiện đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch theo hướng chuyên nghiệp, có chủ đề, trên các kênh truyền hình Trung ương và hướng đến các kênh truyền hình uy tín quốc tế; ưu tiên loại hình truyền thông ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả, tạo sự lan tỏa sâu rộng. Tranh thủ hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, các đại sứ quán, lãnh sự quán, Tổng cục Du lịch, tích cực tham gia các hoạt động quảng bá du lịch Thanh Hóa tại các sự kiện, hội chợ du lịch quốc tế có uy tín tại nước ngoài (ưu tiên Hàn Quốc, Trung Quốc…).
Ba là, nâng cao hiệu quả hoạt động này bằng cách tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, đảm bảo thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp, hiệu quả, tăng cường quảng bá trên mạng xã hội. Theo đó chi NSNN cần lựa chọn phân bổ cho những công cụ tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch phù hợp nhất để khách du lịch có thể dễ dàng tiếp cận thông tin nhanh nhất, kêu gọi, thu hút được nhà đầu tư có tiềm năng vào đầu tư PTDL bền vững. Các công cụ nào đang phát huy hiệu quả cao nhất trên thị trường khách du lịch thì chi NSNN cần ưu tiên cho nó như: quảng cáo trên các phương tiện truyền thông in ấn, quảng cáo điện tử, catalog, quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook, zalo, Youtube, Instagram, các trang web, blog du lịch E-marketing…. Chi hỗ trợ phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh; ứng dụng công nghệ số để kết nối nhằm hỗ trợ và tăng trải nghiệm cho khách du lịch; mở rộng năng lực cung cấp dịch vụ kết nối giữa kênh thực và kênh số; sử dụng tối đa các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch. Ngoài ra, cần ưu tiên chi NSNN cho việc tập huấn sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến, quảng bá SPDL.
Bốn là, phát huy vai trò cơ quan đại diện Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong xúc tiến, quảng bá du lịch; chi NSNN hỗ trợ mở văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam tại một số thị trường trọng điểm nước ngoài.
Thứ sáu, cần tranh thủ tối đa nguồn kinh phí từ quỹ hỗ trợ PTDL cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch địa phương. Với nguồn kinh phí này, địa phương sẽ có thêm nguồn kinh phí để đầu tư thêm cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm, phát triển thị trường du lịch tiềm năng lớn ở nước ngoài, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, phát triển các SPDL có tiềm