Hoàn Thiện Các Giải Pháp Tài Chính Nhằm Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch


năng thành khu du lịch quốc gia, PTDL tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Thứ bảy, xúc tiến việc hoàn thiện hoạt động của Quỹ xúc tiến phát triển du lịch Thanh Hoá để tạo điều kiện hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh ở trong và ngoài nước Việt Nam. Trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hoá cần học tập kinh nghiệm về việc thành lập Quỹ xúc tiến phát triển du lịch của thành phố Đà nẵng để nghiên cứu xây dựng Quỹ xúc tiến phát triển du lịch Thanh Hoá nhằm thu hút sự đóng góp của các doanh nghiệp trên địa bàn từ đó chủ động trong việc lựa chọn đầu tư cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước có chất lượng nhất. Mục đích hoạt động của Quỹ là đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Thanh Hoá đến các thị trường nội địa và quốc tế tiềm năng, hỗ trợ nâng cấp và phát triển các SPDL của tỉnh; thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh hiệu quả, tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương.

3.3.4. Hoàn thiện các giải pháp tài chính nhằm phát triển sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch nghèo nàn, chậm đổi mới, đơn điệu, thiếu đặc sắc, ít sáng tạo, trùng lặp giữa các vùng miền, GTGT hàm chứa trong SPDL thấp, thiếu tính liên kết giữa các SPDL trong và ngoài địa phương là những cản trở lớn nhất cho quá trình PTDL bền vững. Mặc dù thời gian qua, tỉnh Thanh Hoá đã có những giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển SPDL nhưng đầu tư đang ở mức thấp, dàn trải, mất cân đối (chiếm 2,01% trong tổng chi NSNN cho du lịch). Điều này khiến cho SPDL chưa thật sự nổi bật, đẳng cấp, chưa tạo thương hiệu riêng cũng như năng lực cạnh tranh cho địa phương. Vì vậy, theo định hướng phát triển SPDL trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hoá cần hoàn thiện các giải pháp tài chính về SPDL một cách tốt nhất nhằm phát triển SPDL theo hướng đa dạng loại hình, nâng cao giá trị, tạo thương hiệu riêng, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Cụ thể:

Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế chính sách chi NSNN cho SPDL theo hướng đa dạng hoá SPDL, chú trọng đến những SPDL cao cấp, có quy mô lớn, phù hợp với chiến lược PTDL của tỉnh.

Trong thời gian qua đã có nhiều chính sách hỗ trợ ưu đãi cho SPDL biển đảo, du lịch cộng đồng tuy nhiên SPDL cao cấp, SPDL văn hoá lịch sử lại chưa được chú trọng. Mặt khác, SPDL mũi nhọn là biển cũng mới đáp ứng phân khúc thị trường


khách có mức chi tiêu trung bình đến khá, chưa có SPDL biển cao cấp. Do vậy, cần có cơ chế chính sách chi NSNN cho việc phát triển các SPDL biển cao cấp, khẳng định thương hiệu và tạo nên sự khác biệt so với các địa phương khác, đủ sức thu hút và phục vụ khách quốc tế. Theo đó cần ưu tiên chi NSNN cho khâu giải phóng mặt bằng, CSHT thiết yếu để khuyến khích thu hút các dự án đầu tư từ bên ngoài vào, từng bước hình thành hệ thống các khu du lịch, dịch vụ cao cấp với các tổ hợp thể thao Golf, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng biển, tắm khoáng cao cấp tại các khu du lịch như Sầm Sơn, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Nghi Sơn. Ngoài ra, cần có chính sách khuyến khích phát triển SPDL nghỉ dưỡng và casino tại khu vực biệt lập, du lịch tàu biển qua Cảng Nghi Sơn.

Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho định vị SPDL văn hoá, lịch sử gắn với tìm hiểu di sản như: Phát triển SPDL văn hoá - tâm linh tại các khu du lịch trọng điểm Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Hàm Rồng, đền Bà Triệu, Am Tiên… Theo đó chi NSNN cần ưu tiên phân bổ cho việc tổ chức một số lễ hội thường niên tiêu biểu nhằm tạo dựng thương hiệu cho du lịch Thanh Hoá: Lễ hội Lam Kinh, Lễ hội Bà Triệu, Lễ hội du lịch biển, Lễ hội tình yêu… Định vị SPDL sinh thái gắn với du lịch cộng đồng tại các khu vực đã được lập đề án hoặc quy hoạch phát triển loại hình du lịch cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.

Sản phẩm du lịch văn hoá, lịch sử vốn được xem là lợi thế của tỉnh nhưng chậm phát huy hiệu quả trong khi Thanh Hoá là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hoá trọng điểm như: Thành Nhà Hồ, Khu di tích Lam Kinh, Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Bà Triệu, Đền thờ Lê Hoàn, Thái miếu Nhà Hậu Lê, Lăng miếu Triệu Tường, Phủ trịnh - Nghè Vẹt, di tích văn hoá lịch sử Hàm Rồng… nhưng vẫn chưa được nhiều khách du lịch đến tham quan. Vì vậy, chính sách hỗ trợ cho SPDL văn hoá, lịch sử cần ưu tiên khôi phục, trùng tu các di tích cách mạng, di tích lịch sử có giá trị khai thác phục vụ khách du lịch, đền chùa xuống cấp trầm trọng.

Trong thời gian qua đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển SPDL sinh thái, cộng đồng. Tuy nhiên các chính sách này chủ yếu dành cho khu vực miền núi gắn với đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn nên doanh thu từ các SPDL này chưa cao. Trong thời gian tới cần xây dựng cơ chế, chính sách chi NSNN cho phát triển SPDL gắn với vùng đồng bằng và ven biển như SPDL sinh thái biển, du lịch cộng đồng tại các làng chài biển, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng. Theo đó, chi NSNN cần hỗ trợ về mặt bằng và cảnh quan để các cơ

Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa - 22


sở có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng SPDL sinh thái cộng đồng. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ nguồn lực cho người dân tham gia PTDL cộng đồng; gắn PTDL văn hoá với trải nghiệm đời sống cộng đồng để nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Liên kết SPDL vốn là lợi thế để phát triển, trong thời gian qua tỉnh đã có cơ chế liên kết, hợp tác phát triển SPDL với các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Ninh Bình, Nha Trang - Khánh Hoà, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh… tuy nhiên chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ liên kết phát triển SPDL một cách hợp lý. Vì vậy, cần xây dựng cơ chế, chính sách chi NSNN cho việc nghiên cứu, xây dựng các chương trình liên kết cụ thể giữa tỉnh Thanh Hoá với các địa phương khác trong và ngoài nước. Các chương trình liên kết cần tập trung cho các nội dung như: đánh giá, lựa chọn SPDL là đặc thù, thế mạnh của địa phương; các SPDL của địa phương khác có thể kết hợp; khảo sát thị trường khách du lịch tiềm năng hướng tới… để từ đó hình thành các tour du lịch hấp dẫn nhất, thúc đẩy SPDL phát triển.

Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế mới trong lĩnh vực du lịch: kinh tế chia sẻ, kinh tế du lịch ban đêm, kinh tế tuần hoàn, du lịch chăm sóc sức khoẻ, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch mạo hiểm và một số loại hình du lịch mới…

Thứ hai, nâng tỷ trọng chi NSNN cho SPDL lên 3% - 4% từ nay cho đến năm 2025 và tăng lên 5% - 7% giai đoạn 2026 - 2030.

Thanh Hóa là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng với nhiều SPDL hấp dẫn. Trong thời gian qua tỉnh Thanh Hóa đã dành một phần kinh phí nhỏ từ NSNN cho phát triển SPDL chiếm 2,01% trong tổng chi NSNN cho du lịch, dẫn đến SPDL phát triển hạn chế và chậm đổi mới. Để phát triển SPDL trong thời gian tới theo đúng định hướng chất lượng cao, đa dạng, chuyên nghiệp, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc và nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở khai thác những thế mạnh nổi bật về tài nguyên du lịch địa phương, tạo nên sự khác biệt, độc đáo của SPDL địa phương so với các địa phương khác cần nâng tỷ trọng chi NSNN cho SPDL theo các hướng sau:

Cần tiếp tục chi NSNN cho các SPDL biển đảo theo hướng đẳng cấp, độc đáo, có tính cạnh tranh so với các địa phương khác. Các SPDL biển đảo của địa phương


đang còn nghèo nàn, thiếu tính hấp dẫn, chưa đa dạng, thiếu sự độc đáo, nổi bật giữa các địa phương và giá trị mang lại thấp. Do vậy, cần tiếp tục chi NSNN cho SPDL biển, đảo như: Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hoà… với các hạng mục quy hoạch chi tiết, khảo sát, tu bổ cảnh quan… nhằm tạo cơ sở cho việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào phát triển SPDL biển đảo đẳng cấp, chuyên nghiệp theo định hướng đã đề ra.

Tăng cường chi NSNN cho SPDL văn hoá, lịch sử: Thời gian qua quy mô chi NSNN cho SPDL văn hoá đang còn thấp, dàn trải dẫn đến các SPDL văn hoá đã bị xuống cấp trầm trọng, không còn vẹn nguyên giá trị hoặc phục dựng sai quy cách, làm mới di sản... Do vậy, cần tăng cường chi NSNN cho SPDL văn hoá với các hạng mục như: khôi phục, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã bị xuống cấp; bảo tồn và phát huy các lễ hội truyền thống;… của các di sản văn hoá, di tích lịch sử lâu đời có giá trị như: Di tích Thành Nhà Hồ, Khu di tích lịch sử Lam Kinh; Lăng và đền Bà Triệu; đền thờ Lê Hoàn… để khôi phục kịp thời vẹn nguyên giá trị của SPDL văn hoá. Mặt khác, cần bố trí một phần kinh phí từ NSNN cho công tác khôi phục, tôn tạo di tích; nghiên cứu, sưu tầm phục dựng, bảo tồn các lễ hội để việc phát huy các di sản này có hiệu quả, tránh sự mai một, xâm hại, lấn chiếm, để di sản thực sự góp phần nâng cao sự hưởng thụ văn hoá của người dân, đóng góp vào sự phát triển SPDL văn hoá, lịch sử.

Chi NSNN cho SPDL sinh thái, cộng đồng: Thời gian qua các SPDL sinh thái, cộng động trên địa bàn tỉnh phát triển đang còn manh mún, tự phát vì điều kiện kinh tế khó khăn của những người làm du lịch phần đa đều là dân tộc thiểu số. Do vậy, để SPDL này làm tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương cần tăng cường chi NSNN cho các SPDL sinh thái cộng động với các hạng mục cơ bản như chi thiết kế xây dựng bản quy hoạch hoàn chỉnh; chi tu bổ cảnh quan thiên nhiên; chi hỗ trợ trang thiết bị ban đầu cho người dân địa phương…ở những khu, điểm có tiềm năng phát triển SPDL sinh thái, cộng đồng gắn với khu vực miền núi đang còn khó khăn như: Bản Đôn, Bản Hiêu huyện Bá Thước; bản Hang huyện Quan Hoá; thác Cổng Trời, thác Đồng Quan huyện Như Xuân; bản Năng Cát - Thác Ma Hao huyện Lang Chánh… từ đó tạo công ăn việc làm cho người dân ở các huyện miền núi, thúc đẩy mục tiêu giảm nghèo nhanh và hiệu quả.


Chi NSNN cho các SPDL làng nghề nhằm hỗ trợ các SPDL truyền thống: Các SPDL làng nghề phát triển không chỉ hỗ trợ cho SPDL truyền thống mà còn tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Thời gian qua quy mô chi NSNN cho SPDL làng nghề đang còn thấp, số lượng các làng nghề được hưởng kinh phí chưa nhiều, dẫn đến quy mô sản xuất của các làng nghề vẫn đang còn nhỏ, chất lượng SPDL làng nghề chưa thực sự chất lượng, nổi bật, đặc sắc riêng cho khu vực nhỏ trong địa phương. Trong thời gian tới, cần tăng quy mô đầu tư chi NSNN cho SPDL làng nghề truyền thống đang có thị hiếu trên thị trường như: Bánh gai Tứ Trụ - xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân; Sản xuất chiếu cói Cụm công nghiệp liên xã - thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn; Đúc đồng - xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa; Dệt thổ cẩm - xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy… với các hạng mục cơ bản như: chi NSNN xây dựng và cải tạo làng nghề quy mô lớn; đầu tư Khu trưng bày, giới thiệu làng nghề với diện tích rộng lớn; chi NSNN cho mô hình sản xuất đào tạo nghề gắn với sản phẩm làng nghề có chất lượng cao… nhằm tạo nên sự chuyên môn hoá, nâng cao sức cạnh tranh cho các SPDL làng nghề, mở rộng thị trường tiêu thụ và hỗ trợ đắc lực cho SPDL truyền thống.

Ưu tiên một phần kinh phí từ NSNN để phát triển các SPDL bổ trợ đặc trưng của tỉnh, như phố đi bộ, khôi phục làng cổ Đông Sơn, lễ hội tình yêu… nhằm đa dạng và tăng tính hấp dẫn cho SPDL trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Thứ ba, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch bằng cách nâng cao hiệu quả chi NSNN cho sản phẩm du lịch

Một là, để nâng cao hiệu quả chi NSNN cho SPDL cần thay đổi cách thức chi NSNN, chi NSNN gắn với từng loại SPDL. Đối với từng loại SPDL cần có nội dung chi NSNN riêng, chủ yếu vào những nội dung mà tư nhân không đầu tư vào để tạo cơ sở thu hút nguồn vốn từ bên ngoài vào phát triển SPDL. Những dự án SPDL phải tạo được nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Những dự án SPDL trọng điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang cần nguồn vốn đầu tư đó là: SPDL biển cao cấp với các tổ hợp thể thao Golf, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng biển, tắm khoáng cao cấp tại các khu du lịch: Sầm Sơn, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Nghi Sơn; SPDL nghỉ dưỡng và casino tại các khu vực biệt lập, du lịch tài biển qua Cảng Nghi Sơn. Do vậy, để nâng cao hiệu quả chi NSNN cần ưu


tiên chi NSNN cho khâu giải phóng mặt bằng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật để

thúc đẩy các dư án quy mô lớn đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng.

Hai là, đẩy nhanh tiến độ chi NSNN cho những hạng mục của SPDL đã có nhà đầu tư lớn đăng ký tham gia đầu tư, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hạn chế tối đa sự thay đổi quyết định đầu tư khi kéo dài thời gian chờ đợi.

Ba là, cần có cơ chế, chính sách chi NSNN cho các hạng mục mà nhà đầu tư không dám đầu tư nhằm thu hút, lôi kéo được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào phát triển SPDL và phát triển theo đúng định hướng mà tỉnh đã đề ra. Các hạng mục chi NSNN cần đầu tư như bản quy hoạch phát triển SPDL; hạ tầng kỹ thuật… để nhà đầu tư có cơ sở để bỏ vốn vào đầu tư phát triển SPDL.

Bốn là, lựa chọn những nội dung chi NSNN phù hợp nhất cho SPDL để không làm lãng phí nguồn vốn NSNN mà vẫn đạt được hiệu quả chi NSNN đã đề ra.

Năm là, xây dựng kết hoạch và tính toán nguồn vốn phát triển KTXH để có thể lồng ghép với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; xây dựng các sản phẩm nông nghiệp, các mô hình phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển du lịch.

Trong thời gian qua, một số SPDL nông nghiệp đang phát huy tác dụng như Nông trại Golden Cow (huyện Thường Xuân); Nông trại QueenFarm (huyện Quảng Xương), Làng du lịch Yên Trung - Yên Trung Eco-villa (huyện Yên Định)… bước đầu thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách du lịch.

Sáu là, triển khai phát triển SPDL trên nền tảng công nghệ số; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ xanh, công nghệ sạch trong các cơ sở dịch vụ và cơ sở lưu trú.

Thứ tư, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về thuế và tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các SPDL của mình, khuyến khích phát triển SPDL quy mô lớn.

Để thu hút các nhà đầu tư lớn vào phát triển SPDL quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, thì tỉnh cần có các cơ chế ưu đãi hợp lý về thuế, phí, đất đai đối với dự án đầu tư vào phát triển SPDL. Cục Thuế tỉnh cần chủ động chung tay cùng các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các ưu đãi về thuế, phí, đất đai nhằm khuyến khích các nhà đầu tư lớn đầu tư vào phát triển SPDL trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Cần tạo điều kiện tối đa để các cơ sở kinh doanh du lịch có thể tiếp cận được tín dụng ưu đãi Nhà nước để có điều kiện đầu tư cho các SPDL bổ trợ với nguồn vốn lớn


như: thuyền buồm, lướt ván, mô tô nước, dù bay, khám phá đại dương…; các khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh… nhằm phát triển SPDL biển đảo đa dạng, đẳng cấp, có sức cạnh tranh với các địa phương khác trong nước và thế giới.

Thứ năm, nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi riêng đối với phát triển SPDL làng nghề, góp phần tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo cho người dân địa phương.

Cần đưa ra các chính sách ưu đãi về đất đai, hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống, nhằm đa dạng SPDL. Hỗ trợ tối đa về hồ sơ, thủ tục để các làng nghề du lịch được hưởng các ưu đãi thuế, cần áp dụng đồng bộ qui trình cải cách thủ tục hành chính để vừa quản lý tốt nguồn thu từ thuế, vừa góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, vừa khai thác và bồi dưỡng nguồn thu trong tương lai.

Cần phải có cách thức tuyên truyền và hỗ trợ phù hợp về thuế đối với các làng nghề du lịch. Với đặc điểm là trình độ quản lý và trình độ kế toán của các làng nghề còn hạn chế, việc tiếp cận công nghệ thông tin của các làng nghề du lịch chưa nhiều, cần phải có cách thức tuyên truyền và hỗ trợ phù hợp. Theo đó, hoạt động tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế phải đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung đáp ứng nhu cầu theo từng nhóm người nộp thuế. Cơ quan thuế cần kết hợp với chính quyền địa phương như phường, xã tuyên truyền về thuế trên loa phát thanh với các nội dung liên quan như quyền lợi của việc đăng ký thuế, nộp hồ sơ kê khai thuế ở đâu… Ngoài ra, cần phát triển bộ phận giải đáp thắc mắc về thuế qua điện thoại, hộp thư góp ý tại các chi cục thuế. Các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế thực hiện thủ tục hành chính thuế chủ yếu bằng hình thức điện tử trực tuyến, tập trung thống nhất. Khuyến khích các tổ chức kinh doanh dịch vụ trong làng nghề du lịch làm thủ tục về thuế.

Tăng cường trách nhiệm của cơ quan Thuế trong việc kiểm tra, giám sát việc xác định doanh thu của các cơ sở làng nghề du lịch để đảm bảo công bằng cho các đối tượng được miễn, giảm thuế. Cán bộ thuế cần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở làng nghề du lịch được giải quyết hồ sơ một cách nhanh nhất. Từ đó thúc đẩy SPDL làng nghề ngày càng phát triển.

Cần có chính sách hỗ trợ vốn cho làng nghề du lịch. Đối với hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp tác kinh doanh về SPDL làng nghề với điều kiện thiếu vốn, quy mô vốn


nhỏ lẻ, tỉnh Thanh Hoá cần có chính sách hỗ trợ vốn thông qua cho vay ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội.

Cần bố trí chi NSNN từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hỗ trợ kinh phí cho các làng nghề du lịch thực hiện công tác bảo vệ môi trường, khắc phục, xử lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề du lịch. Ngoài ra chi NSNN cần hỗ trợ xây dựng hệ thống thông tin giới thiệu, quảng bá SPDL làng nghề, xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ, đa dạng hoá mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng kênh tiêu thụ đối với SPDL làng nghề.

3.4. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

3.4.1. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hoá

Công tác quy hoạch là một nội dung quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch và bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá, di sản thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu PTBV. Do vậy, công tác quy hoạch phải đi trước một bước và phải thực sự có cơ sở khoa học, tính khả thi cao. Để đảm bảo cho du lịch tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới phát triển bền vững, việc làm đầu tiên là công tác quy hoạch. Tỉnh Thanh Hoá cần rà soát nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quy hoạch PTDL phải phù hợp với quy hoạch tỉnh Thanh Hoá nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế du lịch địa phương. Đồng thời, phải đảm bảo thống nhất và liên kết giữa các quy hoạch, nhất là giữa quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tỉnh, giữa quy hoạch chi tiết và quy hoạch tổng thể về ngành du lịch.

Trong thời gian qua, tỉnh Thanh Hoá đã phê duyệt nhiều quy hoạch PTDL [phụ lục 20]. Tuy nhiên các quy hoạch trên vẫn tồn tại một số bất cập như tính liên kết thấp, nhiều quy hoạch thiếu tính khả thi dẫn đến phải bổ sung, sửa đổi quy hoạch 2 đến 3 lần như: Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Phân khu A - Trung tâm dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng ven biển và đô thị - thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá; Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Phân khu B - khu đô thị, thương mại dịch vụ và du lịch ven biển thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá… Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá cần thực hiện một số biện pháp hoàn thiện công tác quy hoạch như sau:

- Tiếp tục quản lý quy hoạch sau khi được phê duyệt, tổ chức công bố và công khai trên cổng thông tin quy hoạch của tỉnh nhằm cung cấp thông tin đầy đủ và nhanh

Ngày đăng: 03/04/2023