Khái Quát Về Sở Giao Dịch Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Việt Nam


trong thời gian tới là củng cố hòa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” và “tiếp tục đường lối đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới”

Thanh toán quốc tế phản ánh sự vận động có tính độc lập tương đối của giá trị trong quá trình chu chuyển hàng hóa và tư bản giữa các quốc gia. Như vậy nếu khâu thanh toán quốc tế được thực hiện nhanh chóng, an toàn và chính xác thì nó đã trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian cho chu chuyển vốn, giảm bớt và khắc phục những rủi ro liên quan tới sự biến động của tiền tệ, tới khả năng thanh toán của con nợ, tạo điều kiện cho việc phát triển và mở rộng hoạt động ngoại thương của mỗi nước. Vị trí và tầm quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế nước mình.

Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ giữa các tổ chức các cá nhân, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có hoạt động TTQT thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển được.

Nếu tổ chức hoạt động TTQT được tiến hành nhanh chóng an toàn chính xác sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hóa - tiền tệ giữa người mua và người bán một cách trôi chảy và hiệu quả. Về mặt kinh doanh, thanh toán tiền hàng thể hiện chất lượng của kinh doanh, nói lên hiệu quả kinh tế về tài chính trong hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh XNK.

Trong điều kiện tiền tệ thường xuyên biến động, khả năng thanh toán của con nợ rất bấp bênh, rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng mua bán ngày càng nhiều, vị trí, vai trò của hoạt động TTQT cũng vì thế mà được khẳng


định hơn trong đó các yếu tố về tiền tệ, về phương thức thanh toán, biện pháp đảm bảo hối đoái và đảm bảo được tiền hàng đối với nhà XKcần được xem xét, nghiên cứu kĩ lưỡng để lựa chọn áp dụng cho linh hoạt với mỗi trường hợp.

1.3.2 Với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Đối với hoạt động ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT có vị trí và vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ là 1 dịch vụ thanh toán thuần túy mà nó được coi là 1 mặt không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó bổ sung và hỗ trợ các mặt hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng.

Hoạt động TTQt của 1 ngân hàng phát triển đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng sẽ là điều kiện tốt để thu hút thêm khách về giao dịch trên cơ sở đó mà ngân hàng có thể tăng quy mô vốn hoạt động của mình. Nhờ đẩy mạnh hoạt động TTQT mà ngân hàng có thể mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ XNK cũng như tăng cường được nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp có mối quan hệ TTQT qua ngân hàng.

Hoạt động TTQT tốt giúp cho Ngân hàng phát triển được các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ bảo lãnh, và các dịch vụ ngân hàng quốc tế khác, do có được nguồn vốn ngoại tệ lớn và đa dạng thông qua nghiệp vụ TTQT. Nghiệp vụ TTQT phát triển sẽ giúp cho NH nâng cao được uy tín của mình trên thị trường quốc tế, trên cơ sở đó mà có thể khai thác được nguồn vốn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và vốn trên thị trường tài chính thế giới nhằm đáp ứng hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng đồng thời, hoạt động TTQT giúp ngân hàng tăng thu nhập và tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường, đồng thời nó giúp cho hoạt động NH vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và hòa nhập với hệ thống ngân hàng thế giới.


Kết luận chương 1


Thanh toán quốc tế đóng vai trò là một mắt xích hết sức quan trọng, không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế. Chiếm tỷ phần lớn trong TTQT, vai trò và tính hữu dụng của phương thức tín dụng chứng từ là không thể phủ nhận. Nghiên cứu nội dung nghiệp vụ TTQT theo phương thức thanh toán TDCT, lựa chọn và xử lý yếu tố trong nội dung của nó, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ kỹ thuật sao cho phù hợp với những đặc điểm tính chất nền kinh tế của mỗi quốc gia là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Hạn chế rủi ro luôn là vấn đề mà các chủ thể quan tâm trong mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh, rủi ro không chỉ làm tổn hại tới chủ thể tham gia trực tiếp mà rộng hơn, thông qua các giao dịch thanh toán sẽ cần thiết phải có sự tham gia của các các chủ thể gián tiếp như ngân hàng XK, Ngân hàng NK, Bảo hiểm,và do vậy rủi ro trong hoạt động TTQT bao trùm lên tất cả các chủ thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào giao dịch ngoại thương. Rủi ro gây ra những mất mát, tổn thất ở các mức độ khác nhau.

Chương 1 của khóa luận làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán tín dụng chứng từ và các loại rủi ro trong quá trình thực hiện. Từ đó, phân tích tính cần thiết hạn chế rủi ro TTQT bằng thư tín dụng đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM


2.1. Khái quát về Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Ngày 1-4-1963, NHNT VN chính thức ra mắt và đi vào hoạt động, với tư cách một pháp nhân Ngân hàng Thương mại giao dịch trên thương trường trong nước và quốc tế (với tên gọi tiếng Anh là: Bank for Foreign Trade of Vietnam, tên tắt là


Vietcombank). Khi đó, NHNT VN là ngân hàng duy nhất phục vụ kinh tế đối ngoại và cho vay xuất nhập khẩu của cả nước (độc quyền kinh doanh ngoại hối).

Ngày 1 - 4 - 1991, Sở Giao dịch NHNT được thành lập, là đơn vị trực thuộc NHNT TW, thực hiện các hoạt động của NHNT TW. SGD đóng vai trò là đầu mối thực hiện chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ của NHNT VN với các khách hàng của NHNT VN.

Gần 50 năm tồn tại và phát triển, NHNT đã phát triển thành một ngân hàng đa năng, đạt được nhiều thành tựu đáng kể, hoạt động không ngừng tăng trưởng và hiệu quả, đạt lợi nhuận cao, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại với mạng lưới rộng khắp (1 hội sở chính, 1 Sở GD ở trung tâm thủ đô Hà Nội, 63 chi nhánh và 205 phòng giao dịch trên toàn quốc, có văn phòng đại diện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động của NHNT còn được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng Việt Nam với trên 1400 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Kể từ ngày 1 - 1 - 2006, SGD được tách ra khỏi Hội sở chính, được đặt tại 31 - 33 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, hoạt động như một chi nhánh, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng, SGD trở thành một chi nhánh được thực hiện tất cả các nghiệp vụ ngân hàng của NHNT VN. Việc tách ra hoạt động độc lập này, bên cạnh những thuận lợi về thương hiệu và ưu thế sẵn có của NHNT VN, SGD cũng gặp rất nhiều khó khăn do xáo trộn về tổ chức, nhiều nghiệp vụ mới được đưa vào thực hiện. Tuy vậy, trong ba năm qua với nỗ lực cố gắng của Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên, SGD đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hiện tại SGD đã có 15 phòng giao dịch rải rác trên địa bàn TP Hà Nội, có quy mô hoạt động 500 tỷ VND, quy mô còn lớn hơn cả 1 chi nhánh của 1 ngân hàng TMCP. SGD có doanh số huy động vốn xấp xỉ 40 ngàn tỷ VND. Cho vay nền kinh tế 4.500 tỷ VND, xuất khẩu, nhập khẩu hơn 3 tỷ USD, doanh số mua bán ngoại tệ hơn 2 tỷ USD. Nắm giữ hơn 1 triệu thẻ tiết kiệm cá nhân. 500 ngàn thẻ ATM, hơn 150 máy ATM, hơn 1200 các điểm chấp nhận thẻ.


2.1.2. Kết quả hoạt đông kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

2.1.2.1. Huy động vốn

Năm 2008, khủng hoảng kinh tế thế giới gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của các NHTM, SGD tuy hoạt động độc lập nhưng công tác huy động vốn vẫn đạt hiệu quả cao. Năm 2008 nguồn vốn huy động từ nền kinh tế quy VNĐ đạt 39.500,75 tỷ đồng tăng 1.507,92 tỷ đồng (3,97%) so với năm cùng kỳ năm 2007.

2.1.2.2. Sử dụng vốn

Tính đến 31/12/2008, tổng dư nợ cho vay quy VNĐ đạt 4.473,84 tỷ đồng tăng 1.070,3 tỷ đồng ( 31,45%) so với cùng kỳ năm 2007 (trong đó dư nợ VNĐ đạt 1.495,59 tỷ đồng tăng 345,76 tỷ đồng và dư nợ ngoại tệ quy đổi USD đạt 175,43 triệu USD tăng 35,57 triệu USD). Ta có thể thấy rõ hơn tình hình sử dụng các loại vốn qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1 : Hoạt động cho vay của SGD

Đơn vị: tỷ VNĐ



Chỉ tiêu

31/12/2008

31/12/2007

VNĐ

USD

Quy USD

VNĐ

USD

Quy USD

Tổng dư nợ CV

1.495,59

175,43

4.473,84

1.149,83

139,86

3.403,54

1.Dư nợ CV NH

698,30

140,34

3.080,91

589,45

117,35

2.480,45

2.Dư nợ CV TDH

353,28

24,23

764,71

298,33

19,36

610,28

3.Dư nợ CV ĐTT

443,76

10,85

627,92

262,05

3,15

312,81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro toán tín dụng chứng từ đối với Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - 4

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tinh sử dụng vốn tại SGD NHNT Việt Nam)


2.1.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế

Hoạt động thanh toán quốc tế được khẳng định là hoạt động trọng tâm, là hoạt động mang lại nguồn thu lớn cho NHNT Việt Nam cũng như SGD NHNT nói riêng.


Biểu đồ 2.2 : Doanh số thanh toán quốc tế qua các năm của SGD


Đơn vị : triệu USD


3386.86

2844.31 2893.04

4000

3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0

2006 2007 2008


(Nguồn:Báo cáo tổng kết công tác TTQT của SGD)

Qua biểu đồ 2.2, ta thấy tổng doanh thu về TTQT đều tăng qua các năm giai đoạn 2006 - 2008 phản ánh kết quả hoạt dộng tốt về lĩnh vực này. Năm 2006 doanh thu về TTQT đạt 2.844,31 triệu USD, năm 2007 đạt 2.893,04 triệu USD tăng 48,73 triệu USD tương đương 1,71%.Năm 2008, mặc dù vấp phải nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng hoạt động TTQT vẫn hoạt động có hiệu quả, tổng doanh thu tính đến 31/12/08 đạt 3.386,86 triệu USD tăng 493,82 triệu USD tương đương 17,07%.

2.1.2.4. Kết quả kinh doanh

Về kết quả kinh doanh năm 2008, tổng doanh thu của SGD tăng lên đáng kể 1.217,5 tỷ VND (48,67%) so với năm 2007. Trong đó, so với năm 2007 thì: thu lãi cho vay tăng 157,42 tỷ VND (68,47%), thu lãi tiền gửi tại TW 725,23 tỷ VND (38,68%), thu dịch vụ ngân hàng tăng 18,23 tỷ VND (12,61%) và thu khác tăng 316,63 tỷ VND, gấp hơn 2 lần.

Tuy doanh thu tăng mạnh như vậy nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm đến tận 212,14 tỷ VND (40,64%), đó là do tổng chi cũng tăng lên nhanh chóng. Khoản mục chi trả lãi tiền gửi khách hàng tăng lên đến 58,19%, chi trả lãi vay TW tăng gấp hơn 7 lần, chi dịch vụ ngân hàng tăng lên gấp rưỡi còn chi khác thì tăng lên gấp đôi. Những khoản mục chi đó đã làm tổng chi năm 2008 tăng đến hơn 1.429,64 tỷ


VNĐ (72,3%) so với năm 2007. Tốc độ tăng tổng chi nhanh hơn rất nhiều so với tổng thu đã khiến cho lợi nhuận trước thuế của SGD năm 2008 bị sụt giảm.

Bảng 2.3 : Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD

Đơn vị : tỷ VNĐ


Chỉ tiêu

2008

2007

Tổng doanh thu

3.718,79

2.501,29

- Thu lãi cho vay

- Thu lãi tiền gửi tại TW

- Thu dịch vụ ngân hangf

- Thu khác

387,34

2.600,00

162,81

568,65

229,92

1.874,77

144,58

252,02

Tổng chi

3.408,94

1.979,30

- Trả lãi tiền gửi khách hàng

- Chi lãi trả vay TW

- Chi dịch vụ ngân hàng

- Chi khác

2.280,89

6,46

55,91

1.065,69

1.441,87

0,88

33,28

503,26

Lợi nhuận trước thuế

309,85

521,99

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của SGD năm 2008)

2.2. Thực trạng rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.2.1. Triển khai các văn bản pháp lý phù hợp với hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.2.1.1. Loại văn bản pháp lý mang tính quốc tế

Là thành viên tham gia hoạt động TTQT, các NHTMVN phải tuyệt đối tuân thủ những quy định mang tính bắt buộc cũng như những thông lệ thương mại và TTQT. Vì vậy, những văn bản pháp lý mang tính quốc tế đã được trình bày trong chương 1 là kim chỉ nam cho hoạt động TTQT của các NHTMVN. Để lưu ý vấn đề này, một lần nữa xin đề cập lại, đó là: Các Quy tắc và thực hành về tín dụng chứng từ – UCP 500, UCP600; Incoterms 2000; URC; URR; ULB 1930 và Công ước Geneve về Séc năm 1931.

2.2.1.2. Văn bản pháp lý mang tính quốc gia và của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

* Phạm vi quốc gia:

- Quyết định số 711/2001/QĐ- NHNN, ngày 25/05/2001, về ban hành


quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm.

- Nghị định 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

- Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002, về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

- Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08/10/2002, về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

- Quyết định 1325/2004/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế chiết khấu và tái chiết khấu chứng từ có giá.

- Pháp lệnh ngoại hối của Uỷ ban thường vụ quốc hội số 28/2005/PL- UBTVQH 11, ngày 13 tháng 12 năm 2005, có hiệu lực 01/06/2006.

- Quyết định 63/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành ngày 29/12/2006.

- Luật các công cụ chuyển nhượng, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.

- Nghị định 160/2006/NĐ-CP, ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối.

* Phạm vi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

- Quyết định số 1355/NHNT-QLTD, ngày 12/10/2001, về thực hiện mở L/C trả chậm ban hành theo QĐ711/2001/QĐ-NHNN.

- Quyết định số 29/2001/QĐ- NHNT-THTT, ban hành ngày 16/04/2001, về việc ban hành Quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán Thư tín dụng chứng từ và Nhờ thu kèm chứng từ với nước ngoài trong hệ thống NHNT.

- Quy trình tạm thời về kĩ thuật xử lí nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ và nhờ thu kèm chứng từ với nước ngoài trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ban hành năm 2004.

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 06/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí