Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Tài Trợ Thương Mại Quốc Tế Theo Phương Thức Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Của Ngân Hàng Thương Mại


Ngân hàng thông báo (hoặc NH xác nhận) khi nhận được L/C có điều khoản đỏ cùng với sự ủy quyền của NH phát hành sẽ tiền trước khi giao hàng cho người XK. Cần lưu ý rằng, ở đây, trách nhiệm tài trợ là thuộc về NH phát hành, do đó bất kể kết quả thực hiện hợp đồng của nhà XK như thế nào, NH phát hành cũng phải có trách nhiệm hoàn trả cho NH thông báo (hoặc NH xác nhận) cả gốc và lãi khoản nợ vay ứng trước tiền hàng. Sau đó, NH hàng phát hành L/C điều khoản đỏ mới thực hiện việc thu hồi từ nhà NK khoản tài trợ đã ứng ra ở trên.

2.2.2. Tài trợ sau khi giao hàng

a) Tài trợ chiết khấu bộ chứng từ theo L/C

Để đáp ứng nhu cầu vốn, nhà XK sau khi giao hàng xong có thể thương lượng với NH thực hiện chiết khấu bộ chứng từ. Chiết khấu bộ chứng từ XK là hình thức NH tài trợ nhà XK thông qua việc mua lại hoặc cho vay căn cứ vào bộ chứng từ hàng xuất. Hoạt động này của NH nhằm tài trợ vốn lưu động cho người XK để đảm bảo sản xuất kinh doanh liên tục, không bị gián đoạn trong thời gian chờ người NK nước ngoài thanh toán tiền hàng.

Khi chiết khấu bộ chứng từ phải hoàn hảo và xuất trình đúng thời gian quy định. Ngân hàng mở L/C phải là NH có uy tín trên thị trường quốc tế và có quan hệ giao dịch thường xuyên với NH chiết khấu. Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định và đảm bảo khả năng thanh toán, có uy tín với NH. Số tiền chiết khấu tuỳ thuộc mỗi NH nhưng thường không quá 90% giá trị L/C xuất và phải nằm trong hạn mức tín dụng. Có hai hình thức chiết khấu:

Chiết khấu miễn truy đòi (chiết khấu đóng): Là việc NH trên cơ sở giá trị bộ chứng từ hàng xuất, sau đi đã trừ đi lãi suất phát sinh và các chi phí liên quan đến nghiệp vụ thu tiền từ NH mở L/C sẽ thanh toán số tiền còn lại cho nhà XK với điều kiện là miễn truy đòi nhà XK nếu bộ chứng từ không được thanh toán. Thực chất hình thức chiết khấu này là việc NH mua đứt bộ


chứng từ hoặc hối phiếu của người XK. Rủi ro cho NH trong hình thức chiết khấu này là lớn hơn, nên số tiền chiết khấu thường nhỏ hơn trong hình thức chiết khấu có truy đòi được trình bày dưới đây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Chiết khấu có truy đòi (chiết khấu mở): Là việc NH trên cơ sở giá trị bộ chứng từ hàng xuất, sau khi đã trừ đi lãi suất phát sinh và các chi phí liên quan đến nghiệp vụ thu tiền từ NH mở L/C sẽ thanh toán số tiền còn lại cho nhà XK với điều kiện là có truy đòi nhà XK, nếu NH không thu được tiền hàng từ NH mở L/C. Như vậy, trách nhiệm của người XK vẫn còn cho đến khi NH đòi được tiền từ người NK. Phí chiết khấu được tính dưới hình thức lãi chiết khấu, tính theo ngày và mức phí dĩ nhiên thấp hơn so với trường hợp chiết khấu miễn truy đòi vì rủi ro NH phải chịu thấp hơn.

Hoạt động tài trợ thương mại quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại VPBank - thực trạng và giải pháp - 5

Hiện nay đa số các NH thực hiện chiết khấu có truy đòi.

b) Ứng trước tiền hàng cho nhà XK

Trường hợp bộ chứng từ không đủ điều kiện chiết khấu, có những sai sót mà NH không đồng ý chiết khấu thì nhà XK có thể yêu cầu ngân hàng ứng trước tiền hàng, thông thường tỷ lệ khoảng 50%-60% giá trị hàng xuất.

NH tiến hành thu nợ bằng cách gửi bộ chứng từ ra nước ngoài để đòi nợ, trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi chứng từ đòi tiền mà không nhận được báo Có của NH nước ngoài, NH sẽ tự động ghi Nợ vào tài khoản tiền gửi của khách hàng. Nếu tài khoản của khách hàng không đủ số dư thì NH sẽ chuyển số tiền chiết khấu hoặc ứng trước sang nợ quá hạn trong vòng 7 ngày làm việc. Khi được thanh toán từ phía NH nước ngoài, sẽ khấu trừ trực tiệp khoản vay cùng với các chi phí khác có liên quan.‌

III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1. Cơ chế chính sách của Nhà nước


Hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế nói chung cũng như các DN nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chính sách chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về khung pháp lý, về chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, về hoạt động XNK,…sẽ ảnh hưởng đến thủ tục yêu cầu tài trợ, quy trình thực hiện nghiệp vụ tài trợ của NH, tác động tới lãi suất và giá cả hàng hoá.

2. Ngân hàng


NH chỉ có thể tài trợ cho DN khi bản thân họ có nguồn vốn dồi dào đủ để thực hiện nghiệp vụ này trong khi vẫn đảm bảo các hoạt động kinh doanh khác. Nguồn vốn cũng tạo điều kiện cho NH nâng cao cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, ứng dụng các thành tựu khoa học hiện đại…từ đó mở rộng nghiệp vụ tài trợ.

Bên cạnh đó, yếu tố con người cũng rất quan trọng đối với việc mở rộng hoạt động tài trợ TMQT. Với một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về thị trường, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao... thì nghiệp vụ tài trợ TMQT theo phương thức TDCT mới thực sự phát huy tác dụng, mang lại lợi ích cho cả NH và khách hàng.

Ngoài ra, uy tín và mối quan hệ của NH đối với mạng lưới NH đại lý cũng là nhân tố quan trọng quyết định việc mở rộng hoạt động tài trợ ngoại thương. Bởi vì NH có mạng lưới hoạt động rộng khắp cho phép đáp ứng tốt hơn nhu cầu TTQT và tài trợ XNK của khách hàng. Đó chính là lý do vì sao các DN XNK luôn muốn chọn cho mình các NH có khả năng tài chính, có uy tín, có quan hệ đại lý rộng khắp và có kinh nghiệm kinh doanh để được hỗ trợ khi tham gia vào thị trường quốc tế.

3. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu


Phương thức thanh toán TDCT có xuất phát điểm từ nhà NK khi họ nộp đơn yêu cầu mở L/C cho NH phục vụ mình. Vì vậy, yêu cầu đối với người NK đó là phải có trình độ, am hiểu thị trường, am hiểu về các thương


vụ ngoại thương… Bởi vì chỉ khi các điều khoản của L/C hoàn toàn phù hợp với hợp đồng thương mại hoặc được người XK chấp nhận thì nó mới có hiệu lực và việc tài trợ bằng cách phát hành L/C của NH mới có hiệu quả.

Tương tự đối với người XK, để được thanh toán thì người XK phải xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo mà việc lập chứng từ phải trải qua nhiều giai đoạn rất phức tạp, trong khi đó, bất cứ một lỗi nào trong bộ chứng từ cũng có thể là căn cứ để người NK từ chối trả tiền, do đó, đòi hỏi người XK phải là người có trình độ, có kinh nghiệm và thông thạo về các thương vụ ngoại thương.

Bên cạnh đó, đạo đức kinh doanh của nhà XK cũng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động ngoại thương. Nếu nhà XK có hành vi lừa đảo, giả mạo chứng từ thì sẽ gây rủi ro trực tiếp cho nhà NK từ đó ảnh hưởng tới hoạt động tài trợ TMQT của NH. Ngoài ra, nếu như cả người XK và người NK đều có hành vi lừa đảo và thông đồng với nhau để lừa NH thì rủi ro cho NH từ hoạt động tài trợ của mình là rất lớn.

4. Biến động tỷ giá


Do bản chất của hoạt động TMQT là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau, vì vậy, việc thanh toán phải được thực hiện trên thị trường ngoại hối. Do đó, hoạt động này sẽ chịu tác động của tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá là một nhân tố nhạy cảm, nó luôn luôn biến động. Khi đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ thì người NK sẽ không muốn nhận hàng về do sợ bị lỗ. Ngược lại, người XK sẽ bị lỗ. Trong trường hợp tỷ giá được quy định rõ trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi cho cả người XK và NK thì sẽ gây rủi ro cho NH. Như vậy, cả ba trường hợp trên đều có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DN và NH, do đó, tác động gián tiếp đến hoạt động tài trợ TMQT của NH.


Kết luận chương I


Chương I là những giới thiệu về hoạt động tài trợ TMQT nói chung và tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán TDCT nói riêng của NHTM. Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, nghiệp vụ tài trợ TMQT của NH ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, không chỉ có ý nghĩa đối với tất cả các bên tham gia mà còn đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế.

Trong đó, tài trợ theo phương thức thanh toán TDCT đóng một vai trò quan trọng và đem lại lợi ích nhiều nhất cho các bên tham gia. Các NH trên thế giới cũng như tại Việt Nam rất chú trọng phát triển mảng hoạt động tài trợ này chính là vì tính an toàn, thông dụng và hiệu quả cao của nó. Có thể nói, đây là một trong những nghiệp vụ NH hiện đại và sẽ ngày càng được nâng cao để phù hợp với sự phát triển của hoạt động giao thương quốc tế.

Với mục đích minh hoạ cụ thể hơn cho hoạt động tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán TDCT của NHTM Việt Nam, chương tiếp theo sẽ dành để giới thiệu về hoạt động này tại Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank). Trên cơ sở thực tiễn tiến hành nghiệp vụ tại Ngân hàng, khoá luận sẽ phân tích những thành tựu cũng như tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới các thành tựu và tồn tại này, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị với mong muốn góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của hoạt động tài trợ TMQT theo phương thức thanh toán TDCT tại Ngân hàng.


Chương II‌‌

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHTM CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI

QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK)


I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK)

1. Quá trình hình thành và phát triển của VPBank

Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH- GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 08 năm 1993 với thời gian hoạt động là 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.

Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm:

Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác

Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá

nhân


Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá

Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng

Thực hiện kinh doanh ngoại tệ

Huy động nguồn vốn từ nước ngoài

Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh

toán quốc tế


Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union

Vốn điều lệ ban đầu của VPBank khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 08 năm 2006, vốn điều lệ của VPBank đã đạt 500 tỷ đồng. Ngày 27/09/2006, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký quyết định cho phép VPBank được bán 10% cổ phần cho Ngân hàng OCBC (Singapore) sau một thời gian xem xét các điều kiện và hoàn thiện các thủ tục từ phía Ngân hàng OCBC. Theo đó, OCBC đã hoàn tất thủ tục chuyển tiền mua cổ phần, tương đương với 250 tỷ VND, và toàn bộ số tiền này đã được sử dụng để tăng vốn điều lệ của VPBank từ 500 tỷ đồng lên 750 tỷ đồng. Tiếp sau đó, Ban lãnh đạo VPBank đã có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1500 tỷ đồng trong năm 2007, và kế hoạch tăng vốn đợt I/2007 của VPBank đã được hoàn tất trong tháng 05/2007.

Hiện nay, cổ đông của VPBank bao gồm hơn 100 thể nhân và pháp nhân, trong đó có hai cổ đông nước ngoài là Dragon Capital (nắm giữ 10,9% vốn điều lệ) và Ngân hàng OCBC nắm giữ 10%.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường hoạt động tại các thành phố lớn. Tính đến tháng 04/2007, hệ thống VPBank có tổng cộng 61 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 20 chi nhánh cấp I tại các tỉnh, thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Cần Thơ,…, 41 chi nhánh cấp II và phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế của đất nước. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản và Công ty Chứng khoán.


Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 1000 người, trong đó phần lớn là cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được độ ngũ nhân viên chính là sức mạnh giúp VPBank sẵn sàng đương đầu với mọi cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thách thức sắp tới khi Việt Nam thực sự bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, những năm vừa qua, VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự.

Kể từ khi thành lập và phát triển cho đến nay, VPBank đã gặp không ít những khó khăn vì kinh doanh NH vốn rất phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Tuy nhiên, với sự điều hành đầy sáng suốt của Ban lãnh đạo và sự năng động, sáng tạo, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ, VPBank đã tự đổi mới mình, đi lên từng bước vững chắc. Đặc biệt trong những năm gần đây, NH đã tìm được cho mình chỗ đứng trên thị trường và có được niềm tin từ phía khách hàng, nhất là nhóm khách hàng mục tiêu của NH – những doanh nghiệp vừa và nhỏ và đối tượng khách hàng cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu.

Về tầm nhìn chiến lược, VPBank tiếp tục khẳng định và kiên trì chiến lược ngân hàng bán lẻ, phấn đấu đạt mức tăng trưởng về mọi mặt năm sau cao hơn năm trước để đến năm 2010 trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 ngân hàng dẫn đầu các Ngân hàng TMCP trong cả nước đồng thời là một ngân hàng có tầm cỡ của khu vực Đông Nam Á về chất lượng, hiệu quả và độ tin cậy.

2. Hoạt động kinh doanh của VPBank trong những năm gần đây


2.1. Hoạt động huy động vốn


Với mục tiêu phát triển VPBank thành một trong những NH bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, trong thời gian qua, hoạt động huy động vốn của NH tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ NH bán lẻ, hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các thể nhân.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí