Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro toán tín dụng chứng từ đối với Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - 2


- Một L/C không hủy ngang có xác nhận sẽ đặt trách nhiệm thanh toán không những cho NHPH mà còn cho NHXN, do đó, nó cung cấp sự an toàn tốt nhất cho người XK.

- Nhà XK có thể có ưu thế trong việc lý kết hợp đồng ngoại thương qua việc đồng ý để nhà NK trả chậm trên cơ sở NHPH chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn, nhà XK có thể mang hối phiếu đã chấp nhận đến bất cứ NH nào để chiết khấu nhận tiền tức thời.

* Nhược điểm:

- Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà XK và nhà NK phải tiến hành thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C.

- Nếu nhà XK xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán/ chấp nhận có thể đều bị từ chối, và nhà XK phải tự xử lý hàng hóa (dỡ hàng, lưu kho, tìm người mua mới,…) hoặc chịu các chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm cho hàng hóa… trong khi chờ đợi động thái từ phía nhà NK.

- Trường hợp L/C không có xác nhận, nếu NHPH mất khả năng thanh toán thì dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì nhà XK cũng không được thanh toán, hoặc NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền.

- Nếu nhà XK nhận được một L/C trực tiếp từ NHPH (không gửi qua NHTB) thì đó có thể là một L/C giả.

1.1.3. Khái niệm, bản chất, nội dung phân loại L/C

Khái niệm: Một cách tổng quát thì có thể xem “L/C là sự bảo lãnh thanh toán có điều kiện bởi một NH cho người thụ hưởng khi người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với qui định của L/C”, hay nói cách khác, L/C là cam kết thanh toán hoặc chấp nhận và thanh toán của NHPH đối với chứng từ xuất trình phù hợp với quy định của L/C.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.


Bản chất L/C: là một bức thư do một NH viết ra theo yêu cầu của nhà NK, cam kết trả cho nhà XK một số tiền nhất định, trong một thời hạn nhất định với điều kiện là nhà XK phải thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong L/C.

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro toán tín dụng chứng từ đối với Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - 2

Nội dung chủ yếu của L/C

Số hiệu riêng của L/C

Địa điểm phát hành L/C, là nơi mở L/C, nơi sẽ tham chiếu luật áp dụng những tranh chấp về L/C

Ngày phát hành L/C là ngày NHPH chính thức thừa nhận sự cam kết của nhà NK khi mở L/C, ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là mốc để nhà xuất khẩu kiểm tra xem người NK có mở L/C đúng hạn như quy định trong hợp đồng ngoại thương hay không.

Các ngân hàng: NHPH, NHXN, NHTB, NHĐCĐ…

Các cơ quan, tổ chức là người cung cấp các chứng từ liên quan như: Bộ thương mại, phòng thương mại và công nghiệp, cơ quan hải quan, tổ chức kiểm định hàng hóa, công ty bảo hiểm…

Số tiền của L/C được ghi bằng chữ và số, thống nhất với nhau và phải có đơn vị tiền tệ rõ ràng.

Thời hạn hiệu lực của L/C: Là thời hạn mà NHPH cam kết trả tiền cho nhà XK nếu nhà XK xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều quy định trong L/C, được tính từ ngày mở L/C (Date of Issue) đến ngày hết hiệu lực của L/C (Expiry Date).

Thời hạn trả tiền của L/C: Liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả chậm được quy định trong hợp đồng ngoại thương. Thời hạn trả tiền ngay phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C. Nếu trả tiền có kỳ hạn, tức L/C trả chậm (Usance / Deferred L/C) thì thời hạn trả tiền có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C, nhưng điều quan trọng là những hối có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C.


Ngày giao hàng (Shipment Date): Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương và thời hạn hiệu lực của L/C.

Tên hàng, số lượng, trong lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu.v.v.

Điều kiện cơ sở giao hàng, nơi gửi và giao hàng, cách vận chuyển và giao hàng.v.v..

Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình để chứng minh người xuất khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng đúng như L/C đã quy định.

Sự cam kết trả tiền của NHPH ràng buộc trách nhiệm của NHPH phải thanh toán tiền cho nhà XK nếu nhà XK xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy định của L/C.

Phân loại L/C.

Ta có các loại L/C theo các tiêu chí như sau:

a. Các loại L/C cơ bản:

- L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C):

Là L/C mà người mở (nhà NK) có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có cự chấp thuận và thông báo trước của người thụ hưởng (nhà XK).

Tuy nhiên khi hàng hóa đã được giao, NH mới thông báo lệnh hủy bỏ hoặc sửa đổi bổ sung thì lệnh này không có giá trị, nghĩa là khi đó NHPH L/C vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết, coi như không có việc hủy bỏ xảy ra.

- L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C) :

Là L/C mà sau khi đã mở và nhà XK đã chấp nhận, thì NHPH không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C, trừ khi có thỏa thuận khác của các bên tham gia.


Một L/C không ghi chữ “Irrevocable” thì vẫn được coi là không hủy ngang.

Quyền lợi của người XK được đảm bảo hơn, do đó loại L/C này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong thanh toán quốc tế.

Nhưng một L/C không hủy ngang không có nghĩa là không thể hủy bỏ. Trong thường hợp các bên cùng nhau đồng ý hủy bỏ L/C thì nó được công nhận không còn giá trị thực hiện. Một L/C muốn được hủy bỏ phải được sự đồng ý của tất cả các NH liên quan bằng văn bản/điện tín.

- L/C không hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C):

Là L/C không thể hủy bỏ theo yêu cầu của NHPH, một NH khác xác nhận trả tiền cho L/C này. Trong thực tế NHXN thường là NHTB, nhưng cũng có thể là NH khác theo yêu cầu của người XK.

Trách nhiệm trả tiền L/C của NHXN là giống như NHPH, do đó NHPH phải trả phí xác nhận và thường là phải ký quỹ tại NHXN. Tỷ lệ ký quỹ có khi lên tới 100% giá trị của L/C.

b. Các loại L/C đặc biệt.

- L/C chuyển nhượng (Transferable L/C):

- L/C giáp lưng( Back to Back L/C):

- L/C tuần hoàn (Revolving L/C):

- L/C dự phòng (Standby L/C)

- L/C đối ứng (Reciprocal L/C)

- L/C điều khoản đỏ ( Red clause L/C )

1.1.4. Quy trình nghiệp vụ của phương thức TDCT.

a. Trường hợp L/C thanh toán tại NHPH.


Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quy trình thanh toán TDCT – trường hợp L/C thanh toán tại NHPH

NHTB

NHPH

(3)

(6)

(7)


(9) (8) (2) (10) (7) (6) (4)



(1)

(5)

Người mở (Nhà NK)

Người hưởng (Nhà XK)


Bước 1: Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C.

Bước 2: Trên cơ sở hợp HĐNT, nhà NK làm đơn gửi đến NH phục vụ mình yêu cầu phát hành một L/C.

Bước 3: Căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập một L/C và thông báo qua NH đại lý của mình ở nước người XK để thông báo về việc phát hành L/C và chuyển L/C đến người XK cho người xuất khẩu hưởng.

Bước 4: Khi nhận được thông báo L/C, NHTB sẽ thông báo L/C cho nhà XK

Bước 5: Nhà XK nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề nghị người NK thông qua NHPH sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với HĐNT.

Bước 6: Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình ( thông qua NHTB ) cho NHPH để thanh toán.


Bước 7: NHPH sau khi kiểm tra BCT, nếu thấy phù hợp với L/C do mình phát hành thì tiến hành thanh toán cho nhà XK; nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn BCT cho nhà XK.

Bước 8: NHPH đòi tiền nhà NK và chuyển bộ chứng từ cho nhà NK sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

Bước 9: Nhà NK kiểm tra BCT, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.

(10) là sự cam kết nhận nợ trừu tượng và có điều kiện (hay nợ tiềm năng)

b. Trường hợp L/C thanh toán tại NHTB:

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình thanh toán TDCT trường hợp L/C thanh toán tại NHTB

(9)

(11) (10) (2)

(1)


NHPH


NHTB

Người mở (Nhà NK)

Người hưởng (Nhà XK)

(3)

(8)




(7) (6) (4)


(5)

Các bước từ (1) - (5) giống như trường hợp thanh toán tại NHPH. Bước 6: Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của

L/C và xuất trình cho NHTB để được thanh toán.

Bước 7: NHTB sau khi kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C do mình thông báo thì tiến hành thanh toán tiền cho nhà XK; nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn BCT cho nhà XK.


Bước 8: NHTB gửi BCT cho NHPH để được hoàn trả.

Bước 9: NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C do mình phát hành thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn BCT cho NHTB.

Bước 10: NHPH đòi tiền nhà NK và chuyển BCT cho người NK sau khi đã được nhà NK trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

Bước 11: Nhà NK kiểm tra BCT nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền hoăc chấp nhận trả tiền, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.

1.1.5 Các văn bản pháp lý có liên quan đến thanh toán TDCT

Các văn bản pháp lý này chính là cơ sở cho hoạt động thanh toán giữa cá nước được nhanh chóng, thuận tiện và an toàn, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

1.1.5.1. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ- UCP (Uniform customs and Practice for Documentary Credits).

Khái niệm:

UCP là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành, quy định quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu tuân thủ UCP.

- UCP được phát hành lần đầu vào năm 1933. Đến nay đã qua 6 lần sửa đổi và bản sửa đổi năm 2007 mang số hiệu UCP.No 600 có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 là bản đang được áp dụng rộng rãi trong phương thức thanh toán TDCT trên phạm vi toàn cầu.

Dẫn chiếu UCP vào L/C:

UCP không phải là một văn bản luật, mà đây chỉ là tập hợp các tập quán và thực tiễn ngân hàng trong phương thức tín dụng chứng từ đã được quốc tế thừa nhận, bao gồm những điều khoản mang tính chất hướng dẫn cho


người sử dụng. Do đó muốn sử dụng UCP là văn bản pháp lý điều chỉnh mối quan hệ của các bên khi tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, thì các bên phải thoả thuận với nhau và dẫn chiếu trong thư tín dụng, bằng cách ghi vào cuối thư tín dụng câu sau đây: “This Credit is subject to UCP DC, 2007 Revision, ICC Publication No.600” thì văn bản này trở thành văn bản pháp lý bắt buộc, ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả các bên liên quan: người mở, người hưởng, NHPH, NHTB

Các bên tham gia giao dịch L/C vẫn có quyền tự do áp dụng một trong những bản UCP trước UCP No.600. Tuy nhiên, do là bản sửa đổi gần đây nhất, phù hợp với các điều kiện hiện hành nên UCP No.600 thường được các ngân hàng và các doanh nghiệp trên thế giới lựa chọn dẫn chiếu vào L/C.

UCP chỉ áp dụng trong TTQT, không áp dụng trong thanh toán nội địa.

1.1.5.2. Tập quán ngân hàng quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức thanh toán TDCT (International Starndard Banking Practice for the examination of documentary credits - ISBP)

ISBP 681 “Tập quán ngân hàng quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ” (International Starndard Banking Practice for the examination of documentary credits – ISBP) là sự bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP 600. ISBP 681 không sửa đổi UCP 600 mà nó giải thích một cách chi tiết và rõ ràng hơn cách áp dụng các quy tắc của UCP trong giao dịch chứng từ do Uỷ ban ngân hàng của Phòng Thương mại Quốc tế đã thông qua. Nội dung của ISBP 681 đề cập tới các quy định cụ thể về việc thực hiện kiểm tra chứng từ theo những chuẩn mực của tập quán thương mại như: nguyên tắc chung khi thực hiện kiểm tra chứng từ; kiểm tra đối với từng loại chứng từ riêng biệt: hối phiếu, hoá đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, giấy chứng nhận xuất xứ. Việc ra đời ISBP 681 đã giúp cho các chứng từ được kiểm tra một cách chặt chẽ hơn, phù hợp hơn

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 06/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí