Tỉ Trọng Doanh Số Thanh Toán Hàng Nhậptheo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ Của Ngân Hàng Anz Việt Nam Theo Thị Trường Trong Năm 2012 Và 2013



2012

Trung Quc


Nht Bn

34%

29%

Singapore

9%

15%

Hng Kông

13%

Thị trường khác

2013

Trung Quc


Nht Bn

28%

27%

Singapore

21

10%

14%

Hng Kông

Thị trường khác

%

Biểu đồ 2.3: Tỉ trọng doanh số thanh toán hàng nhậptheo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng ANZ Việt Nam theo thị trường trong năm 2012 và 2013

Nhìn chung doanh số thanh toán L/C nhập khẩu từ năm 2012 đến năm 2013 từ các

thị trường đều tăng. Trong đó phải kể

đến doanh

số thanh toán L/C nhập khẩu từ thị

trường Singapore qua ngân hàng ANZ Việt Nam năm 2012 đạt 385,5 triệu USD, tăng 125,4% so với năm 2008, với các mặt hang nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu, linh kiện điện tử, chất dẻo, sợi dệt, ôtô …

Trung Quốc vẫn dẫn đầu là thị trường nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam, và đây cũng là thị trường có doanh số L/C nhập khẩu mà ngân hàng ANZ thanh toán cao nhất. Năm 2012 con số này là 505,9 triệu USD chiếm 27,3% trong tổng doanh số thanh toán hàng nhập theo phương thức L/C trong cùng năm, và tăng 33,9% so với năm 2011. Mặt

hàng nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc

vào thị trường Việt Nam có thể

quan sát

được

thông qua hoạt động thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C tại ANZ là: xăng dầu, vải, phân bón, sắt thép, hoá chất , linh kiện điện tử, ôtô…

Nhật Bản cũng là một thị trường nhập khẩu đáng chú ý trong hoạt động thanh toán hàng nhập theo phương thức L/C thông qua ANZ Việt Nam. Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu từ Nhật Bản năm 2012 là 265 triệu USD, tăng 14,3% so với năm 2011 với các


mặt hàng chủ yếu là sắt thép, điện tử, ôtô, vải, xe máy, giấy… Càng ngày hàng hóa Nhật Bản do có chất lượng cao và người tiêu dùng chuyển thói quen mua hàng rẻ tiền sang mua và sử dụng hàng hóa có chất lượng nhiều hơn, nên Nhật Bản là thị trường hàng nhập khẩu gia tăng mạnh trong thời gian tới, kéo theo đó hoạt động thanh toán hàng nhập theo L/C từ thị trường này cũng hứa hẹn phát triển mạnh trong tương lai.

Bên cạnh những thị trường chủ yếu mà ANZ tham gia vào hoạt động thanh toán hàng nhập theo L/C kể trên, thì một vài các thị trường quan trọng không kém khác trong hoạt động này có thể kể đến như Đức, Liên Bang Nga, Indonesia, Thụy Sỹ, Pháp…

2.2.1.4 Về khách hàng thanh toán hàng nhập theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng

Có thể kể đến một vài doanh nghiệp tiêu biểu là khách hàng thường xuyên của ngân hàng ANZ Việt Nam trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức L/C trên hơn 1000 doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng như sau:

+ Công ty xuất nhập khẩu năng lượng và xây dựngViệt Nam. Doanh số thanh toán hàng nhập theo phương thức L/C thong qua ngân hàng ANZ Việt Nam năm 2013 của doanh nghiệp này đạt 24,7 triệu USD.

+ Công ty TNHH Sản Xuất – Thương Mại Thăng Long: là một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu các thiết bị gia công gỗ. Mặc dù trong năm 2013 doanh số thanh toán hàng nhập theo phương thức L/C thông qua ngân hàng ANZ Việt Nam chỉ đạt 3,5 triệu USD, nhưng đây là doanh nghiệp có quan hệ lâu dài với ngân hàng ANZ Việt Nam trong hoạt động thanh toán nhập khẩu bằng L/C, với doanh số thanh toán đạt cao nhất vào năm 2009 với 14 triệu USD.

+ Công ty đầu tư XNK Phương Tây POTA Việt Nam: là một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu các sản phẩm từ sắt thép, hóa chất công nghiệp. Doanh số thanh toán hàng nhập theo phương thức L/C thông qua ngân hàng ANZ năm 2013 của POTA Việt Nam đạt 10,3 triệu USD, hứa hẹn là một đối tác lâu dài của ngân hàng.

+ Công ty XNK Thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật Technoimport. Trong năm 2013 doanh số thanh toán hàng nhập theo L/C tại ANZ của công ty đạt 7 triệu USD.


Ngoài ra, các doanh nghiệp mà Ngân hàng có quan hệ giao dịch trong thời gian lâu dài bao gồm: Tổng công ty thương mại Hà Nội HAPRO, công ty xuất nhập khẩu sách báo Việt XUNHASABA…

2.2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ANZ

Song song với hoạt động thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ, là việc mở rộng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo PTTDCT của ngân hàng ANZ Việt Nam. Tuy nhiên, do khách hàng của ngân hàng chủyếu là kinh doanh hàng nhậpkhẩu nên hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ còn ít hơn nhiều so với nhập khẩu. Đây được coi là một thị trường tiềm năng trong thời gian tới đểngân hàng tiếp tục có những giải pháp thu hút khách hàng là các doanh nghiệp xuất khẩu, phát triển dịch vụ thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ

2.2.2.1 Qui mô và số lượng thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C

So với doanh số của hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ, thì doanh số của hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức này nhỏ hơn rất nhiều. Tình trạng này không chỉ diễn ra tại ngân hàng ANZ mà là hiện tượng chung với mọi ngân hàng hoạt động trên thị trường Việt Nam. Một nguyên nhân dễ thấy và trực tiếp nhất là tình trạng nhập siêu của cả nước. Lấy ví dụ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm 2011 đạt 111,2 tỷ USD, tăng 31,3% so với năm 2010. Trong đó xuất khẩu chiếm 48,56 tỷ USD, bằng 121,9% so với năm 2010; và nhập khẩu là 62,7 tỷ USD, tăng khoảng 50%, gấp 2 lần tốc độ tăng xuất khẩu. Chính vì thế mà nhập siêu bị đẩy lên một mức rất cao (14,12 tỷ USD), con số này gấp 2 lần tình trạng nhập siêu năm 2010 (5,06 tỷ USD). Năm 2012, nhập siêu ở mức khoảng 17 tỷ USD, tuy tốc độ tăng đã giảm đáng kể so với năm 2011, nhưng đây vẫn là một con số lớn.

Mặc dù chiếm 1 tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số thanh toán quốc tế, và so với hoạt động thanh toán L/C nhập, doanh số xuất khẩu bằng phương thức L/C vẫn đạt được những kết quả đáng kể, thể hiện tiềm năng phát triển của hoạt động này trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới những năm tiếp theo.


Bảng2.6: Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng ANZ Việt Nam

Năm

Thanh toán xuất khẩu bằng L/C


Doanh số

(triệu USD)

Số món

+/- (%)

Tỉ trọng trên tổng doanh

số TTQT (%)

2009

14,2

245

-

2,1

2010

16,8

232

+ 117,8

1,73

2011

35,9

250

+ 213,9

2,3

2012

44,0

344

+ 122,7

2,0

2013

92,7

499

+ 210,7

3,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng ANZ Việt Nam - 7

(Nguồn: Báo cáo phòng thanh toán quốc tế ngân hàng ANZ Việt Nam 2009-2013 )

Là một ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, ANZ đã và đang tiếp tục nỗ lực thiết lập quan hệ với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam như: Tổng công ty than, Tổng công ty lương thực, Tổng công ty chè Việt Nam, Tổng công ty Cà phê, Tổng công ty dầu khí…để tích cực nâng cao số xuất khẩu bằng phương thức L/C trong hoạt động thanh toán quốc tế của mình. Năm 2009 doanh số thanh toán hàng xuất là 14,2 triệu USD; sang đến năm 2010, con số này là 16,8 triệu USD, tăng trưởng bằng 117,8% so với năm 2009. Mặc dù có doanh số xuất khẩu L/C không cao nhưng nhìn chung ngân hàng ANZ Việt Nam có thế mạnh riêng của mình như có tiềm lực về ngoại tệ và công nghệ.

Bên cạnh đó, ngân hàng ANZ Việt Nam còn có hệ thống các ngân hàng đại lý trên khắp thế giới. Mối quan hệ này mang đến cho ngân hàng ANZ nhiều giao dich thanh toán hàng xuất khẩu như: thông báo, đại lý nhận tiền…Năm 2011 là năm mà ngân hàng ANZ Việt Nam đạt được kết quả cao trong cả hai hoạt động thanh toán hàng xuất và nhập khẩu theo phương thức L/C. Trong năm này, ngân hàng ANZ Việt Nam tăng hạn mức xác nhận thư tín dụng và thiết lập thêm mã khó giao dịch trực tiếp với nhiều ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu giao dịch của khách hàng. Doanh số thanh toán hàng xuất năm 2011 là 35,9 triệu USD, bằng 213,9% tăng lên hơn gấp đôi so với năm 20010. Trong năm 2012, từ tháng 9 tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và uy thoái kinh tế toán cầu đã bắt đầu thể hiện trong hoạt động xuất khẩu của các doanh


nghiệp Việt Nam.Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đồng loạt giảm giá mạnh, đặc biệt ở mặt hàng dầu thô, nông sản, thủy sản… Trong hai tháng cuối năm, lượng đơn hàng từ đối tác nước ngoài của nhiều ngành hàng bị hủy bỏ hoặc sụt giảm, tiêu biểu như dệt may giảm khoảng 20% - 30% về số đơn hàng và giá, thủy sản giảm khoảng 30% đơn hàng và giá… Tuy nhiên, giá hàng hóa trên thị trường thế giới leo thang cũng là yếu tố thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu. Chính điều này làm cho doanh số thanh toán hàng xuất trong năm 2012 chỉ tăng 22,7% so với năm 2011, ở mức 44 triệu USD.

ANZ khi tới Việt Nam đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ thanh toán thuận tiện với nhiều phương thức như: tạm ứng, tài khoản mở, ký thác, nhờ thu. Các dịch vụ hỗ trợ như quản lý rủi ro và tài trợ mậu dịch, dịch vụ ngân hàng điện tử cũng được ANZ phổ biến thực hiện để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Tại ANZ, L/C được giao tận tay người xuất khẩu, khách hàng còn được hạ thấp phí dịch vụ, lãi suất cho vay chiết khấu và mức ký quỹ. Năm 2013, hoạt động thanh toán hàng xuất của ANZ tiếp tục trên đà phát triển ổn định với con số tăng trưởng hơn 2 lần – 210% so với năm 2012, với gần 100 triệu USD doanh số thanh toán. Tuy với kết quả tăng trưởng ấn tượng này, hoạt động thanh toán hàng xuất của phòng thanh toán quốc tế ngân hàng ANZ Việt Nam còn chiếm tỉ trọng rất khiêm tốn trong tổng doanh số thanh toán quốc tể của ngân hàng. Đây thực sự là một mảnh đất tiềm năng để ngân hàng khai thác trong tương lai.

2.2.2.2 Các loại L/C xuất khẩu

Hình thức L/C trả ngay với các lý do ở trên vẫn chiếm ưu thế hơn trong hoạt động thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C tại ngân hàng ANZ. Do hình thức nàyqui định việc thanh toán được thực thingay khi chứng từ được chuyển tới ngân hàng phát hành L/C. Do tính đảm bảo an toàn cho người xuất khẩu nên các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam rất ưa chuộng sử dụng hình thức này.


Bảng 2.7: Doanh số và số lượng L/C xuất khẩu theo 2 loại trả ngay và trả chậm tại ngân hàng ANZ

(đơn vị: triệu USD)


Nội dung

2009

2010

2011

2012

2013

Số

lượng

Doanh

số

Số

lượng

Doanh

số

Số

lượng

Doanh

số

Số

lượng

Doanh

số

Số

lượng

Doanh

số

L/C xuất

khẩu

245

14,2

232

16,8

250

35,9

344

44,0

499

92,7

1.Trả

ngay

213

9,7

190

12,3

210

30

286

35.5

437

84,1

2.Trả

chậm

32

4,9

42

4,5

40

5,9

58

8.5

62

8,6

(Nguồn: báo cáo phòng thanh toán quốc tế ngân hàng ANZ năm 2009-2013)

Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu qua ANZ theo hình thức L/C trả ngay luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất theo L/C của ngân hàng. Năm 2013, con số này là 84,1 triệu USD, chiếm 90,7% tổng doanh số thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C của ANZ.

Năm 2010 và 2011 do tình hình thế giới có nhiều biến động xấu, và cuộc khủng hoảng cuối năm 2011 cũng đã góp phần làm ảnh hưởng tới khả năng chi trả của các doanh nghiệp nước ngoài cho hàng nhập khẩu từ Việt Nam, số lượng và doanh số L/C xuất khẩu trả chậm tăng vọt, đặc biệt vào năm 2012 từ 5,9 triệu USD năm 2011 lên 8,5 triệu USD trong năm 2012, tăng 44%. Tuy nhiên, cho đến năm 2013 khi tình hình kinh tế thế giới ổn định hơn, doanh số L/C xuất khẩu trả chậm của năm này là 8,6 triệu USD, chỉ tăng 1,2% so với năm 2012.

2.2.2.3 Về thị trường thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C

Chúng ta hãy cùng xem xét doanh số thanh toán hàng xuất của ANZ sang các thị trường nước ngoài chủ yếu trong hai năm gần đây nhất là năm 2012 và 2013.


Bảng 2.8: Doanh số thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ theo thị trường của ngân hàng ANZ Việt Nam

(Đơn vị: triệu USD)


Thị trường

Năm 2012

Năm 2013

+/-% về

doanh số

+/- tỉ

trọng

D.số

Tỉ trọng

D.số

Tỉ trọng

EU

9,7

19,1%

19,8

23,3%

104%

4,2%

Nhật

9,1

22,7%

18,2

18,6%

100%

-4,1%

ASEAN

6,6

16,5%

15,1

15,4%

188%

-0.1%

Bắc Mỹ

3,52

9,5%

7,2

9,8%

104,5%

0.3%

Thị trường khác

15,1

32,2%

32,4

32,9%

114,6%

0,7%

Tổng doanh số

44,0

100%

92,7

100%

110,7%

0%

(Nguồn: báo cáo thanh toán xuất khẩungân hàng ANZ năm 2013)


Năm 2012

EU


Nht

ASEAN


Bc M


Thị trường khác

Năm 2013

EU


Nht

ASEAN


Bc M


Thị t ường khác

Biểu đồ 2.4: Doanh số thanh toán hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ theo thị trường của ngân hàng ANZ Việt Nam trong năm 2012 và 2013

Qua bảng trên ta có thể thấy rằng doanh số thanh toán quốc tế hàng xuất theo phương thức L/C của ANZ Việt Nam trên các thị trường chủ yếu đều tăng lên hầu hết gấp đôi trong năm 2013.

EU là thị trường mà ngân hàng ANZ Việt tham gia thanh toán

xuất khẩu

bằng


phương thức L/C với doanh số cao nhất các năm gần đây, trong năm 2013 thanh toán xuất khẩu bằng L/C sang thị trường này đạt 19, 8 triệu US, tăng 104 % so với năm 2012. Các mặt hàng chủ yếu được xuất sang các nước EU là thực phẩm, đồ thủ công mỹ nghệ…

Đặc biệt phải kể đến thị trường ASEAN với doanh số xuất khẩu tăng 188 % trong năm 2013 với 15,1 triệu USD so với năm 2012 với 6,6 triệu USD. Các nước trong khối ASEAN mà ANZ Việt Nam tham gia thanh toán chủ yếu là Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia với các mặt hàng chủ yếu được xuất sang là thủy sản, ngũ cốc.

Nhật Bản cũng là một trong các thị trường lớn mà ANZ Việt tham gia thanh toán xuất khẩu bằng L/C với doanh số lớn. Doanh số này sang thị trường Nhật Bản là 18,2 triệu USD tăng gấp đôi so với năm 2012 với các mặt hàng chủ yếu là thực phẩm, cà phê, chè, thủ công mỹ nghệ…Mặc dù gần đây Nhật Bản áp dụng nhiều quy tắc kiểm định đối với mặt hàng thực phẩm của Việt Nam nhập khẩu vào nước này nên tổng doanh số xuất khẩu của cả nước vào thị trường này tăng không mạnh, nhưng do khách hàng của ANZ đều là các doanh nghiệp có uy tín trên thị trường nên tình hình thanh toán xuất khẩu bằng L/C vẫn đạt được kết quả như trên.

Bên cạnh đó, một số thị trường khác đáng kể đến trong số các thị trường mà ANZ Việt Nam thamgia thanh toán hàng xuất theo phương thức L/C gồm có:

+ Trung Quốc :là thị trường đầy tiềm năng, do đây là thị trường gần, có số dân đông nhất thế giới. Mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là dầu thô, thuỷ sản , rau hoa quả… Năm 2013, doanhsố mà ngân hàng ANZ tham gia thanh toán xuất khẩubằng phương thức L/C sang thị trường này đạt 2,1 triệu USD.

+ Úc: Doanh số ANZ tham gia thanh toán xuất khẩu bằng phương thức L/C sang thị trường Úc trong năm 2013 đạt 1,9 triệu USD với các mặt hàng chủ yếu là thuỷ sản, sản phẩm gỗ, dệt may, thủ công mỹ nghệ...

+ Đức: Doanh số của ngân hàng ANZ tham gia thanh toán xuất khẩu bằng phương thức L/C sang thị trường Đức năm 2013 chỉ kém Úc 0,1 triệu USD với 1,8 triệu USD, là một trong những thị trường quan trọng tại Châu Âu trong hoạt động thanh toán hàng

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí