Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro toán tín dụng chứng từ đối với Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - 1


…………..o0o…………..


LUẬN VĂN


GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI SỞ GIAO DỊCH NHTM CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM


Phần mở đầu


1. Tính cấp thiết của đề tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Nền kinh tế của Việt Nam đang từng bước hòa nhập vào quá trình toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. Vai trò của thanh toán quốc tế (TTQT) nổi lên như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với thế giới bên ngoài. Trong nền kinh tế thị trường, các ngân hàng thương mại thực hiện các quan hệ TTQT cho toàn bộ nền kinh tế, giúp các đơn vị XNK hoàn tất hoạt động kinh doanh của mình một cách thuận lợi và hạn chế rủi ro trong thanh toán XNK.

Tín dụng chứng từ (TDCT) là phương thức thanh toán chủ lực hiện nay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong những năm gần đây, thanh toán tín dụng chứng từ đã đạt được những kết quả đáng kể, đặc biệt phí dịch vụ thu từ TDCT chiếm tỷ trọng lớn trong kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên không ít những tranh chấp rủi ro phát sinh do không am hiểu về thông lệ quốc tế một cách tường tận, do thực hiện không chính xác một số công đoạn cụ thể có liên quan đến quy trình thanh toán, do trình độ, do đạo đức của các chủ thể tham gia thương mại và TTQT,đã gây ra nhiều tổn thất cho đất nước, cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, các doanh nghiệp XNK. Trách nhiệm này một phần thuộc về các ngân hàng thương mại. Trong thời gian qua, bản thân Ngân hàng TMCP Ngoại thương, một đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực TTQT, đã có rất nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu tìm giải pháp giúp hạn chế rủi ro trong thanh toán XNK, nhưng trên thực tế những giải pháp này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của ngân hàng, với những rủi ro ngày càng phức tạp trong hoạt động TTQT đặc biệt là phương thức thanh toán TDCT. Xuất phát từ những lý do trên “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro toán tín dụng chứng từ đối với Sở giao dich Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu của khóa luận.

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro toán tín dụng chứng từ đối với Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - 1


2. Mục đích nghiên cứu:

- Khóa luận nhằm hệ thống hóa và làm sáng tỏ những rủi ro và những nhân tố tác động đến rủi ro trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

- Trên cơ sở phân tích thực trạng rủi ro trong TTQT theo phương thức TDCT của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, khóa luận đề xuất ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế những rủi ro thanh toán L/C tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam nói riêng và hệ thống NHTM nói chung.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động TTQT theo phương thức TDCT và những rủi ro trong quá trình thực hiện thanh toán.

- Phạm vi nghiên cứu: Rủi ro trong thanh toán L/C tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phân tích thống kê, so sánh để luận giải các vấn đề liên quan và được minh họa bằng các bảng, biểu, số liệu.

5. Kết cấu của khóa luận.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương.

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ đối với Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1 Những vấn đề lý luận về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

1.1.1. Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

Theo điều 2 của UCP No.600, các quy tắc và thực hành thống nhất về TDCT - UCP No.600, 2007, được Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và ban hành nhằm áp dụng cho phương thức thanh toán TDCT dựa trên cơ sở sửa đổi UCP No.500 (ban hành năm 1993):

TDCT là một sự thoả thuận bất kỳ, cho dù được gọi tên hay mô tả như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không huỷ ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.

Thanh toán nghĩa là:


- Trả tiền ngay, nếu tín dụng có giá trị thanh toán ngay

- Cam kết trả chậm và trả tiền khi đến hạn nếu tín dụng có giá trị thanh toán trả chậm

- Chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát và trả tiền hối phiếu khi đến hạn, nếu tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận”

Từ định nghĩa trên có thể thấy, TDCT thực chất là phương thức thanh toán dựa trên cam kết thanh toán có điều kiện của ngân hàng. “Điều kiện” ở đây chính là việc người xuất khẩu phải xuất trình được bộ chứng từ đầy đủ và phù hợp với các quy định của thư tín dụng (L/C) cho NHPH thì mới được thanh toán.

1.1.2. Ưu nhược điểm đối với các bên tham gia trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.


1.1.2.1 Đối với ngân hàng

a. Đối với ngân hàng phát hành

* Ưu điểm:

- NHPH thu phí từ phát hành L/C và các khoản phí khác liên quan đến giao dịch L/C, các khoản thu nhập liên quan đến chuyển đổi tiền tệ.

- Trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán giúp khách hàng phát triển kinh doanh thì các hoạt động khác của NH cũng phát triển theo.

- Tăng cường mối quan hệ với các NH đại lý, làm tăng tiềm năng kinh doanh đối ứng giữa các NH với nhau.

* Nhược điểm

- NHPH phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà NK chủ tâm không hoàn trả hoặc không cá khả năng hoàn trả (phá sản).

- L/C không có xác nhận thì NHCĐ có thể yêu cầu NHPH chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ, nên NHPH sẽ gặp rủi ro nếu bộ chứng từ có sai sót mà vẫn thanh toán khi chưa có sự nhất trí của nhà NK.

- NHPH chấp nhận thanh toán hối phiếu mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, nhà NK không chấp nhận thanh toán thì không thể đòi tiền nhà NK.

- Nếu L/C yêu cầu chứng từ bảo hiểm thì trong hợp đồng mua bán phải quy định điều kiện cơ sở giao hàng là CIF, CIP,…thì mọi rủi ro được bảo hiểm, nếu L/C không yêu cầu chứng từ bảo hiểm thì NH phải chắc chắn rằng người mở L/C đã mua bảo hiểm cho hàng hóa.

- L/C phải yêu cầu xuất trình giấy kiểm định của bên thứ ba. Khi L/C quy định như vậy và giấy kiểm định được xuất trình phù hợp, hàm ý hàng hóa


đạt được tiêu chuẩn yêu cầu, nếu giấy kiểm định không được xuất trình, thì NHPH được miễn trách và được từ chối trả tiền bởi vì chứng từ có sai sót.

- Nếu L/C quy định vận đơn hàng không, thì NHPH phải quyết định xem có muốn ghi tên mình là người nhận hàng hay không, nếu NH muốn kiểm soát hàng hóa thì L/C phải quy định người nhận hàng là NH phát hành.

- NH xem xét chứng từ chứ không phải xem xét hàng hóa, nhưng vì hàng hóa có giá trị như là vật bảo đảm và mức độ rủi ro tùy thuộc vào ai là người kiểm soát hàng hóa, việc sở hữu hàng hóa được chuyển nhượng bằng cách chuyển giao chứng từ sở hữu hàng hóa. Nếu hàng hóa được chuyên chở bằng đường biển và NHPH muốn duy trì việc kiểm soát hàng hóa thi NHPH phải yêu cầu trọn bộ chứng từ vận đơn sạch, đã bốc hàng kên tàu, ký phát theo lệnh, và ký hậu để trống.

b. Đối với ngân hàng thông báo/ chỉ định/ xác nhận.

* Ưu điểm

- Thu phí từ việc thông báo/ thanh toán/ xác nhận L/C và các khoản thu nhập khác liên quan đến chuyển đổi tiền tệ.

- Thông qua việc cung cấp dịch vụ thông báo/thanh toán/chấp nhận giúp khách hàng phát triển kinh doanh thì các hoạt động khác của NH cũng phát triển theo.

- Tăng cường mối quan hệ với các NH đại lý, làm tăng tiềm năng kinh doanh đối ứng giữa các ngân hàng với nhau.

* Nhược điểm

- Đối với NHTB: NHTB chịu trách nhiệm phải có sự “quan tâm hợp lý” để đảm bảo rằng L/C là chân thật, bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khóa mã, mẫu điện trước khi gửi thông báo cho nhà XK, do đó, nếu kiểm tra không chính xác và đưa ra những quyết định sai lầm thì NHTB phải chịu trách nhiệm về sai phạm của mình.


- Đối với NHCĐ: Trừ khi là NHXN, NHCĐ không có một trách nhiệm nào phải thanh toán cho người XK trước khi nhận được tiền từ NHPH, tuy nhiên trong thực tế, trên cơ sở bộ chứng từ xuất trình, các NHCĐ thường ứng trước cho nhà XK với điều kiện truy đòi (with recourse) để trợ giúp cho nhà XK, do đó NH này phải chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH hoặc nhà XK.

- Đối với NHXN:

+ Nếu bộ chứng từ là hoàn hảo thi NHXN phải trả tiền cho người XK bất luận là có truy hoàn được tiền từ NHPH hay không, như vậy NHXN chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH cũng như rủi ro cơ chế của nước NHPH.

+ Nếu NHXN trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, NHPH không chấp nhận thì không thể đòi tiền NHPH

1.1.2.2 Đối với khách hàng

a. Đối với người làm đơn (nhà nhập khẩu)

* Ưu điểm:

- Được NHPH L/C đảm bảo, không phải trả tiền chừng nào chưa nhận được bộ chứng từ nhập khẩu phù hợp.

- Tận dụng được tín dụng của NH, đó là điều thiết yếu trong kinh doanh quốc tế bởi vì khoảng thời gian mở L/C cho đến khi thu được tiền bán hàng là khá dài, theo từng giai đoạn nhập hàng, nếu được NH cho phép miễn ký quỹ một phần hay toàn bộ giá trị L/C thì không khác gì NH đã cấp tín dụng cho nhà NK. Do vậy nhà NK cũng có thể bảo toàn được vốn vì không phải ứng trước tiền.

* Nhược điểm:

- Việc thanh toán của NH cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hóa, NH chỉ kiểm tra tính chân thật “bề ngoài” của chứng từ mà không chịu trách nhiệm


về tính chất “bên trong” của chứng từ cũng như chất lượng và số lượng hàng hóa, như vậy sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà NK rằng hàng hóa sẽ được đảm bảo đúng như đơn đặt hàng, trong khi nhà NK vẫn phải hoàn trả đầy đủ số tiền đã thanh toán cho NHPH.

- Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà XK và nhà NK phải tiến hành thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C làm kéo dài thời gian giao dịch, tăng chi phí.

- NHXN hay một NHCĐ mà do người nhập khẩu chỉ định mắc sai lầm trong thanh toán bộ chứng từ sai sót và đã ghi nợ NHPH thì NHPH có quyền truy đòi số tiền đã bị ghi nợ, trong một số trường hơp, NH mắc sai lầm do NHPH chỉ định thì người NK vẫn phải chấp nhận điều khoản hoàn trả cho NHPH.

- Nhà NK chưa nhận được bộ chứng từ trong khi hàng đã cập cảng nên chưa thể nhận hàng, nếu nhà NK cần hàng gấp thì phải trả một khoản phí cho NH để được bảo lãnh nhận hàng. Nếu để hàng quá lâu thì có thể gây hư hại cho hàng hóa hoặc nếu nhận hàng chậm thì có thể phải bồi thường cho việc giữ tàu quá hạn.

- Nếu không quy định “bộ vận đơn đầy đủ ” thì một người khác có thể lấy được hàng hóa khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn, trong khi người trả tiền lại là người NK.

b. Đối với người thụ hưởng (nhà xuất khẩu):

* Ưu điểm:

- Được NHPH L/C (không phải nhà nhập khẩu) đảm bảo thanh toán chắc chắn nếu xuất trình chứng từ xuất khẩu phù hợp. Không cần phải chờ đến khi người nhập khẩu chấp nhận hàng hóa hay chấp nhận bộ chứng từ hay là phụ thuộc vào tình trạng tài chính của người mua.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2023