Thực Trạng Rủi Ro Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ Tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Việt Nam


Những văn bản pháp lí trên cho thấy một xu thế vận động rõ nét của việc hội nhập, đặc biệt giai đoạn trước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Có nhiều văn bản pháp lí có giá trị được ban hành ở thời điểm này, như: Pháp lệnh ngoại hối; luật các công cụ chuyển nhượng;... Tuy nhiên con đường đi phía trước còn rất dài và đầy chông gai, đòi hỏi Chính phủ, các Bộ ngành, cũng như các NHTMVN cần tích cực, kịp thời ban hành các văn bản pháp lí cho thật sự phù hợp với thông lệ quốc tế, từng bước thực hiện các cam kết với tổ chức quốc tế và phù hợp với những thay đổi nghiệp vụ trong một thị trường tài chính quốc tế vô cùng rộng lớn hiện nay.

2.2.2. Thực trạng rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.2.2.1 Thực trạng hoạt động thanh toán TDCT tại SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

a. Hoạt động thanh toán xuất khẩu

Bảng 2.4 : Doanh số thanh toán L/C phục vụ XK tại SGD (giai đoạn 2006 - 2008)

Đơn vị : triệu USD



Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2006

% so với

2005

Năm 2007

% so với

2006

Năm 2008

% so với

2007

1.Thông báo L/C

337,01

-0,774%

222,82

-33,88%

337,60

51,51%

2.Doanh số thanh toán

347,34

102%

207,09

-40,38%

300,72

45,21%

3.Doanh số chiết khấu

18,67

44,28%

24,60

31,76%

24,60

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro toán tín dụng chứng từ đối với Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - 5

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQTtại SGD năm 2008)

* Nhận xét chung qua bảng số liệu:

Năm 2006, doanh số thông báo L/C có giảm nhưng không đáng kể, đạt 337,01 triệu USD giảm 0,774% so với năm trước.Doanh số thanh toán L/C


tăng mạnh đạt 347,34 triệu USD tăng 102%.Doanh số chiết khấu chứng từ cũng tăng khá cao đạt 18,67 triệu USD tăng 44,28%.

Năm 2007 là một năm khá khó khăn đối với SGD.Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số thống báo L/C và doanh số thanh toán L/C đều giảm tương ứng 33,88% và 40,38%.Tuy vậy trong năm nay doanh số về chiết khấu chứng từ tăng 24,60%, nhưng lượng giá trị thu về so với 2 nguồn trên là không đáng kể.

Năm 2008, mặc dù kinh tế thế giới đang trong tình trạng khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam cũng phần nào bị ảnh hưởng, nhưng SGD đã vượt qua khó khăn và đạt được những kết quả đáng khích lệ:Doanh số thông báo và doanh số thanh toán L/C tương ứng đạt 337,60 triệu USD và 300,72 triệu USD tăng tương ứng 51,51% và 45,21% so với năm 2007.

b. Hoạt động thanh toán nhập khẩu

So với thanh toán XK, thanh toán NK tại SGD luôn chiếm thị phần cao và ổn định hơn.Nguồn thu từ thanh toán TDCT phục vụ nhập khẩu là rất lớn nguyên nhân quan trọng do nước ta là một nước nhập siêu.

Bảng 2.5 : Doanh số thanh toán và phát hành L/C phục vụ NK tại SGD

(giai đoạn 2006 - 2008)

Đơn vị : triệu USD



Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2006

% so với

2005

Năm 2007

% so với

2006

Năm 2008

% so với

2007

1.Doanh số phát hành

1.032,31

-45,73%

1.133,91

9,84%

1.477,58

30,31%

2.Doanh số thanh toán

1.127,67

-44,34%

1.054,15

-6,52%

1.030,70

-2,225%

(Nguồn:Báo cáo tổng kết TTQT của SGD NHNT Việt Nam)


* Nhận xét chung qua bảng số liệu:


Ta có thể thấy, trong giai đoạn 2006 - 2008, doanh số phát hành L/C đều tăng qua các năm, doanh số thanh toán giảm dần tương đối qua các năm.

Năm 2006, doanh số phát hành và thanh toán L/C đều giảm: Doanh số phát hành L/C đạt 1.032,31 triệu USD giảm 45,73% so với năm 2005, doanh số thanh toán L/C đạt 1.127,67 triệu USD giảm 44,34% so với năm 2005. Nguyên nhân do đầu năm 2006, SGD tách riêng khỏi Hội sở chính.

Năm 2007, hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại SGD đã có sự cải thiện hơn so với năm trước.Doanh số phát hành L/C đạt 1.133,92 triệu USD tăng 9,84%, doanh số thanh toán L/C chỉ đạt 1.054,15 triệu USD giảm 6,52% so với năm 2006 tuy nhiên lượng giá trị giảm không lớn như giai đoạn 2005-2006.

Năm 2008, doanh số phát hành L/C đạt 1.477,58 triệu USD tăng 30,31% so với năm 2007, doanh số thanh toán L/C đạt 1.030,70 triệu USD giảm 2,225% so với năm 2007.

Thực trạng phát hành L/C

Biểu đồ 2.6: Doanh số phát hành L/C tại SGD giai đoạn 2006 - 2008


2757

2688

1,500

1,477.58

2416

500

1,032.31

1,133.91

-500

2006

Trị giá (triệu USD) 1,032.31 Số món 2757

2007

1,133.91

2688

2008

1,477.58

2416

2,500

4000


3000


2000


1000


0


(Nguồn: Báo cáo kết quả tổng kết công tác TTQT tại SGD NHNTVN)

Qua biểu đồ ta nhận thấy, giai đoạn từ 2006 - 2008, số món L/C mà SGD phát hành đều giảm qua các năm, cụ thể : năm 2006 có 2.757 món L/C phát hành thì năm 2007, có 2.688 món được phát hành giảm 69 món tương đương 2.5%, sang năm 2008, số món tiếp tục giảm xuống còn 2.416 món (giảm 272 món tương đương 10,12%) so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, doanh số phát hành L/C giảm không phải là vấn đề đáng lo ngại, bởi doanh số phát hành giảm nhưng giá trị số món phát


hành luôn tăng qua các năm giai đoạn từ 2006 – 2008: Năm 2006 giá trị L/C phát hành đạt 1.032,31, năm 2007 giá trị L/C phát hành đạt 1.133,91 tăng 101,6 triệu USD tương đương 9,84% và năm 2008 giá trị L/C phát hành tiếp tục tăng lên 30,31% đạt 1.477,58 triệu USD. Điều này thể hiện chất lượng phát hành L/C tại SGD là tốt, ngày càng được cải thiện theo thời gian.

Thực trạng việc thông báo L/C

Số bộ L/C thông báo giảm qua các năm, có thể thấy qua biểu đồ 2.1. Tuy vậy, giá trị L/C thông báo lại tăng, góp phần tăng thêm nguồn thu về hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch. Năm 2007, giá trị thông báo giảm so với năm 2006 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Năm 2008, mặc dù vẫn chịu nhiều ảnh hưởng do khủng hoảng, giá trị L/C thông báo lại tăng cao đạt 337,60 triệu USD tăng 51,51% so với năm 2007. Qua đó có thể thấy chất lượng công tác thông báo L/C là khá tốt, SGD không thông báo nhầm hay sửa đổi bất cứ một L/C giả nào.Có được điều này là do ngân hàng đã thực hiện đúng quy trình thông báo kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ trước khi thông báo cho nhà XK.

Biểu đồ 2.7: Doanh số thông báo L/C tại SGD

(giai đoạn 2006 - 2008)


400.00

300.00

200.00

100.00

0.00


2006 2007 2008

2,500

2,000

1,500

1,000

500

0

Trị giá (tr USD) 250.06 222.82 337.60

Số món 2,000 1,635 1,445


(Nguồn: Báo cáo kết quả tổng kết công tác TTQT tại SGD NHNTVN)

2.2.2.2 Tình hình rủi ro trong thanh toán TDCT

Rủi ro trong thanh toán TDCT của các NHTM VN được biểu hiện qua các nội dung chủ yếu như tồn đọng vốn trong thanh toán, kéo dài thời hạn thanh toán, thanh toán trả chậm, nợ quá hạn, mất vốn Những rủi ro này


cũng được thể hiện trên tất cả các nội dung hoạt động của thanh toán TDCT như : rủi ro trong khâu phát hành L/C, rủi ro trong khâu thông báo L/C, rủi ro trong khâu đòi tiền cũng như khi trả tiền. Nếu chỉ nhìn vào những con số là kim ngạch và tỷ trọng thanh toán L/C thì chưa thấy hết những vấn đề phát sinh từ phương thức này. Rủi ro xảy ra phụ thuộc vào nhiêu yếu tố, bao hàm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn trong thanh toán L/C tại SGD và toàn ngành


Nợ quá hạn

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

SGD

1,6%

1,3%

0,8%

Toàn ngành

2,3%

2%

1,8%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác TTQT của SGD NHNT Việt Nam)

Nợ quá hạn trong thánh toán L/C có xu hướng giảm dần qua các năm. Tỷ lệ nợ qúa hạn của SGD trong giai đoạn 2006 - 2008 đều trong hạn mức cho phép và thấp hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn toàn ngành. Qua đó cho thấy SGD thực hiện tốt việc chấn chỉnh công tác bảo lãnh mở L/C nhập hàng trả chậm, tập trung thu nợ cũ, hạn chế mở L/C trả chậmtừ đó giảm số dư L/C chưa thanh toán. Cũng trong thời gian đó, SGD đã có rất nhiều cố gắng trong việc giải quyết dứt điểm số nợ tồn đọng với nước ngoài, làm sạch bảng cân đối kế toán. Đây là một bước đi tất yếu trong quá trình tái cơ cấu và nâng cao vị thế cũng như hình ảnh của mình trên trường quốc tế.

Biểu đồ 2.9: Nợ quá hạn trong TTQT bằng L/C so với toàn ngành



Nợ quá hạn trong TTQT trong phương thức L/C


2.50%


2.00%

1.50%


1.00%

SGD

Toàn ngành

0.50%


0.00%

2006

2007

Năm

2008

Tỷ trọng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác TTQT của SGD NHNT Việt Nam)

Năm 2007 và 2008 tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm với biên độ khá lớn, đó là do ngân hàng đã thực hiện chấn chỉnh công tác bảo lãnh mở L/C nhập, tập trung thu nợ cũ, hạn chế L/c trả chậm.

Như vậy nợ quá hạn trong thanh toán L/C qua ngân hàng đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên với tỷ lệ nơ quá hạn năm 2008 toàn ngành là 1,8 % thì vẫn đang là mối đe dọa lớn đối với hoạt động của toàn ngành ngân hàng. Vì vậy bản thân ngân hàng TMCP Ngoại thương cần tích cực hơn nữa để tỷ lệ nợ quá hạn L/C thấp hơn, góp phần làm trong sạch nguồn vốn của ngân hàng.

2.3. Tồn tại và nguyên nhân rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.3.1. Tồn tại thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.3.1.1. Bản thân phương thức thanh toán L/C còn có những tồn tại

Phương thức thanh toán L/C đang chiếm vị trí đang chiếm vị trí chủ yếu trong hoạt động thanh toán hàng hóa XNK của Sở giao dịch và cũng là phương thức thanh toán phức tạp nhất trong 3 phương thức chủ yếu đang được sử dụng. Vì vậy, những vướng mắc tồn tại trong hoạt động thanh toán


bằng L/C là nhiều nhất và chủ yếu nhất. Những vướng mắc do bản thân phương thức mang lại, như:

- Căn cứ trả tiền duy nhất trong thanh toán L/C là bộ chứng từ gửi hàng. Nhưng nhận thức thế nào là bộ chứng từ hoàn hảo, là xuất trình phù hợp để được thanh toán nhiều khi còn chưa thống nhất giữa các ngân hàng thực hiện, cùng một bộ chứng từ của L/C mà ngân hàng này lại cho là hợp lệ, ngân hàng khác lại không đồng ý gây nên khó giải quyết.

- Từ tính chất nghiệp vụ của L/C chỉ căn cứ trên chứng từ chứ không cần xem xét thực trạng hàng hóa, từ đó dễ tạo nên khe hở để một số tổ chức cá nhân tiến hành lừa đảo.

- Việc thực hiện thanh toán bằng L/C đòi hỏi nghiệp vụ cao, phức tạp gồm cả nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ ngoại thương, vận tải, bảo hiểm,đồng thời đòi hỏi phải thực hiện chính xác tuyệt đối mà không phải lúc nào các bên tham gia cũng có khả năng thực hiện đúng như yêu cầu.

* Đối với L/C xuất khẩu:

- L/C được mở bằng thư sai mẫu chữ ký rất nhiều hoặc không có mẫu chứ kí đăng kí nên phải điện yêu cầu xác nhận bằng TELEX có mã. tại những ngân hàng có quan hệ đại lý, việc xác nhận mẫu chữ kí không gặp nhiều khó khăn, song những ngân hàng không có quan hệ đại lý phải xác nhận qua 1 ngân hàng thứ 3. Bên cạnh đó, một số ngân hàng thứ 3 không đồng ý thực hiện dịch vụ nên lại phải yêu cầu qua 1 ngân hàng khác tạo ra nhiều bất lợi cho ngân hàng xuất khẩu.

Với hạn chế về số lượng ngân hàng đại lý của NHNT, SGD đã gặp không ít khó khăn trong việc thông báo L/C cũng như mất đi 1 lượng khách hàng xuất khẩu qua ngân hàng, càng làm cho tình trạng thiếu hụt ngoại tệ trở nên trầm trọng, gây rủi ro cho thanh toán.

- Có những L/C hoặc sửa đổi L/C phải sau hàng tháng mới thông báo được, trong khi đó khách hàng trong nước lại cần L/C để khỏi lỡ chuyến hàng, thậm chí có L/C không thông báo được phải trả lại cho ngân hàng mở


tốn kém tiền điện phí, không thu lại được của bên mở cũng như bên hưởng. Nhiều khi L/C không thông báo được cho khách hàng với lý do không đủ điều kiện để thông báo hoặc người hưởng không nhận L/C, và khi đó Ngân hàng thông báo đòi lại phí và tiền điện phí giao dịch hầu như Ngân hàng mở L/C không trả lại.

- Việc kiểm tra chứng từ hiện nay còn nhiều điều đáng bàn trái ngược nhau. Có khách hàng muốn NH không kiểm tra bởi theo những doanh nghiệp này thì việc ngân hàng kiểm tra sẽ gây khó dễ cho họ. Nhưng ngược lại có KH muốn NH phải kiểm tra và ngăn chặn mọi sai sót, phát hiện mọi bất hợp lý trước khi gửi đi nước ngoài để tiện cho việc thanh toán sau này không bị trục trặc. Điều này đã gây cho cán bộ ngân hàng không ít khó khăn.

- Về chiết khấu chứng từ quy trình nghiệp vụ quy định “khi chứng từ phù hợp, ngân hàng mở L/C có uy tín, khách hàng có tín nhiệm, cam kết hoàn trả...” những quy định này chung chung, không cụ thể. Nếu các bộ chứng từ chiết khấu đều thu được tiền thì không có vấn đề gì, nếu như không thu được tiền vì lý do nào đó, trách nhiệm thuộc về chính ngân hàng chiết khấu đó. Việc đòi tiền ngân hàng hoàn trả gặp khá nhiều rắc rối trong khi số lượng L/C cho phép đòi tiền ngân hàng hoàn trả đang có xu hướng tăng lên. Thực tế hiện nay ở Việt Nam có tới trên 70% chứng từ hàng xuất có lỗi, phải chờ ngân hàng mở chấp nhận thanh toán mới được đòi tiền ngân hàng hoàn trả. Đã có không ít ngân hàng thương mại Việt Nam gặp rủi ro do thanh toán cho người hưởng trong mô hình thanh toán có ngân hàng hoàn trả. Loại rủi ro phổ biến đối với ngân hàng XK là bộ chứng từ bị ngân hàng phát hành từ chối trong khi không thể đòi lại số tiền đã thanh toán từ nhà XK. Đây là 1 thực tế khá phổ biến đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Kiến thức về vận tải và bảo hiểm của cán bộ SGD còn rất hạn chế nên gây ra không ít rủi ro cho khách hàng lẫn ngân hàng.

* Đối với L/C nhập khẩu

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 06/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí