Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ Liên Quan Tới Ba Quan Hệ Hợp Đồng Độc Lập

người xuất khẩu và người nhập khẩu để thanh toán cho số hàng người xuất khẩu đã giao cho người nhập khẩu theo hợp đồng đó. Theo Điều 4a UCP 600 “ Về bản chất, tín dụng là một giao dịch riêng biệt với các hợp đông mua bán hoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở của tín dụng. Các ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế, thậm chí ngay cả khi trong thư tín dụng có bất cứ sự dẫn chiếu nào tới hợp đồng như thế. Vì vậy sự cam kết của một ngân hàng để thanh toán, thương lượng thanh toán hoặc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nòa khác trong thư tín dụng không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc các biện hộ của người yêu cầu phát sinh từ quan hệ của họ với ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng” cũng theo Điều 5 của UPC 600 thì: “Các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan”. Như vậy nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng phát hành thư tín dụng đối với người thụ hưởng không phụ thuộc vào việc người thụ hưởng có thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đối với người nhập khẩu theo hợp đồng TMQT hay không mà phụ thuộc vào khả năng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với thư tín dụng của người thụ hưởng. Ngân hàng phát hành không thể từ chối thực hiện nghĩa vụ thanh toán với lý do người xuất khẩu đã giao hàng kém chất lượng hay không đúng chủng loại…Các tranh chấp giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu phát sinh từ hợp đồng mua bán cơ sở sẽ phải giải quyết độc lập với giao dịch thư tín dụng và ngược lại. Mặc dù vậy, thư tín dụng vẫn phải liên quan chặt chẽ đến các giao dịch của hợp đồng thương mại bởi vì nó là bước cuối cùng khi kết thúc một giao dịch ngoại thương. Hợp đồng có quy đinh phương thức tín dụng chứng từ thì L/C mới được mơ. Do đó người nhập khẩu phải căn cứ vào hợp đồng TMQT để điền vào Đơn xin mở L/C và ngân hàng phải dựa vào Đơn xin mở L/C để phát hành L/C.

Nguyên tắc tuân thủ chặt chẽ của chứng từ (Strict compliance of

documents)

Khi kiểm tra chứng từ xuất trình, các ngân hàng chỉ thanh toán cho người thụ hưởng khi các chứng từ này tuân thủ chặt chẽ các quy định của thư tín dụng. Do nguyên tắc này nên các ngân hàng buộc phải tiến hành kiểm tra thật kỹ bộ chứng từ. Bất kỳ sự đi chệch nào khỏi nguyên tắc này, cho dù là được phép cũng có thể mang lại rủi ro cho ngân hàng.

1.1.2.2 Phương thức tín dụng chứng từ liên quan tới ba quan hệ hợp đồng độc lập

Hợp đồng TMQT giữa người xuất khẩu (người thụ hưởng) và ngườinhập khẩu (người yêu cầu)

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán, trong đó người bán có trách nhiệm giao hàng đúng và đủ còn người mua có trách nhiệm trả tiền. Các bên tham gia có thể thỏa thuận các phương thức thanh toán tiền hàng khác nhau như: chuyển tiền, ghi sổ, tín dụng chứng từ. Chỉ khi nào hợp đồng có quy định lựa chọn phương thức tín dụng chứng từ làm phương thức thanh toán thì L/C mới được mở và người nhập khẩu dựa vào nội dung của hợp đồng để tạo lập Đơn yêu cầu phát hành L/C.

Mặc dù thư tín dụng ra đời trên cơ sở hợp đồng nhưng nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng TMQT và bất kỳ một sự dẫn chiếu nào tới các điều khoản trong hợp đồng mua bán đều không được coi là một phần cấu thành của thư tín dụng và không được ngân hàng xem xét đến.

Hợp đồng dịch vụ giữa người yêu cầu phát hành thư tín dụng (ngườinhập khẩu) và ngân hàng phát hành – Đơn yêu cầu phát hành thư tíndụng

Người nhập khẩu sẽ căn cứ vào hợp đồng TMQT để làm Đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng, trả một khoản lệ phí và ký quỹ một số tiền nhất định theo quy định của ngân hàng. Trong Đơn yêu cầu mở L/C, người nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

phải ghi rõ nội dung cụ thể của thư tín dụng , ngân hàng sẽ căn cứ vào đó để phát hành thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng lợi và chịu trách nhiệm kiểm tra chứng từ và thanh toán cho bộ chứng từ phù hợp với điều kiện người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.

Thực chất đây là một loại hợp đồng dân sự cung cấp dịch vụ giữa ngân hàng và người lập đơn yêu cầu mở L/C. Theo đó, ngân hàng dùng uy tín và khả năng tài chính của mình để đảm bảo thanh toán cho người xuất khẩu khi họ xuất trình phù hợp và thu phí từ người nhập khẩu.

Áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 3

Thư tín dụng

Là trái vụ một bên của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng. Căn cứ vào Đơn yêu cầu phát hành L/C của người nhập khẩu, ngân hàng sẽ phát hành một thư tín dụng gửi đến người thụ hưởng qua ngân hàng thông báo. Thư tín dụng là cam kết chăc chắn của ngân hàng về việc thanh toán nếu người thụ hưởng xuất trình một bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện của L/C trong thời hạn quy định. Còn người thụ hưởng có nghĩa vụ lập đầy đủ bộ chứng từ phù hợp với L/C và xuất trình đúng thời hạn để thanh toán.

Mặc dù người yêu cầu dựa vào quan hệ hợp đồng để lập phát hành L/C và ngân hàng phát hành dựa vào cả Hợp đồng TMQT và Đơn yêu cầu phát hành L/C để mở L/C nhưng ban quan hệ hợp đồng này là hoàn toàn độc lập với nhau. Chủ thể của hợp đồng TMQT là Người xuất khẩu và Người nhập khẩu, chủ thể của Đơn yêu cầu phát hành L/C là ngân hàng phát hành và người yêu cầu (người nhập khẩu), chủ thể của thư tín dụng là ngân hàng phát hành và người thụ hưởng (người xuất khẩu). Ba cặp chủ thể này hoàn toàn độc lập với nhau trong từng quan hệ hợp đồng. Hơn thế nữa khách thể của ba hợp đồng này cũng khác nhau. Ở hợp đồng TMQT khách thể là sự di chuyển quyền sở hữu hàng hóa hoặc dịch vụ từ người xuất khẩu sang người nhập

khẩu và người nhập khẩu đền bù bằng tiền. Khách thể của Đơn yêu cầu phát hành L/C là dịch vụ mà ngân hàng phát hành cung cấp cho khách hàng cụ thể là ngân hàng thực hiện các yêu cầu mà người yêu cầu đề ra trong Đơn yêu cầu phát hành L/C đổi lại người yêu cầu sẽ trả ngân hàng một khoản phí dịch vụ gọi là phí mở L/C. Trong khi đó, khách thể của thư tín dụng là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành với người thụ hưởng thư tín dụng với điều kiện người đó xuất trình các chứng từ quy định trong thư tín dụng.

1.1.2.3 Trong phương thức tín dụng chứng từ, các bên giao dịch chỉ căn cứ vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hóa

Với phương thức tín dụng chứng từ, người nào nắm chứng từ sở hữu hàng hóa thì người đó có quyền sở hữu hàng hóa và đi nhận hàng. Chính vì thế việc xem xét bộ chứng từ đã xuất trình phù hợp chưa, có thanh toán hay chấp nhận thanh toán hay không thì chính các chứng từ là căn cứ duy nhất. Ngân hàng không có lý do gì để từ chối thanh toán bộ chứng từ hợp lệ cho người thụ hưởng và người yêu cầu cũng không có lý do gì để từ chối trả tiền cho ngân hàng phát hành trong trường hợp đó. Bởi vì như đã nói ở trên, thư tín dụng là một cam kết trả tiền chắc chắn của ngân hàng phát hành dành cho người xuất khẩu khi xuất trình được chứng từ phù hợp. Ngân hàng không chịu trách nhiệm về tên hàng, số lượng hay trạng thái hàng hóa. Cũng tương tự như vậy, nếu bộ chứng từ ngân hàng xuất trình để đòi tiền người nhập khẩu thì người nhập khẩu phải trả tiền cho ngân hàng hoặc từ chối thanh toán nếu bộ chứng từ không hợp lệ. Khi đó rủi ro sẽ thuộc về ngân hàng vì vậy buộc các ngân hàng phải kiểm tra thật kĩ tính chân thật bề ngoài của chứng từ trước khi chấp nhận thanh toán cho người xuất khẩu. Điều này làm cho chứng từ có vai trò quan trọng, mang tính quyết định trong TTQT bằng L/C vì chúng là bằng chứng cho giá trị hàng hóa mà người xuất khẩu đã giao và là căn cứ để người này đòi tiền hàng từ ngân hàng thanh toán.

1.1.3 Quy trình Thanh toán tín dụng chứng từ

Bảng 1: Quy trình chung phát hành L/C


Diễn giải chi tiết:

1: Hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu.

2: Người nhập khẩu đệ Đơn yêu cầu phát hành L/C gửi đến ngân hàng phát hành yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng và ký quỹ.

3: Ngân hàng phát hành căn cứ vào Đơn yêu cầu tiến hành phát hành Thư tín dụng và thông báo qua ngân hàng đại lý (Ngân hàng thông báo) cho người xuất khẩu hưởng lợi.

4: Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo Thư tín dụng và chuyển bản gốc thư tín dụng cho người thụ hưởng (người xuất khẩu).

5: Người thụ hưởng giao hàng.

6: Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ hợp lệ theo yêu cầu của thư tín dụng và thông qua ngân hàng thông báo để xuất trình chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành.

7: Ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho Người yêu cầu và yêu cầu họ chấp nhận hay từ chối thanh toán.

8: Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán. Nếu từ chối thanh toán thì phải nêu rõ những sai biệt của chứng từ so với các điều kiện và điều khoản Thư tín dụng.

9: Ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối nhận thanh toán với người xuất trình chứng từ qua ngân hàng thông báo.

1.1.4 Ưu điểm và hạn chế

1.1.4.1. Đối với người nhập khẩu

Lợi ích:

- Người nhập khẩu sẽ nhận được các chứng từ về hàng hóa do mình quy định như ngân hàng phát hành ghi rõ trong L/C, đồng thời ngân hàng phát hành giúp kiểm tra bộ chứng từ với chuyên môn và trách nhiệm cao nhất.

- Người nhập khẩu được bảo đảm rằng sẽ chỉ bị ghi nợ tài khoản số tiền L/C khi tất cả các chỉ thị trong L/C được thực hiện đúng.

- Nhà nhập khẩu có thể được cấp tín dụng bởi ngân hàng nếu ngân hàng cho phép miễn ký quỹ một phần hay toàn bộ giá trị L/C.

- Vì có sự bảo đảm về thanh toán, người nhập khẩu có thể thương lượng để đạt được giá cả tốt hơn mà mở rộng được quan hệ khách hàng cũng như quy mô kinh doanh.

Rủi ro:

- Việc thanh toán của ngân hàng cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình, mà không căn cứ vào kiểm tra hàng hóa. Ngân hàng chỉ kiểm tra tính "chân thật" bề ngoài của chứng từ chứ không phải là chất lượng hay số lượng hàng hóa thực giao. Một nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo (có bề ngoài phù hợp với L/C) cho ngân hàng chỉ định để được thanh toán. Như vậy sẽ không có sự đảm bảo nào cho nhà

nhập khẩu rằng hàng hóa sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không bị hư hại gì. Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho ngân hàng.

- Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu với nhà nhập khẩu phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C kéo dài thời gian giao dịch, tăng chi phí.

- Nếu không nắm rõ các quy định trong L/C thì rủi ro sẽ thuộc về người nhập khẩu ví dụ như không quy định "bộ vận đơn đầy đủ" (full set of bills of lading), thì một người khác có thể lấy được hàng hóa khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn, trong khi đó người trả tiền hàng hóa lại là nhà nhập khẩu.

1.1.4.2 Đối với người xuất khẩu

Lợi ích:

- Khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C thì sẽ nhận được tiền thanh toán, mà không cần phải chờ đến khi người nhập khẩu chấp nhận hàng hóa hay chấp nhận bộ chứng từ.

- Một L/C không hủy ngang có xác nhận sẽ đặt trách nhiệm thanh toán không những cho ngân hàng phát hành mà còn cho ngân hàng xác nhận. Do đó, nó cung cấp sự an toàn tốt nhất cho người xuất khẩu

- Có thể mang hối phiếu đã chấp nhận đến ngân hàng để chiết khấu nhận tiền trước kỳ hạn.

Rủi ro:

- Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi bổ sung L/C.

- Sai sót trong việc xuất trình bộ chứng từ phù hợp với người xuất khẩu là rất lớn do không hiểu rõ các quy định trong L/C.

- Trừ khi L/C được xác nhận bởi một ngân hàng uy tín hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu luôn chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của ngân hàng phát hành, cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro cơ chế chính sách của nước nhà nhập khẩu.

1.1.4.3. Đối với ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo/chỉ định/xác nhận

Lợi ích.

- Thu phí từ phát hành, thông báo, thanh toán, xác nhận L/C và các khoản phí khác liên quan đến giao dịch L/C; các khoản thu nhập liên quan đến chuyển đổi tiền tệ.

- Thông qua việc cung cấp dịch vụ thanh toán giúp khách hàng phát triển kinh doanh, thì các hoạt động khác của ngân hàng cũng phát triển theo.

- Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng đại lý, làm tăng tiềm năng kinh doanh đối ứng giữa các ngân hàng với nhau.

Rủi ro:

+ Với ngân hàng phát hành:

- Hệ số tín nhiệm của người yêu cầu mở L/C: ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không hoàn trả hoặc không có khả năng hoàn trả. Với lý do này, rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành là rất hiện hữu.

- Tính chất của hàng hóa: Trong số các nhân tố mà ngân hàng phát hành cần phải xem xét đó là liệu ngân hàng có thu lại được một phần hay toàn bộ số tiền đã thanh toán từ việc bán hàng nếu nhà nhập khẩu bị phá sản hay không vì thế phải xem xét rõ loại hàng hóa đó có tính thanh khoản thế nào.

- Rủi ro do chủ quan: Nếu ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán hối

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí