có các tuyến tàu khác của các công ty tư nhân, vận chuyển khách từ Kyoto tới các
thành phố khác lân cận vùng Kansai. Đi xe đạp, cũng là một cách tham gia giao
thông của khách du lịch và người dân trong thành phố. Du lịch tham quan bằng cách đi xe đạp, đi bộ được coi như là một biểu tượng văn hoá của cố đô Kyoto.
(4). Phát triển kinh tế
Ngành du lịch được xem là nền tảng cơ bản của kinh tế Kyoto. Du khách tới tham quan cảnh đẹp, di sản văn hoá, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã tạo ra nguồn thu rất lớn cho Kyoto. Chính quyền thành phố chủ trương không phát triển các ngành công nghiệp nặng bởi vì lo sợ phát triển công nghiệp sẽ gây ô nhiễm môi trường. Công nghiệp được chính quyền cho phép phát triển là công nghiệp điện tử. Do sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao là rất chậm,
nên chính quyền
ưu tiên phát triển các ngành nghề
truyền thống, phát triển các
doanh nghiệp nhỏ, ví dụ như sản xuất áo Kimono xuất khẩu, điêu khắc, chế tác kim loại chạm khảm.
Mối liên hệ giữa các trường đại học và các doanh nghiệp của thành phố là một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng. Kyoto có 37 trường đại học và viện nghiên cứu, trong đó có ba trường đại học nổi tiếng Nhật Bản là đại học Doshisha, Kyoto và Ritsumeikan. Trong đó, đại học Kyoto được xem là đại học hàng đầu của Nhật Bản, với sáu nhà khoa học được giải nhất Nobel. Nhiều thành quả khoa học về điện tử, y sinh học đã ra đời từ trường đại học Kyoto. Đặc biệt là các kết quả nghiên cứu xử lý hình ảnh giữa tập đoàn Canon với đại học Kyoto đã góp phần giảm thiểu ngân sách chăm sóc sức khoẻ đối với những người già gặp các căn bệnh hiểm nghèo.
Có thể bạn quan tâm!
- Vị Trí, Vai Trò Của Ngành Du Lịch Đối Với
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Việc Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- Xác Định Nội Dung Hợp Tác, Liên Kết Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- Du Lịch Cộng Đồng Bản Lác, Mai Châu, Tỉnh Hòa Bình
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tây Nguyên
- Các Thị Trường Khách Quốc Tế Đến Các Tỉnh Tn (Năm 2012)
Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.
1.4.1.2. Thành phố Madrid Tây Ban Nha
Madrid là thủ đô của Tây Ban Nha vào năm 1561, là một trong những thành
phố
lớn của các nước Tây Âu chỉ
đứng sau Lonđon và Paris. Diện tích thủ đô
Madrid là 1020 km2, số dân hơn 3 triệu người. Thành phố được biết đến như là một địa điểm rất nổi tiếng của châu Âu, kết hợp một cách hài hoà kiến trúc hiện đại với kiến trúc cổ thế kỷ 17, 18.
Đặc điểm nổi bật của thành phố Madrid là có nhiều bảo tàng nghệ thuật, công viên cây xanh, quảng trường lớn. Nằm giữa nơi giao lưu của các dòng văn hoá châu Âu và Đạo Hồi, Madrid hấp dẫn khách du lịch bởi vẻ đẹp kiến trúc tương phản và nền văn hoá đa dạng rất nhiều lễ hội.
Thứ nhất, Madrid là thành phố có nhiều công trình kiến trúc Gothic cổ đẹp nổi tiếng thế giới, đó là nhà thờ chính, cung điện Hoàng gia, đài tượng niệm Paseo
del Prado, tháp Debo, quảng trường Palacio Real, cổng mặt trời. Trong quá trình phát triển, kiến trúc thành phố đã có nhiều thay đổi, một số công trình lớn đã được xây dựng, thí dụ khách sạn Plaza Sol de Madrid, trụ sở cơ quan không lực Tây Ban Nha, phi trường Madrid, các trung tâm buôn bán, sân vận động. Tuy nhiên, những công trình mới mọc lên không làm mất đi vẻ đẹp cổ kính và huyền bí của Madrid. Đó là những công trình mới được giải thưởng kiến trúc quốc tế.
Thứ hai, Madrid là trung tâm của nghệ thuật thế giới, là thành phố có nhiều bảo tàng nhất châu Âu. Trong đó có những bảo tàng nổi tiếng thế giới như Prado, Thyssen Bornemisza, Reina Sofia… trưng bày các tranh của Goya, Diego Velazquez, Picasso. Ngoài các bảo tàng tranh, Madrid còn có hơn chục bảo tàng nghệ thuật, lịch sử nổi tiếng khác. Chính quyền Madrid rất quan tâm tới bảo vệ môi trường, thành phố được xem như là một công viên cây xanh khổng lồ. Số lượng cây xanh tại các công viên khoảng 500 nghìn cây. Nếu như so với Tokyo của Nhật Bản thì diện tích cây xanh tính bình quân đầu người của Madrid gấp hơn 3 lần.
Thứ
ba,
Madrid là một trung tâm kinh tế
lớn của châu Âu, với tỷ lệ
tăng
trưởng cao nhờ vào hoạt động dịch vụ, du lịch và công nghiệp sạch. Để bảo đảm cho các mục tiêu phát triển bền vững, chính quyền địa phương không chủ trương phát triển các ngành công nghiệp nặng, mà biến Madrid thành trung tâm tài chính, trung tâm kinh doanh quy mô lớn của châu Âu và quốc tế. Suốt cả thời kỳ 1992 2006, Madrid đã đạt được tỷ lệ tăng trưởng ngoạn mục cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước 1,4% (tỷ lệ trung bình cả nước là 3,2%), do có đóng góp của khu vực dịch vụ. Nhờ đó mà tỷ lệ thất nghiệp của thành phố này đã giảm và đời sống của người dân được nâng cao hơn với GDP bình quân đầu người năm 2005 là 62.000 USD một năm và GDP của Madrid chiếm 16% GDP của cả nước.
Thứ tư, Madrid là thành phố tổ chức nhiều nhất các lễ hội lớn so với các thành phố khác của châu Âu. Những lễ hội thu hút số lượng lớn người xem là đấu bò, bò rượt, ném cà chua, vũ hội, âm nhạc thâu đêm suốt sáng với những điệu nhảy
cuồng nhiệt. Cùng với các thành phố đẹp nổi tiếng khác của Tây Ban Nha như
Barcelona, Valence, cố đô Aragon, hàng năm Tây Ban Nha đã thu hút lượng khách du lịch đạt kỷ lục hơn 50 triệu lượt người và năm 2006 thu hút được 58,5 triệu lượt người, đứng thứ hai thế giới về thu hút khách du lịch.
1.4.1.3. Khu sinh thái rừng mưa Chilamate Nam Mỹ
Những người chủ của khu sinh thái rừng mưa Chilamte đã làm theo hướng dẫn của Rainforest Alliance để có thể áp dụng du lịch bền vững kể từ khi mới mở khách sạn. Họ thực hiện rất nhiều biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng môi trường và làm tăng tối đa lợi ích của cộng đồng địa phương. Những biện pháp này bao gồm việc lắp đặt 7 tấm năng lượng mặt trời, đèn tiêu thụ ít năng lượng, và một chiến dịch tiết kiệm nước và năng lượng nhắm tới khách hàng và nhân viên, việc hứng nước mưa, phân chia chất thải để tái chế, và một cửa hàng đồ thủ công dùng những nghệ nhân địa phương, và thuê những người địa phương làm việc.
Thúc đẩy phát triển địa phương và kế sinh nhai bền vững.
Khách sạn đã thúc đẩy việc mua và cung cấp lương thực từ các nhà sản xuất địa phương và cộng đồng địa phương đã trở thành một trong những nhà cung cấp chính. Kênh kết nối này mang lại lợi ích cho nền kinh tế địa phương, thúc đẩy mối quan hệ tin tưởng giữa khách sạn với những người hàng xóm, tạo nên bầu không khí tích cực ở khách sạn, thúc đẩy thảo luận với khách du lịch về những chủ đề như nông nghiệp.
Sự cởi mở mà khách trải nghiệm đã truyền cảm hứng cho họ, và khiến họ trở nên quen thuộc hơn với những người ở khu vực lân cận thông qua các tours do chính người dân địa phương hướng dẫn. 50% khách của Chilamate thăm cộng đồng
địa phương, nhà dân địa phương, vườn, trang trại, để hiểu những gia đình địa
phương. Kết quả là khách du lịch mua những đồ vật trực tiếp từ cộng đồng và học về văn hóa địa phương.
Giao kèo tăng lên giữa khách sạn và những người dân địa phương đã giúp hình thành một cơ quan ở mức độ cộng đồng để lo sự phát triển của địa phương. Một hiệp hội phát triển được hình thành và hướng dẫn bởi một trong những người chủ của khách sạn. Điều này đã mang lại kết quả trong các dự án nâng cao cơ sở hạ tầng cộng đồng ví dụ, sửa sang lại đường phố và những địa điểm sinh họat cộng đồng, dẫn điện (trước đây thiếu điện cho cộng đồng), và phát triển những kế hoạch để xây dựng một trung tâm cộng đồng. Hiệp hội cũng thành lập các hoạt động xã hội cho trẻ em địa phương vào cuối năm.
Thêm vào đó, khách sạn đang giúp kết nối du lịch vươn xa tới cộng đồng bằng cách thu hút khách du lịch và sinh viên (nước ngoài và trong nước). Khách sạn đưa ra những đợt giảm giá về nhà ở đối với sinh viên và phối hợp với những hoạt động qua lại với trường học địa phương và nhóm phụ nữ. Các tình nguyện viên đã tham gia vào những dự án cộng đồng.
Hoạt động tình nguyện giúp để đưa giáo dục đến những nhóm người thiểu số trong cộng đồng. Các tình nguyện viên nghiên cứu trình độ giáo dục của trẻ, nhận biết được những trẻ cần quan tâm, và quản lí những học bổng ở mức trung
học. Các tình nguyện viên cũng có thể giúp dạy Tiếng Anh và nghiên cứu môi
trường. Những hoạt động này đều quan trọng bởi vì khu vực này có tỉ lệ học sinh bỏ học cao.
Một cách khác mà khu vực sinh thái rừng mưa Chilamate đóng góp vào vấn đề giáo dục là đặt sẵn những máy tính ở bàn lễ tân cho học sinh vào các ngày thứ 7,
để học sinh được sử dụng Internet và làm bài tập. Khách sạn cũng đang lên kế
hoạch để có những máy tính riêng cho học sinh sử dụng trong tương lai.
Khách sạn đã làm việc với các trường học ở 3 cộng đồng địa phương: giúp
xây dựng những dịch vụ vệ sinh bao gồm những hố rác tự hoại, hệ thống thoát
nước, nhà vệ sinh, sơn lại lớp học, tường, phòng ăn và đầu tư khoảng 1000 đô la vào những nguyên vật liệu cùng với nhiều giờ lao động.
Với một sự đầu tư thêm khoảng 3000 đô la, khách sạn xây một nhà trẻ ở
trường. Những người chủ khách sạn là những thành viên của ban giáo dục và hội
đồng trường, họ làm việc cùng với những người khác để sửa sân trường và xây
dựng sân thể thao và trung tâm đa thể thao, và nhiều việc khác. Những việc này mất đầu tư xấp xỉ 6000 đô la.
Vì một phần cam kết tới môi trường, khách sạn cũng duy trì cách xử lí nước thải của trường học, theo từng giai đoạn kiểm tra máy bơm nước và phòng tắm. Người làm những nhiệm vụ này là một nhân viên khách sạn, đến thăm trường hàng tháng.
Khách sạn làm việc với chương trình giáo dục môi trường của trường để hỗ trợ những cố gắng của ban giám đốc và nhà trường và xây dựng một thư viện.
Công việc của khách sạn với những trường học trong khu vực đã mang lại nhiều lợi ích. Một lợi ích rõ ràng nhất là ảnh hưởng tích cực của nó lên trẻ em, và tạo ra bầu không khí tích cực xung quanh khách sạn và là kết quả trong việc đào tạo những người trẻ trở thành tiềm năng để trở thành những nhà kinh doanh với sự liên kết với khách sạn.
Việc thực hành về du lịch bền vững đã tạo ra những kết quả tích cực đối với khách sạn, giúp cho các phòng khách sạn luôn đầy khách, và những tình nguyện viên
những người thúc đẩy tạo ra tài sản cho khách sạn thông qua việc truyền miệng.
1.4.2. Kinh nghiệm trong nước
1.4.2.1. Thành phố Hội An Quảng Nam
Từ thế kỉ XVI – XVII, Hội An đã từng được mệnh danh là một trong những thương cảng phồn thịnh nhất Việt Nam với sự giao lưu buôn bán của nhiều đoàn thương nhân nước ngoài như Tây Ban Nha, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Nhật Bản… Hội An là nơi “hội văn, hội thủy, hội nhân”. Ngày nay, nhắc đến Hội An, ai cũng nghĩ ngay đến một di sản văn hóa thế giới, một điểm đến lí tưởng và yên bình trong hành trình du lịch. Hội An, được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào 4/12/1999. Nhờ đó, Hội An trở thành một thành phố du lịch nổi tiếng, nằm trên con đường di sản miền Trung. Trước khi được công nhận năm 1999, chính quyền Hội An đã có các quy định về du lịch để bảo tồn khu phố cổ. Các quy định về thương mại – du lịch – dịch vụ lần lượt ra đời và có những điều chỉnh đến nay cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Quyết định tạm ngừng giấy phép hoạt động karaoke trong khu phố cổ có hiệu lực từ năm 1997. Một số quy định trong dự án “Đêm phố cổ” ra đời năm 1998, “Phố không có tiếng động cơ” năm 2004, Quy chế quản lí hoạt động quảng cáo, viết đặt bảng hiệu trên địa bàn thị xã Hội An (nay là thành phố) năm 2006, Quy chế quản lí hoạt động tham quan du lịch trên địa bàn thị xã Hội An (nay là thành phố) năm 2007 và Quy chế quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trong khu phố cổ và một số vùng phụ cận năm 2008. Các quy chế này chỉ áp dụng trong phạm vi khu phố cổ và một số khu vực phụ cận, nơi có hệ thống các công trình kiến trúc cổ cần được bảo tồn, không áp dụng cho toàn thành phố.
√. Bối cảnh ra đời chính sách và nội dung các quy định thương mại du lịch
dịch vụ trong khu phố cổ Hội An
Những quy chế về thương mại du lịch dịch vụ Hội An ra đời trong bối cảnh định hướng phát triển du lịch ngày càng được Trung Ương, Tỉnh Quảng Nam và Hội An quan tâm. Trung ương ra Nghị quyết 45CP của chính phủ năm 1993 và Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam giai đoạn 2001 2010. Tỉnh Quảng Nam nêu quan điểm chú trọng phát triển du lịch trong kế hoạch phát triển 5 năm giai đoạn 2001 – 2005. Hội An cũng đưa ra quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trong đó có những quy chế này. Việc đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch ở Hội An
bắt đầu từ năm 1992 và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất từ năm 1993 theo tinh
thần Nghị quyết số 45CP của chính phủ.
Số lượt khách tăng đáng kể từ vài ngàn tới vài chục ngàn từ sau năm 1995. Khu phố cổ Hội An được công nhận là di sản văn hóa thế giới tháng 12/1999 giúp
du lịch phát triển hơn kéo theo nhiều vấn đề phát sinh đòi hỏi Hội An phải đưa ra
thêm những cơ chế quản lí các hoạt động du lịch dịch vụ, thương mại trong địa bàn đặc biệt tại khu vực phố cổ, trọng điểm tham quan di tích của khách du lịch.
Hiện nay, cơ quan quản lí trực tiếp và toàn diện các di tích, di sản văn hóa thuộc các loại sở hữu (tư nhân, nhà nước…) trên địa bàn là UBND Thành phố Hội An. Giúp việc cho UBNDTP là các cơ quan chức năng trong đó cơ quan thường trực là Trung tâm Văn hóa Thể thao.
Các quy chế này đều nhằm mục đích bảo tồn quần thể kiến trúc cổ ở Hội An và phong cách hòa quyện giữa cái hiện đại với không gian huyền bí, cổ kính trong phố mà vẫn giữ được nét xưa. “Phố không có tiếng động cơ” tạo cho phố cổ nét hài hòa giữa con người và cảnh vật. Không gian yên ả tạo điểm thu hút du khách tìm tới khu phố cổ. Ngoài ra, còn để giảm bớt những rung động từ các phương tiện giao thông có động cơ vào phố. Viết đặt biển hiệu, quảng cáo phải nhấn mạnh đến
yếu tố
truyền thống như
màu sắc (chữ
màu vàng hoặc nâu, biển màu đà hoặc
đen…), chất liệu (truyền thống), kích thước, ngôn ngữ (ưu tiên ngôn ngữ Việt) để phù hợp với không gian phố cổ. Quy chế quản lí tham quan du lịch quy định hành vi ứng xử, ăn mặc của khách du lịch và các nhân viên phục vụ du lịch và dân chúng phải xứng với giá trị của di sản văn hóa thế giới. Đặc biệt, không được có những hành vi bu bám, chèo kéo gây phiền hà, bực bội cho du khách. Việc tạm ngưng hoạt
động karaoke trong phố cổ cũng hạn chế tối đa những áp lực về xã hội và áp lực cho di tích về tiếng ồn. Quy chế hoạt động thương mại – dịch vụ du lịch cũng buộc những đơn vị kinh doanh không che lấp kiến trúc của các ngôi nhà cổ, không làm mờ đi những đường nét văn hóa của khu phố. Tuy theo từng khu vực mà các quy chế có các mức độ nghiêm ngặt khác nhau. Khu vực I được quy định nghiêm ngặt nhất. Sau đó là khu vực IIA, IIB và cuối cùng là các khu vực lân cận và các tuyến đường vào phố cổ.
√. Tác động của các chính sách này đối với cư dân phố cổ
Tổng giá trị sản xuất thương mại dịch vụ du lịch của 3 phường thuộc khu phố cổ chiếm 67% giá trị sản xuất TMDVDL toàn thành phố năm 2008.
Nói chung, du lịch đã giúp cho kinh tế Hội An phát triển mạnh mẽ. Người dân khu phố cổ được hưởng lợi nhiều nhất và trực tiếp nhất từ những du khách tham quan và mua sắm, sử dụng các dịch vụ trong phố. Số hộ nghèo giảm đi nhanh chóng từ năm 1999. Các quy định về thương mại dịch vụ và tham quan du lịch hướng tới mục tiêu bảo tồn di tích và bảo tồn yếu tố truyền thống đã thiết lập và củng cố trật tự kinh doanh du lịch trong khu phố cổ. Những quy định này giúp cho các đơn vị kinh doanh có định hướng đúng về trách nhiệm bảo tồn của mình cùng với chính quyền địa phương. Các quy định này góp phần giúp cho kinh tế du lịch khu phố cổ nói riêng và Hội An nói chung phát triển bền vững theo định hướng đã vạch ra, tạo nguồn thu nhập ổn định và ngày càng tăng cho người dân và cả chính quyền (qua vé tham quan).
Dân phố được tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất với các du khách từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Họ hiểu biết thêm về trang phục, ngôn ngữ, thói quen, cách ứng xử của các du khách tứ phương.
Người dân theo thời gian ngày càng quen với những quy định “cấm xe” của Hội An. Một số người lại tỏ ra thích không gian yên tĩnh của phố nhờ việc cấm xe.
Chính quyền đã có quy hoạch khu dân cư mới ở ngoại vi thành phố để giãn bớt dân số trong khu phố cổ. Một số hộ nhiều nhân khẩu, thiếu chỗ ở có hoàn cảnh khó khăn được giải quyết cấp đất với giá sàn (không phải giá thị trường) để ổn định cuộc sống.