Khái Niệm Về Chất Lượng Tín Dụng Cho Vay Hộ Sản Xuất


thôn, đảm bảo phát triển kinh tế gia đình cũng như phát huy tiềm năng của hộ sản xuất trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm đó là những sản phẩm thiết yếu cho xã hội.

Ngày nay, ngân hàng luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung và phát triển kinh tế hộ sản xuất nói riêng. Sau đây là một số vai trò chủ yếu của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển kinh tế hộ sản xuất.

- Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất đảm bảo quá trình sản xuất liên tục, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Trong nền kinh tế hàng hóa các loại hình kinh tế không thể tiến hành sản xuất kinh doanh nếu không có vốn. Nước ta hiện nay thiếu vốn là hiện tượng thường xuyên xảy ra đối với các đơn vị kinh tế, không chỉ riêng đối với hộ sản xuất. Vì vậy, vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng, nó trở thành “bà đỡ” trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa.

Nhờ có vốn tín dụng các đơn vị kinh tế không những đảm bảo quá trình sảnxuất kinh doanh bình thường mà còn mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh. Riêng đối với hộ sản xuất, tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ sản xuất.

Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất để duy trì quá trình sản xuất liên tục, góp phần đầu tư phát triển kinh tế.Với đặc trưng sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất cùng với sự chuyên môn hoá sản xuất trong xã hội ngày càng cao, đã dẫn đến tình trạng các hộ sản xuất khi chưa thu hoạch sản phẩm, chưa có hàng hoá để bán thì chưa có thu nhập, nhưng trong khi đó họ vẫn cần tiền để trang trải cho các khoản chi phí sản xuất, mua sắm đổi mới trang thiết bị và rất nhiều khoản chi phí khác. Những lúc đó các hộ sản xuất cần có sự trợ giúp của tín dụng ngân hàng để có đủ vốn duy trì sản xuất liên tục.Nhờ có sự hỗ trợ về vốn, các hộ sản xuất có thể sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có khác


như lao động, tài nguyên để tạo ra sản phẩm cho xã hội, thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Từ đó nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân.

Như vậy, có thể khẳng định rằng tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

- Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn trong sản xuất nông nghiệp.

Trong cơ chế thị trường, vai trò tập trung vốn để sản xuất của tín dụng ngân hàng đã thực hiện ở mức độ cao hơn hẳn với cơ chế bao cấp cũ. Bằng cách tập trung vốn vào kinh doanh giúp cho các hộ có điều kiện để mở rộng sản xuất, làm cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế và đồng thời Ngân hàng cũng đảm bảo hạn chế được rủi ro tín dụng.

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Bàn - 4

Thực hiện tốt chức năng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, ngân hàng quan tâm đến nguồn vốn đã huy động được để cho hộ sản xuất vay.Vì vậy Ngân hàng sẽ thúc đẩy các hộ sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả, tăng nhanh vòng quay vốn, tiết kiệm vốn cho sản xuất và lưu thông.Trên cơ sở đó hộ sản xuất biết phải tập trung vốn như thế nào để sản xuất góp phần tích cực vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn.

- Tín dụng Ngân hàng góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn

Sản xuất nông nghiệp thường mang tính thời vụ cao nên tại thời điểm chưathu hoạch nông phẩm, chưa có hàng hóa để bán thì người nông dân thường ở trong tình trạng thiếu thu nhập để đáp ứng nhu cầu chi tiêu tối thiểu tạo điều kiện nạn cho vay nặng lãi hoành hành. Đặc điểm cơ bản của nạn cho vay nặng lãi là lãi suất cho vay rất cao, mục đích sử dụng vốn vay phục vụ cho nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt.Lãi suất cho vay cao là nguyên nhân khiến cho hộ sản xuất đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.Như vậy nạn cho vay nặng lãi không những không thúc đẩy sản xuất phát triển mà còn kìm hãm sản xuất, đẩy người


nông dân đến chỗ nghèo túng hơn, gây ra những tiêu cực ở nông thôn.

Trước tình hình đó ngân hàng đã nắm bắt được thực tế và tiến hành cho vay đối với hộ sản xuất tốt hơn, tạo điều kiện cho hộ sản xuất tiếp xúc vay vốn Ngân hàng. Ngân hàng đã đơn giản hóa thủ tục cho vay, tổ chức mạng lưới Ngân hàng đến tận thôn xóm, cùng với chế độ ưu đãi về lãi suất. Khi nguồn vốn tín dụng ngân hàng đáp ứng được nhu cầu vốn sản xuất tiêu dùng cần thiết cho các hộ sản xuất thì nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn sẽ không còn cơ hội để tồn tại.

- Tín dụng ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho kinh tế hộ sản xuất tiếp cận và áp dụngcác tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tiếp cận với cơ chế thị trường và từng bước điều tiết sản xuất phù hợp với tín hiệu của thị trường.Thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng tính hàng hoá của sản phẩm nông nghiệp trong điều kiện phát triển KTTT theo định hướng XHCN.

- Tín dụng ngân hàng đã góp phần khôi phục, phát huy các ngành nghề truyền thống

Việt Nam là một nước có nhiều làng nghề truyền thống, nhưng chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Trong điều kiện hiện nay, bên cạnh việc thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH chúng ta cũng phải quan tâm đến ngành nghề truyền thống có khả năng đạt hiệu quả kinh tế, đặc biệt trong quá trình thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Phát huy được làng nghề truyền thống cũng chính là phát huy được nội lực của kinh tế hộ và tín dụng Ngân hàng sẽ là công cụ tài trợ cho các ngành nghề mới thuhút, giải quyết việc làm cho người lao động. Từ đó góp phần làm phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản,


công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ ở cả thành thị và nông thôn, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại.

Do đó, tín dụng Ngân hàng là đòn bẩy kinh tế kích thích các ngành nghề kinh tế trong hộ sản xuất phát triển, tạo tiền đề để lôi cuốn các ngành nghề này phát triển một cách nhịp nhàng và đồng bộ.

- Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định, chính trị - xã hội

Thông qua việc cho vay mở rộng sản xuất đối với các hộ sản xuất đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đó là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay ở nước ta. Có việc làm, người lao động có thu nhập sẽ hạn chế được những tiêu cực xã hội. Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy các ngành nghề phát triển, giải quyết việc làm cho lao động thừa ở nông thôn, hạn chế những luồng di dân vào thành phố. Thực hiện được vấn đề này là do các ngành nghề phát triển sẽ làm tăng thu nhập cho nông dân, đời sống văn hoá, kinh tế, xã hội tăng lên, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị càng xích lại gần nhau hơn, hạn chế bớt sự phân hoá bất họ p lý trong xã hội, giữ vững an ninh chính trị xã hội.

Ngoài ra tín dụng Ngân hàng góp phần thực hiện tốt các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, điển hình là chính sách xoá đói giảm nghèo.Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy các hộ sản xuất phát triển nhanh làm thay đổi bộ mặt nông thôn, các hộ nghèo trở lên khá hơn, hộ khá trở lên giầu hơn. Chính vì lẽ đó các tệ nạn xã hội dần dần được xoá bỏ như: Rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan... nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động. Qua đây chúng ta thấy được vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc củng cố lòng tin của nông dân nói chung và của hộ sản xuất nói riêng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Tóm lại: Tín dụng Ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế hộ mở rộng sản xuất, kinh doanh, mở rộng thêm ngành nghề. Khai thác các tiềm năng


về lao động, đất đai, mặt nước và các nguồn lực vào sản xuất, tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho hộ sản xuất.

1.1.5. Khái niệm về chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất

Chất lượng tín dụng ngân hàng là một khái niệm vừa cụ thể (có thể thể hiện qua các chỉ tiêu định lượng như: kết quả kinh doanh, tỷ lệ nợ quá hạn, hiệu suất sử dụng vốn vay...) lại vừa mang tính trừu tượng (thể hiện ở khả năng thu hút khách hàng, tác động đến việc xây dựng hình ảnh thương hiệu ngân hàng, tác động của nóđến nền kinh tế...). Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố về mặt chủ quan như khả năng quản lý, trình độ cán bộ, nguồn vốn huy động để cho vay,...và các nhân tố khách quan như sự thay đổi của môi trường kinh tế hay pháp luật.

Để phản ánh chất lượng tín dụng, có rất nhiều chỉ tiêu nhưng nói chung người ta thường quan tâm: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ và cơ cấu tài sản đảm bảo. Ngoài ra để đánh giá định tính về chất lượng tín dụng, người ta còn quan tâm đến cơ cấu dư nợ các khoản vay ngắn - dài hạn trong tương quan cơ cấu nguồn vốn của tổ chức tín dụng, dư nợ cho vay các lĩnh vực rủi ro cao tại thời điểm đó.

Chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất được hiểu là một phạm trù phản ánh mức độ rủi ro trong cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng. Ở Việt Nam, chất lượng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ vào:

+ Nợ có đảm bảo bằng tài sản/Tổng dư nợ

+ Nợ vay dài hạn/ Tổng nguồn vốn

+ Nợ xấu/Tổng dư nợ

+ Nợ khó đòi/Tổng nợ quá hạn

+ Nợ khó đòi ròng (= nợ khó đòi - dự phòng rủi ro chưa sử dụng) nhỏ hơn hoặc bằng 0.

- Xét trên góc độ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Khoản tín dụng có chất lượng là khoản tín dụng được đảm bảo an toàn,


sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách tín dụng của Ngân hàng, đem lại lợinhuận cho Ngân hàng với chi phí thấp, tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường

- Xét trên góc độ lợi ích hộ sản xuất

Khoản tín dụng có chất lượng là khoản tín dụng được cho vay phù hợp với mục đích sử dụng của hộ sản xuất với lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản và quan trọng hơn là khoản vay đó mang lại lợi ích kỳ vọng cho khách hàng.

- Đối với nền kinh tế

Khoản tín dụng có chất lượng phải góp phần phục vụ sản xuất tạo công ăn việc làm thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tóm lại, tín dụng ngân hàng có vai trò to lớn đối với hộ sản xuất cả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội.Nó được coi là một công cụ đắc lực của Nhà nước, là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy hộ sản xuất phát triển một cách toàn diện và phát huy được vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế quốc dân. Do đó việc nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất là một nhu cầu cần thiết đối với các NHTM nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung.

1.1.6. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất

Tín dụng ngân hàng với ba đặc trưng chủ yếu là: Có niềm tin, có thời hạn và có tính hoàn trả. Mối quan hệ tín dụng được coi là hoàn hảo nếu được coi là thựchiện đầy đủ các đặc trưng trên.Điều đó có nghĩa là người đi vay phải hoàn trả đầyđủ cả gốc và lãi đúng thời hạn và sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết tronghợp đồng tín dụng.

Cơ cấu kinh tế nước ta với nhiều thành phần, trong đó kinh tế cá thể chiếm một vị trí quan trọng. Các thành phần kinh tế nói chung và hộ sản xuất nói riêng muốn đổi mới phát triển sản xuất kinh doanh phải có vốn đầu tư. Nhu cầu vốn này bản thân người sản xuất không thể đủ được mà cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức tín dụng.Vì vậy tín dụng hộ sản xuất là tất yếu khách quan.


Mở rộng đầu tư tín dụng phải đi liền với công tác nâng cao chất lượng tín dụng.Chất lượng tín dụng có vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định đến hoạt động Ngân hàng xét cả về mặt kết quả kinh doanh cũng như uy tín của Ngân hàng.Vì vậy sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng là không thể thiếu được của các ngân hàng. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng thể hiện qua một số điểm sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng tín dụng thì mới nâng cao được hiệu quả hoạt độngkinh doanh ngân hàng. Nếu không nâng cao chất lượng tín dụng sẽ dẫn đến phát sinh các khoản nợ quá hạn hoặc các khoản nợ không thu hồi được và ngân hàng phải lấy từ nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp cho các khoản tín dụng này. Chất lượng tín dụng càng thấp thì ngân hàng càng phải trích và sử dụng nhiều dự phòng rủi ro do đó mà lợi nhuận giảm, dẫn đến hiệu quả kinh doanh sẽ giảm.

Thứ hai, nâng cao chất lượng tín dụng là để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho nền kinh tế và thực hiện đầy đủ chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại.Nếu việc nâng cao chất lượng tín dụng không được coi trọng, xuất hiện rủi ro thì sẽ dẫn đến việc luân chuyển vốn trong nền kinh tế trì trệ, từ đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

1.2.Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất của NHNN&PTNT tỉnh Lào Cai

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động cơ bản, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho hoạt động của mỗi NHTM, tuy nhiên đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng. Hoạt động củaNHNN&PTNTtỉnh Lào Cai cũng nằm trong quy luật chung đó. Trên cơ sở bám sát mục tiêu, định hướng phát triển nền kinh tế và chỉ đạo của NHNN tỉnh Lào Cai.NHNN&PTNT tỉnh Lào Cai đã quan tâm đến công tác mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng vốn huy động và dư nợ tín dụng, nắm bắt lãi suất tiền gửi, tiền vay để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thị trường, thường


xuyên đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Bên cạnh những kết quả đạt được thì chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất của NHNN&PTNT tỉnh Lào Cai vẫn còn tồn tại những rủi ro:

- Nợ quá hạn và xử lý rủi ro còn ở mức cao

- Lợi nhuận từ hoạt động cho vay còn thấp

- Dư nợ tín dụng phân bố không đồng đều. Việc tập trung dư nợ cho vay nhiều vào một số ít khách hàng có thể tiềm ẩn các rủi ro tín dụng làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng khi việc thu hồi vốn của khách hàng bị chẫm trễ do gặp phải các nguyên nhân khách quan.

- Cơ cấu cho vay chưa hợp lý. Do nguồn vốn huy động của NHNN&PTNT tỉnh Lào Cai chủ yếu là nguồn ngắn hạn nên khả năng xảy ra rủi ro là có cơ sở. Hiện này, NHNN&PTNT tỉnh Lào Cai đang phải sử dụng khá nhiều khoản vay ngắn hạn từ các khoản tiền gửi của tổ chức kinh tế, cá nhân để tài trợ tín dụng trung và dài hạn tại NH. Điều này làm giảm chi phí trả lãi, tăng hiệu quả kinh doanh nhưng lại tiềm ẩn rủi ro về ký hạn làm cho ảnh hưởng đến khả năng thanh toán trong hoạt động của NH. Vì vậy sử chủ động về vốn và phát triển quy mô tín dụng ở mức phù hợp với nguồn vốn là yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay HSX và hiệu quảhoạtđộng.

Đứng trước thực trạng này, NH NN&PTNT tỉnh Lào Cai đã có những động thái tích cực nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay HSX của NH. Cụthể:

- Đa dạng hóa các hình thức cho vay và ngành nghề cho vay

Đây là một biện pháp hữu hiệu nhằm phân tán rủi ro cho Ngân hàng, tránh tình trạng “bỏ trứng vào một rổ”. Ngoài hình thức cho vay truyền thống mà trước nay ngân hàng vẫn thực hiện đối với khách hàng của mình như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng...Chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Lào Cai đang phát triển thêm các dịch vụ mới như cho vay trả góp, cho vay tiêu

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí