Thực Trạng Phát Triểntín Dụng Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Nhnn&ptnt Huyện Văn Bàn


Agribank Việt Nam.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất ngân hàng nông nghiệp & PTNT huyện Văn Bàn.

- Đáng giá tình hình chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất ngân hàng nông nghiệp & PTNT huyện Văn Bàn: Những kết quả đạt được; Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

- Giải pháp chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất ngân hàng nông nghiệp & PTNT huyện Văn Bàn:Quan điểm, định hướng và mục tiêu chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất ngân hàng nông nghiệp & PTNT huyện Văn Bàn.

2.3. Các phương pháp nghiên cứu

2.3.1.Phương pháp thu thập thông tin

a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn đã được công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho người nghiên cứu có bước đầu hình dung tình hình sản xuất, những vấn đề thuận lợi khó khăn mà NH gặp phải. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng dự án…

Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai từ Tài nguyên – Môi trường, NHNN&PTNT huyện Văn Bàn...

Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật từ các niên giám thống kê (chi cục thống kê), các báo cáo tổng kết, sách báo, tạp chí, truy cập mạng internet, số liệu thống kê của NHNN&PTNT huyện Văn Bàn và các hộ sản xuất.


Trên cơ sở các số liệu đã thu thập tiến hành phân tích, đánh giá tìm ra xu hướng phát triển và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay HSX.

b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Để có thông tin đánh giá chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất đối với NH NN&PTNT Văn Bàn là cơ sở đánh giá thành công, hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp tốt nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất của chi nhánh trong thời gian tới. Sử dụng câu hỏi mở, thông qua phương pháp này trực tiếp tiếp cận các chủ hộ, các đối tượng có liên quan đến vay vốn, để hiểu biết được thực trạng, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình vay. Từ đó có cái nhìn khách quan để có thể đưa ra những giải pháp, những định hướng phát triển chất lượng tín dụng cho vay trong tương lai.Cụ thể như sau:

* Mục đích điều tra: tiến hành hoạt động điều tra thu thập số liệu sơ cấp nhằm thu thập đầy đủ, toàn diện, khách quan và chính xác các thông tin về quan điểm, nhận định của khách hàng bằng bảng hỏi đối với chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn.

a) Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin qua các cán bộ có kinh nghiệm tại địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong cộng đồng. Phương pháp này cho phép khai thác được những kiến thức bản địa của người dân địa phương.

b) Phương pháp điều tra hộ:

Chọn mẫu điều tra: Áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên tiến hành lựa chọn các vùng, các đơn vị điều tra.

Tổng số phiếu điều tra phát ra là 110 phiếu được gửi đến cho 110 khách hàng tại 22 xã và 01 thị trấn là các hộ sản xuất đang có quan hệ vay vốn tại chi nhánh. Số phiếu điều tra đã được điền thông tin một cách đầy đủ và được gửi lại là 90 phiếu, đạt tỷ lệ 82% vì vậy hoàn toàn thích cho phân tích trong nghiên cứu này.

Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên tham khảo ý kiến của các chuyên


gia. Phiếu điều tra gồm có 2 phần:

+ Phần 1 thu thập thông tin cá nhân của đối tượng điều tra

+ Phần 2 thu thập thông tin về đánh giá các nội dung chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn.

2.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin

2.3.2.1. Phương pháp phân tích số liệu

a) Phương pháp luận

- Phương pháp duy vật biện chứng: là phương pháp đánh giá hiện tượng kinh tế xã hội trên cơ sở nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó ràng buộc với nhau, chúng có tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Qua phương pháp này có thể thấy được kinh tế - xã hội nông thôn trong mối quan hệ giữa các vùng khác, cũng như thấy được các yếu tố nội tại ở kinh tế - xã hội nông thôn tạo ra một tổng thể hoàn chỉnh.

- Phương pháp duy vật lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu các sự vật, hiện tượng trong thời điểm lịch sử cụ thể. Bởi mỗi sự vật, hiện tượng không phải là bất biến mà có sự vận động, hình thành và phát triển khác nhau tại những giai đoạn lịch sử khác nhau. Những lý luận và thực tiễn được xem xét trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể sẽ thấy rò hơn bản chất của sự vật, hiện tượng theo thời gian quá khứ, hiện tại và cả xu hướng trong tương lai.

b) Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh để xác định xu hướng và biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung cần nghiên cứu.

c) Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán, mô tả thực trạng việc phát triển sản xuất, kinh doanh của các tác nhân cùng với


những thuận lợi và khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về cho vay HSX của huyện Văn Bàn trong những năm qua.

d) Phương pháp thống kê phân tích kinh tế

Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành tổ chức điều tra, xây dựng biểu mẫu, hệ thống chỉ tiêu, hệ thống câu hỏi phỏng vấn. Từ kết quả tài liệu thu thập được tôi sử dụng nhiều phương pháp cụ thể như xác định các chỉ số, so sánh, đối chiếu và cân đối các chỉ tiêu, nội dung, các biểu, các hiện tượng để làm cơ sở cho phân tích và nâng cao chất lượng tín dụng cho vay HSX.

2.3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Việc xử lý kết quả điều tra cần được tiến hành bằng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: Phân tích tư liệu, tổng hợp tư liệu, Phương pháp thống kê, so sánh và đối chiếu...

Những thông tin thu thập thông qua tiếp xúc, nói chuyện với các chủ hộ và các thành viên trong hộ cần được chọn lọc và phân tích sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu.

Những thông tin liên quan đến năng suất, sản lượng để tính thu nhập, chi phí, hiệu quả cần được tổng hợp, xử lý trên máy tính thông qua bảng tính Excel, chính xác và đạt hiệu quả cao.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu định lượng giúp cho Ngân hàng có cách đánh giá cụ thể hơn về mặt chất lượng tín dụng, giúp các Ngân hàng có biện pháp xử lý kịp thời những khoản vay kém chất lượng. Các chỉ tiêu cụ thể mà các Ngân hàng thường dùng là:

a) Doanh số cho vay hộ sản xuất

Doanh số cho vay hộ sản xuất là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng thể số tiền Ngân hàng cho hộ sản xuất vay trong thời kỳ nhất định thường là một năm.


Ngoài ra Ngân hàng còn dùng chỉ tiêu tương đối phản ánh.tỷ trọng cho vay hộ sản xuất trong tổng số cho vay của Ngân hàng trong một năm.

Doanh số cho vay HSX

Tỷ trọng cho vay hộ sản xuất = x100% Tổng doanh số cho vay

b) Doanh số thu nợ hộ sản xuất

Doanh số thu nợ hộ sản xuất chỉ là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền Ngân hàng đã thu hồi được sau khi đã giải ngan cho hộ sản xuất trong một thời kỳ.

Doanh số thu nợ HSX

Tỷ trọng thu nợ hộ sản xuất = x100% Tổng dư nợ của HSX

Để phản ánh tình hình thu nợ hộ sản xuất, Ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ trọng thu hồi được trong tổng doanh số cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng trong một thời kỳ.

Doanh số thu nợ HSX

x100%

Doanh số cho vay HSX

c) Dư nợ quá hạn hộ sản xuất

Dư nợ quá hạn hộ sản xuất là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng thể số tiền Ngân hàng chưa thuhồi được sau một thời gian nhất định kể từ ngày khoản vay được cho vay đến hạn thanh toán thời điểm đang xem xét.

Bên cạnh chỉ tiêu tuyệt đối Ngân hàng cũng thường xuyên sử dụng các chỉ tiêu như:

Dư nợ quá hạn HSX

Tỷ lệ quá hạn hộ sản xuất = x100% Tổng dự nợ của HSX

Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả tín dụng hộ sản xuất và chất lượng tín dụng đầu tư cho vay đối với hộ sản xuất.Dư nợ quá hạn càng nhỏ, tỷ lệ nợ quá hạn thấp thì chất lượng tín dụng càng cao.

Hoạt động Ngân hàng nói chung và TDNH nói riêng đều chứa đựng


nhiều rủi ro tác động đến lợi nhuận và sự an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng. Do đó việc đảm bảo thu hồi đủ vốn cho vay đúng hạn, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn thấp là vấn đề quan trọng trong quản lý Ngân hàng tác động trực tiếp đến sự tồn tại của các Ngân hàng.

Để đánh giá khả năng không thu hồi được nợ người ta sử dụng chỉ tiêu Tỷ lệ nợ khó đòi:

Dư nợ quá hạn HSX

Tỷ lệ nợ khó đòi = x100%

Tổng dự nợ của HSX

Đây là chỉ tiêu tương đối, tỷ lệ này o mức cao là dấu hiệu của khoản vay có vấn đề và nguy cơ mất vốn là rất cao.

d) Vòng quay vốn tín dụng hộ cản xuất

Doanh số thu nợ HSX

Vòng quay vốn tín dụng HSX = x100% Dư nợ bình quân HSX

Trong đó:


Dư nợ bình quân HSX =


Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm 2

Vòng quay càng lớn với số dư nợ luôn tăng, chứng tỏ đồng vốn của Ngân hàng bỏ ra đã được sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tạo ra lợi nhuận lớn cho Ngân hàng.

e)Lợi nhuận của Ngân hàng

Là một chỉ tiêu quan trọng để xem xét chất lượng tín dụng hộ sản xuất.

Chỉ tiêu này phản ánh tần xuất sử dụng vốn được xác định bằng công thức: Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi - Thuế

Thông qua chỉ tiêu lợi nhuận ta có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng cũng như hiệu quả của đồng vốn đó mang lại.

2.4.2. Một số chỉ tiêu khác

a)Doanh số cho vay bình quân hộ sản xuất:


Doanh số cho vay bình quân

hộ sản xuất

=

Doanh số cho vay HSX

Tổng số lượt HSX vay vốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Bàn - 6


Chỉ tiêu này phản ánh số tiền vay mỗi lượt của hộ sản xuất. Số tiền vay càng cao chứng tỏ hiệu quả cũng như chất lượng cho vay càng tăng lên. Điều đó thể hiện sức sảnxuất cũng như quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất tăng lên cao. Đồng thời thể hiện chất lượng cho vay có xu hướng tăng, bởi thế Ngân hàng cho một lượt hộsản xuất vay nhiều hơn mà vẫn đảm khả năng thu hồi và có lãi.

b)Tỷ lệ cho vay trung dài hạn hộ sản xuất:



Tỷ lệ cho vaytrung vàdài hạnHSX

Dư nợ cho vay trung và dài

hạn HSX

=

100

Tổng số dư nợ HSX


Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn hộ sản xuất để mở rộng sản xuất kinh doanh. Cho vay trung - dài hạn hộ sản xuất phải đạt cao hơn cho vay ngắn hạn thì hộ mới đủ vốn để cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho sản xuất, từ đó tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn. Theo đánh giá thì tỷ lệ này cần phải đạt tối thiểu 30% Tổng dư nợ (mục tiêu của NHNN&PTNT Việt Nam).Tuy vậy, tỷ lệ này có thể cao, thấp tùy thuộc vào nhu cầu vồn trung, dài hạn tại địa phương cũng như chính sách tín dụng của từng NHTM.

Hai chỉ tiêu trên phản ánh hiệu quả tín dụng Ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế hộ sản xuất qua đó đánh giá được chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Thực trạng phát triểntín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn

3.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn

Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam được thành lập ngày 26/3/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng nay là chính phủ), trên cơ sở tách từ Ngân hàng Nhà nước và thực hiện với hình thức ngân hàng chuyên doanh. Đến tháng 11/1990 được đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo quyết định số 400/CT ngày 14/11/1990 của Thủ tướng chính phủ. Theo quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày 15/10/1996 và quyết định số 1863/QĐ-TCCB ngày 28/12/1996, một lần nữa đổi tên thành NHNo&PTNT Việt Nam như hiện nay.

Tiền thân của NHNo&PTNT huyện Văn Bàn là chi điếm Ngân hàng Văn Bàn được thành lập ngày 15 tháng 10 năm 1961. Trải qua 58 năm xây dựng và hoạt động, NHNo&PTNT huyện Văn Bàn đã có nhiều đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Từ những ngày đầu mới thành lập, trên địa bàn một huyện miền núi cao, địa hình rộng, trình độ dân trí lại thấp, kinh tế lạc hậu, chi điếm Ngân hàng Văn Bàn đã cố gắng hoàn thành những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra.

Trong chiến tranh, ngoài thực hiện các nhiệm vụ được giao, chi điếm còn có cán bộ tham gia chiến đấu trên các chiến trường. Đến khi hoà bình lập lại, chi điếm Ngân hàng Văn Bàn nay là NHNo&PTNT huyện Văn Bàn thực hiện nhiệm vụ chung của ngành là tổ chức huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn vay cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và làm dịch vụ thanh toán. Mọi hoạt động thanh toán của chi nhánh đều hướng vào phục vụ sản xuất, xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022