Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Bàn - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của NHNN&PTNT huyện Văn Bàn 41

Giai đoạn 2016-2018 41

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động tín dụng của NHNN&PTNT 43

huyện Văn Bàn trong 03 năm 2016 - 2018 43

Bảng 3.3: Dư nợ cho vay phân theo đối tượng đầu tư 2016 - 2018 44

Bảng 3.4: Dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế năm 2016 - 2018 46

Bảng 3.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT huyện 47

Văn Bàn giai đoạn 2016 - 2018 47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Bảng 3.6: Doanh số cho vay hộ sản xuất giai đoạn 2016 - 2018 49

Bảng 3.7: Tình hình nợ xấu cho vay hộ sản xuất giai đoạn 2016 - 2018 50

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Bàn - 2

Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu về vay vốn của các HSX tại chi nhánh 50

Bảng 3.9. Thông tin chung về khách hàng điều tra 51

Bảng3.10. Số lần vay vốn tại 52

Ngân hàng NN&PTNT Văn Bàn 52

Bảng 3.11. Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test 55

Bảng 3.12. Phân tích nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng chovay hộ

sản xuất 56


DANH MỤC CÁC HÌNH, CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Hình 3.1: Mô hình tổ chức của NHNN&PTNT huyện Văn Bàn 37

Hình 3.2: Quy trình tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNN&PTNT 38

huyện Văn Bàn 38

Hình 3.3: Nguồn vốn huy động tại NHNN&PTNT 41

huyện Văn Bàngiai đoạn 2016 - 2018 41

Hình 3.4: Kết quả hoạt động tín dụng của NHNN&PTNT 43

huyện Văn Bàntrong 03 năm 2016 - 2018 43

Hình 3.5: Dư nợ cho vay phân theo đối tượng đầutư 2016 - 2018 45

Hình 3.6: Dư nợ cho vay theo phân ngành kinh tế năm 2016 - 2018 46

Hình 3.7: Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn 72


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007 đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh, nhưng nó cũng mang đến sự cạnh tranh mạnh mẽ để phát triển đồng thời cũng chứa đựng không ít những nguy cơ đe dọa cho các thành ph ần kinh tế. Để có thể đứng vững trước quy luật thị trường cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các thành phần kinh tế phải luôn vận động, tìm cho mình một hướng đi thích hợp, phải biết tìm tòi nghiên cứu phát huy thế mạnh của mình, để bù đắp cho những hạn chế...Việc đứng vững của các thành phần kinh tế nói chung trong đó có các doanh nghiệp và đặc biệt là các Ngân hàng thương mại ngoài chiến lược kinh doanh hợp lý thì phải nâng cao chất lượng hoạt động của mình mà với riêng Ngân hàng thương mại thì chất lượng tín dụng là mục tiêu quan trọng nhất.

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Bàn cũng là một doanh nghiệp nên việc cạnh tranh là không tránh khỏi. Là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, có đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế tài chính, nhưng cũng giống như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, đều sử dụng các yếu tố sản xuất như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động làm y ếu tố đầu vào để sản xuất ra những đầu ra dưới hình thức dịch vụ tài chính mà khách hàng yêu cầu. Hiện tại ở Việt Nam 80% nguồn thu của các Ngân hàng thương mại là từ hoạt động tín dụng. Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển thì các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Bàn nói riêng phải nâng cao chất lượng tín dụng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ, các ngân hàng thành lập ngày càng nhiều, mức độ cạnh tranh ngày càng cao làm cho hoạt động kinh doanh càng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường và mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất thì nâng cao chất lượng tín dụng là mục


tiêu quyết định sự thành công cho mỗi ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Bàn nói riêng.

Với thời điểm hiện tại các Ngân hàng thương mại nói chung sau thời giancạnh tranh gay gắt mở rộng thị phần ồ ạt tăng trưởng tín dụng nóng mà không quan tâm chú ý đến chất lượng các khoản cấp tín dụng, các Ngân hàng thương mạithường tập chung cho vay khách hàng lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà ít quan tâm đến việc phát triển tín dụng đối với các đối tượng khách hàng cá nhân trong đó đặc biệt là các hộ sản xuất. Nhưng với tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn tiếp tục khó khăn như hiện tại các Doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện các đối tượng doanh nghiệp này chỉ còn số ít sản xuất kinh doanh thực sự còn hoạt động tốt, còn lại đa số doanh nghiệp này chỉ hoạt động cầm chừng hoặc giải thể phá sản.Với tình hình kinh tế như hiện tại thì cho vay khách hàng cá nhân trong đó có Hộ sản xuất đang là cứu cánh thực sự của ngành Ngân hàng và cho vay hộ sản xuất hiện đang được Ngân hàng tập trung phát triển, mở rộng cho vay và là nhân tố tạo sự ổn định tín dụng trong ngân hàng và thúc đẩy sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.

Tuy nhiên, do những yếu tố khách quan lẫn yếu tố chủ quan, hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng cho vay hộ sản xuất tại các ngân hàng thương mại nước ta hiện nay còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Những rủi ro đó khi phát sinh sẽ không chỉ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng mà còn ảnh hưởng dây chuyền tới sự ổn định và phát triển của cả nền kinh tế. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng là mối quan tâm của không chỉ các nhà lãnh đạo ngân hàng mà còn là cả của các nhà quản lý kinh tế.

Nhận thức rất rò những rủi ro trong hoạt động tín dụng cho vay hộ sản xuất cũng như sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng, với những kiến thức đã được trang bị trong trường tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát


triển nông thôn huyện Văn Bàn” làm luận văn tốt nghiệp.

1. Mục đích nghiên cứu

- Trình bày một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng.

- Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Bàn.

- Đưa ra giải pháp chính nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Bàn

2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê và phân tích tổng hợp

- Phương pháp duy vật biện chứng

- Phương pháp lôgic, lịch sử

- Phương pháp phân tích so sánh, kết hợp phân tích định tính, định lượngphương pháp thay thế liên hoàn để nghiên cứu

3.Kết quả nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động cho vay HSX tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn đã phát hiện những điểm thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động, thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng tín dụng cho vay HSX từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này tại chi nhánh.


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong sự nghiệp đổi mới, đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nền sản xuất nông nghiệp nước ta đã thu được những thành tựu to lớn: Sản lượng lương thực, thực phẩm không ngừng tăng; từ xuất phát điểm là nước thiếu lương thực đến nay Việt Nam đã trở thành một trong những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu lương thực.1Trong đó, kinh tế hộ gia đình đóng vai trò hết sức quan trọng và đã trở thành một trong những động lực cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế chính sách tập trung nguồn lực phát triển sản xuất nông nghiệp (chính sách tam nông - nông nghiệp, nông dân, nông thôn). Trong bối cảnh kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn càng có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì, bảo đảm tăng trưởng, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho đại bộ phận dân số, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị - xã hội.

Đối với chi nhánh NHNN&PTNT huyện Văn Bàn, nằm trên một địa bàn có hơn 80% số vốn xin vay là của hộ sản xuất và dư nợ chiếm khoảng 75% tổng dư nợ của toàn chi nhánh, kinh tế hộ sản xuất là một đối tác chính và là một bộ phận hết sức quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Trong bối cảnh nước ta về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp với dân số nông thôn chiếm gần 70% tổng dân số, cũng như toàn bộ hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam nói chung (Agribank Việt Nam), NHNN&PTNT huyện Văn Bàn nói riêng đã xác định rò một trong những khách hàng lớn nhất và quan trọng nhất của mình chính là hộ sản xuất.

Trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được về tín dụng cho


1 Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu 6,1 triệu tấn lúa gạo, giá trị 3,06 tỷ USD, tăng 5,1% về lượng và 16,3% về giá trị so với năm 2017. Là nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo (www.vneconomy.vn)


vay hộ sản xuất như: Doanh số tăng, lợi nhuận tăng mạnh, tỷ trọng nợ xấu nhỏ...Tuy nhiên, thực tế tín dụng hộ sản xuất còn một số tồn tại, hạn chế và ngày càng gặp nhiều khó khăn, thách thức như do món vay nhỏ, chi phí nghiệp vụ cao, nhất là tốn kém thời gian và nhân lực trong thẩm định và quản lý vốn vay; đối tượng vay phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, nắng mưa bão lụt, hạn hán nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn vay, khả năng rủi ro luôn tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng Ngân hàng. Bởi vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang tính thời sự, cấp bách đối với quá trình cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNN&PTNT huyện Văn Bànnói riêng và toàn bộ hệ thống Agribank Việt Nam nói chung.

Nhận thức được những vấn đề nêu trên và xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn, đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Văn Bàn” đã được tiến hành.

2. Mục tiêu của đề tài

- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn trong đó thể hiện rò những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất và đề xuất một số kiến nghị liên quan.


3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu hoạt động tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn

- Phạm vi không gian: NHNN&PTNT huyện Văn Bàn.

- Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng từ năm 2016 đến năm 2018

- Điều tra hộ sản xuất năm 2018

- Giải pháp đề xuất đến năm 2025

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Hệ thống hoá lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất.

- Chỉ ra thực trạng; Những khó khăn, thuận lợi trên địa bàn huyện Văn Bàn trong thời gian qua. Qua đó, thấy được những tiềm năng cũng như những thách thức trong quá trình phát triển ở khu vực nghiên cứu.

- Đề xuất một số giải pháp vừa đẩy mạnh phát triển chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất trên địa bàn huyện,

- Kết quả của đề tài góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT. Kết quả đề tài có giá trị ứng dụng đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần hoàn thiện chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất trong thời gian tới.

- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại NHNN&PTNT huyện Văn Bàn, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí