Đánh Giá Chung Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội 32110


dùng, cho vay thấu chi,.... để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, NH đa dạng hóa ngành nghề cho vay, không tập trung quá mức vào một lĩnh vực nhất định.

- Tiến hành đánh giá, phân loại và xếp loại khách hàng nhằm xác định mức cho vay và chính sách cho vay hợp lý

Để nâng cao chất lượng tín dụng cho vay HSX, ngân hàng phải có sự đánh giá, phân loại và xếp hạng khách hàng để có thể xác định mức cho vay và thực hiện áp dụng các chi nhánh cho vay thích hợp đối với từng nhóm khách hàng. Hiện nay NH vẫn đang thực hiện đánh giá, phân loại và xếp hạng khánh hàng trên hệ thống Incas để có chính sách cho vay phù hợp và để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN. Tuy nhiên việc làm này còn phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của cán bộ chấm điểm nên kết quả đôi khi không phản ánh chính xác.

- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro

Năng lực quản trị rủi ro tại NH gắn liền với năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng và đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tại NH.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng. NH không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của đội ngũ CBTD.

+ Luôn tổ chức và tạo điều kiện cho đội ngũ CBTD được học tập, nâng cao trình độ thu thập hồ sơ, nắm bắt thông tin thị trường, thông tin khách hàng, thẩm định nhu cầu vay vốn, khách hàng vay vốn để từ đó có quyết định cho vay hợp lý;

+ Thực hiện các biện pháp khen thưởng, khuyến khích động viên bằng vật chất cụ thể đối với các CBTD có nhiều cố gắng, đóng góp cho hoạt động tín dụng của NH... để từ đó động viên tinh thần làm việc cho toàn thể CBTD trong TH.

+ Tổ chức các buổi tọa đàm, truyền đạt kinh nghiệm giữa ban lãnh đạo chi nhánh, lãnh đạo phòng, các CBTD cũ và CBTD mới được tuyển dụng để

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.


hướng dẫn trực tiếp cán bộ mới có thể sớm tiếp cận được với công việc và thực hiện công việc tốt nhất.

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Bàn - 5

+ Thực hiện luân chuyển cán bộ giữa các phòng nghiệp vụ với nhau để tránh tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu khách hàng.

1.3. Bài học kinh nghiệm cho NHNN&PTNT huyện Văn Bàn

Từ những hạn chế và hướng giải quyết nâng cao chất lượng tín dụng cho vay HSX của NHNN&PTNT tỉnh Lào Cai thì NHNN&PTNT huyện Văn Bàn có thể rút ra cho mình những bài học quý báo cho mình để có thể vận dụng cào thực tiễn của đơn vị mình. Cụ thể như sau:

Đa dạng hóa các hình thức cho vay và ngành nghề cho vay cũng là một giải pháp quan trọng nhằm phân tán rủi ro cho Ngân hàng, tránh tình trang “bỏ tất cả trứng vào một rổ”. Ngân hàng cần tập trung hơn trong việc đa dạng hóa các hình thức cho vay nhằm thu hút khách hàng, đáng ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

Đánh giá, phân loại và xếp hạng khách hàng nhằm xác định mức cho vay và chính ách cho vay hợp lý đối với từng nhóm khách hàng. Tập trung vào nội lúc của doanh nghiệp và khả năng đánh giá của CBTD.

Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD, sử dụng các CBTD có trình độ, tâm huyết với nghề và có đạo đức nghề nghiệp sẽ góp phần quan trọng, quyết định đến chất lượng tín dụng cho vay HSX.

Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay: Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng cho vay.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay và nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát hàng tháng, hàng quý để có biện pháp uấn nắn, sửa chữa sai sót. CBTD đề xuất các giải pháp nhằm giúp lãnh đạo có phương hướng và biện pháp xử lý hữu hiện, giúp NH nâng cao chất lượng tín dụng cho vay HSX. Thực hiện cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt để thu hút


khách hàng và đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng và thẩm định dự án. Nâng cao trình độ phân tích và đánh giá thông tin thông qua việc nâng cao trình độ chuyên môn từ sách báo, tài liệu ngân hàng và từ những CBTD dày dặn kinh nghiệm.


Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên - Kinh tế xã hội

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Văn Bàn nằm về phía Tây Nam tỉnh Lào Cai với tổng diện tích tự nhiên là: 142.345,46 ha có toạ độ địa lý từ 21052’22” - 22015’22” vĩ độ Bắc; 103055'37” - 104026'04” kinh độ Đông.

+ Phía Đông giáp huyện Bảo Yên;

+ Phía Tây giáp huyện Than Uyên và huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu;

+ Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái;

+ Phía Bắc giáp huyện Bảo Thắng và huyện Sa Pa.

Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính (22 xã và 1 thị trấn). Thị trấn Khánh Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá có quốc lộ 279 chạy qua cách thành phố Lào Cai 75 km về phía Tây Bắc (theo tỉnh lộ 151 và quốc lộ 279), cách thành Phố Yên Bái 95 km về phía Tây Nam (theo quốc lộ 279 và 32c).

2.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên, địa hình, thổ nhưỡng

- Tổng diện tích đất tự nhiên: 142.345,52 ha, trong đó:

+ Nhóm đất nông nghiệp: 105.277,41ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp: 15.171,11 ha.

+ Nhóm đất phi nông nghiệp: 5.204,02ha, trong đó đất thổ cư: 636,30 ha.

+ Nhóm đất chưa sử dụng: 31.864,02ha.

- Địa hình của huyện thuộc khối nâng kiến tạo mạnh và rất phức tạp, nằm giữa 2 dãy núi lớn: Hoàng Liên Sơn ở phía Tây và dãy núi Con Voi ở phía Đông Nam. Phần lớn địa hình là đồi núi cao xen lẫn các thung lũng, bồn địa nhỏ hẹp và hệ thống khe suối đan xen, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, nhiều nơi tạo thành vách đứng có thể xảy ra sạt lở, trượt khối.

-Rừng: Theo kết quả thống kê hiện trạng và sử dụng đất quy hoạch Lâm nghiệp tính đến ngày 31/12/2016 của toàn huyện Văn Bàn là 90.612 ha chiếm


62,89% diện tích tự nhiên, trong đó:Đất rừng sản xuất có 41.045,59 ha chiếm 28,84% diện tích tự nhiên toàn huyện; Đất rừng phòng hộ có 26.397,84 ha chiếm 18,55% diện tích tự nhiên toàn huyện; Đất rừng đặc dụng có 22.081,59 ha chiếm 15,51% diện tích tự nhiên toàn huyện.

2.1.1.3. Đặc điểm thời tiết và khí hậu

Huyện Văn Bàn nói chung nằm trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Một năm khí hậu chia làm 4 mùa rò rệt, mùa hạ, mùa đông thường kéo dài, mùa xuân, mùa thu thường ngắn.Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,90C. Độ ẩm không khí trung bình năm là 86% và có sự chênh lệch khá lớn giữa các mùa trong năm. Ngoài chịu ảnh hưởng của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa gió chính (gió Đông Bắc, gió Tây Nam). Huyện Văn Bàn còn chịu ảnh hưởng lớn của gió Lào, gió Lào thường xuất hiện vào các tháng 5, 8, 9 nóng và khô gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, cây trồng cũng như đời sống, sinh hoạt của con người.

Đánh giá một cách tổng quát khí hậu thời tiết của huyện Văn Bàn vẫn mang đặc thù chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên mùa mưa thường có lũ cục bộ, mùa khô nắng hạn kéo dài ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất và đời sống nhân dân.

2.1.1.4. Dân số

Về dân số, toàn huyện có19.879 hộ; 91.336 nhân khẩu, là một huyện có nguồn nhân lực lao động dồi dào, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng dần qua các năm tính đến hết năm 2018 đạt 32,8%, dần dần cải thiện theo hướng toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực; năng động, sáng tạo, trẻ hoá, có khả năng thích ứng với môi trường làm việc. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ cấp huyện đến cấp xã được nâng lên một bước, đảm bảo tính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh. Một bộ phận nhân lực có khả năng thích ứng, tiếp cận được với công nghệ tiên tiến, hiện đại ở một số lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật có áp dụng khoa học - công nghệ mới.


2.1.1.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội

- Tình hình tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao; bình quân trong 5 năm 2010 - 2015 tăng bình quân 14,1%/năm.Thu nhập bình quân đầu người tăng hàng năm 7%/năm, năm 2015 ước đạt 25,85 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010.Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng bình quân 25%/năm, dự kiến đến năm 2015 cao hơn gần 03 lần so với giai đoạn 5 năm trước.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 43,7% năm 2011 xuống còn 34,9 %; công nghiệp và xây dựng tăng từ 32,4 % năm 2011 lên 39,1%; thương mại dịch vụ tăng từ 23,9% năm 2011 lên 26% (so với mục tiêu NQĐH: Lĩnh vực NLN còn cao hơn 4,9%, CNTTCN - XDCB thấp hơn 5,9%, thương mại - dịch vụ vượt 1%).

- Công nghiệp: Công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao, là nguồn lực quan trọng thúc đẩy kinh tế trên địa bàn có tốc độ tăng trưởng cao, tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng.

-Nông, lâm và thủy sản: Trong giai đoạn vừa qua, nhìn chung ngành nông - lâm - thủy sản của huyện phát triển ổn định theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, tích cực chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành. Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thủy sản, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và lâm nghiệp.

2.1.2 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Những thuận lợi

- Văn Bàn có vị trí địa lý thuận lợi, có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các huyện, thành phố trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

- Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc, người dân cần cù, chịu khó học hỏi và nhiều kinh nghiệm.


- Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông liên lạc, điện, thuỷ lợi… đã và đang được cải thiện, hệ thống cung ứng dịch vụ đang được mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triểncủa người dân.

2.1.2.2. Những khó khăn

- Do điều kiện địa hình, địa mạo nên đã ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác đất nông nghiệp ở quy mô lớn, đến phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, nếu phát triển thì đòi hỏi phải đầu tư rất lớn về tiền của và công sức.

- Nằm trong vùng khí hậu, thuỷ văn phức tạp, Văn Bàn chịu ảnh hưởng lớn bởi thiên tai như hạn hán, lũ lụt, gió lào. Đất đai bị xói mòn mạnh, diện tích đất trống đồi núi trọc còn nhiều.

- Với một góc độ nào đó thì đời sống nhân dân còn nghèo, thu nhập thấp, trình độ dân trí của bộ phận lớn dân cư, còn nhiều vấn đề cần quan tâm như mù chữ, không biết tiếng phổ thông, hủ tục lạc hậu...

2.1.3. Những thuận lợi khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đối với hoạt động tín dụng của NHNo& PTNT Văn Bàn

- Những năm gần đây tăng trưởng kinh tế trong nước có những dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát thấp hơn chỉ tiêu đề ra đảm bảo các cân đối lớn trong đó có cân đối thu chi ngân sách Nhà nước.

- Nền kinh tế trong tỉnh cũng có nhiều thuận lợi, kinh tế tiếp tục đà phục hồi trên tất cả các ngành, các lĩnh vực chủ yếu; Nền kinh tế trong huyện đạt tốc độ tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực.

- Bên cạnh những mặt thuận lợi nêu trên, nền kinh tế thế giới vẫn có nhiều diễn biến rất phức tạp, dấu hiệu phục hồi chậm hơn dự báo

- Tuy tăng trưởng có bước phục hồi nhưng môi trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, tình hình SXKD của một bộ phận khách hàng vay vốn vẫn tiếp tục khó khăn. Thời tiết diễn biến phức tạp, tình trạng hạn hán, rét đậm kéo dài. Nợ công có chiều hướng tăng


nhanh, vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản thu hồi chậm, hoạt động tín dụng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ và quản lý ngoại hối của Chính phủ. Tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt diễn ra trên diện rộng do có nhiều các tổ chức tín dụng khác mở thêm phòng giao dịch. Các TCTD dùng nhiều chiêu thức khác nhau để lách trần lãi suất huy động do NHNN quy định đẩy lãi suất huy động tăng cao. Trình độ cán bộ không đồng đều chưa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh hiện nay.

2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của NHNN&PTNT huyện Văn Bàn

* Chức năng

- Trực tiếp hoạt động kinh doanh Ngân hàng trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

- Tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh - Kiểm tra giám sát và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trên địa bàn huyện Văn Bàn.

* Nhiệm vụ

- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ.

- Thực hiện các hình thức huy động khác theo qui định của Agribank Việt Nam.

- Dịch vụ chuyển tiền nhanh cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ.

- Dịch vụ chi tiền mặt cho các tổ chức kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Văn Bàn.

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài dạn bằng VNĐ đối với cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp ngoài quốc do anh, doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Thực hiện hoạch toán kinh doanh tính toán chi phí thu nhập phân phối theo quy định.

- Chấp hành đầy đủ chế độ thông tin báo cáo thống kê theo qui định của

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí