1. Cho vay hộ nghèo;
2. Cho vay hộ nghèo trên địa bàn các huyện nghèo theo Quyết định 2621/QĐ-TTg;
3. Cho vay hộ cận nghèo;
4. Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg;
5. Cho vay giải quyết việc làm của Quỹ quốc gia về việc làm;
6. Cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
7. Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài;
8. Cho vay người lao động thuộc huyện nghèo đi xuất khẩu lao động theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg;
9. Cho vay người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp theo Quyết định 52/2012/QĐ-TTg;
Có thể bạn quan tâm!
- Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh - 1
- Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh - 2
- Chất Lượng Cho Vay Đối Với Người Nghèo Tại Nhcsxh
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Cho Vay Đối Với Người Nghèo
- Kinh Nghiệm Một Số Chi Nhánh Nhcsxh Về Cho Vay Đối Với Người Nghèo Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Chi Nhánh Nhcsxh Tỉnh Bắc Ninh
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
10. Cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015 theo Quyết định 54/QĐ-TTg;
11. Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg;
12. Cho vay Thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn theo Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg;
13. Cho vay hộ nghèo xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt theo Quyết định 716/QĐ-TTg;
14. Cho vay nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long;
15. Cho vay vốn theo Quyết định 29/2013/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu long giai đoạn 2013 -2015.
16. Cho vay vốn để hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề và đi xuất khẩu lao động cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013-2015 theo Quyết định số 755/QĐ-TTg.
17. Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg;
18. Cho vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
19. Cho vay dự án chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn KFW.
20. Cho vay dự án phát triển ngành lâm nghiệp (WB);
21. Cho vay dự án IFAD và dự án RIDP tại Tuyên Quang;
22. Cho vay dự án Rừng ngập mặn miền Nam Việt Nam.
23. Cho vay dự án thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ tài chính vi mô, tạo việc làm cho những người sống chung và chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người sau cai nghiện ma tuý.
24. Cho vay dự án mở rộng tiếp cận tài chính cho người khuyết tật (Nippon).
25. Cho vay khác (các chương trình cho vay từ nguồn vốn địa phương)
Trong 25 chương trình cho vay của NHCSXH thì chương trình cho vay người nghèo là chương trình mang nhiều ý nghĩa và có một vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của NHCSXH trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.
1.1.2. Cho vay đối với người nghèo tại NHCSXH
1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm cho vay đối với người nghèo tại NHCSXH
Cho vay đối với người nghèo là những khoản cho vay chỉ dành riêng cho hộ nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh. NHCSXH cho hộ nghèo vay trong một khoảng thời gian nhất định, hộ nghèo có nghĩa vụ hoàn trả số tiền gốc và lãi vay; tuỳ theo từng đối tượng và từng thời kỳ khác nhau hộ nghèo vay vốn có thể được hưởng các chế độ ưu đãi khác nhau [5].
NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo (XĐGN) của quốc gia nên cho vay người nghèo hoạt động theo những mục đích, nguyên tắc, quy trình cho vay khác hẳn với các loại hình tín dụng của các Ngân hàng thương mại.
Thứ nhất, về mục đích cho vay: Cho vay đối với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và có việc làm, ổn định xã hội.
Thứ hai, đối tượng và nguyên tắc vay vốn: Đối tượng vay vốn phải là hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Về nguyên tắc vay vốn, hộ nghèo vay vốn phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay đồng thời phải có nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận.
Thứ ba, điều kiện vay vốn: Hộ nghèo phải đảm bảo đủ 4 điều kiện sau mới được phép vay vốn tại NHCSXH:
- Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay.
- Có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã (phường, thị trấn) sở tại theo chuẩn hộ nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ.
- Hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn, được tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã.
- Chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với NHCSXH, là người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ ngân hàng.
Thứ tư, người nghèo được vay vốn NHCSXH thông qua năm chương trình:
- Chương trình cho vay hộ nghèo để đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc gia cầm… phục vụ cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi. Mua sắm các công cụ lao động nhỏ như: cày, bừa, cuốc, thuổng, bình phun thuốc trừ sâu… Các chi phí thanh toán cung ứng lao vụ như: thuê làm đất,
bơm nước, dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật… Đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động thủ công, máy móc nhỏ...Chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản như: đào đắp ao hồ, mua sắm các phương tiện ngư lưới cụ… Góp vốn thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng người lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực hiện.
- Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở theo quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tưởng Chính phủ. Hộ nghèo vay vốn đề làm mới nhà ở hoặc vay sửa chữa nhà ở. Riêng đối với cho vay sửa chữa nhà ở, NHCSXH chỉ cho vay đối với hộ nghèo sửa chữa lại nhà ở bị hư hại, dột nát. Vốn vay chủ yếu sử dụng vào việc mua nguyên vật liệu xây dựng, chi trả tiền công lao động phải thuê ngoài.
- Chương trình cho vay điện sinh hoạt để đầu tư vào chi phí lắp đặt đường dây dẫn điện từ mạng chung của thôn, xã tới hộ vay như: cột, dây dẫn, các thiết bị thắp sáng…
Cho vay góp vốn xây dựng thủy điện nhỏ, các dự án điện dùng sức gió, năng lượng mặt trời; máy phát điện cho một nhóm hộ gia đình ở nơi chưa có điện lưới quốc gia.
- Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường để góp vốn xây dựng dự án cung ứng nước sạch đến từng hộ. Ngoài ra những địa phương chưa có dự án tổng thể phát triển nước sạch thì NHCSXH cho hộ nghèo vay vốn làm giếng khơi; giếng khoan; xây bể lọc nước, chứa nước…
- Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về học tập (chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn) nhằm hỗ trợ cho học sinh sinh viên một phần chi phí như: học phí, mua sắm các thiết bị phục vụ học tập (sách, vở, bút mực…) của con em hộ nghèo đang theo học tại các trường phổ thông.
Thứ năm, hộ nghèo được vay vốn với lãi suất ưu đãi do Thủ tướng
Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả
nước. Hiện nay, NHCSXH cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất 0.55%/ tháng. Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác.
Thứ sáu, phương thức cho vay: NHCSXH đang thực hiện hai phương thức cho vay: Một là, phương thức cho vay uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội. Hai là, phương thức cho vay trực tiếp đến khách hàng. Do đối tượng của Ngân hàng Chính sách xã hội chủ yếu là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, số lượng khách hàng lớn, món vay nhỏ, địa bàn rộng… nên phương thức cho vay chủ yếu trong hệ thống NHCSXH là ủy thác bán phần qua các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn nhưng NHCSXH trực tiếp giải ngân đến từng hộ vay vốn có sự chứng kiến của các tổ chức đoàn thể và áp dụng phương thức cho vay từng lần. Mỗi lần vay vốn hộ nghèo và NHCSXH phải thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định.
Thứ bẩy, mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào: nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do HĐQT NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ. Hiện nay, mức cho vay tối đa hộ nghèo là 50 triệu đồng/1 hộ.
Thứ tám, quy trình thủ tục cho vay hộ nghèo của NHCSXH.
Hộ nghèo có nhu cầu vay vốn tại NHCSXH, đầu tiên hộ nghèo phải tự nguyện gia nhập vào tổ tiết kiệm và vay vốn của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn. Khi đã trở thành thành viên của tổ tiết kiệm và vay vốn, hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV).
Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn nhận giấy đề nghị vay vốn của tổ viên. Tiến hành tổ chức họp tổ để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn của các tổ viên trình UBND cấp xã, phường. Tại cấp xã, Ban xóa đói giảm nghèo
xác nhận các hộ xin vay đúng là những hộ thuộc diện nghèo theo quy định và hiện đang cư trú hợp pháp tại xã. UBND xác nhận và phê duyệt danh sách hộ nghèo xin vay để gửi NHCSXH xem xét, giải quyết.
Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, tổ có trách nhiệm gửi danh sách xét duyệt hộ nghèo vay vốn tới NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay và nhận thông báo danh sách các hộ được phê duyệt cho vay.
NHCSXH tập hợp giấy đề nghị vay vốn và danh sách hộ nghèo vay vốn từ các xã (phường, thị trấn) gửi lên, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ vay vốn và ra quyết định cho vay.
1.1.2.2. Vai trò của cho vay đối với người nghèo
Phân hóa giàu nghèo là một trong những mặt trái của nền kinh tế thị trường, nó tồn tại một cách khách quan song song với quá trình phát triển nền kinh tế đối với mỗi quốc gia. Đặc biệt đối với nước ta đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì vấn đề giảm tỷ lệ nghèo đói là một yêu cầu cấp bách. Hỗ trợ người nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Chính phủ. Giảm tỷ lệ đói nghèo sẽ hạn chế được các tệ nạn xã hội, tạo môi trường sống lành mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh tế của đất nước. Người nghèo được hỗ trợ vốn tự sản xuất bằng chính sức lao động của mình, tăng thu nhập, cải thiện được đời sống, từng bước vươn lên thoát nghèo. Chính vì vậy, quan điểm cơ bản của chiến lược phát triển xã hội mà Đảng ta đã đề ra là phát triển kinh tế, ổn định và công bằng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nghèo đói là do người nông dân thiếu vốn, kỹ thuật, kiến thức làm ăn. Vốn, kỹ thuật, kiến thức làm ăn là “chìa khoá” để người nông dân vượt khỏi ngưỡng nghèo đói.[1] Do không đáp ứng đủ vốn nhiều người rơi vào thế luẩn quẩn, làm không đủ
ăn phải đi làm thuê, vay nặng lãi, bán lúa non mong đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày nhưng nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe dọa họ. Mặt khác, do thiếu kiến thức làm ăn nên họ chậm đổi mới tư duy, bảo thủ với phương pháp sản xuất kém hiệu quả. Thiếu kiến thức và kỹ thuật làm ăn là một lực cản lớn nhất hạn chế tăng thu nhập và cải thiện đời sống của hộ gia đình nghèo. Mục tiêu của NHCSXH không chỉ thực thi cấp vốn tín dụng cho người nghèo mà còn một mục tiêu cao hơn nữa là thông qua hoặc kết hợp với truyền tải vốn có nhiệm vụ đào tạo nâng cao tri thức cho người nghèo. Như vậy, cho vay người nghèo của NHCSXH có một ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với người nghèo mà còn đối với cả xã hội.
- Cho vay ưu đãi đối với người nghèo là phương thức hiệu quả giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo. Vốn là một trong những điều kiện tiên quyết, là bàn đạp để giúp người nghèo thoát khỏi cuộc sống khó khăn vất vả. Nước ta là một nước nông nghiệp, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã rất chú trọng tập trung đầu tư vốn và đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong khu vực nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân đặc biệt là đối với các hộ nghèo. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách tín dụng ưu đãi dành riêng cho người nghèo, đặc biệt là chính sách thành lập nên Ngân hàng Chính sách xã hội. NHCSXH chính là một trong những kênh dẫn vốn quan trọng và hiệu quả của Nhà nước đến tận tay các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Hộ nghèo với nguồn vốn được hỗ trợ từ Ngân hàng Chính sách xã hội đầu tư mua nguyên vật liệu, con giống, thức ăn gia súc, cải tạo cơ sở vật chất… tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá dần dần cải thiện cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.
- Cho vay ưu đãi đối với người nghèo giúp người nghèo tiếp cận được với nguồn vốn rẻ, tránh tình trạng vay nặng lãi. Những người nghèo không có tài sản và vốn để có thể tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh họ bắt
buộc phải vay vốn trên thị trường với lãi suất cao, chi phí lớn dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí nợ nần chồng chất, đã nghèo lại càng nghèo. Việc cho vay vốn ưu đãi hộ nghèo bằng nguồn vốn của Chính phủ đã tạo điền kiện cho hộ nghèo được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi. Các hộ nghèo thực sự trở thành chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, bình đẳng đối với các đối tượng khách hàng khác trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Nhiều hộ gia đình nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng đã thoát nghèo và làm giàu bằng chính các sản phẩm nông nghiệp trên quê hương mình. Đời sống vật chất và tinh thần của hộ nghèo được cải thiện, bộ mặt xã hội từng bước được đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại.
- Cho vay ưu đãi đối với người nghèo tạo cơ hội cho người nghèo được tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Cung ứng vốn cho người nghèo theo chương trình chỉ định, với mục tiêu đầu tư cho sản xuất kinh doanh thông qua kênh tín dụng cho vay có hoàn trả cả gốc và lãi đã buộc người vay phải tính toán sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, và sản xuất cho ai, tự chọn lựa những phương án đầu tư tốt nhất để sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Vì thế, người nghèo phải nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật của thời đại vào trong sản xuất kinh doanh đồng thời tìm ra biện pháp quản lý nguồn vốn phù hợp nhất. Cho vay ưu đãi giúp người nghèo năng động và sáng tạo hơn trong lao động sản xuất, tích luỹ được kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế.
Nguồn vốn ưu đãi giúp các hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, kinh doanh sống trong nền kinh tế “tự cung tự cấp” tham gia vào nền kinh tế thị trường và trở thành một trong những thành phần kinh tế quan trọng đó là thành phần kinh tế hộ gia đình, kinh tế cá thể… đóng góp một phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.