Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng giai đoạn 2010 - 2014 50

Bảng 3.2: Kết quả cho vay của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2014 53

Bảng 3.3: Kết quả tài chính của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2014 55

Bảng 3.4: Doanh số cho vay hộ nghèo giai đoạn 2010 - 2014 60

Bảng 3.5: Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay hộ nghèo giai đoạn 2010 - 2014 60

Bảng 3.6: Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo giai đoạn 2010 - 2014 61

Bảng 3.7: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay hộ nghèo giai đoạn 2010-2014 ... 62 Bảng 3.8: Kết quả cho vay hộ nghèo giai đoạn 2010-2014 63

Bảng 3.9: Thu lãi từ hoạt động cho vay hộ nghèo giai đoạn 2010 - 2014 64

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Bảng 3.10: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo giai đoạn 2010-2014 65


Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh - 2

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ


Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức NHCSXH tỉnh Bắc Ninh 47

Biểu đồ 3.1: Tình hình biến động nguồn vốn 52

Biểu đồ 3.2: Tình hình cho vay của NHCSXH tỉnh Bắc Ninh 54

Biểu đồ 3.3: Tình hình biến động dư nợ cho vay giai đoạn 2010 - 2014 61

Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ thu lãi cho vay hộ nghèo năm 2010-2014 65

Biểu đồ 3.5: Tình hình biến động nợ quá hạn cho vay hộ nghèo năm

2010-2014.................................................................................... 66



1. Tính cấp thiết của đề tài

MỞ ĐẦU

Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng tự hào: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 10%-15%/ năm giai đoạn 2010- 2015. GNP bình quân đầu người từ 180 USD năm 1990 lên 1.960 USD năm 2013. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, thì việc phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế khu vực đã làm nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, trong đó có vấn đề nghèo đói, phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội. Trong các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay tình trạng nghèo đói vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo lần đầu tiên được chính phủ Việt Nam phê chuẩn năm 1998, và đây cùng là lần đầu tiên các nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo được đưa vào quá trình lập kế hoạch thường kỳ của Chính phủ. Các mục tiêu về xoá đói giảm nghèo được xác định một cách cụ thể với các hoạt động và nguồn lực được kế hoạch hoá như một phần của kế hoạch phát triển của chính quyền địa phương.

Xuất phát từ quan điểm: vấn đề nghèo khó không được giải quyết thì không có một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế, cũng như quốc gia đặt ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, hoà bình, ổn định bảo đảm các quyền của con người được thực hiện. Vì vậy, xoá đói giảm nghèo trở thành một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước ta và cao hơn nữa xoá đói giảm nghèo là một nội dung quan trọng của định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Do đó, nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo đã được xác định là nhiệm vụ có tính chất xã hội hoá ở Việt Nam, không phải là nhiệm vụ của riêng một ngành nào,cấp nào, mà là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân.

Trên giác độ tài chính, người nghèo được tiếp cận vay vốn theo hai phương thức tín dụng, đó là: tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng. Tín dụng nhà nước thực hiện theo các chương trình và thường bị hạn chế


bởinguồn vốn, việc dẫn vốn lại được thực hiện theo nhiều kênh khác nhau với nhiều phương thức quản lý và lãi suất khác nhau, dẫn đến chồng chéo và kém hiệu quả. Còn tín dụng ngân hàng thực hiện theo lãi suất thị trường, cho vay vốn theo các điều kiện của tín dụng thương mại, nên các hộ nghèo rất khó tiếp cận với các dịch vụ tín dụng ngân hàng.

Trong những năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo các ban, ngành, các địa phương tập trung tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo. Tại Hội nghị Trung ương 5 khoá VIII của Đảng đã chủ trương: “Phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, hình thành quỹ xoá đói giảm nghèo ở từng địa phương trên cơ sở dân giúp dân, nhà nước giúp dân và tranh thủ các nguồn vốn quốc tế, phấn đấu tăng hộ giàu và tiến tới xoá đói giảm nghèo”.

Trên cơ sở đó, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là tổ chức được Chính phủ giao cho thực hiện nhiệm vụ này. Là ngân hàng mới ra đời trên cơ sở tổ chức lại của Ngân hàng Phục vụ Người nghèo và tách ra khỏi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, NHCSXH đang đứng trước nhiều thử thách. Theo chuẩn nghèo mới hiện nay của quốc tế, số hộ nghèo của Việt Nam tăng lên, nhưng các hộ nghèo cần vốn và được vay vốn ở ngân hàng còn hạn chế, tuy nhiên, bên cạnh đó việc sử dụng vốn vay của số hộ nghèo được vay vốn ở NHCSXH lại nảy sinh nhiều điều bất cập làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Với mục đích nhằm nâng cao chất lượng cho vay giảm nghèo ở NHCSXH tỉnh Bắc Ninh, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn nghiên cứu của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá chất lượng hoạt động cho vay ưu đãi đối với người nghèo của chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Bắc Ninh.


2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay đối với người nghèo của ngân hàng chính sách xã hội.

- Làm rõ thực trạng chất lượng cho vay đối với người nghèo tại ngân hàng NHCSXH tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2014. Đánh giá chất lượng cho vay đối với người nghèo; thấy được những thuận lợi, khó khăn, những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo tại NHCSXH tỉnh Bắc Ninh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay đối với người nghèo tại NHCSXH.

- Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động cho vay người nghèo tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh từ năm 2010-2014.

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo để xây dựng các chính sách phát triển kinh tế xã hội (nhất là các chính sách xã hội, chính sách tín dụng) trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Nghiên cứu về chất lượng hoạt động cho vay đã được đề cập ở một số đề tài khoa học và luận văn. Tuy nhiên, hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chưa có luận văn nào nghiên cứu trong điều kiện môi trường kinh tế mới. Vì vậy, luận văn sẽ góp phần hoàn thiện các vấn đề lý luận và đi sâu vào thực tiễn cho vay với hộ nghèo tại địa bàn tỉnh Bắc Ninh, mạnh dạn đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cho vay của NHCSXH Bắc Ninh trong giai đoạn tới.


5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng cho vay đối với người nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng chất lượng cho vay đối với người nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh.

Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với người nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

1.1. Cho vay đối với người nghèo tại NHCSXH

1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội

1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Ngân hàng Chính sách xã hội

Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo, để thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đặc điểm:

- Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam là một tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi.

- Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước.

- Có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước; thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ, nghiệp vụ ngoại hối, phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của đơn vị.

- Ngân hàng Chính sách xã hội được Nhà nước xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt, có tư cách pháp nhân, có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất từ Trung ương đến địa phương trên cả nước bao gồm: Hội sở chính ở Trung ương, sở giao dịch, 63 Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, 618 phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện, 10.904 điểm giao dịch lưu động tại cấp xã.


1.1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Chính sách xã hội

Cũng giống như các Ngân hàng thương mại, hoạt động chính của Ngân hàng Chính sách xã hội là huy động vốn, cho vay và thực hiện một số dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

Thứ nhất, về hoạt động huy động vốn. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện huy động vốn theo các hình thức sau:

NHCSXH tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi đối với các tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán; đặc biệt NHCSXH tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo thông qua tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV).

Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; vay tiết kiệm Bưu điện, bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay Ngân hàng Nhà nước.

Nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài.

Thứ hai, Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ:

- Cung ứng các phương tiện thanh toán.

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước

- Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt.

- Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Thứ ba, về hoạt động cho vay

Đến 31/12/2014, NHCSXH đang thực hiện cho vay 25 chương trình tín dụng, trong đó có 21 chương trình cho vay bằng nguồn vốn trong nước và 4 chương trình cho vay bằng nguồn vốn nước ngoài đó là:

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 03/07/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí