Công Tác Giám Sát, Kiểm Tra, Đánh Giá Việc Luân Chuyển Và Bổ Nhiệm Cán Bộ Quản Lý

Thực hiện luân chuyển cán bộ không tiến hành ồ ạt mà thực hiện có điểm, có diện, từng bước, có kế hoạch cụ thể và chặt chẽ.

Theo số liệu thực tế về cơ cấu độ tuổi và thâm niên công tác quản lý, còn một số CBQL trường THCS đã làm công tác quản lý trên 10 năm nhưng chưa thực hiện luân chuyển. Như vậy, việc tổ chức luân chuyển CBQL trường THCS trong những năm qua đã thực hiện, nhưng chưa triệt để.

Nguyên nhân: Thứ nhất, do chưa quán triệt, nhận thức sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về việc luân chuyển cán bộ của lãnh đạo ngành đối với CBQL các trường học. Thứ hai, do tâm lý ngại thay đổi, chủ quan, chưa thấy rõ tác dụng của việc luân chuyển cán bộ của một số CBQL. Một số ít CBQL nếu luân chuyển đến một trường còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục chưa cao lại coi đó như một hình thức bị kỷ luật hoặc bị cấp trên “ghét bỏ”.

Ngoài ra khi thực hiện luân chuyển CBQL còn gặp một trở ngại nữa là do tư tưởng cục bộ địa phương, CBQL được chuyển đến gặp khó khăn cũng nản chí và lại xin trở lại đơn vị cũ. Một phần nữa là do chưa có được chính sách thoả đáng dành cho CBQL trong việc thực hiện luân chuyển cán bộ. Mặc dù vậy, việc tổ chức luân chuyển CBQL trường học huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua đã cho thấy hiệu quả rất tốt từ việc thực hiện chủ trương này. Đây là thành công bước đầu và là cơ sở để ngành giáo dục tiếp tục thực hiện luân chuyển CBQL trên diện rộng hơn, triệt để hơn trong những năm tới.

Để có cái nhìn thực tế hơn về tác dụng của luân chuyển cán bộ quản lý trường học, chùng tôi đã sử dụng 235 phiếu thăm dò ý kiến của CBQL, giáo viên các trường mầm non, tiểu học, THCS thuộc huyện Hoành Bồ về tác dụng của công tác luân chuyển cán bộ quản lý, kết quả thu được như sau:

- Tác dụng đối với việc nâng cao chất lượng quản lý trường học

+ Qua 80 phiếu thăm dò, lấy ý kiến của CBQL thu được kết quả như sau:

- Có tác dụng tốt: 75 phiếu.

- Có tác dụng bình thường: 05 phiếu.

+ Cũng cùng ý kiến này khi hỏi 155 giáo viên thì kết quả là:

- Có tác dụng tốt: 121 phiếu.

- Có tác dụng bình thường: 23 phiếu.

- Không tốt: 11 phiếu.

- Tác dụng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường học

+ Qua 80 phiếu thăm dò, lấy ý kiến của CBQL thu được kết quả như sau:

- Có tác dụng tốt: 74 phiếu.

- Có tác dụng bình thường: 05 phiếu.

- Không tốt: 01 phiếu.

+ Cũng cùng ý kiến này khi hỏi 155 giáo viên thì kết quả là:

- Có tác dụng tốt: 120 phiếu.

- Có tác dụng bình thường: 24 phiếu.

- Không tốt: 11 phiếu.

Từ phiếu thăm dò, lấy ý kiến CBQL, giáo viên các trường mầm non, tiểu học, THCS huyện Hoành Bồ, chúng tôi thấy hầu hết cán bộ, giáo viên đều nhận thức rõ và thấy được tác dụng tốt của việc tổ chức thực hiện luân chuyển CBQL trường học. Thực hiện tốt việc luân chuyển CBQL trường học sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý và chất lượng đội ngũ CBQL và như vậy chất lượng giáo dục chắc chắn cũng sẽ được nâng lên.

2.3.4. Công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý

Đối với cấp trên, kiểm tra giúp cho lãnh đạo biết cán bộ bên dưới thực hiện công việc được giao đến đâu, có đúng kế hoạch không, trong quá trình thực hiện công việc được giao đó có sai sót điều gì không?... Nếu cán bộ bên dưới đi sai đường lối, sai chủ trương, có sai lầm về nhiệm vụ thì kịp thời chỉ

đạo, uốn nắn. Ngược lại, thông qua kiểm tra mà biết chủ trương, đường lối có

chính xác không. Như vậy kiểm tra cán bộ thực chất là làm cho đường lối, chủ trương của Đảng được thực hiện và hoàn thiện hơn.

Về phía người cán bộ, sự kiểm tra của cấp trên chính là giúp họ nhìn thấy những ưu điểm và thành tích để phấn khởi, tin tưởng tiến lên. Ngược lại, kịp thời phát hiện và khắc phục những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình công tác, giúp cho họ không bị trượt vào những khuyết điểm trầm trọng hơn.

Công tác luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ có thể phát huy tác dụng tốt nhưng cũng có thể gây ra hậu quả xấu đối với bản thân cán bộ được luân chuyển, bổ nhiệm và đơn vị, địa phương có cán bộ luân chuyển, bổ nhiệm. Do vậy công tác kiểm tra, đánh giá có một vai trò hết sức quan trọng trong công tác luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ. Nhận thức rõ nội dung trên, trong 5 năm qua (2010-2014) các cấp quản lý của huyện đã tiến hành 02 cuộc kiểm tra về công tác luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ, trong quá trình kiểm tra đã phát hiện và kịp thời điều chỉnh đối với một số đơn vị thực hiện chưa đúng quy trình cũng như trách nhiệm tham gia về công tác luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ. Qua các cuộc kiểm tra, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện cơ bản có đủ thông tin đánh giá được kết quả công tác luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ quản lý ngành giáo dục và kết quả công tác của bản thân cán bộ luân chuyển, bổ nhiệm.

Tuy nhiên, có thể thấy công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá qua thực tế triển khai đã bộc lộ một số hạn chế. Số các cuộc kiểm tra còn ít so với yêu cầu, nội dung kiểm tra thường được lồng ghép với những nội dung khác, chỉ tập trung vào một số nội dung trọng tâm như: việc phát huy dân chủ, việc tuân thủ quy trình, khâu quy hoạch cán bộ, kết quả công tác điều hành của cán bộ được luân chuyển, quy trình bổ nhiệm cán bộ...mà chưa quan tâm đến các nội dung: trách nhiệm của chính quyền địa phương, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo nơi có cán bộ luân chuyền, bổ nhiệm, công tác thi, đua khen thưởng, công tác thực hiện chế độ đối với cán bộ luân chuyển như ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng,

ưu tiên bố trí sắp xếp...

Việc kiểm tra, giám sát và đánh giá trong công tác luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ có một vai trò hết sức quan trọng. Thông qua kiểm tra, giám sát, đánh giá sẽ thấy được mặt tích cực và cả những tồn tại hạn chế. Từ đó có sự rút kinh nghiệm, điều chỉnh trong khâu tổ chức thực hiện và chỉ đạo trong thời gian tiếp theo.

2.4. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lí trường học

Tôi đã sử dụng mẫu 6 - Phiếu thăm dò ý kiến về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học để xin ý kiến đánh giá thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến công tác luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học. Số người hỏi ý kiến là 102 người gồm: Cán bộ, công chức Ban Tổ chức Huyện uỷ, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện (22 người); Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 32 trường mầm non, tiểu học, THCS (80 người), kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.15. Kết quả khảo nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến công tác luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học


STT


Các yếu tố

Kết quả khảo nghiệm

Có ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

Số lượng

%

Số lượng

%

1

Công tác đánh giá cán bộ

quản lý

95

91,14

7

6,86

2

Công tác quy hoạch cán bộ

quản lý

99

97,06

3

2,94

3

Chất lượng đội ngũ cán bộ

quản lý

102

100

0

0,00

4

Chính sách cán bộ

78

76,47

24

23,53

5

Những điều kiện kinh tế - xã

70

68,63

32

31,37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Giải pháp luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 - 10

hội ở địa phương






Kết quả bảng 2.15 cho thấy: Đa số người được hỏi đồng ý 05 yếu tố trên có ảnh hưởng đến công tác luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học. Trong đó có những yếu tố được đánh giá ảnh hưởng ở mức độ cao như: Công tác đánh giá cán bộ quản lý; Công tác quy hoạch cán bộ quản lý, trong đó đặc biệt yếu tố Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý có 100% ý kiến đánh giá có ảnh hưởng đến công tác luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học. Ảnh hưởng thấp hơn đến công tác luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học là những yếu tố: Chính sách cán bộ (có 76,47% ý kiến có ảnh hưởng), Những điều kiện kinh tế-xã hội ở địa phương (68,63 ý kiến đánh giá có ảnh hưởng).

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ nói chung, luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học nói riêng là một chủ trương đúng đắn, sáng suốt được coi là khâu đột phá của Đảng trong công tác cán bộ. Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi về việc xây dựng nguồn nhân lực để phục vụ công cuộc đổi mới giáo dục và phát triển của huyện Hoành Bồ, chúng tôi nhận thấy chất lượng đội ngũ CBQL các trường mầm non, tiểu học, THCS còn có mặt hạn chế. Thực trạng việc tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường mầm non, tiểu học, THCS ở huyện Hoành Bồ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL đã thu được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn có mặt hạn chế. Mặc dù vậy, cán bộ quản lý được luân chuyển, bổ nhiệm đã xác định được trách nhiệm của mình, nhanh chóng hội nhập, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Hầu hết đội ngũ CBQL đều nhận thức được tác dụng tốt của công tác luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học. Do vậy, tổ chức thực hiện tốt công tác luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường mầm non, tiểu học, THCS.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP LUÂN CHUYỂN VÀ BỔ NHIỆM CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỌC Ở HUYỆN HOÀNH BỒ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2015-2020‌


3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo việc đề xuất các giải pháp

Để đưa ra nguyên tắc chỉ đạo đề xuất các giải pháp tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường mầm non, tiểu học, THCS, chúng ta phải căn cứ vào những yêu cầu cơ bản có tính định hướng và chủ trương việc tổ chức bổ nhiệm và luân chuyển CBQL trường học trong những năm tới.

3.1.1. Bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ phải đạt mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học

Giáo dục mầm non, tiểu học, THCS giữ vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, tiểu học, THCS, ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị... thì yếu tố cơ bản nhất vẫn là nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học. Luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ quản lý góp phần quan trọng để khắc phục bệnh chủ quan, hẹp hòi, bệnh cục bộ địa phương hướng vào mục đích và lợi ích chung của đất nước, của toàn dân tộc.

Đối với những công việc quan trọng, khó khăn, những địa bàn trọng yếu phải phái đến đó những cán bộ có quan hệ khăng khít với quần chúng, có sáng kiến, tinh thần chắc chắn, chí khí vững vàng. Người cũng lưu ý sự cần thiết phải giữ gìn cán bộ. Khi cán bộ không đảm đương được trách nhiệm nữa thì cần phải thay thế hoặc điều cán bộ mới thay cán bộ cũ, phái cán bộ cũ đi nơi khác.

Từ chủ trương chung trên, chúng ta thấy làm tốt công tác luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường mầm non, tiểu học, THCS trong giai đoạn hiện nay là hết sức đúng đắn và cần thiết. Đối với các trường mầm non, tiểu học, THCS

trong cùng một huyện làm tốt công tác bổ nhiệm sẽ tạo nên uy tín, trách nhiệm

của từng CBQL, tạo thành sức mạnh mới trong từng đơn vị trường học. Việc luân chuyển CBQL trường mầm non, tiểu học, THCS cũng vậy, đây chính là cơ hội để thử thách, tạo điều kiện cho CBQL phát huy hết năng lực cá nhân qua đó phát hiện được những CBQL trẻ, giỏi để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch ở các cấp cao hơn cũng như là nguồn cán bộ quý của địa phương. Luân chuyển hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (có thể kết hợp với đề bạt, bổ nhiệm ở chức vụ cao hơn) trong một huyện tạo nên sự đột phá, đổi mới trong công tác quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Giải pháp tổ chức thực hiện bổ nhiệm, luân chuyển CBQL trường mầm non, tiểu học, THCS phải được đặt trong hệ thống các mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp của toàn bộ chiến lược phát triển GD&ĐT cũng như trong bối cảnh chung của huyện, của tỉnh. Việc đưa ra các giải pháp bổ nhiệm và luân chuyển CBQL trường mầm non, tiểu học, THCS phải được đặt trong kế hoạch dài hạn về phát triển giáo dục chung của huyện, của tỉnh, của các cấp học. Hơn nữa, các giải pháp đề xuất thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm CBQL trường mầm non, tiểu học, THCS phải có mối quan hệ biện chứng với nhau, giải pháp này là cơ sở, giải pháp kia là điều kiện... thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau. Tất cả các giải pháp phối hợp thành một hệ thống trong mối liên hệ chặt chẽ nhằm đạt được mục đích cuối cùng: Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, nâng cao chất lượng quản lý trường học để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính nhất quán

Các giải pháp tổ chức thực hiện luân chuyển, bổ nhiệm CBQL trường mầm non, tiểu học, THCS phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự nhất quán từ xác định mục tiêu, mục đích chung đến việc điều tra cơ bản và thực trạng chất lượng của đội ngũ CBQL nhà trường.

Mục đích chung của các giải pháp là góp phần nâng cao chất lượng CBQL, nâng cao chất lượng quản lý trường học để nâng cao chất lượng giáo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/07/2023