góp phần trực tiếp, quyết định, biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương thành hiện thực.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 - Khoá VIII và Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực” và “hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, coi trọng cả năng lực và đạo đức” nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Nghị quyết qui định chế độ bổ nhiệm cán bộ: “Thực hiện chế độ bổ nhiệm cán bộ có thời hạn, hết thời hạn giữ chức vụ, cấp có thẩm quyền căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ và yêu cầu công tác để xem xét quyết định có tiếp tục bổ nhiệm cán bộ đó nữa không”.
Quyết định số 51-QĐ/TW ngày 03/05/1999 về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ ở điều 4 nêu rõ:
- Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm chức vụ là 5 năm đối với cán bộ cấp trưởng, cấp phó.
- Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm chức vụ dưới 5 năm đối với một chức vụ đặc thù theo qui định riêng.
Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo ở Chương II, mục 1 điều 5 qui định: “Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm là 5 năm; đối với một số cơ quan, đơn vị đặc thù có thể quy định thời hạn mỗi lần bổ nhiệm ngắn hơn”. Chương II, mục 1 điều 6 quy định về điều kiện bổ nhiệm như sau:
- Đạt tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh bổ nhiệm theo quy định của Đảng và Nhà nước;
- Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng, trong đó có kê khai tài sản, nhà, đất theo quy định;
- Tuổi bổ nhiệm:
+ Cán bộ, công chức bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ;
+ Riêng các chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng các quận, huyện và tương đương, tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi (đối với cả nam và nữ);
+ Trường hợp cán bộ, công chức đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo, sau một thời gian công tác nếu được xem xét để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, thì điều kiện về tuổi thực hiện như quy định khi bổ nhiệm lần đầu;
- Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách đến cách chức.
Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, tại Điều 18 quy định: “Mỗi trường trung học có Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học”. Điều lệ trường mầm non, tại Điều 16 quy định: “Nhiệm kỳ của trường công lập là 5 năm, hết nhiệm kỳ hiệu trưởng được bổ nhiệm lại hoặc luân chuyển sang một nhà trường, nhà trẻ khác lân cận theo yêu cầu điều động”
Thực hiện các Quyết định trên, Huyện ủy Hoành Bồ đã ban hành Quy chế số 01-QC/HU ngày 22/8/2009 về bổ nhiệm có thời hạn, bổ nhiệm lại cán bộ, điều động và luân chuyển cán bộ. Theo phân cấp quản lý, việc bổ nhiệm CBQL các trường mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở do Chủ tịch UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm. Từ năm 2010 đến nay, ngành giáo dục huyện Hoành Bồ đã tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 60 CBQL các trường Mầm non, Tiểu học, THCS.
Bảng 2.13: Kết quả bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý các trường mầm non, tiểu học, THCS huyện Hoành Bồ giai đoạn 2010-2014
Kết quả bổ nhiệm | Tổng cộng | |||||
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | ||
32 | 6 | 8 | 31 | 7 | 8 | 60 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Luân Chuyển Và Bổ Nhiệm Cán Bộ Quản Lí Trường Học
- Mạng Lưới Trường Học Mn Của Huyện Năm Học 2014 - 2015
- Thực Trạng Công Tác Luân Chuyển Và Bổ Nhiệm Cán Bộ Quản Lý Trường Học Ở Huyện Hoành Bồ
- Công Tác Giám Sát, Kiểm Tra, Đánh Giá Việc Luân Chuyển Và Bổ Nhiệm Cán Bộ Quản Lý
- Một Số Giải Pháp Thực Hiện Luân Chuyển Và Bổ Nhiệm Cbql Các Trường Mầm Non, Tiểu Học, Thcs
- Tham Mưu Cho Cấp Có Thẩm Quyền Ban Hành Quy Chế Bổ Nhiệm, Bổ Nhiệm Lại, Luân Chuyển Cán Bộ Quản Lý Các Trường Học Trực Thuộc Huyện Quản Lý
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Kết quả bảng 2.13 cho thấy: hàng năm bổ nhiệm trung bình từ 7-8 cán bộ quản lý, riêng năm 2012 bổ nhiệm 31 cán bộ quản lý, trong đó bổ nhiệm mới 17 (do có 07 trường mầm non mới thành lập cuối năm 2011) và bổ nhiệm lại 14 cán bộ quản lý. Nhìn chung công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học huyện Hoành Bồ trong những năm qua cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, chất
lượng quản lý giáo dục trong tình hình mới.
Tuy nhiên, theo Thông tư số 71 ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập và Thông tư 35 ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, năm học 2014-2015 huyện Hoành Bồ được Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh phê duyệt tổng số 92 biên chế cán bộ quản lý, trong đó: CBQL mầm non: 44, CBQL Tiểu học: 31, CBQL THCS: 19. Hiện nay mới bổ nhiệm tổng số 86 cán bộ quản lý, cụ thể: CBQL mầm non: 39 (còn thiếu 05 CBQL); CBQL Tiểu học: 28 (thiếu 03 CBQL); CBQL THCS: 19 (đủ theo biên chế giao). Từ thực trạng trên, hiện nay cấp học mầm non và Tiểu học vẫn thiếu tổng số 08 CBQL theo biên chế được giao. Nguyên nhân là do chất lượng quy hoạch nguồn cán bộ quản lý còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ quản lý, chưa sẵng sàng cho công tác bổ nhiệm, công tác đào tạo nguồn quy hoạch cán bộ quản lý còn bị coi nhẹ, chất lượng chưa cao. Mặt khác,
số lượng quy hoạch còn ít hơn số biên chế cán bộ quản lý, do vậy có vị trí không có cán bộ quy hoạch kế cận.
Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường học hiện nay là một yêu cầu, đòi hỏi cấp bách của công tác cán bộ. Trong những năm gần đây, công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường học thuộc huyện Hoành Bồ đã góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý trường học và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.
Qua 257 phiếu thăm dò ý kiến về tác dụng việc làm tốt công tác bổ nhiệm CBQL trường học đối với việc nâng cao chất lượng công tác quản lý trường học cho thấy:
+ Khi hỏi ý kiến của 22 cán bộ, công chức phòng Giáo dục, phòng Nội vụ, Ban Tổ chức Huyện ủy cho thấy:
- Có 20 phiếu cho rằng nếu làm tốt công tác bổ nhiệm sẽ có tác dụng tốt.
- Có 02 phiếu cho rằng có tác dụng bình thường.
- Không phiếu nào cho rằng không tốt.
+ Cùng ý kiến này khi hỏi 80 CBQL các trường mầm non, tiểu học, THCS cho thấy:
- Có 75 phiếu cho rằng nếu làm tốt công tác bổ nhiệm sẽ có tác dụng tốt.
- Có 05 phiếu cho rằng có tác dụng bình thường.
- Không phiếu nào cho rằng không tốt.
+ Cũng cùng ý kiến này khi hỏi 155 giáo viên thì kết quả là:
- Có 131 phiếu cho rằng nếu làm tốt công tác bổ nhiệm sẽ có tác dụng tốt.
- Có 20 phiếu cho rằng có tác dụng bình thường.
- Có 04 phiếu cho rằng không tốt.
Cùng đối tượng trên khi được hỏi về việc nắm bắt các bước trong quy trình thực hiện công tác bổ nhiệm CBQL trường mầm non, tiểu học, THCS hiện nay đang áp dụng, có 257 người trả lời. Kết quả như sau:
- Có 159 phiếu trả lời nắm rõ.
- Có 98 phiếu trả lời bình thường.
Đối với việc có nên đổi mới công tác bổ nhiệm CBQL trường THCS hay không, kết quả thu được qua 257 phiếu trả lời như sau:
- Có 90 phiếu trả lời: Giữ nguyên các bước trong quy trình thực hiện công tác bổ nhiệm CBQL trường học hiện nay đang áp dụng.
- Có 94 phiếu trả lời: Nên bổ sung phần thi tuyển chọn CBQL vào quy trình bổ nhiệm CBQL.
- Có 73 phiếu trả lời: Bổ nhiệm CBQL bằng hình thức thi tuyển.
Qua phiếu thăm dò, hầu hết cán bộ, công chức phòng giáo dục, Nội vụ, Ban Tổ chức Huyện ủy, CBQL, giáo viên các trường học thấy rất rõ tầm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý trường học của công tác bổ nhiệm CBQL.
Từ năm 2010 đến nay, các trường mầm non, tiểu học, THCS huyện Hoành Bồ đã bổ nhiệm được 60 CBQL (bổ nhiệm mới 46, bổ nhiệm lại 14). Sau thời gian bổ nhiệm đa số cán bộ nhiệt tình hơn, trách nhiệm hơn với nhiệm vụ mới, phát huy được năng lực, sở trường của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Qua đây có thể khẳng định thực hiện đánh giá đúng cán bộ, bổ nhiệm CBQL có chất lượng đã góp phần quan trọng trong việc duy trì, phát triển chất lượng giáo dục của đơn vị. Đồng thời tạo động lực thúc đẩy cho cán bộ, giáo viên trong ngành nỗ lực phấn đấu rèn luyện, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, từ đó giúp họ trưởng thành nhanh và toàn diện hơn, vững vàng hơn về chính trị, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong tình hình hiện nay. Sự đánh giá lựa chọn đúng đối tượng để tham mưu cho UBND huyện bổ nhiệm CBQL cho các trường đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, xây dựng truyền thống, phát triển thương hiệu của nhà trường.
Trong thời gian tới, ngành GD&ĐT phối hợp với phòng Nội vụ huyện tiếp tục tham mưu cho UBND huyện đề ra một số giải pháp để thực hiện tốt hơn việc đánh giá, quy hoạch nguồn CBQL nhằm tham mưu cho UBND huyện lựa chọn, bổ nhiệm CBQL có chất lượng tốt nhất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong
tình hình hiện nay. Đánh giá CBQL trước khi bổ nhiệm phải đảm bảo tính toàn diện và khách quan, được tiến hành dân chủ và công khai, tránh tư tưởng cục bộ, nể nang, né tránh, kéo bè phái gây dư luận không tốt trong ngành và xã hội. Quy hoạch cán bộ đảm bảo số lượng, chất lượng nguồn quy hoạch. Công tác đào tạo nguồn quy hoạch được thực hiện có hiệu quả cả về lý luận và thực tiễn. Đổi mới công tác bổ nhiệm CBQL là việc làm cần thiết, làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý cũng như chất lượng đội ngũ CBQL trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.
2.3.3. Luân chuyển CBQL các trường mầm non, tiểu học, THCS
Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 cảu Bộ chính trị về công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý; Quy chế luân chuyển, điều động cán bộ lãnh đạo quản lý ban hành năm 2013 của Tỉnh uỷ Quảng Ninh. Ban Thường vụ Huyện uỷ Hoành Bồ đã ban hành Quy chế luân chuyển, điều động cán bộ lãnh đạo quản lý đối với cán bộ lãnh đạo quản lý thuộc huyện nhằm các mục đích, yêu cầu sau đây [14]:
Thứ nhất: Tạo điều kiện để rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, có triển vọng, giúp cán bộ trưởng thành nhanh, toàn diện và vững vàng hơn, đáp ứng yêu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài của toàn bộ hệ thống chính trị của các cấp, các ngành, các lực lượng vũ trang trên địa bàn.
Thứ hai, Từng bước điều chỉnh việc bố trí cán bộ hợp lý hơn, tăng cường cán bộ cho những nơi có nhu cầu cấp bách, nhất là những đơn vị điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn, nhằm ổn định tình hình, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở địa phương, đơn vị.
Thứ ba, Việc luân chuyển cán bộ phải được tiến hành một cách đồng bộ, thường xuyên, nhưng phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa luân chuyển với ổn định và xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu; vừa coi trọng đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ công tác; vừa coi trọng mục đích bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận.
Thứ tư, Đối với cán bộ luân chuyển thuộc diện để đào tạo, phát triển: Ở vị trí công việc được giao, sau 1 năm đến cơ sở mới phải nắm bắt được tình hình và phát hiện được những vấn đề mới, những vấn đề khó khăn, yếu kém, mâu thuẫn …trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hữu hiệu để tổ chức thực hiện, sau 2 năm có kết quả, sau 3 năm phải có kết quả chuyển biến rõ nét, được địa phương, đơn vị và cấp trên ghi nhận.
Thứ năm, Làm tốt công tác tư tưởng, đảm bảo sự thống nhất cao trong thực hiện công tác luân chuyển, tạo sự thống nhất, ổn định trong đơn vị có cán bộ luân chuyển đi và đến; các cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân cán bộ phải nghiêm túc chấp hành quyết định luân chuyển của cấp có thẩm quyền; chống tư tưởng cục bộ, khép kín, gây khó khăn, cản trở đối với cán bộ từ nơi khác đến hoặc lợi dụng luân chuyển để đưa cán bộ không phù hợp với mình đi nơi khác.
Thứ sáu, Không thực hiện luân chuyển đối với cán bộ có khuyết điểm, hạn chế về năng lực, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển.
Từ Quy chế luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xác định rõ đối tượng cán bộ lãnh đạo quản lý trong diện luân chuyển là các cán bộ đương nhiệm, trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp và cán bộ trẻ, cán bộ không là người địa phương và cán bộ đảm nhiệm chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp trở lên ở một địa phương, cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ của huyện, từ tháng 01/2010 đến nay huyện Hoành Bồ đã có 105 cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thực hiện việc luân chuyển công tác theo quy chế của huyện, trong đó luân chuyển cán bộ quản lý các trường mầm non, Tiểu học, THCS thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo huyện 40 đồng chí, cụ thể từng năm như sau.
Bảng 2.14: Kết quả luân chuyển CBQL các trường Mầm non, tiểu học, THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2010-2014
Kết quả luân chuyển | Tổng cộng | |||||
Năm 2010 | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | ||
32 | 6/72 | 8/80 | 10/79 | 8/88 | 8/92 | 40 |
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện
Kết quả bảng 2.14 cho thấy, năm 2010 chỉ có 6/72 cán bộ quản lý được luân chuyển, đến năm 2011, việc tổ chức LCCB được tiến hành ở một số đơn vị với 8 CBQL được luân chuyển. Tăng và ổn định dần trong những năm tiếp theo. Số CBQL trường học trong huyện được luân chuyển là Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng. Một số trường hợp vừa luân chuyển vừa kết hợp đề bạt, bổ nhiệm. Một số CBQL đã giữ chức vụ 5-10 năm BNL kết hợp với luân chuyển đến trường khác trong huyện. Có 05 CBQL (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) được luân chuyển đến làm lãnh đạo các phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân huyện. Tuy số lượng CBQL được luân chuyển chưa nhiều nhưng việc tổ chức thực hiện đã được tiến hành ở hầu hết các trường học trong huyện.
Chúng ta cũng đã biết chủ trương thực hiện LCCB hiện nay là phải hết sức thận trọng vì đây là vấn đề nhạy cảm trong công tác cán bộ. Việc luân chuyển cán bộ được tiến hành thận trọng, đúng quy trình, đảm bảo nguyên tắc, giữ vững sự ổn định và là điều kiện thuận lợi cho cán bộ được luân chuyển có cơ hội học tập nâng cao năng lực quản lý. Tuy nhiên, trong thực tế có chỗ, có nơi việc luân chuyển cán bộ chưa đạt được yêu cầu này. Theo đánh giá, nhận xét CBQL hiện nay, một số trường tập trung nhiều CBQL lý được đánh giá năng lực quản lý giỏi, trong khi đó một số trường chỉ có CBQL lý được đánh giá năng lực quản lý khá, trung bình.
Chúng ta cũng đã biết chủ trương thực hiện luân chuyển cán bộ hiện nay là phải hết sức thận trọng vì đây là vấn đề nhạy cảm trong công tác cán bộ.