Phương Pháp, Dữ Liệu Và Kết Quả Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Đặc Trưng Ngân Hàng Và Kinh Tế Vĩ Mô Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân


CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẶC TRƯNG NGÂN HÀNG VÀ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Trong chương này, tác giả đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến RRTD của các NHTM Việt Nam thông qua việc ứng dụng mô hình hồi quy dạng bảng động. Tác giả sử dụng phương pháp GMM để ước lượng mô hình hồi quy dạng bảng động. Ngoài ra, tác giả còn so sánh mô hình hồi quy dạng bảng động với các mô hình hồi quy khác như: mô hình pooled regression, mô hình FEM và mô hình REM để lựa chọn mô hình phù hợp nhất.

4.1. Mô hình nghiên cứu


Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trên thế giới, tác giả nhận thấy rằng cả các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đều có tác động đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM. Xuất phát từ nghiên cứu và mô hình của nhóm tác giả Chaibi và Ftiti (2014) tác giả nghiên cứu sự tác động của hai nhóm yếu tố: đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô của 25 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014 đến RRTD thông qua mô hình hồi quy dạng bảng động. Bên cạnh đó, tác giả cũng so sánh mô hình hồi quy dạng bảng động với các mô hình hồi quy dạng tĩnh như: mô hình pooled regression, mô hình FEM và mô hình REM để lựa chọn mô hình phù hợp nhất.

Trên cơ sở tham khảo bài nghiên cứu của hai tác giả Chaibi và Ftiti (2014) trong đó có sử dụng các biến sau khi nghiên cứu sự tác động của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến RRTD tại 147 NHTM ở Pháp và 133 NHTM ở Đức trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2011, cụ thể như sau:

Đối với nhóm biến độc lập thuộc về các yếu tố đặc trưng ngân hàng gồm có: Tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ số hiệu quả hoạt động, tác động đòn bẩy, tỷ số khả năng thanh toán, thu nhập ngoài lãi, quy mô và khả năng sinh lợi.


Đối với nhóm biến độc lập thuộc về các yếu tố kinh tế vĩ mô gồm có: tốc độ tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ lạm phát, lãi suất thực, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ giá hối đoái.

Trên cơ sở kế thừa toàn bộ các biến của Chaibi và Ftiti (2014) tác giả đã có một sự điều chỉnh đối với biến tốc độ tăng trưởng GDP thực. Do bản thân các yếu tố về tăng trưởng kinh tế mà đại diện là biến GDP thực hầu hết đều tác động đến nền kinh tế có một độ trễ nhất định (Jimenez và Saurina (2005) đã kiểm chứng giả thuyết rằng tác động của tăng trưởng kinh tế đến RRTD có một độ trễ), vì vậy tác giả đã sử dụng biến tốc độ tăng trưởng GDP thực của năm trước thay vì sử dụng biến tốc độ tăng trưởng GDP thực để nghiên cứu sự tác động của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến RRTD.

Mô hình hồi quy dạng bảng động:


𝐍𝐏𝐋𝐢𝐭 = 𝜷𝟎 + 𝛃𝟏𝑵𝑷𝑳𝒊,𝒕−𝟏 + 𝛃𝐣𝐗𝐢𝐭 + 𝜶𝒊 + 𝐔𝐢𝐭

Diễn giải cụ thể cho các biến trong mô hình:

𝑁𝑃𝐿𝑖𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1𝑁𝑃𝐿𝑖,𝑡−1 + 𝛽2𝐿𝐿𝑃𝑖𝑡 + 𝛽3𝐼𝑁𝐸𝐹𝑖𝑡 + 𝛽4𝐿𝐸𝑉𝑖𝑡 + 𝛽5𝑆𝑅𝑖𝑡 + 𝛽6𝑁𝐼𝐼𝑖𝑡

+ 𝛽7𝑆𝐼𝑍𝐸𝑖𝑡 + 𝛽8𝑅𝑂𝐸𝑖𝑡 + 𝛽9𝐺𝐷𝑃𝑖,𝑡−1 + 𝛽10𝐼𝑁𝐹𝑖𝑡 + 𝛽11𝐼𝑅𝑖𝑡 + 𝛽12𝑈𝑁𝑖𝑡

+ 𝛽13𝐸𝑅𝑖𝑡 + 𝛼𝑖 + ∆𝑈𝑖𝑡

Trong đó:


NPLit: Tỷ lệ nợ xấu của NHTM thứ I trong năm t; NPLi,t-1: Tỷ lệ nợ xấu của NHTM thứ I trong năm t-1;

LLPit: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của NHTM thứ I trong năm t; INEFit: Tỷ số hiệu quả hoạt động của NHTM thứ I trong năm t; LEVit: Tỷ lệ đòn bẩy của NHTM thứ I trong năm t;

SRit: Tỷ số khả năng thanh toán của NHTM thứ I trong năm t; NIIit: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của NHTM thứ I trong năm t; SIZEit: Quy mô của NHTM thứ I trong năm t;

ROEit: Khả năng sinh lợi của NHTM thứ I trong năm t; GDPi,t-1: Tốc độ tăng trưởng GDP thực năm t-1;


INFit: Tỷ lệ lạm phát năm t; IRit: Lãi suất thực năm t; UNit: Tỷ lệ thất nghiệp năm t; ERit: Tỷ giá hối đoái năm t;

Uit: Các sai số ngẫu nhiên của NHTM thứ I trong năm t; β1: Hệ số chặn;

βj: Hệ số hồi quy tương ứng với các biến phụ thuộc;

αi: chênh lệch về tung độ gốc của hàm hồi quy được gây ra do sự thay đổi của đặc điểm riêng của các đối tượng nghiên cứu;

i: đại diện cho các NHTM (I = 1, …, 25);

t: đại diện cho thời gian từ năm 2007 đến năm 2014;

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài kiểm định sự tác động của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến RRTD của các NHTM Việt Nam (đại diện là tỷ lệ nợ xấu), tác giả sử dụng mô hình hồi quy dạng bảng động, trong đó sử dựng phương pháp GMM để ước lượng mô hình. Ngoài ra, tác giả cũng sẽ so sánh với các mô hình dạng tĩnh như: mô hình pooled regression, mô hình FEM và mô hình REM. Phương pháp GMM này được sử dụng đối với tất cả các dạng hàm hồi quy, kể cả các dạng hàm hồi quy phi tuyến tính và khắc phục được các giả thuyết bị vi phạm khi sử dụng phương pháp OLS (như phương sai thay đổi, tự tương quan và hiện tượng nội sinh). Do đó, tác giả sử dụng phương pháp GMM này do những đặc tính tối ưu của nó.

4.3. Thu thập và xử lý dữ liệu


Nhóm các yếu tố đặc trưng ngân hàng: Các dữ liệu về tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ số hiệu quả hoạt động, tác động đòn bẩy, tỷ số khả năng thanh toán, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, quy mô, khả năng sinh lợi được thu thập và tính toán từ các BCTC và báo cáo thường niên của 25 NHTM từ năm 2007 đến năm 2014.


Nhóm các yếu tố kinh tế vĩ mô: Số liệu về tốc độ tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực và tỷ giá hối đoái được thu thập từ cơ sở dữ liệu của WB, ADB và vietstock.

Bảng 4.1. Định nghĩa các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu


STT

Tên biến độc lập

Ký hiệu

Cách tính

Nguồn

1

Tỷ lệ dự phòng RRTD

LLPit

Chi phí dự phòng RRTD

Tổng tài sản

BCTC

2

Tỷ số hiệu quả hoạt động

INEFit

Chi phí hoạt động

Thu nhập hoạt động

BCTC

3

Tỷ lệ đòn bẩy

LEVit

Tổng nợ phải trả

Tổng tài sản

BCTC

4

Tỷ lệ khả năng thanh toán

SRit

Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản

BCTC

5

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi

NIIit

Thu nhập ngoài lãi

Tổng thu nhập

BCTC

6

Quy mô

SIZEit

Logarit tự nhiện của Tổng tài sản

BCTC

7

Khả năng sinh lợi

ROEit

Lợi nhuận sau thế

Vốn chủ sở hữu

BCTC

8

Tốc độ tăng trưởng GDP thực

GDPi,t-1


ADB

9

Tỷ lệ lạm phát

INFit


ADB

10

Lãi suất thực

IRit


WB

11

Tỷ lệ thất nghiệp

UNit


WB

12

Tỷ giá hối đoái

ERit


vietstock

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng ngân hàng và kinh tế vĩ mô đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 9

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

4.4. Thống kê mô tả dữ liệu


Kết quả thống kê mô tả biến phụ thuộc và các biến độc lập sử dụng trong mô hình được trình bày trong bảng 4.2.


Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến


Biến

Số quan sát

Giá trị trung bình

Sai số chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

NPL

200

0,0225

0,0158

0,001

0,125

LLP

200

0,0046

0,0037

0

0,019

INEF

200

0,4831

0,1510

0

0,927

LEV

200

0,8858

0,0594

0,629

0,957

SR

200

0,1140

0,0594

0,043

0,371

NII

200

0,1550

0,1147

0,004

0,761

SIZE

200

7,7114

0,5386

6,309

8,82

ROE

200

0,0992

0,0610

0,001

0,285

L.GDP4

175

0,0618

0,0108

0,052

0,085

INF

200

0,1075

0,0614

0,041

0,23

IR

200

0,0115

0,0366

-0,056

0,054

UN

200

0,0226

0,0028

0,018

0,026

ER

200

18.939,63

2.053,073

16.105

21.159

(Nguồn: Xử lý số liệu từ phần mềm Stata 12.0)

Bảng thống kê mô tả các biến gồm các chỉ tiêu sau: số quan sát (Obs), trung bình (Mean), sai số chuẩn (Std.Dev.), giá trị nhỏ nhất (Min) và giá trị lớn nhất (Max).

Thông qua bảng thống kê mô tả các biến, tỷ lệ nợ xấu trung bình của 25 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2014 vào khoảng 2,25%, tương đối phù hợp với chiến lược của NHNN đặt ra là duy trì tỷ lệ nợ xấu của các NHTM ở mức dưới 3%. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu thấp nhất là 0,1% (Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2007 và Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex năm 2007) và cao nhất là 12,5% (Ngân hàng TMCP Sài Gòn năm 2010). Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu trung bình này vẫn còn cao so với các nước trong khu vực châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Singapore,…


4 Độ trễ của tốc độ tăng trưởng GDP thực (số quan sát đã bị giảm đi 25 quan sát do việc lấy độ trễ)


Xét biến LLP (tỷ lệ dự phòng RRTD/Tổng tài sản): trung bình 25 NHTM từ năm 2007 đến năm 2014 đạt 0,46% tương đối thấp so với tỷ lệ nợ xấu trung bình là 2,25%. Điều này thể hiện tỷ lệ dự phòng RRTD của các NHTM trích lập hàng năm tương đối thấp và rất dễ xảy ra rủi ro thanh khoản khi nợ xấu của các NHTM gia tăng một cách đáng kể.

Các biến khác thể hiện đặc trưng ngân hàng như tỷ số hiệu quả hoạt động (INEF), tác động đòn bẩy (LEV), tỷ số khả năng thanh toán (SR), thu nhập ngoài lãi (NII), quy mô (SIZE) và khả năng sinh lợi (ROE) thể hiện các đặc điểm khác nhau của từng NHTM cũng như quy mô và sức ảnh hưởng của các NHTM đến nền kinh tế. Biến INEF thể hiện việc sử dụng chi phí hoạt động của ngân hàng có hiệu quả hay không và trung bình từ năm 2007 đến năm 2014 ở 25 NHTM đạt 48,31%, mức thấp nhất đạt 0% (Ngân hàng TMCP Kiên Long năm 2010) và mức cao nhất đạt 92,1% (Ngân hàng TMCP Quốc Dân năm 2013, Ngân hàng TMCP Quốc Dân mới đổi tên từ năm 2014 và từ năm 2013 trở về trước là Ngân hàng TMCP Nam Việt). Biến tỷ lệ đòn bẩy thể hiện cấu trúc nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn của các NHTM và trung bình từ năm 2007 đến năm 2014 ở 25 NHTM đạt 88,59%, đây là mức tương đối cao cho thấy trong cấu trúc vốn của các NHTM thì tỷ trọng nợ phải trả chiếm một tỷ lệ rất lớn, mức thấp nhất của biến này được thể hiện ở Ngân hàng TMCP Bản Việt năm 2007 (thời điểm này Ngân hàng TMCP Bản Việt có tên gọi là Ngân hàng TMCP Gia Định) đạt 62,90% và mức cao nhất của biến này được thể hiện ở Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2011 đạt tỷ lệ rất cao là 95,70%. Biến tỷ số khả năng thanh toán (SR) thể hiện cấu trúc vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng nguồn vốn hay tổng tài sản của NHTM, thể hiện năng lực tự chủ của NHTM khi có biến động xảy ra, mức độ an toàn vốn, sự ổn định, lành mạnh của một định chế tài chính và trung bình từ năm 2007 đến năm 2014 ở 25 NHTM đạt 11,40%, mức thấp nhất đạt 4,30% (Ngân hàng TMCP Bản Việt năm 2007) và mức cao nhất đạt 37,10% (Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2011). Biến thu nhập ngoài lãi (NII) thể hiện tỷ trọng thu nhập ngoài lãi so với tổng thu nhập của một NHTM, bên cạnh việc các NHTM huy động vốn, cho vay thì các NHTM còn đa dạng hóa thu nhập của mình


bằng việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng khác, góp vốn, mua cổ phần, … Biến NII trung bình đạt 15,50% ở 25 NHTM từ năm 2007 đến năm 2014, mức thấp nhất đạt 0,40% (Ngân hàng TMCP Đông Nam Á năm 2011) và mức cao nhất đạt đến 76,10% (Ngân hàng TMCP Quốc tế năm 2008). Biến quy mô ngân hàng (SIZE) thể hiện năng lực, cũng như tầm ảnh hưởng của NHTM đến nền kinh tế, biến SIZE được lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản bởi vì tổng tài sản của các NHTM có sự khác biệt rất lớn, do đó việc lấy logarit sẽ thu hẹp khoảng cách của số liệu tổng tài sản nhằm tránh hiện tượng phương sai thay đổi, trung bình ở 25 NHTM từ năm 2007 đến năm 2014 đạt 7,71 và mức thấp nhất đạt 6,31 (Ngân hàng TMCP Bản Việt năm 2007) và mức cao nhất đạt 8,82 (Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam năm 2014). Cuối cùng là biến khả năng sinh lợi (ROE) thể hiện tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, phản ánh hiệu quả quản trị của các NHTM và trung bình từ năm 2007 đến năm 2014 ở 25 NHTM đạt 9,92% và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Ngân hàng TMCP Quốc Dân năm 2012 ở mức thấp nhất và chỉ đạt 0,10% và Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2008 đạt mức tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao nhất và đạt 28,50%.

Các biến kinh tế vĩ mô khác như tỷ lệ lạm phát (INF), lãi suất thực (IR), tỷ lệ thất nghiệp (UN) và tỷ giá hối đoái thực (ER) tương đối phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình tương đối thấp, đạt 2,26%. Lãi suất thực trung bình đạt 1,15%, mức cao nhất đạt 5,40% và mức thấp nhất đạt -5,60%. Tỷ lệ lạm phát trung bình từ năm 2007 đến năm 2014 đạt 10,75%, tương đối cao so với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, tỷ lệ lạm phát cao nhất đạt 23% vào năm 2008 và tỷ lệ lạm phát thấp nhất đạt 4,10% vào năm 2014. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trung bình trong khoảng thời gian này có thể được giải thích bởi nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái toàn cầu năm 2008 và khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2011 và cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn khắc phục hết được những khó khăn do tác động kéo dài của các cuộc khủng hoảng này.


Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

Để kiểm tra các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy có hiện tượng đa cộng tuyến hay không, tác giả tiến hành tính toán ma trận hệ số tương quan giữa các biến. Kết quả ma trận hệ số tương quan giữa các biến được trình bày trong phụ lục 10. Từ kết quả ma trận hệ số tương quan giữa các biến:

- Tồn tại đa cộng tuyến rất cao giữa biến lãi suất thực (IR) và biến tốc độ tăng trưởng GDP thực của năm trước (Lgdp) (độ lớn của hệ số tương quan là 0,8676) và biến tỷ lệ lạm phát (INF) (độ lớn của hệ số tương quan là 0,9773).

- Tồn tại đa cộng tuyến rất cao giữa biến tỷ số khả năng thanh toán (SR) và tác động đòn bẩy (LEV) (độ lớn của hệ số tương quan là 0,9993).

- Tồn tại đa cộng tuyến rất cao giữa biến quy mô (SIZE) và biến tác động đòn bẩy (LEV) (độ lớn hệ số tương quan là 0,7423) và biến tỷ số khả năng thanh toán (SR) (độ lớn hệ số tương quan là 0,7445).

Để khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến rất cao này, tác giả xem xét bỏ một số biến ra khỏi mô hình, cụ thể: bỏ biến lãi suất thực (IR), biến tỷ số khả năng thanh toán (SR) và biến quy mô (SIZE). Điều này là hợp lý vì bên cạnh hiện tượng đa cộng tuyến cao, khi tiến hành hồi quy biến phụ thuộc theo từng biến này thì hệ số hồi quy của các biến độc lập không có ý nghĩa thống kê.

Do đó, các biến trong mô hình nghiên cứu được điều chỉnh như sau (mô hình gồm 10 biến độc lập): NPLi,t-1; GDPi,t-1; INFit; UNit; ERit; LLPit; INEFit; LEVit; NIIit; ROEit.‌

4.5. Mối quan hệ kỳ vọng giữa các biến độc lập với tỷ lệ nợ xấu

4.5.1. Tỷ lệ nợ xấu của năm trước (NPLi,t-1)

Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM thường ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động cũng như khả năng cạnh tranh của các NHTM. Các NHTM thường rất nổ lực trong việc tìm các giải pháp nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất. Nhưng việc tỷ lệ nợ xấu của năm trước có tác động làm tăng tỷ lệ nợ xấu của năm nay hay không phụ thuộc vào năng lực quản trị điều hành của các NHTM. Castro (2013) Chaibi và Ftiti (2014) đã chỉ ra trong các nghiên cứu về mối tương quan

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022