Dư Nợ Theo Loại Tiền Tệ Eximbank Trên Địa Bàn Tp.hcm Giai Đoạn 2005-2008


của EIB còn chặt chẽ, nhất là trong năm 2008 NHNN đã ra quyết định số 09/2008/QĐ-NHNN ngày 10/04/08 về việc cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú nhằm thắt chặt cho vay ngoại tệ, chỉ cho phép vay để thanh toán nước ngoài do đó dư nợ ngoại tệ đã đẩy mạnh nhưng không tăng trưởng nhiều như giai đoạn 2005-2007 (trong giai đoạn này NHNN cho phép cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ để trả nợ). Hơn nữa, lãi suất và giá ngoại tệ có xu hướng tăng vào khoản giữa năm 2008 nên các doanh nghiệp đã chuyển sang vay VNĐ. Biểu đồ 2.2 thể hiện rõ biến động dư nợ từng loại tiền tệ theo từng năm cụ thể.

Biểu đồ 2.2: Dư nợ theo loại tiền tệ Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008


Theo bảng 2.3 tốc độ tăng trưởng trung bình là 51%. Đây là mức tăng trưởng trung bình thậm chí còn thấp so với các ngân hàng khác. Giai đoạn 2006-2007 tăng trưởng tương đối nhanh nhưng năm 2008 tăng trưởng rất thấp chỉ đạt 9,24%. Nguyên nhân là do nền kinh tế tăng trưởng chậm cũng như lạm phát tăng làm lãi suất tăng nhanh, các cá nhân và doanh nghiệp không vay nhiều do chi phí đầu vào tăng cao. Vì nguyên nhân trên dư nợ cho vay các loại tiền tăng rất ít thậm chí dư nợ ngoại tệ còn giảm 26,62% (như đã nói ở trên NHNN đã hạn chế cho vay ngoại tệ)



Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng dư nợ theo loại tiền tệ Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008

Đvt: tỷ đồng


Loại tiền

2006

2007

2008


Chênh lệch

Tốc độ tăng

%


Chênh lệch

Tốc độ tăng

%


Chênh lệch

Tốc độ tăng

%

VNĐ

2,729.72

99.85

3,394.28

62.13

1,760.16

19.87

Vàng qui đổi VNĐ

-168.9

-44.41

1,281.10

605.97

181.72

12.18

Ngoại tệ qui đổi VNĐ


445.19


33.68


980.9


55.51


-731.44


-26.62

Tổng Cộng

3,006.01

67.76

5,656.29

76

1,210.44

9.24

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu tại NH TMCP XNK Việt Nam trên địa bàn TP.HCM - 6

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank


2.2.1.3 Dư nợ phân theo thời hạn vay.

Dư nợ phân theo thời hạn vay thể hiện một góc nhìn khác về dư nợ cho vay và nhằm mục đích thể hiện được cơ cấu nợ trong tổng dư nợ phân theo thời hạn vay như thế nào và nó cho thấy được dư nợ vay tập trung chủ yếu vào hạn nào và tỷ trọng dư nợ của từng thời hạn vay trong tổng dư nợ vay. Đối với Eximbank trên địa bàn Tp.HCM dư nợ vay phân theo thời hạn vay được thể hiện trong bảng 2.4 dưới đây.

Bảng 2.4: Dư nợ theo thời hạn vay Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai

đoạn 2005-2008


Đvt: tỷ đồng


Thời hạn

2005

2006

2007

2008


Dư nợ

Tỷ trọng

%


Dư nợ

Tỷ trọng

%


Dư nợ

Tỷ trọng

%


Dư nợ

Tỷ trọng

%

Ngắn hạn

3,257.50

73.43

5,586.04

75.06

9,898.06

75.57

10,659.61

74.5

Trung hạn

531.26

11.98

940.3

12.64

1,839.54

14.04

1,670.14

11.67

Dài hạn

647.24

14.59

915.66

12.3

1,360.69

10.39

1,978.99

13.83


Tổng


4,436.00


100


7,442.00


100


13,098.29


100


14,308.74


100

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank


Giống như tình hình dư nợ cho vay theo loại tiền tệ, dư nợ theo thời hạn vay cũng phân chia làm hai giai đoạn tăng trưởng là giai đoạn từ 2005 đến 2007 và năm 2008. Đến ngày 31/12/2007 dư nợ đạt 13.098,29 tỷ đồng trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là dư nợ ngắn hạn đạt 9.898,06 tỷ đồng,chiếm 75,57% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn năm 2005 là 3.257,5 tỷ đồng chiếm 73,43% tổng dư nợ. Như vậy sau 02 năm dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và tăng hơn 02 lần. Từ năm 2005 đến 2008, dư nợ trung dài hạn tăng lên từ 1.178,49 tỷ đồng, chiếm 26,57% lên 3.200,23 tỷ đồng chiếm chiếm 24,43%. Dư nợ trung dài hạn đã tăng lên 2,7 lần nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ không tăng lên. Riêng năm 2008 là năm gặp khó khăn của ngân hàng, dư nợ ngắn hạn đạt 10.659,61% chiếm 74,5%, tốc độ tăng 7,69% so với năm 2007 và dư nợ trung dài hạn đạt 3.649,13 tỷ đồng chiếm 25,5% tổng dư nợ.

Biểu đồ 2.3: Dư nợ theo thời hạn vay Eximbank trên địa bàn Tp.HCM

Sốdư

giai đoạn 2005-2008


16,000.00

14,000.00

12,000.00

10,000.00

8,000.00

6,000.00

4,000.00

2,000.00

0.00

Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Tổng

2005 2006 2007 2008

Năm

Qua bảng 2.5 cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ trung dài hạn từ năm 2005 đến 2007 cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn nhưng xét về số tuyệt đối thì dư nợ ngắn hạn tăng hơn gấp 3 lần mức tăng dư nợ trung dài hạn. Do đó, có thể nói là dư nợ trong giai đoạn này tăng trưởng chủ yếu là tăng dư nợ ngắn hạn. Đối với năm 2008, dư nợ ngắn hạn chỉ tăng được 761,55 tỷ đồng, đạt tốc độ 7,69%, dư nợ dài hạn tăng 618,29 tỷ động, tốc độ tăng 45,44% nhưng dư nợ trung hạn giảm 169,4 tỷ đồng, tốc độ giảm 9,21% so với năm 2007.


Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng dư nợ theo thời hạn vay Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008

Đvt: tỷ đồng


Thời hạn

2006

2007

2008


Chênh lệch

Tốc độ tăng

%


Chênh lệch

Tốc độ tăng

%


Chênh lệch


Tốc độ tăng %

Ngắn hạn

2,328.54

71.48

4,312.02

77.19

761.55

7.69

Trung hạn

409.04

77

899.24

95.63

-169.4

-9.21

Dài hạn

268.43

41.47

445.03

48.6

618.29

45.44

Tổng

3,006.01

67.76

5,656.29

76

1,210.44

9.24

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank


Nguyên nhân của việc tăng dư nợ ngắn hạn chủ yếu là do các chi nhánh/ SGD tập trung cho vay vốn lưu động cho các khách hàng doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chứng khoán và các nhân vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán.

2.2.1.4 Dư nợ phân theo ngành kinh tế.

Một góc nhìn khác nữa về dư nợ vay là dư nợ theo ngành kinh tế. Việc phân chia này cho thấy hoạt động cho vay tập trung chủ yếu vào ngành nào đó hoặc được phân tán đều cho các ngành. Việc phân chia dư nợ như vậy có lợi cho việc nhận thấy các rủi ro tìm ẩn trong hoạt động cho vay và kịp thời cảnh báo khi có biến động của thị trường theo hướng tiêu cực đối với ngành có dư nợ cao hoặc tập trung cho vay nhiều trong thời gian sắp tới. Tùy theo mỗi Ngân hàng sẽ có một hệ thống các phân ngành riêng cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Đối với Eximbank trên địa bàn Tp.HCM dư nợ phân theo ngành được thể hiện qua bảng 2.6 dưới đây. Nó cho thấy một cái nhìn cụ thể về tình hình dư nợ theo từng ngành, tỷ trọng dư nợ của từng ngành so với tổng dư nợ. Hai tiêu chí này cũng được thể hiện qua từng năm trong giai đoạn 2005-2008 để có cái nhìn về sự biến động dư nợ từng ngành cụ thể trong giai đoạn này. Hiện nay, Eximbank đã phân ngành trong hệ thống Korebank bao gồm 10 ngành chính và một ngành được phân là ngành khác. Hơn nữa, việc phân chia ngành chưa thể hiện hết các nghiệp vụ thực tế phát sinh. `



Bảng 2.6: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008

Đvt: Tỷ đồng



Ngành kinh tế

2005

2006

2007

2008


Số dư

Tỷ trọng

%


Số dư

Tỷ trọng

%


Số dư

Tỷ trọng

%


Số dư

Tỷ trọng

%

Các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp


402.38


9.07


776.01


10.43


1,401.15


10.70


1,768.53


12.36

Công nghiệp chế tạo


89.52


2.02


282.50


3.80


489.02


3.73


453.92


3.17

Cho vay tiêu dùng


1,505.68


33.94


1,924.55


25.86


4,411.63


33.68


3,923.10


27.42

Dịch vụ

575.40

12.97

456.89

6.14

653.84

4.99

880.68

6.15

Kinh doanh chứng khoán


18.39


0.41


87.93


1.18


419.76


3.20


199.24


1.39

Năng lượng

385.37

8.69

362.70

4.87

202.64

1.55

247.90

1.73

Ngành hàng tiêu dùng


502.28


11.32


1,052.99


14.15


1,929.18


14.73


2,089.90


14.61

Thương mại hàng hóa


673.84


15.19


1,864.14


25.05


2,530.28


19.32


3,461.98


24.19

Trồng trọt chăn nuôi


53.03


1.20


15.10


0.20


10.46


0.08


7.49


0.05

Xây dựng

230.12

5.19

619.19

8.32

1,050.35

8.02

1,275.99

8.92

Khác

156.98

3.54

251.36

3.38

218.12

1.67

150.77

1.05

Tổng Cộng

4,436.00

100.00

7,442.00

100.00

13,098.29

100.00

14,308.74

100.00

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank



Bảng 2.7: Tốc độ tăng trưởng dư nợ theo ngành kinh tế Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008

Đvt: Tỷ đồng


Ngành kinh tế

2006

2007

2008


Chênh lệch

Tốc độ tăng trưởng

%


Chênh lệch

Tốc độ tăng trưởng

%


Chênh lệch

Tốc độ tăng trưởng

%


Các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp


373.64


92.86


625.13


80.56


367.38


26.22


Công nghiệp chế tạo


192.98


215.56


206.51


73.1


-35.09


-7.18


Cho vay tiêu dùng


418.87


27.82


2,487.08


129.23


-488.53


-11.07

Dịch vụ

-118.5

-20.6

196.94

43.1

226.84

34.69


Kinh doanh chứng khoán


69.54


378.2


331.83


377.39


-220.51


-52.53


Năng lượng


-22.68


-5.88


-160.06


-44.13


45.27


22.34

Ngành hàng tiêu dùng

550.72

109.64

876.19

83.21

160.72

8.33


Thương mại hàng hóa


1,190.30


176.65


666.15


35.73


931.69


36.82


Trồng trọt chăn nuôi


-37.92


-71.52


-4.64


-30.75


-2.97


-28.39

Xây dựng

389.07

169.07

431.16

69.63

225.64

21.48

Khác

94.38

60.12

-33.24

-13.23

-67.35

-30.88

Tổng Cộng

3,006.01

67.76

5,656.29

76

1,210.44

9.24

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank

Hai bảng 2.6 và 2.7 cho thấy dư nợ chủ yếu tập trung vào các ngành hàng tiêu dùng, thương mại hàng hóa, cho vay tiêu dùng, xây dựng và các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp. Để có cái nhìn cụ thể hơn, tôi phân tích theo từng năm như dưới đây:


Năm 2005 dư nợ cho vay tiêu dùng là 1.505,7 tỷ đồng chiếm 33,94%, thương mại hàng hóa là 673,84 tỷ đồng chiếm 15,19%, ngành hàng tiêu dùng là 502,28 tỷ đồng chiếm 11,32%, ngành các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp là 402,38 tỷ đồng chiếm 9,07% và xây dựng là 230,12 tỷ đồng chiếm 5,19%. Năm 2006 Dư nợ cho vay tiêu dùng tăng lên 1.924,55 tỷ đồng chiếm 25,86%, tăng trưởng 27,82%, dư nợ thương mại hàng hóa tăng lên 1.864,14 tỷ đồng chiếm 25,05%, tăng trưởng 176,65%, dư nợ ngành hàng tiêu dùng tăng lên 1.052,99 tỷ đồng chiếm 14,15%, tăng trưởng 109,64%, dư nợ xây dựng tăng lên 619,19 tỷ đồng chiếm 8,32%, tăng trưởng 169,07% và dư nợ các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp tăng lên 776,01 tỷ đồng chiếm 10,43%, tăng trưởng 92,86%. Năm 2006 dư nợ tăng nhiều nhất là cho vay thương mại hàng hóa và ngành hàng tiêu dùng nguyên nhân là các chi nhánh và Sở Giao Dịch tập trung cho vay các khách hàng lớn là các doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Điều này thực hiện đúng với chủ trương của chính sách từ Hội Sở tăng trưởng dư nợ. Năm 2007 dư nợ của 05 ngành này tiếp tục tăng mạnh. Dư nợ cho vay tiêu dùng tăng 4.411,63 tỷ đồng chiếm 33,68%, tăng trưởng 129,23%, dư nợ thương mai hàng hóa tăng lên 2.530,28 tỷ đồng chiếm 19,32%, tăng trưởng 35,73%, dư nợ ngành hàng tiêu dùng tăng lên 1.929,18 tỷ đồng chiếm 14,73%, tăng trưởng 83,21%, dư nợ các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp tăng lên 1.401,15 tỷ đồng chiếm 10,7%, tăng trưởng 80,56% và dư nợ ngành xây dựng tăng lên 1.050,35 tỷ đồng chiếm 8,02%, tăng trưởng 69,93%. Trong năm này, dư nợ tăng nhiều nhất là cho vay tiêu dùng vì trong năm 2007 thị trường bất động sản và chứng khoán đang “nóng”, các khoản vay dùng để sửa chữa nhà, mua bán chứng khoán cầm cố bằng chứng khoán, vay mua sắm khác dưới 500 triệu đồng đều được hạch toán là cho vay tiêu dùng. Bốn ngành còn lại vẫn được đẩy mạnh như trong năm 2006 nên dư nợ tăng nhanh trong năm 2007.

Năm 2008 là năm khó khăn, dư nợ tăng so với năm 2007 là 1.210,44 tỷ đồng, trong đó tăng nhiều nhất là ngành thương mại hàng hóa tăng 931,69 tỷ đồng tương đương tăng 36,82% so với thời điểm 2007 và ngành giảm nhiều nhất là cho vay tiêu dùng, giảm 488,53 tỷ đồng, tương đương giảm 11,07%.



2.2.1.5 Dư nợ theo thành phần kinh tế.

Phân chia dư nợ theo thành phần kinh tế để nhận thấy việc hoạt động cho vay chủ yếu là đối tượng nào trong nền kinh tế. Đối với Eximbank trên địa bàn Tp.HCM, dư nợ theo thành phần kinh tế thể hiện ở bảng 2.8. Trong bảng này thể hiện dư nợ từng thành phần kinh tế cũng như tỷ trọng dư nợ qua các năm để có cái nhìn tổng quát về biến động dư nợ vay từng thành phần kinh tế trong giai đoạn 2005-2008

Bảng 2.8: Dư nợ theo thành phần kinh tế Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai

đoạn 2005-2008


Đvt: Tỷ đồng



Thành phần kinh tế

2005

2006

2007

2008


Dư nợ

Tỷ trọng

%


Dư nợ

Tỷ trọng

%


Dư nợ

Tỷ trọng

%


Dư nợ

Tỷ trọng

%

DNNN

603.91

13.61

411.25

5.53

219.22

1.67

462.72

3.23

CTY CP, TNHH

1,447.23

32.62

3,150.77

42.34

6,564.63

50.12

7,745.14

54.13


DNTN


82.59


1.86


365.11


4.91


521.53


3.98


588.81


4.12


TCNN & LD


100.24


2.26


195.95


2.63


155.53


1.19


382.81


2.68

Cá nhân

2,202.03

49.64

3,318.92

44.60

5,637.37

43.04

5,129.25

35.85


Tổng


4,436.00


100.00


7,442.00


100.00


13,098.29


100.00


14,308.74


100.00

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank


Qua bảng 2.8 ở trên cho thấy dư nợ các chi nhánh/ SGD tập trung chủ yếu là khách hàng cá nhân và nhóm các công ty TNHH và công ty cổ phần. Cụ thể như sau:

Năm 2005 dư nợ cá nhân là hơn 2.200 tỷ đồng chiếm 49,64% và Cty TNHH, Cty CP dư nợ là 1.447,23 tỷ đồng chiếm 32,62%. Năm 2006 dư nợ cá nhân

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 26/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí