3.2.2 Đặt giới hạn dư nợ theo ngành để kiểm soát được rủi ro và xây dựng đội ngũ nghiên cứu thị trường
Trong thời gian qua, biến động của thị trường bất động sản và chứng khoán gây ra nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao ở tất cả các ngân hàng. Eximbank đã từng bị nợ quá hạn vượt quá 10% và nợ xấu vượt mức 5% vào cuối năm 2008. Đây là một dấu hiệu cho thấy các chi nhánh/ SGD tập trung cho vay quá cao vào các ngành có diễn biến tích cực. Do đó, cần có những giải pháp để tránh việc cho vay tập trung vào một vài ngành có tín hiệu tích cực nhằm đối phó với việc ngành đó đi theo hướng tiêu cực và gây ra rủi ro. Tôi xin đề xuất các giải pháp như sau:
Bảng 3.2: Tỷ lệ % dư nợ theo ngành
Ngành kinh tế | Tỷ lệ % | |
1 | Các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp | 10 |
2 | Công nghiệp chế tạo | 3 |
3 | Cho vay tiêu dùng | 30 |
4 | Dịch vụ | 6 |
5 | Kinh doanh chứng khoán | 1.5 |
6 | Kinh doanh bất động sản | 1.5 |
7 | Năng lượng | 2 |
8 | Ngành hàng tiêu dùng | 15 |
9 | Thương mại hàng hóa | 20 |
10 | Trồng trọt chăn nuôi | 2 |
11 | Xây dựng | 7 |
12 | Khác | 2 |
Tổng cộng | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Nợ Quá Hạn Và Tỷ Lệ Nợ Xấu Eximbank Trên Địa Bàn Tp.hcm Giai Đoạn 2005-2008
- Đánh Giá Chung Về Hoạt Động Tín Dụng Eximbank Trên Địa Bàn Tp.hcm Giai
- Chiến Lược Phát Triển Eximbank Giai Doạn 2009-2011 Và Tầm Nhìn Đến 2015
- Giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu tại NH TMCP XNK Việt Nam trên địa bàn TP.HCM - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
- Hội sở tạo lập danh mục ngành và giao chỉ tiêu dư nợ theo từng ngành nghề cụ thể ( như bảng 3.2) nhằm tránh cho vay tập trung vào một số ngành như thời gian qua. Đồng thời, tăng cường kiểm soát và điều chỉnh kịp thời.
Bảng 3.2 cho thấy ưu tiên các ngành như cho vay tiêu dùng, thương mại hàng hóa và thương mại. Đây là các ngành truyền thống của Eximbank và mang lại lợi nhuận nhiều nhất. Đồng thời hạn chế các ngành có khả năng bị rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản, trồng trọt chăn nuôi… Bảng này cũng thể hiện một phần chiến lược của ngân hàng trong việc định hướng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro.
- Hội Sở thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu về rủi ro, bao gồm những người đã làm công tác thực tế và những người có kiến thức sâu vào một vài lĩnh vực nào đó nhằm nhận biết được rủi ro từng khâu của các bộ phận bên trong ngân hàng cũng như nhận biết các rủi ro bên ngoài. Vì nếu không am hiểu thực tế của quá trình tác nghiệp sẽ không nhận biết được rủi ro nằm tại công đoạn nào và từ đâu. Đối với các rủi ro bên ngoài, phải có kiến thức và am hiểu lĩnh vực sẽ nhận biết nhanh chóng và cảnh báo kịp thời. Ví dụ trong trường hợp EU cảnh báo hàng thủy hải sản nhập vào EU có chất kháng sinh cao và hạn chế nhập thì Hội Sở sẽ cảnh báo các chi nhánh/ SGD hạn chế cho vay xuất khẩu thủy hải sản. Bên cạnh đó cần có cơ chế riêng cho bộ phận này ví dụ họ được quyền ngồi cả ngày đọc báo hoặc đi ra ngoài kiếm thông tin.
- Bên cạnh, các biện pháp kể trên để hạn chế rủi ro thì Eximbank cần xây dựng hệ thống hoạt động đạt tiêu chuẩn ISO. Khi hệ thống này hoàn thiện, giúp cho các bộ phận làm việc tốt hơn và thông tin được truyền tải nhanh chóng và chính xác (do làm việc theo mẫu đã định sẵn) tới các bộ phận có liên quan. Hiệu quả làm việc của các nhân viên và lãnh đạo cao hơn. Đặc biệt là tiết kiệm chi phí trong quá trình hoạt động.
3.2.3 Phát triển nguồn nhân lực tín dụng
Việt Nam đang thực thi các cam kết khi gia nhập WTO trong lĩnh vực tài chính, các tổ chức tài chính nước ngoài đang vào thị trường trong nước thông qua nhiều hình thức khác nhau. Họ có những ưu thế về cạnh tranh cạnh hơn các tổ chức trong nước về tài chính, nhân sự… Trong đó, nhân sự được ưu tiên hàng đầu. Với
qui trình, tiêu chuẩn nhân sự cao và mức lương cao đã thu hút nguồn nhân lực từ các tổ chức tài chính cũng như những người có trình độ và kỹ năng tốt. Đây là điều gây áp lực lớn đối với mọi tổ chức tài chính trong nước và Eximbank không phải là ngoại lệ. Tất cả các nhà quản trị ngân hàng đều quan tâm tới chất lượng của đội ngũ cán bộ. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần phải có các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cụ thể như sau:
- Quá trình phát triển của một tổ chức gắn liền với việc phát triển nhân lực và sử dụng nhân lực đúng. Các công ty lớn trên thê giới họ rất minh bạch trong vấn đề nhân sư và đánh giá định kỳ 06 tháng/1 lần từ phòng nhân sự và người quản lý trực tiếp. Eximbank không phải là ngoại lệ, do đó, Eximbank ban hành qui định về việc đánh giá định kỳ từng nhân sự ở từng vị trí là điều cần thiết. Dựa trên kết quả đánh giá này sẽ đánh giá năng lực từng người và thuyên chuyển tới các vị trí phù hợp với năng lực của họ cũng như đào tạo họ để đáp ứng các yêu cầu công việc trong tương lai gần. Hoàn thiện việc đánh giá nhân sự cần có thời gian vì ban đầu khó có thể đánh giá đúng, do đó vừa làm vừa chỉnh sửa lại cho phù hợp. Có thể mất 02-03 năm mới hoàn chỉnh.
- Đối với những người mới (chưa có kinh nghiệm) cần thông qua lớp đào tạo nghiệp vụ. Đối với những người có kinh nghiệm vừa tuyển vào thì đào tạo qui trình qui chế hiện tại của Eximbank và được những người quản lý trực tiếp đánh giá thông qua phỏng vấn hoặc bài test hoặc tham gia làm việc tại một chi nhánh nào đó. Từ đó, có những bố trí cụ thể phù hợp với năng lực.
- Ngân hàng sớm phát hiện và sử dụng những người tài. Muốn làm được điều này Ban Lãnh Đạo Ngân hàng cần có chính sách đãi ngộ người có trình độ, thu hút người giỏi từ bên ngoài, ban hàng các qui định về tiêu chuẩn cán bộ cho từng vị trí cụ thể cũng như những qui định xử lý các vi phạm một nghiêm minh và công bằng. Hơn nữa, thông qua thi tuyển để những người có năng lực có cơ hội chứng minh năng lực và thăng tiến trong Ngân hàng.
- Trong quá trình hoạt động của Ngân hàng, việc thuyên chuyển nhân sự là điều hiển nhiên. Việc thuyên chuyển có nhiều nguyên nhân do việc riêng của gia đình, cá nhân hoặc vi phạm qui định bị cắt chức… Ở góc độ ngân hàng thì bất kỳ lý do gì cũng phải có nhân sự dự bị cho từng vị trí để lắp vào khoảng trống khi có biến động về nhân sự. Nhân sự dự bị cũng nhằm cho việc phát triển về mạng lưới và tổ chức. Hơn nữa, có nhiều nhân sự sẽ làm tăng cạnh tranh cá nhân và nâng hiệu quả. Tuy nhiên, số lượng nhân sự dự bị được hạn chế vì nó làm tăng chi phí và nếu lãnh đạo không quản lý không xuể sẽ làm cho họ không phấn đấu và hiệu quả làm việc của của cả bộ phận đó giảm xuống.
- Ban hành các qui định về tiêu chuẩn nhân sự cũng như qui trình tuyển dụng từng vị trí liên quan tới công tác tín dụng. Điều này rất quan trọng vì hạn chế được tiêu cực trong quá trình tuyển dụng, giúp cho những người có năng lực và đạo đức tốt có cơ hội thể hiện năng lực và ngồi ở vị trí xứng đáng cũng nhưng thu nhập cao hơn. Hơn nữa, người có năng lực sẽ giúp cho hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao hơn và hạn chế được rủi ro.
3.2.4 Tăng cường số lượng và chất lượng nhân viên kiểm soát nội bộ về hoạt động tín dụng; kiểm soát tín dụng theo hướng quản lý tập trung, giám sát chặt chẽ và xử lý kịp thời rủi ro.
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có nhiều mảng và phức tạp, mỗi mảng đều có một hệ thống các qui định tương ứng nhằm hướng mọi người vào một mục đích chính. Tuy nhiên, trong thực tế việc thực hiện không đúng qui định diễn ra không ít và gây tổn thất cho ngân hàng. Chính vì lẽ đó, tồn tại bộ phận kiểm soát nội bộ là cần thiết để hướng nhân viên ngân hàng thực hiện đúng các qui định. Mảng tín dụng là mảng lớn của ngân hàng, Eximbank đã lập phòng Kiểm Tra Kiểm Soát Nội Bộ (hiện vẫn có Ban Kiểm Toán riêng) thực hiện việc kiểm soát chủ yếu là mảng tín dụng tuy nhiên chưa hiệu quả và cần có những giải pháp như sau:
- Số lượng nhân viên của phòng hiện nay là 19 người, trong đó 03 lãnh đạo phòng. Số lượng nhân viên kiểm soát trực tiếp là 16 người và số lượng các chi nhánh/ SGD là 36. Riêng khi vực Tp.HCM có 11 chi nhánh và 01 Sở Giao Dịch với dư nợ hơn 14.000 tỷ đồng và số nhân viên phụ trách là 4. Có thể thấy số lượng nhân viên kiểm soát hoạt động các chi nhánh/ SGD là chưa tương xứng và có thể nhiều sai soát nghiêm trọng chưa được phát hiện kịp thời. Do đó, cần thiết phải tăng cường số lượng nhân viên cho bộ phận này, đảm bảo 1 nhân viên kiểm soát 01 chi nhánh.
- Ngoài việc tăng số nhân viên thì việc nâng cao năng lực của họ là cần thiết. Mảng tín dụng là mảng lớn và có thể nói là rất phức tạp. Ví dụ cho vay tiêu dùng thế chấp bằng cổ phiếu với số tiền là năm trăm triệu đồng và giải ngân một lần. Với những người có kinh nghiệm và nhận biết nhanh có thể nhìn thấy khoản vay này có thật sự là tiêu dùng hay là chơi chứng khoán (trong thời điểm thị trường chứng khoán đang lên). Để làm được điều này, đòi hỏi người kiểm tra phải nhận biết được các thông tin bên ngoài về cán bộ tín dụng, thị trường và cả kinh nghiệm đã trải qua. Cho nên những nhân viên Kiểm Tra Kiểm Soát Nội Bộ phải là người đã trải nghiệm thực tế thì hiệu quả kiểm soát sẽ được nâng cao. Muốn làm được điều này cần có một chính sách ưu đãi về lương bổng và cấp bậc. Hiện nay, phòng Kiểm Tra Kiểm Soát Nội Bộ chỉ có 01 phó phòng là người đã làm thực tế, 18 người còn lại chưa làm qua bất kỳ một bộ phận nghiệp vụ cụ thể.
- Một trong những đối tác chiến lược của Eximbank là SMBC cho biết về bộ phận kiểm soát của họ kiểm soát tất cả các nghiệp vụ tại các chi nhánh trực thuộc khoản 3-5 ngày tại chi nhánh còn lại hầu hết thời gian là kiểm soát thông qua hệ thống. Trong khi đó, Ban Kiểm Toán Eximbank kiểm toán các chi nhánh/ SGD không dưới 01 tháng. Do đó, cần phải cải tiến hệ thống thông tin trên Korebank một cách thiết thực hơn nhằm thể hiện tất cả các nghiệp vụ và chứng từ trong hồ sơ tín dụng tại chi nhánh/ SGD để nhân viên phụ trách có thể kiếm soát và kịp thời phát hiện các sai soát cũng nhưng
những rủi ro có thể xảy ra nhằm cảnh báo chi nhánh/ SGD. Việc này không thể thực hiện trong một sớm một chiều được mà có thể mất khoản 2-3 năm với một đội ngũ chuyên nghiệp tập trung làm. Trong thực tế, gần như không có bộ hồ sơ tín dụng nào giống nhau do đó cần đưa vào hệ thống những gì chung nhất và quan trọng nhất. Hơn nữa, tín dụng liên quan tới nhiều bộ phận khác như dịch vụ khách hàng, thanh toán quốc tế… nên các hồ sơ của các bộ phận này cũng cần đưa lên Korebank.
- Thời gian qua, nhiều khoản vay đã bị rủi ro và phát hiện sớm nhưng xử lý chưa kịp thời làm cho khả năng mất vốn, cũng như nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh. Trong lịch sử của Eximbank chưa có một cá nhân nào bị qui trách nhiệm đối với các khoản cho vay làm mất vốn hoặc khó thu hồi. Do đó, Hội Sở ban hành qui định qui trách nhiệm cho những người có liên quan tại chi nhánh/ SGD đối với các rủi ro phát sinh. Như vậy sẽ gắn trách nhiệm của họ với các khoản cho vay. Một khi đã gắn trách nhiệm họ sẽ chủ động theo dõi khoản vay do mình phụ trách và xử lý kịp thời. Nếu vượt khả năng họ sẽ báo về Hội Sở để phối hợp xử lý tránh làm mất vốn của Eximbank và thời gian thu hồi nợ nhanh hơn.
3.2.5 Tách bạch khâu thẩm định và quản lý tín dụng nhằm hạn chế các sai sót và hạn chế tiêu cực
Việc tách bạch hai bộ phận này được nhiều ngân hàng lớn trên thế giới áp dụng, ở Việt Nam thì ACB, Sacombank… áp dụng nhiều năm rồi. Tuy nhiên, hiện nay Eximbank chỉ áp dụng với Sở Giao Dịch và chi nhánh Hà Nội, các chi nhánh còn lại chưa áp dụng. Đối với các nợ quá hạn hay nợ xấu đa phần là do tiêu cực trong quá trình cho vay gây ra. Nhìn lại quá trình cho vay của Eximbank đã từng xảy nhiều lần như vậy ví dụ như năm 2008 cho vay một nhóm khách hàng hạn mức 80 tỷ đồng thế chấp bằng hàng hóa nhưng thực tế không có hàng. Hiện nay, khoản nợ này không thể thu hồi. Do đó, rất cần thiết phải tách bạch hai bộ phận thẩm định và quản lý tín dụng.
- Công việc của bộ phận thẩm định chủ yếu là tìm khách hàng, tiếp thị và thẩm định. Sau đó, lập báo cáo thẩm định cho lãnh đạo. Việc cho vay hay không là do lãnh đạo quyết định. Công việc chủ yếu của bộ phận quản lý tín dụng chủ yếu là lập hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng, công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo, giải ngân và kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay… Trong quá trình làm việc, bộ phận quản lý tín dụng sẽ kiểm tra chéo bộ phận thẩm định. Việc tiêu cực phát sinh thường ngay từ lúc thẩm định nên khi có bộ phận quản lý tín dụng tham gia vào quá trình cho vay sẽ hạn chế được tiêu cực do người thẩm định không chắc là cho vay được hay không nên hạn chế được việc gây “khó khăn” cho khách hàng, trong khi đó họ phải kiếm khách hàng cho đủ chỉ tiêu được giao nên tiêu cực được hạn chế ngay từ đầu.
- Hậu quả việc tiêu cực trong quá trình cho vay là nợ quá hạn và nợ xấu phát sinh. Ví dụ khách hàng chỉ vay 300 triệu đồng phải bỏ ra 30 triệu. Khách hàng chỉ còn lại 270 triệu đồng. Đây là giá rất cao, chỉ có khách hàng khoongcos khả năng trả nợ hoặc liên quan cho vay “nóng” bên ngoài mới chấp nhận mức giá này. Có thể thấy ngay từ đầu khách hàng này không có nguồn trả nợ ổn định và khả năng trả nợ thấp nhưng vẫn cho vay nên hậu quả là nợ quá hạn và kéo theo là nợ xấu.
- Bên cạnh đó, bộ phận quản lý tín dụng kiểm tra tình hình sử dụng vốn của ngân hàng sẽ hạn chế được việc khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích. Trong trường hợp, khách hàng sử dụng vốn sai mục đích sẽ đề nghị thu hồi vốn trước hạn nhằm hạn chế nợ quá hạn phát sinh.
Trên đây là ưu điểm của việc tác bạch khâu thẩm định và quản lý tín dụng. Nó là xu hướng tất yếu trong công tác quản trị hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động mỗi chi nhánh sẽ có thời gian để tách bạch hai bộ phận này vì thời gian đầu hoạt động chưa hiệu quả và công việc ít nên không cần nhân viên nhiều để tiết kiệm chi phí. Khi hoạt động cho vay tại chi nhánh diễn ra liên tục và dư nợ lớn sẽ tách bạch hai bộ phận này độc lập nhau nhằm hạn chế các rủi ro trong quá trình cho vay.
3.2.6 Có các biện pháp mạnh đối với các chi nhánh/ SGD có nợ quá hạn phát sinh do không chấp hành quy định về tín dụng.
Các khoản cho vay chuyển sang nợ quá hạn hoặc nợ xấu xuất phát từ nguyên nhân khách quan rất ít, phần lớn xuất phát từ việc không tuân thủ đúng qui định. Trong lịch sử Eximbank đã từng phát sinh các khoản vay rất khó thu hồi như các khoản vay liên quan tới vụ án Epco – Minh Phụng, Cty Việt Hà, Phuthexim… các khoản nợ này đã làm cho Eximbank bên bờ vực phá sản nguyên nhân chính là cho vay không đúng các qui định của Eximbank cũng như qui định của pháp luật và Ngân hàng nhà nước. Do đó, việc xử lý các chi nhánh/ SGD phát sinh nợ quá hạn do không chấp hành đúng qui về tín dụng trong quá trình cho vay là cần thiết.
Bảng 3.3: Mức tối đa nợ quá hạn, nợ xấu và thời gian xử lý
Cán bộ tín dụng | Kiểm soát viên | Phó phòng tín dụng | Trưởng phòng tín dụng/ phòng giao dịch | Phó Giám Đốc | Giám Đốc | |
Nợ quá hạn | 5% | 5% | 5% | 6% | 7% | 7% |
Nợ xấu | 3% | 3% | 3% | 3% | 3% | 3% |
Số dư bảo lãnh | 2% | 2% | 2% | 2% | 2% | 2% |
Thời gian xử lý | 03 tháng | 03 tháng | 03 tháng | 03 tháng | 03 tháng | 03 tháng |
Thời gian xử lý (hồ sơ tiếp quản từ người khác) | 03 tháng | 03 tháng | 03 tháng | 03 tháng | 03 tháng | 03 tháng |
- Tỷ lệ trên được tính cho tổng dư nợ và/ hoặc bảo lãnh do người đó phụ trách. Ví dụ cán bộ tín dụng tỷ lệ trên tính trên tổng dư nợ do CBTD phụ trách từ đầu. Trưởng phòng tín dụng và trưởng phòng giao dịch tỷ lê trên tính trên tổng dư nợ của bộ phận đang phụ trách.
- Các vị trí lãnh đạo mức xử lý với tỷ lệ cao hơn vì có thể có nhiều CBTD có nợ quá hạn hoặc nợ xấu gần bằng với tỷ lệ qui định ở trên sẽ làm tổng dư nợ quá hạn và nợ xấu tăng lên làm tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao hơn.
Để công bằng và minh bạch việc xử lý các chi nhánh/ SGD có nợ quá hạn phát sinh do không chấp hành đúng qui định về tín dụng, Hội Sở phải ban hành tiêu