Các Mô Hình Canh Tác Nông Lâm Nghiệp Tại Địa Phương Và Hiệu Quả Kinh Tế Từng Mô Hình


Kết quả phân tích thu nhập của hộ gia đình tại biểu 2 cho thấy người dân trong xã có thu nhập chủ yếu là nông lâm nghiệp (78%) trong đó chủ yếu là từ nương rãy, trồng lúa nước và chăn nuôi.

3.2.5. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội

3.2.5.1. Những lợi thế

+ Là huyện có diện tích tự nhiên rộng, điều kiện khí hậu thuỷ văn thuận lợi, đất đai thích hợp với nhiều loài cây trồng.

+ Lực lượng lao động dồi dào, cần cù chịu khó, nhân dân các dân tộc

đoàn kết gắn bó, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm nghiệp.

+ Cơ cấu cây trồng và mùa vụ đang chuyển dịch theo hướng tập trung, một phần chuyển đổi cây trồng, vật nuôi với các loài cây và con giống cho năng xuất chất lượng cao. Nông nghiệp phát triển theo chiều hướng năm sau cao hơn năm trước, tổng sản lương lương thực quy thóc hàng năm liên tục tăng trong những năm qua bước đầu giải quyết dần tình trạng thiếu hụt lương thực trong các hộ gia đình.

+ Là huyện có các xã nằm trong Chương trình 135 (xã đặc biệt khó khăn) nên có những dự án, đề án được đầu tư. Do đó thu nhập của người dân vùng nông thôn được đa dạng hoá và trình độ sản xuất được nâng cao.

3.2.5.2. Những hạn chế

+ Nền kinh tế còn ở mức thấp, số hộ đói nghèo còn ở mức cao, cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, việc chuyển dịch còn chậm, công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển.

+ Là huyện vùng cao núi đá, hệ thống giao thông chất lượng còn thấp, khả năng đi lại, vận chuyển khó khăn nhất là vào mùa mưa, gây cản trở trong việc đi lại và trao đổi hàng hoá.

+ Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự sản tự tiêu là chính. Năng suất cây trồng vật nuôi còn thấp. Trong thời gian qua người dân chỉ tập trung vào sản xuất,


gây trồng cây lương thực, hiệu quả kinh tế không cao dẫn đến thu nhập bình quân đầu người trong huyện còn thấp.

+ Tình trạng chăn nuôi còn mang tính tự phát chưa có định hướng phát triển, gia súc còn thả dông nhiều, do vậy nguy cơ mắc dịch bệnh cao. Mặc dù chăn nuôi mang lại nguồn thu nhập tương đối lớn, nhưng chưa có quy hoạch cụ thể.

+ Lượng mưa phân bố không đều, địa bàn núi đá nên khả năng giữ nước trong đất thấp dẫn đến thiếu hụt nước trong mùa khô. Hiện tượng bất thường như lốc, mưa đá, sương muối ... làm thiệt hại đến cây trồng vật nuôi.

+ Nguồn lao động dồi dào nhưng phần lớn chưa qua đào tạo và thiếu việc làm, là huyện có nhiều dân tộc sinh sống, có phong tục tập quán và trình độ canh tác khác nhau. Do vậy, rất khó khăn trong việc tiếp cận thông tin và chuyển giao khoa học kỹ thuật và ứng dụng các mô hình sản xuất tiên tiến.


Chương 4

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Hiện trạng sử dụng đất

4.1.1. Tình hình quản lý đất đai

Thực hiện chỉ thị 364/CP ngày 05/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập hồ sơ địa giới hành chính cho các cấp, Ban tổ chức chính quyền tỉnh phối hợp với Sở Địa chính tiến hành lập hồ sơ địa giới hành chính cho các cấp

đến nay huyện đã xác định hoàn chỉnh về ranh giới.

Phần biên giới giữa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thuộc địa bàn huyện đã được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Hoa cắm mốc ranh giới rò ràng nên không có hiện tượng tranh chấp địa giới với nước bạn thuộc các xã biên giới trên địa bàn huyện.

Hàng năm uỷ ban nhân dân huyện tiến hành rà soát lại toàn bộ diện tích

đất tự nhiên, thống kê các loại đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng và biến động đất đai.

Phòng địa chính huyện đã đã phối hợp với uỷ ban nhân dân các xã, tổ chức đo đạc xây dựng bàn đồ giải thửa và tiến hành giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài từ năm 2000, theo Nghị định 64/CP ra ngày 27/9/1993; Quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài vào mục đích nông nghiệp và Nghị định 02/CP ra ngày 15/4/1994: Quy định về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân và hộ gia đình vào mục đích lâm nghiệp.

Tình hình tranh chấp khiếu nại, tố cáo ít xảy ra, những vụ việc xảy ra đã

được Uỷ ban nhân dân huyện phối hợp với các phòng chức năng kịp thời giải quyết đúng pháp luật.


4.1.2. Hiện trạng sử dụng đất

- Căn cứ vào luật đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 Quốc hộ khoá XI và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004.

- Căn cứ Thông tư 28/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng

đất. Kết quả thu thập số liệu và điều tra khoanh vẽ bổ sung hiện trạng các loại

đất được thống kê cụ thể ở biểu 4.1.

Biểu 4.1: Hiện trạng diện tích các loại đất đai

Đơn vị: ha

TT

Hạng mục

Mã ĐC

Diên tích

%


Tổng diện tích tự nhiên


78.346

100,0

1

Đất nông nghiệp

nnp

72.571

92,6

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

sxn

18.610

25,6

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

chn

16.790


1.1.1.1

Đất trồng lúa

lua

2.260


1.1.1.2

Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi

coc

1.287


1.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

hnk

13.242


1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

cln

1.821


1.2

Đất lâm nghiệp

lnp

53.961

74,4

1.2.1

Đất rừng sản xuất

rsx

23.632


1.2.2

Đất rừng phòng hộ

rph

27.535


1.2.3

Đất rừng đặc dụng

rdd

2.794


2

Đất phi nông nghiệp

PNN

2.108

2,7

3

Đất chưa sử dụng

csd

3.666

4,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác nông lâm nghiệp trên địa hình núi đá vôi huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp của huyện - 5

(Chi tiết phần phụ biểu 1.1)

Từ số liệu biểu 4.1 cho thấy:

Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 92,6% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Diện tích đất để sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm) chiếm 25,6% diện tích đất nông nghiệp, phân bố không

đều tại các xã trong huyện và tập trung chủ yếu ở Thị trấn, các xã Đường Thượng và Lũng Hồ.


Cũng theo kết quả tại biểu 4.1, bình quân mỗi hộ có 1,5 ha diện tích để sản xuất nông nghiệp và chủ yếu là đất đồi núi được người dân canh tác nương rãy, trồng cây lâu năm như Chè, cây ăn quả...

Diện tích đất sản xuất lâm nghiệp 53.961 ha chiếm tỷ lệ 74,4% diện tích

đất nông nghiệp. Theo kết quả quy hoạch rà soát phân 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/TTg-CT và Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 về việc ban hành quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ và Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày12 tháng 10 năm 2005 về việc ban hành quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Diện tích 3 loại rừng của huyện cụ thể tại biểu 4.2

Đất lâm nghiệp giành cho sản xuất có diện tích 23.632 ha chiếm 43,8% diện tích đất lâm nghiệp.

Diện tích đất phòng hộ 27.535 ha chiếm 51,0% diện tích đất lâm nghiệp. còn lại là diện tích đất rừng đặc dụng 2.794 ha, chiếm 5,2% thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Du Già.

Biểu 4.2: Hiện trạng đất lâm nghiệp

Đơn vị: ha



TT


Loại đất, loại rừng

Đất lâm nghiệp

Tổng đất LN

Rừng phòng hộ

Rừng

đặc dụng

Rừng sản xuất


Đất lâm nghiệp

53.961

27.535

2.794

23.632

1

Rừng tự nhiên

18.466

10.599

2.163

5.704

2

Rừng trồng

3.704

1.545


2.167

2.1

RT chưa có trữ lượng

1.757

764


993

2.2

RT có trữ lượng

1.625

487


1.138

2.3

Rừng đặc sản

322

294


28,5

3

Đất chưa có rừng

31.791

15.391

632

15.768

3.1

Đất trống cỏ (Ia)

2.896

1.176


1.720

3.2

Đất trống cây bụi (Ib)

3.190

1.483

336

1.371

3.3

Đất trống cây gỗ rải rác (Ic)

12.217

6.329

296

5.592

3.4

Đất LN khác

13.488

6.403


7.085

Nguồn: Kết quả Rà soát phân 3 loại rừng và điều tra bổ sung


Trong diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng tự nhiên là 18.466 ha chiếm 34,2% diện tích đất lâm nghiệp, chủ yếu là rừng phòng hộ (chiếm 58,7% diện tích có rừng) diện tích này nằm ở nơi cao, xa. Rừng giàu không còn, rừng trung bình và rừng nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ tập trung chủ yếu ở khu bảo tồn thiên nhiên Du Già và những nơi cao, xa, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn. Rừng nghèo kém chất lượng, cây cong queo, sâu bệnh nhiều, trữ lượng thấp, tán rừng bị phá vỡ, dây leo bụi dậm xâm lấn mạnh. Tổ thành loài cây đa phần thuộc loài cây tiên phong ưa sáng từ nhóm IV đến nhóm VIII như: Trám, Trâm, Giẻ, Kháo, Chẹo, Thẩu tấu...Đó là kết quả của việc khai thác quá mức trước đây. Diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng non phục hồi chiếm tỷ lệ 66,8% diện tích rừng tự nhiên. Rừng đã phục hồi được vài năm, nhưng chưa

được quan tâm làm vệ sinh và luỗng phát dây leo bụi rậm dưới tán nên tốc độ tăng trưởng bị hạn chế, rừng đã có trữ lượng nhưng còn thấp. Tổ thành loài cây hỗn giao gỗ tre nứa, Giẻ, Chẹo, Kháo, Re, Tre nứa, Vầu tái sinh...

Rừng trồng 3.704 ha, chiếm tỷ lệ nhỏ so với diện tích đất lâm nghiệp (6,9%). Loài cây trồng chủ yếu là Thông, Sở, Sa mộc, Kháo, Keo. Diện tích này được trồng chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách theo các dự án như dự án 327, dự án 661. Rừng phần đa đã khép tán đang được bảo vệ.

Tổng diện tích có rừng 22.170 ha chiếm 28,3% diện tích tự nhiên. Điều đó nói lên tỷ lệ độ che phủ của rừng so với diện tích tự nhiên là rất thấp chưa tương xứng với tiềm năng đất lâm nghiệp của huyện nhất là một huyện miền núi có tới hơn 90% diện tích là đất lâm nghiệp, điều này cũng phản ánh tỷ lệ đất trống còn nhiều chưa được sử dụng có hiệu quả vẫn còn bỏ hoang hoá một diện tích tương đối lớn.

Diện tích đất chưa có rừng 31.791 ha (gồm cả đất lâm nghiệp chưa sử dụng). Diện tích này gồm có trạng thái thực bì là cỏ Lau, Chít và cây bụi rải rác với diện tích 6.086 ha, trong đó có 2.659 ha được quy hoạch cho đất rừng phòng hộ và 3.091 ha đất rừng sản xuất. Trạng thái Ic đất có cây gỗ rải rác và


có cây tái sinh diện tích 12.217 ha, đây chính là diện tích trước đây là nương rãy nay đã bỏ hoang được 2-3 năm và có thể bị tái làm nương rãy.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng trên diện tích đất chưa có rừng, hoang hoá này thì việc tìm ra những loài cây trồng và những mô hình canh tác hợp lý là cần thiết. Trước hết là những diện tích từ nương rãy không cố định và diện tích không có khả năng phục hồi thành rừng bằng tái sinh tự nhiên trạng thái IA, IB và IC nhưng có mật độ tái sinh không đảm bảo về số lượng và chất lượng bằng những loài cây trồng có giá trị, năng suất, hiệu quả kinh tế cao để người dân có thể ổn định cuộc sống, dần từng bước ngăn chặn tình trạng làm nương rãy, gây nguy cơ cháy rừng, tăng độ che phủ của rừng để giữ nước, điều hoà nguồn nước, giảm tình trạng thiếu nước cho người dân vùng cao là việc làm cần thiết.

4.2. Các mô hình canh tác nông lâm nghiệp tại địa phương và hiệu quả kinh tế từng mô hình

Để làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp và xác định loài cây trồng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai hiện có trên địa bàn huyện. các mô hình canh tác của địa phương kể cả các huyện lân cận có cùng

điều kiện tự nhiên tương đồng được phân tích đánh giá hiệu quả của từng mô hình, trên cơ sở phân tích hiệu quả lựa chọn ra được mô hình canh tác nào có hiệu quả nhất về kinh tế và bảo vệ môi trường mà người dân địa phương có thể

áp dụng để người dân ổn định cuộc sống một cách bền vững trên mảnh đất họ

được giao.

4.2.1. Phân loại các mô hình canh tác

Để tiện cho việc đánh giá tác giả phân loại các mô hình canh tác hiện có thành 4 dạng. Nhưng trong thực tế các mô hình này thường xuyên được người dân canh tác linh hoạt như những năm đầu tiên phát nương họ trồng cây lương thực, vào những năm tiếp theo họ trồng xen những cây dài ngày, cây công nghiệp, cây ăn quả hay cây lâm nghiệp.


4.2.1.1. Mô hình canh tác cây nông nghiệp

a. Mô hình canh tác cây Ngô

b. Mô hình canh tác Lúa nương

c. Mô hình canh tác cây Sắn

d. Mô hình trồng Mía

e. Mô hình trồng cỏ chăn nuôi

4.2.1.2. Mô hình canh tác cây công nghiệp + cây nông nghiệp

a. Mô hình canh tác cây chè ta và chè Shan

b. Mô hình canh tác cây Sở

4.2.1.3. Mô hình canh tác cây lâm nghiệp

a. Mô hình canh tác cây Thông

b. Mô hình canh tác cây Keo

c. Mô hình canh tác cây Sa mộc

d. Mô hình canh tác Tre, Luồng

4.2.1.4. Mô hình trồng cây ăn quả + cây nông nghiệp

a. Mô hình trồng Xoài

b. Mô hình trồng Nhãn, Vải

c. Mô hình trồng Lê

4.2.2. Phân tích hiệu quả các mô hình

Các mô hình canh tác được phân tích tính toán từ chi phí và thu nhập trong 1 ha.

4.2.2.1. Mô hình canh tác cây nông nghiệp

a. Canh tác Ngô

Đây là một mô hình phổ biến của người dân vùng cao. Người dân trồng ngô hàng năm để giải quyết lương thực hàng ngày và chăn nuôi cũng như là sản phẩm hàng hoá. Mùa khô (tháng 11- tháng 12 âm lịch) người dân phát đốt cỏ dại đến tháng 2-3 năm sau tra hạt sau đó là chăm sóc vun sới bảo vệ cho

đến khi thu hoạch. Giống ngô được trồng chủ yếu là các giống ngô lai được

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí