Dư Nợ Theo Thành Phần Kinh Tế Eximbank Trên Địa Bàn Tp.hcm Giai Đoạn 2005 - 2008


3.318,92 tỷ đồng, chiếm 44,6% và Cty TNHH, Cty CP 3.150,77 tỷ đồng chiếm 42,34%. Năm 2007 cá nhân 5.637,37 tỷ đồng chiếm 43,04% và Cty TNHH, Cty CP 6.564,63 tỷ đồng chiếm 52,12%. Năm 2008 cá nhân 5.129,25 tỷ đồng chiếm 35,85% (giảm so với năm 2007) và Cty TNHH, Cty CP 7.745,14 tỷ đồng chiếm 54,13% (tăng so với năm 2007).

Biểu đồ 2.4: Dư nợ theo thành phần kinh tế Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005 - 2008


16,000.00Dư nợ






01. NHA NUOC


02. CTY CP, CTY TNHH


03. DNTN


04. TCNN VA LD


06. CA NHAN


Tổng

14,000.00





12,000.00





10,000.00





8,000.00





6,000.00





4,000.00





2,000.00





0.00





2005

2006


2007

2008



Năm



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu tại NH TMCP XNK Việt Nam trên địa bàn TP.HCM - 7


Bảng 2.9: Tốc độ tăng trưởng dư nợ theo thành phần kinh tế Eximbank trên

địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008



Thành phần khách hàng

2006

2007

2008

Chênh lệch

Tăng trưởng

%

Chênh lệch

Tăng trưởng

%

Chênh lệch

Tăng trưởng

%

Nhà Nước

-192.66

-31.90

-192.03

-46.69

243.50

111.08

Cty Cổ Phần, TNHH

1,703.54

117.71

3,413.86

108.35

1,180.51

17.98

Doanh Nghiệp Tư Nhân

282.52

342.08

156.42

42.84

67.28

12.90

Tổ chức nước ngoài và liên doanh


95.71


95.48


-40.41


-20.63


227.28


146.13

Cá nhân

1,116.89

50.72

2,318.46

69.86

-508.12

-9.01

Tổng

3,006.01

67.76

5,656.29

76.00

1,210.44

9.24

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank


Bảng 2.9 cho thấy tốc độ tăng dư nợ của cá nhân và Cty TNHH, Cty CP là cao nhất (ngoại trừ năm 2008 có biến động kinh tế nên tốc độ tăng dư nợ của cá nhân giảm 9,01%). Năm 2006 và 2007 tốc độ tăng trưởng dư nợ cá nhân trung bình là 60,3% và Cty TNHH, Cty CP là 113%. Riêng năm 2008 dư nợ cá nhân giảm 508,12 tỷ đồng tương đương giảm 9,01% nhưng Cty CP, TNHH tăng 1.180,51 tỷ đồng tương đương tăng 18%. Các thành phần kinh tế còn lại đều tăng dư nợ trong năm 2008.

Cá nhân và Cty TNHH, Cty CP là loại hình kinh doanh chính của nền kinh tế do đó chiếm dư nợ cao nhất là điều dễ hiểu. Đối với các doanh nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế do cơ chế cũng như các hình thức đảm bảo nợ vay làm cho dư nợ suy giảm 2006-2007.

2.2.1.6 Tỷ lệ dư nợ không có tài sản đảm bảo.

Phần dư nợ không có tài sản đảm bảo mang rủi ro mất vốn cao hơn dư nợ có tài sản đảm bảo. Do đó, tiêu chí này đưa ra để thấy được qua các năm việc hạn chế khả năng mất vốn của Eximbank trên địa bàn Tp.HCM được hạn chế như thế nào.

Bảng 2.10: Tỷ lệ dư nợ không có tài sản đảm bảo Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Dư nợ không có TSĐB


668.61


978.14


1,436.95


1,363.43

Dư nợ

4,436.00

7,442.00

13,098.29

14,308.74

Tỷ lệ %

15.07

13.14

10.97

9.53

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank

Theo số liệu bảng 2.10, tỷ lệ dư nợ không có tài sản đảm bảo giảm từ 15% năm 2005 xuống còn 9,53% năm 2008 nhưng tăng về số tuyệt đối. Điều này cũng có nghĩa là các chi nhánh/ SGD hạn chế các khoản vay không có tài sản đảm bảo. Dư nợ loại này tăng lên chủ yếu là các khách hàng đã có quan hệ tín dụng một thời gian và ngân hàng nhận thấy khách hàng có uy tín nên khi nâng hạn mức tín dụng lên đã có một phần là tín chấp. Hơn nữa, Các chi nhánh và Sở Giao Dịch hỗ trợ cho


vay cán bộ nhân viên tín chấp đã góp phần đẩy số dư nợ không có tài sản đảm bảo tăng lên. Việc hạn chế dư nợ loại này giúp cho ngân hàng hạn chế được thất thoát vốn khi có rủi ro xảy ra.

2.2.2 Tình hình huy động vốn Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008.

Nguồn vốn huy động là vốn với chi phí rẽ hơn là vay từ các tổ chức tín dụng khác qua liên ngân hàng. Việc thu hút được nhiều tiền gửi của các tổ chức, cá nhân góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Eximbank trên địa bàn Tp.HCM.

Bảng 2.11 : Tình hình huy động vốn Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai

đoạn 2005-2008


Đvt: Tỷ đồng



Tiêu chí

2005

2006

2007

2008


Số dư

Tỷ trọng

%


Số dư

Tỷ trọng

%


Số dư

Tỷ trọng

%


Số dư

Tỷ trọng

%

Theo loại tiền








VNĐ

3,430.14

52.92

5,216.77

49.50

11,035.04

67.59

13,736.44

60.10

Vàng

618.83

9.55

2,580.38

24.49

2,329.21

14.27

3,683.75

16.12

Ngoại tệ

2,432.62

37.53

2,741.02

26.01

2,961.88

18.14

5,436.92

23.79

Theo hình thức huy động






Tiền gửi tiết kiệm


4,495.50


69.36


7,040.42


66.81


10,206.41


62.52


14,222.81


62.22

Tiền gửi thanh toán


1,986.10


30.64


3,319.55


31.50


6,117.68


37.47


7,627.01


33.37

Phát hành GTCG


0.00


0.00


178.20


1.69


2.04


0.01


1,007.31


4.41

Theo thời hạn huy động








Ngắn hạn

6,099.39

94.10

9,559.87

90.72

15,189.30

93.04

20,973.01

91.76

Trung hạn

368.56

5.69

964.06

9.15

1,092.07

6.69

1,848.09

8.09

Dài hạn

13.65

0.21

14.24

0.14

44.75

0.27

36.02

0.16

Tổng cộng

6,481.60

100.00

10,538.17

100.00

16,326.13

100.00

22,857.12

100.00

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank - Số liệu trên đã qui đổi về VNĐ tương đương



Biểu đồ 2.5: Tình hình huy động vốn Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai

đoạn 2005-2008


25000

22,857.12

20000

16,326.13

15000

10,538.17

10000

6,481.60

5000


0

2005

2006

2007

2008


Qua bảng 2.11 trên và biểu đồ cho thấy huy động tiền nhàn rỗi của các tổ chức và dân cư tăng qua đều qua các năm, năm 2006 tăng trưởng 62,59%, năm 2007 tăng trưởng 54,92% và năm 2008 tăng trưởng 40%. Số tiền huy động năm 2008 là 22.857,12 tỷ đồng tăng gấp 3,5 lần so với năm 2005 (số tiền huy động là 6.481,6 tỷ đồng). Xét về loại tiền huy động thì loại tiền VNĐ chiếm tỷ trọng nhiều nhất (từ năm 2005 đến 2008 tỷ trọng loại tiền VNĐ chiếm từ 52,92% đến 60,1%). Xét theo hình thức huy động thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất, tỷ trọng thấp nhất là 62,22% và xét về thời hạn huy động thì ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, tỷ trọng thấp nhất là 90,72%. Mức huy động trên đã đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng tại các chi nhánh/ SGD cũng như góp phần đáp ứng vốn giữa các chi nhánh với nhau thông qua điều tiết vốn của Hội Sở.

Có được kết quả như vậy là do quá trình mở thêm chi nhánh và phòng giao dịch làm tăng số lượng điểm giao dịch của Eximbank trên địa bàn Tp.HCM. Bên cạnh đó, số lượng máy ATM của ngày nhiều và Eximbank nằm trong liên minh thẻ gồm 20 ngân hàng đã góp phần tăng số lượng tiền gửi và các chi nhánh đã sử dụng tốt các sản phẩm huy động vốn.



Bảng 2.12: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008

Đvt: %

Tiêu chí

2006

2007

2008

Theo loại tiền




VNĐ

52.09

111.53

24.48

Vàng

316.98

-9.73

58.15

Ngoại tệ

12.68

8.06

83.56

Theo hình thức huy động




Tiền gửi tiết kiệm

56.61

44.97

39.35

Tiền gửi thanh toán

67.14

84.29

24.67

Phát hành GTCG

100.00

-98.86

49,305.53

Theo thời hạn




Ngắn hạn

56.74

58.89

38.08

Trung hạn

161.57

13.28

69.23

Dài hạn

4.33

214.27

-19.52

Tổng Cộng

62.59

54.92

40.00

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank

Bảng 2.12 thể hiện tốc độ tăng trưởng năm 2006 tăng ở nhiều hình thức huy động vốn, năm 2007 huy động vàng giảm 9,73% nguyên nhân là do thị trường vàng biến động vào cuối năm 2007. Huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá giảm 98,86% nguyên nhân là do Eximbank chi trả các giấy tờ có giá cho khách hàng khi tới hạn. Nhưng nhìn chung năm 2007 tốc độ tăng trưởng huy động vốn là 54,92%. Năm 2008 là năm khó khăn của tất cả các ngân hàng nhưng tốc độ huy động vẫn đạt được 40%. Đây là điều đáng khích lệ do các ngân hàng cạnh tranh về lãi suất, nhất là khoản thời gian các ngân hàng mua hối phiếu bắt buộc NHNN làm cho các nhiều ngân hàng bị thiếu hụt thanh khoản do đó đẩy mạnh lãi suất nhằm tăng huy động. Các khách hàng rút tiền gửi dài hạn và gửi trung dài hạn. Do đó, huy động dài hạn giảm 19,52%. Hơn nữa, trong năm này huy động thông qua hình thức giấy tờ có giá


tăng 49.305,53% là do năm 2007 số dư huy động rất thấp và năm 2008 Eximbank tiếp tục phát hành giấy tờ có giá nên tốc độ tăng trưởng rất cao.

2.2.3 Lợi nhuận hoạt động tín dụng các chi nhánh/ SGD trực thuộc Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005 – 2008.

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng được xem là yếu tố quan trong để đánh giá về hoạt động tín dụng. Các chi nhánh/ SGD có nợ quá hạn và nợ xấu tăng nhanh sẽ trích dự phòng rủi ro, bao gồm cả dự phòng rủi ro cụ thể từng khoản vay cũng như dự phòng rủi ro chung cho dư nợ và số dư bảo lãnh được phân vào nhóm 1, 2, 3 và 4 (khoản này được tính vào chi phí và giảm lợi nhuận. Khi được hoàn nhập lại, chi nhánh /SGD tính khoản này vào lợi nhuận). Kết quả lợi nhuận các chi nhánh/ SGD trong bảng 2.13

Bảng 2.13 : Lợi nhuận hoạt động tín dụng các chi nhánh/ SGD trực thuộc Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008

Đvt: Tỷ đồng

Stt

Chi nhánh

2005

2006

2007

2008

1

Sở giao dịch

61.42

161.22

107.39

312.16

2

Chợ Lớn

11.7

19.12

36.28

24.93

3

Hòa Bình

2.18

5.01

11

-7.09

4

Quận 10

1.67

4.49

16.37

25.04

5

Quận 11

-0.23

1.11

9.32

-5.32

6

Tân Định

-

4.99

0.5

11.32

7

Sài Gòn

-

4.98

20.3

59.36

8

Cộng Hòa

-

-

0.95

0.46

9

Quận 4

-

-

0.63

-2.64

10

Quận 7

-

-

0.27

7.08

11

Thủ Đức

-

-

0.35

-1.02

12

Bình Phú

-

-

-

0.1


Tổng Cộng

76.74

200.91

203.35

424.36


Tốc độ tăng trưởng

%



161.82


1.22


108.69

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank


Biểu đồ 2.6 : Lợi nhuận hoạt tín dụng Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai

Lợi nhuận

đoạn 2005-2008


500.00

400.00

424.36

300.00

200.00

200.91

203.35

100.00 76.74

-

2005 2006 2007 2008

Năm

Năm 2005 Eximbank chỉ có 04 chi nhánh và Sở Giao Dịch trong Tp.HCM, trong đó hai chi nhánh Quận 10 và Quận 11 thành lập khoản giữa năm 2005, hoạt động của hai chi nhánh này chưa hiệu quả cụ thể là Quận 11 lỗ 230 triệu đồng và Quận 10 lãi 1,67 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận năm 2005 tại Tp.HCM là 76,74 tỷ đồng, trong đó Sở Giao Dịch chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 61,42 tỷ đồng. Năm 2006 Eximbank đã mở thêm 02 chi nhánh là Sài Gòn và Tân Định, cả hai đều hoạt động tương đối hiệu quả với lợi nhuận khoản 05 tỷ đồng. Trong năm này lợi nhuận của các chi nhánh và Sở Giao Dịch tại Tp.HCM tăng nhanh, đạt 200,91 tỷ đồng, trong đó Sở Giao Dịch chiếm số lượng cao nhất 161,22 tỷ đồng và tăng trưởng 161,82%. Năm 2007, lợi nhuận Eximbank tại Tp.HCM đạt 203,35 tỷ đồng, tăng trưởng 1,22%. Sở Giao Dịch vẫn chiếm số lượng cao nhất là 107,39 tỷ đồng, chi nhánh Tân Định giảm lợi nhuận xuống còn 500 triệu đồng do phải trích DPRR cho các khoản vay bất động sản quá hạn. Hơn nữa, Eximbank đã mở thêm các chi nhánh là Quận 4, Quận 7, Cộng Hòa và Thủ Đức nhưng các chi nhánh này hoạt động chưa hiệu quả. Năm 2008 lợi nhuận đạt được 424,36 tỷ đồng, tăng trưởng 108,69% và Sở Giao Dịch vẫn đóng góp nhiều nhất là 312,16 tỷ đồng. Một số chi nhánh đã lỗ do phải trích lập DRPP cho các khoản vay bất động sản đã quá hạn như chi nhánh Hòa Bình, Quận 4, Thủ Đức và Quận 11.


Nhìn chung, lợi nhuận Eximbank tại Tp.HCM tăng từ 76,74 tỷ đồng năm 2005 lên 424,36 tỷ đồng và năm 2008 là do mở thêm chi nhánh và tăng dư nợ tín dụng cũng như tăng trưởng nóng nên đã có một số chi nhánh phải trả giá như chi nhánh Hòa Bình, Quận 11, Quận 4. Năm 2008 là năm khó khăn của tất cả các ngân hàng khi nền kinh tế bị lạm phát và tăng trưởng chậm, hậu quả là nhiều doanh nghiệp gánh chịu gỗ, số người mất việc tăng lên. Hầu hết các chi nhánh/ SGD Eximbank trên địa bàn Tp.HCM đều tăng nợ quá hạn và nợ xấu nhanh trong năm 2008. Hơn nữa, lợi nhuận mang lại chủ yếu là từ hoạt động tín dụng nên một số chi nhánh đã bị lỗ trong khi đầu năm 2008 vẫn khả quan nguyên nhân chính là do trích lập dự phòng rủi ro cụ thể và rủi ro chung cho tất cả các khoản nợ tại chi nhánh/ SGD mình.

2.3 Phân tích nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động tín dụng Eximbank trên

địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008.

Thời gian qua, nền kinh tế có những biến động ảnh hưởng, từ năm 2007 trở về trước nền kinh tế tăng trưởng khá tốt tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng phát triển, các ngân hàng tăng lợi nhuận nhanh nhưng năm 2008 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn gây ra không ít khó khăn cho Eximbank cũng như các ngân hàng khác. Với điều kiện như vậy, hoạt động tín dụng của các chi nhánh/ SGD cũng được phân tích ở hai giai đoạn để có cái nhìn tổng thể hơn. Việc phân tích đánh giá hoạt động tín dụng của các chi nhánh/ SGD như dưới đây.

2.3.1 Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu.

Như đã đề cập ở chương I, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu là hai tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá hoạt động tín và chúng thể hiện một cách khá đầy đủ bức tranh về hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hai tiêu chí này cho thấy phần nào về hoạt động cho vay trong quá khứ vì thông thường nợ quá hạn và nợ xấu xuất hiện sau khoản 01 năm tính từ thời điểm giải ngân, ít có khoản vay nào quá hạn trong 01 hoặc 02 tháng sau khi giải ngân. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Eximbank trên địa bàn Tp.HCM gia đoạn 2005-2008 thể hiện trong bảng 2.14.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 26/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí