Chiến Lược Phát Triển Eximbank Giai Doạn 2009-2011 Và Tầm Nhìn Đến 2015


Chương III

CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NỢ QUÁ HẠN VÀ NỢ XẤU TẠI EXIMBANK TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Nội dung chương III

3.1 Chiến lược phát triển Eximbank giai doạn 2009-2011 và tầm nhìn đến 2015

3.2 Các giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Eximbank


3.1 Chiến lược phát triển Eximbank giai doạn 2009-2011 và tầm nhìn đến 2015

3.1.1 Định hướng chung (Tầm chính – sứ mệnh)

Phấn đấu đưa Eximbank trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng, hiện đại (đạt mức trung bình trong khu vực và quốc tế; nằm trong tốp 5 tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam). Mang đến sự thỏa mãn cho khách hàng bằng chất lượng và sự đa dạng sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại, thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi. Xây dựng một môi trường văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc cộng đồng, đóng góp quan trọng cho việc xây dựng nền kinh tế thịnh vượng của đất nước và cộng đồng quốc tế.

3.1.2 Mục tiêu đến năm 2011 và tầm nhìn đến năm 2015 3.1.2.1Mục tiêu định hướng

- Mục tiêu phát triển của Eximbank đến cuối năm 2011 là một trong số 5 Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. Sau năm 2011 đến 2015 là tập đoàn tài chính – ngân hàng mạnh trong khu vực.

- Đến cuối năm 2010, Eximbank có đủ khả năng cạnh tranh trong điều kiện Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết về mở cửa đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng và đầy đủ tiềm lực và cơ sở vật chất để chuyển thành tập đoàn tài chính ngân hàng mạnh.

3.1.2.2 Mục tiêu định lượng

Trong vòng 3 năm tới Eximbank quyết tâm đưa các chỉ số tài chính về mức trung bình trong nhóm 12 Ngân hàng TMCP có các hàng có quy mô lớn nhất. Theo đó:

- Tăng trưởng tổng tài sản bình quân 3 năm tới đạt mức 45%/năm

- Tăng trưởng huy động vốn bình quân 3 năm tới: 45% - 48%/năm

- Tỉ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản đến năm 2011 đạt ~ 12% (tương ứng hệ an toàn vốn: Car ~ 16 - 17% - theo chuẩn của Basel II là 10%-12%)


- Tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu: ROE đạt mức bình quân ngành 16% - 18% vào năm 2011; đạt 14% vào năm 2010; và 12% vào năm 2009.

- Tỉ suất sinh lời của tài sản có: ROA trong khoảng 1,8% - 2.,0%;


Bảng 3.1: KẾ HOẠCH DƯ NỢ VAY VÀ HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Đơn vị tính: triệu VNĐ



CHỈ TIÊU


2008


KH 2009


KH 2010


KH 2011

tăng bq

2009-2010

Huy động từ TCKT & DC


33,600,000


49,921,075


77,705,720


115,749,145


51.1%

Dư nợ cho vay

22,000,000

33,518,436

48,566,075

69,449,487

46.8%

Trong đó: nợ xấu (NPL)


< 5%


<= 3%


< = 2%


<= 2%


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu tại NH TMCP XNK Việt Nam trên địa bàn TP.HCM - 10

3.1.3 Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2009-2011

Để đạt được mục tiêu và định hướng phát triển nêu trên, chiến lược phát triển tổng thể của Eximbank giai đoạn 2009 - 2011 là thực hiện chiến lược tập trung và khác biệt hóa trên các lĩnh vực chủ yếu của hoạt động ngân hàng: ngân hàng bán lẻ; ngân hàng tài trợ xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại; ngân hàng đầu tư; và dịch vụ tài chính. Trong đó hoạt ngân hàng bán lẻ, ngân hàng tài trợ xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại là khâu đột phá và giữ vai trị chủ đạo. Song song bên cạnh đó từng bước xâm nhập có chọn lọc vào lĩnh vực ngân hàng đầu tư và tài trợ dự án; từng bước phát triển nhanh dịch vụ tài chính.

Chiến lược tập trung được thể hiện bằng sự nỗ lực tập trung vào từng lĩnh vực then chốt của hoạt động ngân hàng và hoạt động tài chính (thực hiện phân khúc thị trường theo các tiêu thức ngành nghề và lĩnh vực sản xuất kinh doanh, vùng địa lý, các nhóm khách hàng riêng biệt trên từng khu vực thị trường mục tiêu).


Chiến lược khác biệt hóa được thể hiện bằng sự khác biệt/vượt trội của Eximbank trong việc lựa chọn phát triển sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mang tính chiến lược, then chốt, mang tính cạnh tranh nhằm giữ vững và mở rộng thị phần trong nước, từng bước vươn ra thị trường khu vực vàquốc tế.

Với phương châm hành động là: “Biến lợi thế và cơ hội thành lợi thế so sánh; biến thách thức, cạnh tranh thành động lực phát triển; biến sở đoản thiếu hợp tác thành sức mạnh hợp tác đẩy nhanh tốc độ phát triển và phát triển bền vững”

3.1.4 Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng, đầu tư, dịch vụ tài chính

- Nhanh chóng đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phù hợp với các thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam. Đặc biệt chú trọng và nhanh chóng đưa ra các sản phẩm hướng vào phục vụ các doanh nghiệp vừa & nhỏ, cá nhân và hộ gia đình.

- Chú trọng việc cho vay, tài trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

- Chú trọng các sản phẩm cho vay các dự án, cho vay hợp vốn và hợp tác đầu tư.

- Phát triển có trọng điểm các hoạt động tài chính: kinh doanh & đầu tư chứng khoán; quản lý quỹ; đầu tư và cho thuê tài chính; quản lý & khai thác tài sản (mua bán nợ); bảo hiểm; bất động sản.

- Xây dựng hệ thống cảnh báo vàquản lý rủi ro hữu hiệu theo chuẩn mực quốc tế nhằm đảm bảo an tòan và hiệu quả, hạn chế tối đa phát sinh nợ xấu.

- Nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư.

- Nhanh chóng cải cách các thủ tục hành chính trên lĩnh vực cho vay, bảo lãnh, hạn chế đến mức tối đa việc gây phiền hà cho khách hàng.

3.1.5 Lộ Trình Thực Hiện

3.1.5.1 Giai đoạn (2009 - 2010)


- Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn này là tiếp tục củng cố đổi mới phương thức quản trị điều hành; tiếp tục tăng tốc phát triển nhanh trong điều kiện Việt Nam từng bước thực hiện đầy đủ các cam kết song phương và đa phương về hội nhập kinh tế quốc tế. Giai đoạn 2009 – 2010 là giai đoạn hết sức quan trọng đối với Eximbank (kết thúc nhiệm kỳ của HĐQT vào quý I/2010 và bầu HĐQT nhiệm kỳ 2010 – 2015) đòi hỏi toàn hệ thống Eximbank phải phấn đấu nỗ lực tối đa để giữ vững ở tốp đầu. Đến cuối năm 2010 vẫn tiếp tục duy trì vị trí một trong 3 Ngân hàng thương mại có vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trước thuế lớn nhất, và trong tốp 5 ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất của Việt Nam.

- Giai đoạn này đòi hỏi Eximbank thực hiện chiến lược kinh doanh tập trung vào từng phân khúc thị trường cụ thể. Chiến lược kinh doanh tập trung vào từng phân khúc thị trường chủ yếu tập trung vào các thị trường lớn, những nơi mà Eximbank đã có chi nhánh. Đối với chiến lược kinh doanh khác biệt, phải xác định các sản phẩm, dịch vụ mang tính chiến lược, then chốt để thông qua sản phẩm, dịch vụ này phát triển thương hiệu Eximbank, tạo đòn bẩy phát triển các sản phẩm, dịch vụ khác.

- Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ mang tính chiến lược, tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ hiện có, đồng thời nhanh chóng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới (như: các dịch vụ tài chính phái sinh, chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính, bao thanh toán…)

- Phát triển mạnh mẽ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mang tính công nghệ cao, có khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ của một ngân hàng trung bình trong khu vực.

- Mở rộng phạm vi hoạt động trên phạm vi khắp cả nước, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài lãnh thổ Việt Nam (2009-2011).

3.1.5.2 Giai đoạn (2011– 2015)


- Đây là giai đoạn mà các ngân hàng nước ngoài bắt đầu phát huy đầy đủ sức mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý theo lộ trình mở cửa dịch vụ tài chính – ngân hàng của Việt Nam. Đối với Eximbank, khi đó đã thực hiện thành công các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra trong giai đoạn 2006 - 2010, cùng với cơ hội do hội nhập kinh tế toàn cầu mang lại, chắc chắn rằng sẽ tạo tiền đề để giai đoạn này tiếp tục phát triển nhanh bền vững. Tuy nhiên, trong giai đoạn này cạnh tranh ngành và sát nhập sẽ diễn ra quyết liệt hơn. Để tiếp tục phát triển một cách bền vững, Eximbank tiếp tục nâng cao vị thế cạnh tranh và khả năng phát triển nhanh các sản phẩm & dịch vụ mang tính công nghệ cao. Hoạt động kinh doanh ngân hàng khi đó phải tuân theo các chuẩn mực quốc tế một cách đầy đủ.

- Từng bước mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt chú trọng các quốc gia có nhiều người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc; các quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ đầu tư, thuơng mại lớn, có tiềm năng phát triển với Việt Nam để thâm nhập và cạnh tranh cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên thị trường quốc tế.

3.2 Các giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu tại Eximbank trên địa bàn Tp.HCM

Để khắc phục được các mặt hạn chế đã nêu ở chương II và thực hiện được chiến lược trên, theo tôi Eximbank cần những giải pháp sau đây.

3.2.1 Xây dựng hệ thống xếp hạn tín nhiệm

Như đã nêu ở phần trên, EIB chưa có hệ thống xếp hạn tín nhiệm cho nên mỗi khi các chi nhánh / SGD trình về Hội Sở các hồ sơ tín dụng vượt thẩm quyền phán quyết thì thông tin về khách hàng là tờ trình thẩm định của chi nhánh / SGD gửi lên và thông tin về các khoản vay và giao dịch qua EIB. Phần còn lại của quá trình phê duyệt là dựa vào niềm tin từ chi nhánh / SGD. Đây là việc làm mang tính cảm tính rất cao và chứa đựng nhiều rủi ro khi có các hiện tượng tiêu cực phát sinh


từ chi nhánh/ SGD hoặc từ khách hàng. Do đó, cần thiết phải xây dựng một hệ thống xếp hạn hoàn chỉnh.

Hệ thống xếp hạn sẽ chứa đựng các thông tin về khách hàng giúp cho việc đánh giá từng khách hàng cụ thể một cách tương đối về khách hàng dựa trên thang điểm đã xây dựng. Chính số điểm của từng khách hàng này sẽ có một bộ chuẩn về mức độ rủi ro, mức dư nợ tối đa, cho vay tín chấp là bao nhiêu, lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi… Hiện nay, một số ngân hàng như NH Quân Đội, ACB… đã có hệ thống xếp hạn tín nhiệm. Một khi đã có hệ thống này thì việc đánh giá khách hàng có thể nói là khách quan và tin tưởng nhất để từ đó việc xem xét cấp hạn mức tín dụng cũng như có những ưu đãi một cách phù hợp cho khách hàng nhằm giữ chân và thu hút thêm khách hàng mới và không còn phụ thuộc nhiều vào việc thẩm của chi nhánh cũng như Hội Sở chủ động hơn trong việc cấp hạn mức cho khách hàng.

Hệ thống xếp hạn này có nhiều việc cần thiện hiện như:

- Xây dựng một nguồn thông tin chuẩn để so sánh với các thông tin từ khách hàng và chấm mức điểm tương ứng.

- Triển khai cho toàn hệ thống, các chi nhánh/ SGD nhập thông tin về khách hàng theo mẫu định sẵn trên hệ thống trước khi phê duyệt các khoản vay.

- Xây dựng bộ chuẩn về hạn mức khách hàng, mức độ rủi ro, lãi suất … tương ứng cho từng mức điểm của khách hàng. Trong đó, lãi suất đảm bảo bù đắp được rủi ro tương ứng cho từng loại khách hàng.

- Định kỳ hàng năm đánh giá lại bộ chuẩn thông tin đánh giá khách hàng, có thể thêm hoặc giảm đi một số thông tin.

- Hiện nay, các nhiều tổ chức trong và ngoài nước như Standard & Poor, Fetch Rating, CIC (Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng của NHNN)… Đều chấm điểm xếp hạn khách hàng thông qua thông tin tài chính về khách hàng. Tuy nhiên, các thông tin này chỉ có giá trị trong ngắn hạn và hoạt động kinh doanh của khách hàng có thể chịu tác động rất mạnh từ các yếu tố như mức tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường hoạt động của khách hàng, mức tăng


Đề xuất thực hiện

- Thành lập bộ phận chuyên trách gồm những người có kinh nghiệm trong công tác tín dụng và sử dụng thành thạo phần mền thống kê ví dụ như SPSS. Người có kinh nghiệm thực tế giúp cho việc lựa chọn hồ sơ khách hàng để tạo lập mẫu với độ tin cậy cao. Hơn nữa, người am hiểu về thông kê chuyên trách việc đánh giá dữ liệu đầu vào và giúp cho việc tạo lập công thức chấm điểm xếp hạn.

- Đưa ra danh sách các yếu tố chấm điểm xếp hạn sơ khởi, trong quá trình trình xây dựng hệ thống xếp hạn sẽ loại trừ các yếu tố không cần thiết hoặc thêm vào các yếu tố khác nhằm tăng độ tin cậy của công thức xếp hạn tín nhiệm.

- Lấy thông tin khách hàng hiện đang vay trên toàn hệ thống đối với cá nhân và doanh nghiệp. Từ đó, dùng phần mềm SPSS hoặc chương trình khác để đưa ra công thức tính tương đối tin cậy đồng thời cho mức điểm từng nhân tố để từ đó có công thức tính với độ tin cậy cao. Do hệ thống này phải tự mỗi ngân hàng xây dựng nên việc hoàn thiện công thức tính cũng như thang điểm từng nhân tố với độ tin cậy cao cần nhiều thời gian, có thể là 03 năm hoặc lâu hơn nữa. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia GTZ thì khoảng 03 nămsau khi xây dựng xong hệ thống xếp hạn hoạt động tương đối hiệu quả và sau này sẽ hoàn chỉnh dần dần để nâng độ tin cậy cũng như cập nhật và điều chỉnh lại các thang điểm cũng như công thức tính.

- Sau khi hệ thống đánh giá xếp hạn hoàn thành, tất cả các chi nhánh/ SGD nhập thông tin trực tiếp vào hệ thống. Đây được xem là khâu bắt buộc đối với một hồ sơ cho vay. Dựa trên các thông tin về khách hàng, mỗi khách hàng sẽ được cấp một hạn mức và lãi suất tương ứng. Khi đó, hệ thống Korebank sẽ kiểm soát tự động việc cấp hạn mức cho khách hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2024