Tỷ Lệ Nợ Quá Hạn Và Tỷ Lệ Nợ Xấu Eximbank Trên Địa Bàn Tp.hcm Giai Đoạn 2005-2008


Bảng 2.14 : Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008

Đvt: Tỷ đồng



Tiêu chí

2005

2006

2007

2008

Số dư

Tỷ lệ

%

Số dư

Tỷ lệ

%

Số dư

Tỷ lệ

%

Số dư

Tỷ lệ

%

Dư nợ

4,436.00


7,442.00


13,098.29


14,308.74


Nợ quá hạn

268.61

6.06

105.09

1.41

187.09

1.43

849.27

5.94

Nợ xấu

221.90

5.00

50.16

0.67

100.58

0.77

549.46

3.84

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu tại NH TMCP XNK Việt Nam trên địa bàn TP.HCM - 8

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank

Eximbank chính thức không còn bị kiểm soát đặc biệt của NHNN là từ tháng 10/06. Trước đây, Eximbank bị các khoản nợ quá hạn rất lớn tại Hội Sở là Cty Việt Hà, Cty Phutexim, các cty liên quan tới vụ án Epco - Minh Phụng… các khách hàng này làm cho Eximbank bên bờ vực phá sản và chính phủ đã lập ban chỉ đạo hỗ trợ và đưa vào hơn 300 tỷ đồng để vực dậy Eximbank. Do đó, năm 2005 tỷ lệ nợ xấu là 5% và nợ quá hạn là 6,06%. Hai mức này đều cao hơn mức thông lệ quốc tế và cũng có thể nói là tình hình tín dụng của Eximbank vẫn còn xấu sau một thời gian chấn chỉnh cũng cố. Trong thời gian chấn chỉnh cũng cố, Eximbank đã tích lũy một khoản tiền dự phòng và tiến hành xử lý các khoản nợ của các khách hàng trên do đó năm 2006 nợ quá hạn chiếm 1,41% và nợ xấu là 0,67%. Số liệu này cho thấy bức tranh về hoạt động tín dụng của Eximbank được cải thiện rất nhiều so với năm 2005. Đến cuối năm 2007, tỷ lệ nợ quá hạn là 1,43% và nợ xấu là 0,77%. Hai năm 2006 và 2007 dư nợ tín dụng tăng trưởng “nóng”, dư nợ năm 2007 gần gấp 3 lần dư nợ của năm 2005. So với năm 2006, năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng lên không đáng kể nhưng do dư nợ tăng cao nên về số tuyệt đối thì nợ quá hạn cũng tăng 82 tỷ đồng và nợ xấu tăng 50 tỷ đồng. Đây có thể coi là kết quả của việc tăng trưởng “nóng” tín dụng. Năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn là 5,94% và tỷ lệ nợ xấu là 3.84%. Về số tuyệt đối nợ quá hạn tăng 662,19 tỷ đồng và nợ xấu tăng 448,88 tỷ đồng.

Nguyên nhân gây ra nợ quá hạn, có 2 nhóm nguyên nhân sau:


- Nguyên nhân khách quan: Sau một thời gian tăng trưởng tốt, nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng mà điểm xuất phát là Mỹ, kéo theo các nền kinh tế khác và nền kinh tế Việt Nam đã bị lạm phát, thị trường bất động sản “đóng băng”, thị trường chứng khoán rớt giá không thể kiểm soát được, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, số người thất nghiệp tăng cao…

- Nguyên nhân chủ quan: Sau một thời gian tăng trưởng tốt, đến năm 2008 nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao chứng tỏ trong thời gian tăng trưởng tín dụng “nóng” đã bộc lộ những khiếm khuyết nhất định. Cụ thể là trong chính sách tín dụng chưa qui định giới hạn dư nợ cho từng ngành cho nên có những chi nhánh dư nợ cho vay bất động sản lên đến 70-80% tổng dư nợ. Hơn nữa, các chi nhánh /SGD chạy theo chỉ tiêu nên đẩy mạnh cho vay tín dụng và cấp hạn mức lớn cho khách hàng, khi khách hàng không trả được nợ gốc hoặc lãi đã kéo toàn bộ dư nợ của khách hàng sang nợ quá hạn. Chính điều này đã làm cho nợ quá hạn tăng nhanh trong năm 2008. Trước ngày 30/06/07 NHNN chưa qui định tỷ lệ dư nợ tối đa cho vay kinh doanh chứng khoán, các chi nhánh / SGD đã tập trung cho vay ngành này nhiều qua nhiều hình thức là cho vay chứng khoán ngày T (Khách hàng vay trong thời gian 3-5 ngày trong thời gian cty chứng khoán chưa thanh toán tiền bán chứng khoán), cho vay cầm cố chứng khoán… NHNN đã ra chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN ngày 28/05/2007 về việc yêu cầu các Ngân hàng thương mại đưa tỷ lệ dư nợ cho vay chứng khoán trên tổng dư nợ về mức 3% trước thời hạn 31/12/07 áp dụng từ ngày 30/06/07. Khi đó, Eximbank chỉ cho phép chi nhánh Sài Gòn và Sở Giao Dịch được phép thực hiện cho vay chứng khoán và các chi nhánh còn lại phải giảm dư nợ cho vay chứng khoán. Chi nhánh Sài Gòn và Sở Giao Dịch đã chuyển sang cho vay kinh doanh bất động sản với mức cho vay cao như đã đề cập ở trên. Việc tập trung vốn vào một ngày sẽ chứa đựng những rủi ro khi thị trường đảo chiều theo hướng xấu. Nhiều khách hàng vay với mục đích này đã tập trung vốn vào bất động sản và nguồn trả nợ là bán bất động sản đã làm cho các chi nhánh/ SGD có nợ quá hạn tăng cao như chi nhánh Cộng Hòa nợ quá hạn 23,59%, Quận 4 17,13%, Quận 11 10,39% …



Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008


2.3.2 Tỷ lệ dư nợ/vốn huy động.

Tỷ lệ giữa dư nợ so với vốn huy động là một tiêu chí quan trọng để đánh giá hoạt động tín dụng. Hầu hết các chi nhánh/ SGD đều tập trung vào mảng tín dụng. Đây là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận nhiều nhất nên tiêu chí này để đánh giá khả năng của các chi nhánh/ SGD trong việc chủ động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế là nguồn đầu vào có chi phí được xem là thấp nhất so với các nguồn khác.

Bảng 2.15 : Tỷ lệ dư nợ so với vốn huy động Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008

Đvt: Tỷ đồng


Tiêu chí

2005

2006

2007

2008

Vốn huy động

6,481.60

10,538.17

16,326.13

22,857.12

Dư nợ

4,436.00

7,442.00

13,098.29

14,308.74

Hiệu suất sử dụng vốn %

68.44

70.62

80.23

62.60

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank



25,000.00

22,857.12

20,000.00


15,000.00

16,326.13

13,098.29

14,308.74

10,538.17

10,000.00

Vốn huy động

Dư nợ

7,442.00

5,000.00

6,481.60

4,436.00

0.00

2005

2006

2007

2008

Năm

Dư nợ

Biểu đồ 2.8 : Tình hình dư nợ và vốn huy động Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008


Qua bảng số liệu 2.15 cho thấy hiệu suất sử dụng vốn đạt từ 62,6% đến 80,23%. Hiệu suất sử dụng vốn thấp nhất là năm 2008 và cao nhất là 2007. Từ năm 2005 đến 2007 hiệu suất sử dụng vốn có khuynh hướng tăng dần, điều này cho thấy các chi nhánh/ SGD luôn thu hút nguồn huy động và đẩy mạnh cho vay để sử dụng một cách tốt nhất nguồn đầu vào. Trong thời gian này, hiệu suất càng tăng có nghĩa là tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng trưởng về huy động vốn. Riêng năm 2008, hiệu suất sử dụng vốn chỉ còn 62,6% giảm so với năm 2007 (80,23%) là do khủng hoảng kinh tế đã làm cho các thành phần kinh tế gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh nên không muốn vay nhiều từ ngân hàng. Hơn nữa, trong năm này lãi suất đã tăng lên rất nhanh, khoảng giữa năm 2008 lãi suất cho vay trên 21%. Nhiều ngân hàng đã dư thừa vốn, Eximbank dư thừa khoảng 12 ngàn tỷ đồng. Với lãi suất cao như trong năm 2008 nếu có khách hàng vay thì những khách hàng này rất có khả năng không đủ nguồn để trả nợ, do đó nếu hiệu suất trong năm 2008 cao thì năm 2009 sẽ xuất hiện nhiều nợ quá hạn và nợ xấu. Do đó, hiệu suất 62,6% năm 2008 không hẳn là không tốt cho các chi nhánh và Sỏ Giao Dịch trực thuộc Eximbank tại Tp.HCM.

2.3.3 Vòng quay vốn tín dụng.



Bảng 2.16: Vòng quay vốn tín dụng Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008

Đvt: Tỷ đồng


Tiêu chí

2005

2006

2007

2008

Dư nợ bình quân

2,116.84

5,939.00

10,270.15

13,703.52

Doanh số

12,775.44

26,892.68

63,139.71

66,072.48

Vòng quay vốn tín dụng


6.04


4.53


6.15


4.82

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank

Vòng quay vốn trung bình là 5,38 vòng, dao động từ 4,53 đến 6,15 vòng trong một năm. Hầu hết các chi nhánh/ SGD đã cho vay theo hướng bán buôn, hạn mức cấp cho khách hàng lớn nên doanh số cho vay khá cao. Do đó, khả năng thu hồi vốn cao không hẵn rủi ro thấp hơn như vòng quay tín dụng năm 2006 và 2008 sắp sỉ bằng nhau nhưng rủi ro trong năm 2008 nhiều hơn, các chi nhánh/ SGD đã trích dự phòng trong năm 2008 hơn gấp đôi năm 2007. Tuy nhiên, vòng quay vốn tín dụng như trên là tương đối tốt trong khi dư nợ tăng trưởng nhanh cho thấy các chi nhánh / SGD đã thực hiện tương đối tốt quá trình thu nợ nhằm hạn chế rủi ro và sàng lọc khách hàng đảm bảo hoạt động tín dụng có hiệu quả.

2.3.4 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng.

Bảng 2.17 : Tỷ lệ lợi nhuận so với dư nợ Eximbank trên địa bàn Tp.HCM giai

đoạn 2005-2008


Đvt: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

76.74

200.91

203.35

424.36

Dư nợ

4,436.00

7,442.00

13,098.29

14,308.74

Tỷ lệ %

1.73%

2.70%

1.55%

2.97%

Tốc độ tăng trưởng %


161.82

1.22

108.69

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank


Nhìn chung lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tăng lên nhưng không đồng đều qua các năm cụ thể là năm 2006 lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tăng nhanh, đạt 161,82% so với năm 2005. Năm 2007 tăng 1,22% so với năm 2006 nhưng năm 2008 tăng với tốc độ 108,69% so với năm 2007. Trong giai đoạn này tỷ lệ lợi nhuận trên dư nợ bình quân đạt 2,24% có nghĩa là 100 đồng vốn cho vay mang lại lợi nhuận là 2,24 đồng. Điều này cho thấy vốn hoạt động của ngân hàng dùng cho vay ngày càng mang hiệu quả.

Sở dĩ tốc độ tăng lợi nhuận năm 2007 tăng ít hơn 2006 là do các ngân hàng mở ra nhiều chi nhánh và Eximbank cũng mở 04 chi nhánh nên quá trình giành khách hàng, cạnh tranh gay gắt hơn và Hội Sở gánh chịu chi phí hoạt động trong 06 tháng đầu. Do đó, các chi nhánh/ SGD đã thực hiện việc giảm lãi suất cho vay cũng như áp dụng lãi suất ưu đãi cho các khách hàng được xếp vào nhóm vàng, bạc và đồng.

2.3.5 Tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn trên vốn ngắn hạn.

Mục đích của chỉ tiêu này là kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng, cân đối nguồn đầu vào và đầu ra đảm bảo thanh khoản. Bảng 2.18 cho thấy các chi nhánh / SGD sử dụng chưa tới 1/5 vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Tỷ lệ này duy trì từ 2005 đến 2007 và 2008 chỉ còn 17,4%. Điều này cho thấy phần lớn vốn huy động ngắn hạn chủ yếu cho vay ngắn hạn. Với mức vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn thấp góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của các chi nhánh / SGD cụ thể là giảm nợ quá hạn và nợ xấu.

Bảng 2.18: Tỷ lệ nợ trung dài hạn so với vốn huy động ngắn hạn Eximbank trên

địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2005-2008


Đvt: Tỷ đồng

Tiêu chí

2005

2006

2007

2008

Dư nợ trung, dài hạn

1,178.49

1,855.96

3,006.69

3,649.13

Vốn ngắn hạn

6,099.39

9,559.87

15,189.30

20,973.01

Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn trên vốn ngắn hạn

%


19.32


19.41


19.79


17.40

Nguồn: Số liệu từ thông tin nội bộ Eximbank



2.3.6 Nguồn nhân lực tín dụng.

Như đã đề cập ở trên, đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh. Từ 2005, các chi nhánh trên địa bàn Tp.HCM tuyển mới nhiều và thực hiện đào tạo tại chổ cũng như đào tạo của Hội Sở thông qua lớp nghiệp vụ Sơ Cấp. Việc đào tạo này rất quan trọng nhằm tạo nhân viên nắm bắt cơ bản về nghiệp vụ thực tế và hiểu rõ hơn về công việc họ sẽ làm trong thời gian tới. Công việc của cán bộ tín dụng liên quan rất nhiều nghiệp của ngân hàng và pháp lý. VD Khách hàng là Cty TNHH 01 thành viên vay ngoại tệ thanh toán hàng nhập khẩu và thế chấp bằng bất động sản của hai vợ chồng chủ sở hữu. Khi đó, cán bộ tín dụng trực tiếp làm hồ sơ phải xác định rõ tài sản thế chấp là của hai vợ chồng hay một người và việc ký hợp đồng bảo lãnh không vi phạm luật dân sự và khi khách hàng nộp tiền VNĐ vào tài khoản phải có ủy quyền của khách hàng để đề nghị bộ phận kinh doanh ngoại tệ bán ngoại tệ và chuyển vào tài khoản khách hàng, sau đó ngân hàng sẽ thu nợ của khách hàng. Hơn nữa, các vị trí lãnh đạo tín dụng được thuyên chuyển từ Sở Giao Dịch hoặc Hội Sở hoặc từ chi nhánh khác. Điều này làm cho các chi nhánh có được những nòng cốt tín dụng chắc chắn cho chi nhánh. Tuy nhiên, việc mở chi nhánh nhiều và cán bộ tín dụng được đào tạo trực tiếp tại chi nhánh là chính. Trong quá trình làm việc họ đã có những lỗ hỏng trong hồ sơ có thể gây mất vốn của Eximbank nhưng họ không nhận thức được điều này hoặc cố ý. Về tổng thể, các cán bộ chủ chốt tín dụng đều do Tổng Giám Đốc phê duyệt và ưu tiên trong hệ thống điều chuyển qua. Điều này, một mặt tạo điều kiện cho nhân viên phát huy năng lực và hạn chế được rủi ro do họ đã làm việc cho Eximbank lâu năm và am hiểu qui trình qui chế của Eximbank. Lãnh đạo phòng tín dụng tại các chi nhánh đòi hỏi phải tốt nghiệp lớp nghiệp vụ Trung Cấp do Eximbank tổ chức. Tiêu chuẩn cán bộ tín dụng và lãnh đạo phòng tín dụng tại các chi nhánh đã được chuẩn hóa trong quyết định số 1059/EIB-TGĐ/07 ngày 13/09/2007. Đây là một quyết định rất quan trọng rất quan trọng trong việc bổ nhiệm nhân sự nhằm tạo điều kiện cho những người có năng lực có cơ hội phát triển


và cũng hạn chế được những tiêu cực liên quan trong quá trình bổ nhiệm nhân sự tín dụng.

Việc tuyển dụng cán bộ tín dụng cũng như lãnh đạo tín dụng tại các chi nhánh thông qua cuộc tuyển chọn trong nội bộ Eximbank cũng như từ bên ngoài. Điều này tạo tính khách quan và lựa chọn được nhân sự tốt cho eximbank. Bên cạnh đó, các bộ phận liên quan tới tín dụng như bộ phận làm chính sách, quản lý rủi ro tín dụng… được tuyển chọn từ những người làm công tác tín dụng một thời gian góp phần hạn chế rủi ro cũng như cảnh báo các rủi ro một cách kịp thời.

2.3.7 Công nghệ thông tin.

Hiện nay, Eximbank đang sử dụng chương trình Korebank trong việc quản lý hoạt động của cả hệ thống, hạch toán toàn bộ online. Các chi nhánh cũng như phòng giao dịch kết sổ cuối ngày và Hội Sở sẽ kết sổ sau đó. Thông qua chương trình này, Hội Sở nắm bắt được tất cả các hoạt động diễn ra hàng ngày tại các chi nhánh cũng như phòng giao dịch. Ví dụ Hội sở có thể thấy được một khách hàng có bao nhiêu khoản vay, bao nhiêu hợp đồng, dư nợ từng loại tiền bao nhiêu… Các chi nhánh có thể xem được một số thông tin về khách hàng tại chi nhánh khác của eximbank nhằm hạn chế rủi ro và không qui phạm qui chế của Ngân hàng nhà nước như một khách hàng vừa có dư nợ tại chi nhánh Tân Định và tiếp tục vay tại chi nhánh Sài Gòn thì cán bộ tín dụng có thể truy cập và korebank và thấy được thông tin về khoản nợ của khách hàng này tại chi nhánh Tân Định. Có thể nói việc sử dụng korebank giúp cho việc quản lý hoạt động của các chi nhánh chặt chẽ và xử lý kịp thời các rủi ro. Bên cạnh đó, Eximbank còn sử dụng chương trình S-office giúp cho các nhân viên trong hệ thống liên hệ với nhau thông qua tin nhắn (giống như mail nhưng chỉ sử dụng được trong nội bộ ngân hàng). Giúp tiết kiệm thời gian và chi phí điện thoại cũng như thông tin nội bộ được thông báo kịp thời tới những người có liên quan để xử lý.

2.3.8 Công tác tổ chức hoạt động tín dụng.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 26/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí