MQHKH2-Xây dựng mối quan hệ đảm bảo khách hàng không chuyển đổi sang dịch vụ của đối thủ, KKD4-Các kênh kinh doanh có lợi thế từ tính kinh tế theo quy mô và NL1-Đối thủ cạnh tranh khó sao chép các nguồn lực chủ chốt của DN nằm ở trên trục hoành giữa phần III và phần IV. DN cân nhắc giảm sự đầu tư hoặc hạn chế nguồn lực phát triển. HD1- Hoạt động trọng yếu khó bắt chước nằm ở trên trục hoành giữa phần I và phần II. DN có thể lựa chọn tiếp tục duy trì hay tập trung phát triển. DTAC 1-Dễ dàng điều tiết các đối tác chính khi cần thiết nằm ở trên trục tung giữa phần I và phần III. DN trong lĩnh vực dịch vụ DLTT tại Việt Nam có thể tập trung hoặc hạn chế phát triển. Lựa chọn cách thức nào phụ thuộc vào thời điểm, chiến lược kinh doanh và mục tiêu phát triển của từng DN.
3.5. THỰC TRẠNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH DOANH THEO MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ DU LỊCH TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM
Để đánh giá thực trạng kết quả PTKD theo mô hình KTCS, luận án tiến hành khảo sát 263 DN trong lĩnh vực dịch vụ DLTT tại Việt Nam theo các tiêu chí về nguồn lực, định hướng chiến lược, khả năng chia sẻ thông tin dịch vụ DLTT, tiêu chí về cạnh tranh và tiêu chí về kết quả. Luận án phân tích sử dụng phương pháp cấu trúc tuyến tính SEM bằng phần mềm SPSS phiên bản 20 và Amos phiên bản 23. Có 7 mối quan hệ cần kiểm định là: H1-Có một mối quan hệ thuận chiều và tích cực giữa tiêu chí về nguồn lực với định hướng chiến lược; H2-Có một mối quan hệ thuận chiều và tích cực giữa tiêu chí về nguồn lực với khả năng chia sẻ thông tin dịch vụ DLTT; H3-Có một mối quan hệ thuận chiều và tích cực giữa tiêu chí về nguồn lực với tiêu chí về cạnh tranh; H4-Có một mối quan hệ thuận chiều và tích cực giữa giữa tiêu chí về nguồn lực với kết quả PTKD theo mô hình KTCS; H5-Có một mối quan hệ thuận chiều và tích cực giữa định hướng chiến lược với khả năng chia sẻ thông tin dịch vụ DLTT; H6-Có một mối quan hệ thuận chiều và tích cực giữa khả năng chia sẻ thông tin dịch vụ DLTT với tiêu chí về cạnh tranh; H7-Có một mối quan hệ thuận chiều và tích cực giữa tiêu chí về cạnh tranh với kết quả PTKD theo mô hình KTCS.Các bước phân tích của phương pháp này là: phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và cấu trúc tuyến tính SEM.
3.5.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo nghiên cứu bằng hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan với biến tổng được thể hiện chi tiết tại bảng sau:
Bảng 3.7. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha các tiêu chí đánh giá kết quả PTKD theo mô hình KTCS của các DN trong lĩnh vực dịch vụ DLTT tại Việt Nam
Các thang đo | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | Hệ số tương quan biến tổng | Cronba ch’s Alpha nếu loại biến | |
RES | Tiêu chí về nguồn lực: hệ số Cronbach’s Alpha = 0,814 | ||||
RES1 | Uy tín và thương hiệu của DN | 5.48 | 1.188 | .700 | .833 |
RES2 | Chất lượng website/ứng dụng di động của mô hình KTCS | 5.13 | 1.157 | .694 | .835 |
RES3 | Khả năng cung ứng dịch vụ DLTT | 5.13 | 1.107 | .682 | .838 |
RES4 | Hạ tầng CNTT và mạng internet | 5.46 | 1.104 | .671 | .840 |
RES5 | Văn hóa DN | 5.52 | 1.101 | .683 | .837 |
STRAT | Định hướng về chiến lược: hệ số Cronbach’s Alpha lần 1 = 0,323 | ||||
STRAT1 | Nhận thức của các nhà quản lý | 3.25 | .979 | -.176 | .729 |
STRAT2 | Mục tiêu chiến lược PTKD theo mô hình KTCS | 4.89 | 1.454 | .414 | -.446a |
STRAT3 | Thực hiện chiến lược PTKD theo mô hình KTCS | 5.19 | 1.236 | .402 | -.276a |
STRAT_ New | Định hướng về chiến lược: hệ số Cronbach’s Alpha lần 2 (loại STRAT1) = 0,729 | ||||
STRAT2 | Mục tiêu chiến lược PTKD theo mô hình KTCS | 4.89 | 1.454 | .581 | . |
STRAT3 | Thực hiện chiến lược PTKD theo mô hình KTCS | 5.19 | 1.236 | .581 | . |
SHAR | Khả năng chia sẻ thông tin dịch vụ DLTT: hệ số Cronbach’s Alpha = 0,765 | ||||
SHAR1 | Chia sẻ thông tin dịch vụ DLTT trong nội bộ DN | 1.90 | .952 | .546 | .743 |
SHAR2 | Chia sẻ thông tin dịch vụ DLTT ra bên ngoài | 2.21 | 1.243 | .595 | .705 |
SHAR3 | Nguyên tắc chia sẻ thông tin dịch vụ DLTT | 1.92 | 1.049 | .678 | .596 |
COMP | Tiêu chí về cạnh tranh: hệ số Cronbach’s Alpha = 0,804 | ||||
COMP1 | Lợi thế cạnh tranh về quảng cáo | 5.30 | 1.127 | .420 | .971 |
COMP2 | Lợi thế cạnh tranh về mối quan hệ khách hàng | 5.60 | 1.035 | .809 | .563 |
COMP3 | Lợi thế cạnh tranh về giá | 5.70 | 1.017 | .775 | .604 |
PERF | Tiêu chí về kết quả: hệ số Cronbach’s Alpha = 0,784 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Phương Thức Thanh Toán Trực Tuyến Của Các Dn Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Dltt Tại Việt Nam Tham Gia Khảo Sát
- Thực Trạng Nội Dung Phát Triển Kinh Doanh Theo Mô Hình Kinh Tế Chia Sẻ Của Các Doanh Nghiệp Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Du Lịch Trực Tuyến Tại Việt Nam
- Thực Trạng Điều Kiện Về Nội Dung Phát Triển Kinh Doanh Theo Mô Hình Kinh Tế Chia Sẻ Của Các Doanh Nghiệp Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Du Lịch Trực Tuyến Tại
- Xu Hướng Phát Triển Kinh Doanh Theo Mô Hình Kinh Tế Chia Sẻ Của Các Doanh Nghiệp Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Du Lịch Trực Tuyến Trong Khu Vực Và Tại Việt Nam
- Một Số Giải Pháp Phát Triển Kinh Doanh Theo Mô Hình Kinh Tế Chia Sẻ Của Các Doanh Nghiệp Trong Lĩnh Vực Dịch Vụ Du Lịch Trực Tuyến Tại Việt Nam Giai Đoạn
- Phát Triển Các Nguồn Lực Chủ Chốt Thông Qua Bộ Tiêu Chí Đánh Giá Chất Lượng Dịch Vụ Du Lịch Trực Tuyến
Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.
Thị phần tốt hơn | 4.51 | 1.304 | .635 | .700 | |
PERF2 | Tăng trưởng doanh số bán hàng tốt hơn | 4.96 | 1.105 | .567 | .765 |
PERF1 | Lợi tức đầu tư tốt hơn | 4.96 | 1.139 | .678 | .650 |
Nguồn: NCS xử lý bằng Phần mềm SPSS bản 20 Bảng trên cho thấy tất cả các tiêu chí đánh giá kết quả PTKD theo mô hình KTCS đều có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 trừ STRAT1- Nhận thức của các nhà quản lý. STRAT1 có hệ số tương quan biến với biến tổng là -0,176 nhỏ hơn 0,3. Đây là thang đo không đóng góp nhiều cho sự mô tả của tiêu chí STRAT-Định hướng chiến lược nên bị loại. Thang đó COMP1-Lợi thế cạnh tranh về quảng cáo có hệ số tương quan với biến tưởng là 0,42 > 0,3. Tuy nhiên, nếu loại biến này thì độ tin cậy của COMP-Tiêu chí về cạnh tranh tăng lên, từ 0,804 lên 0,971. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008 [26] dẫn theo Nunally (1978) cho rằng nên loại thang đo có hệ số tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0,3, giữ lại tất cả các tiêu chí có độ tin cậy lớn hơn 0,6 vì hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu. Ngoài ra, nếu hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được, lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt. Sau khi trao đổi với chuyên gia, NCS tạm thời giữ lại COMP1 đưa vào phân tích nhân tố khám phá trước khi xem xét loại. Các thang đo còn lại giữ nguyên, được đưa vào phân tích ở
bước tiếp theo.
3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Luận án tiến hành kiểm định KMO và Bartlett’s Test. Kết quả cho thấy hệ số Sig = 0,000 và chỉ số KMO = 0,799 > 0,5 cho thấy các thang đo đủ điều kiện để phân tích nhân tố khám phá. Luận án đưa 19 thang đo của 5 tiêu chí vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Tiếp theo, NCS sử dụng phép trích Principal Axis Factoring và phép quay không vuông góc Promax để phân tích các nhân tố có sự tương quan với nhau (Hair và cộng sự, 1998 [66]). Kết quả cho thấy:
Bảng 3.8. Hệ số tải của các thang đo
Factor | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
RES3 | .848 | ||||
RES4 | .784 | ||||
COMP1 | .759 |
.725 | |||||
RES1 | .675 | ||||
RES2 | .600 | ||||
COMP2 | .986 | ||||
COMP3 | .937 | ||||
PERF1 | .815 | ||||
PERF3 | .748 | ||||
PERF2 | .690 | ||||
SHAR3 | .834 | ||||
SHAR2 | .720 | ||||
SHAR1 | .636 | ||||
STRAT2 | 1.019 | ||||
STRAT3 | .510 | ||||
Extraction Method: Principal Axis Factoring. Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 5 iterations. |
Nguồn: NCS xử lý bằng Phần mềm SPSS bản 20
Nhìn vào bảng trên, có thể thấy, tất cả các thang đo đều có hệ số tải lớn hơn 0,5. Đáng lưu ý thang đo COMP1-Lợi thế cạnh tranh về quảng cáo hội tụ vào nhóm tiêu chí về nguồn lực. Tiêu chí về nguồn lực mới bao gồm 6 thang đo: RES1,2,3,4,5 và COMP1, và được NCS đặt tên là RES_new.
3.5.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA
Để thực hiện phân tích nhân tố khẳng định, dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Amos 23. Kết quả cho thấy các chỉ số về độ phù hợp của mô hình bao gồm Chi- square/df=2,875 < 3 là tốt, khẳng định không có sự khác nhau về mặt thống kê. Chỉ số Goodness of Fix GFI = 0,896, chỉ số TLI = 0,899 đều > 0,8 là chấp nhận được, chỉ số CFI = 0,921 > 0,9 là tốt. Chỉ số AGFI = 0,850 nhỏ hơn GFI là phù hợp. Giá trị NFI = 0,885, càng cận 1 cho thấy mô hình càng phù hợp. Chỉ số PNFI = 0,694 cao nhất ứng với mô hình được ủng hộ nhiều nhất. Chỉ số RMSEA = 0,085 và P = 0,000 < 0,05 phản ánh độ phù hợp tổng thể, giá trị RMSEA càng nhỏ thể hiện độ phù hợp cao hơn. Các nghiên cứu trước chỉ ra điểm tới hạn cho RMSEA là 0,05 đến 0,08 với độ tin cậy 95%. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho rằng không nên áp đặt một điểm tới hạn tuyệt đối cho RMSEA. RMSEA rất phù hợp cho các mô hình khẳng định hoặc mô hình cạnh tranh khi cỡ mẫu lớn (lớn hơn 500 quan sát). Ở cỡ mẫu nhỏ, RMSEA ít khi đạt được ngưỡng tốt. Do đó, chỉ số RMSEA = 0,085 khi đánh giá kết quả PTKD theo mô hình KTCS của 263 DN trong lĩnh vực dịch vụ DLTT như trên có thể chấp nhận được. Chỉ số PR-Parsimony Ratio có ý nghĩa tương tự như chỉ số R2 hiệu chỉnh trong hồi quy đa biến. PR=0,783 có nghĩa là các mối quan hệ đã đề xuất giải thích được
78,3% các giả thuyết. Theo Hu & Bentler (1999) [71] và Hair & cộng sự (2010) [67], các chỉ số trên thể hiện mô hình là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập. Từ kết quả phân tích CFA, mô hình tiếp tục được đưa vào kiểm định độ tin cậy tổng hợp, tính phân biệt và tính hội tụ.
Bảng 3.9. Kết quả kiểm định độ tin cậy tổng hợp, tính phân biệt và tính hội tụ
CR | AVE | MSV | MaxR(H) | SHAR | RES_new | COMP | PERF | STRAT | |
SHAR | 0.778 | 0.543 | 0.010 | 0.814 | 0.737 | ||||
RES_new | 0.870 | 0.573 | 0.232 | 0.872 | -0.001 | 0.757 | |||
COMP | 0.971 | 0.945 | 0.213 | 0.996 | -0.006 | ||||
PERF | 0.788 | 0.559 | 0.213 | 0.834 | 0.040 | 0.442 | 0.461 | ||
STRAT | 0.737 | 0.584 | 0.232 | 0.743 | 0.098 | 0.482 | 0.246 | 0.366 |
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm Amos 23
Kết quả kiểm định cho thấy độ tin cậy tổng hợp (CR) của các yếu tố dao động từ 0,737 đến 0,971 > 0,7. Phương sai trung bình được trích (AVE) dao động từ 0,543 đến 0,945 > 0,5 đảm bảo tính hội tụ. Phương sai riêng lớn nhất (MSV) dao động từ 0,010 đến 0,232 nhỏ hơn AVE là đảm bảo tính phân biệt (Hair & cộng sự, 2010 [67]).
3.5.4. Phân tích cấu trúc tuyến tính SEM
Luận án tiến hành kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để đánh giá mối quan hệ của các biến đồng thời kiểm định những giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy mô hình có 97 bậc tự do, Chi-square/df = 2,864 < 3, được đánh giá là tốt, các chỉ số GFI = 0,893, chỉ số TLI = 0,900, chỉ số CFI = 0,919, NFI = 0,882 > 0,8 là chấp
nhận được, > 0,9 là tốt, chỉ số AGFI = 0,850 < GFI là đảm bảo. Chỉ số RMSEA = 0,084 chấp nhận được và P = 0,000 < 0,05. Chỉ số PNFI = 0,713 càng cao thì mô hình càng được ủng hộ. Chỉ số PR=0,808 có nghĩa các mối quan hệ giải thích được 80,8% kết quả PTKD theo mô hình KTCS của các DN trong lĩnh vực dịch vụ DLTT tại Việt Nam.
Hình 3.15. Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính SEM
Nguồn: NCS xử lý bằng Phần mềm Amos 23
Thông qua quá trình kiểm định, các giả thuyết nghiên cứu được chấp thuận ở mức ý nghĩa P < 0,05 là: H1: Có một mối quan hệ thuận chiều và tích cực giữa tiêu chí về nguồn lực và định hướng chiến lược; H3: Có một mối quan hệ thuận chiều và tích cực giữa tiêu chí về nguồn lực và tiêu chí về cạnh tranh; H4: Có một mối quan hệ thuận chiều và tích cực giữa giữa tiêu chí về nguồn lực và kết quả PTKD theo mô hình KTCS; H7: Có một mối quan hệ thuận chiều và tích cực giữa tiêu chí về cạnh tranh và kết quả PTKD theo mô hình KTCS.
Bảng 3.10. Kết quả kiểm định mối quan hệ trong mô hình giả thuyết
Hệ số chưa chuẩn hóa | S.E. | C.R. | P value | Kết luận | ||||
H1 | STRA | <--- | RES_new | .633 | .118 | 5.356 | *** | Ủng hộ |
H2 | SHAR | <--- | RES_new | -.067 | .099 | -.678 | .497 | Bác bỏ |
H3 | COMP | <--- | RES_new | .772 | .085 | 9.127 | *** | Ủng hộ |
H4 | PERF | <--- | RES_new | .320 | .100 | 3.197 | .001 | Ủng hộ |
H5 | SHAR | <--- | STRAT | .108 | .082 | 1.317 | .188 | Bác bỏ |
H6 | COMP | <--- | SHAR | -.009 | .066 | -.132 | .895 | Bác bỏ |
H7 | PERF | <--- | COMP | .265 | .073 | 3.644 | *** | Ủng hộ |
Nguồn: NCS xử lý bằng Phần mềm Amos 23
Cụ thể là tiêu chí về nguồn lực tác động 77,2% tới tiêu chí về cạnh tranh, tác động 63,3% tới định hướng chiến lược, tác động 32% tới kết quả PTKD theo mô hình KTCS. Tiêu chí về cạnh tranh tác động 26,5% tới kết quả PTKD theo mô hình KTCS của các DN trong lĩnh vực dịch vụ DLTT tại Việt Nam.
3.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH THEO MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ DU LỊCH TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM
3.6.1. Những kết quả đạt được
Mặc dù KTCS còn khá mới mẻ nhưng đã thu được những kết quả tốt, hứa hẹn sẽ là một thị trường tiềm năng trong tương lai. Những kết quả đạt được cụ thể như sau:
(1) Các cấp chính quyền đã xây dựng hành lang pháp lý để thúc đẩy PTKD theo mô hình KTCS. Chính phủ đã ban hành: "Đề án tổng thể ứng dụng CNTT phát triển du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025". Cùng với đó là "Quyết định số 999/QĐ/TTg phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình KTCS [21], Nghị quyết 79/NĐ-CP về việc cấp thị thực điện tử cho công dân 80 nước [23]". Điều này làm cho mức độ quan trọng PTKD theo mô hình KTCS của các DN trong lĩnh vực dịch vụ DLTT tăng lên.
(2) Các DN trong lĩnh vực dịch vụ DLTT tại Việt Nam cung cấp đa dạng dịch vụ phục vụ khách DLTT như khách sạn/nhà nghỉ, homestay, vé máy bay, dịch vụ đặt xe, hoạt động tham quan, đặt đồ ăn, mua đặc sản.
(3) Hoạt động truyền thông xã hội rất được các DN chú trọng. Họ sử dụng đa dạng các kênh truyền thông từ miễn phí tới mất phí.
(4) Đa số các DN trong lĩnh vực dịch vụ DLTT tại Việt Nam nhận thấy lợi ích của việc tối ưu hóa trang web cho thiết bị di động, DN thiết lập chính sách hoàn/hủy, chính sách giải quyết tranh chấp/khiếu nại, chính sách kiểm duyệt/bảo vệ thông tin thành viên. Phần lớn DN có triển khai chuyển khoản qua ngân hàng nội địa, có thanh toán bằng thẻ tín dụng, ví điện tử, thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, tại các cửa hàng tiện lợi, trả góp, thu tiền tại nơi,..
(5) Tất cả các DN tham gia khảo sát đều sử dụng hình thức trao đổi "chia sẻ trên quyền sở hữu". Có 2 mô hình KTCS mà các DN lựa chọn là mô hình nhà tạo thị trường/sàn giao dịch diện tử và mô hình tiêu dùng dựa trên sự truy cập.
122
(6) Về thực trạng nội dung PTKD theo mô hình KTCS của các DN trong lĩnh vực dịch vụ DLTT tại Việt Nam: (1)-Đề xuất giá trị: các DN trung gian cung cấp cơ sở lưu trú du lịch cung cấp các giá trị như giá rẻ, nội dung hữu ích, dễ tìm kiếm, tiết kiệm thời gian, tăng lựa chọn, có hệ thống xếp hạng, giao dịch không tiền mặt. Trong khi đó, nhóm các đại lý DLTT chú trọng sự thuận tiện, trải nghiệm xác thực, lập kế hoạch du lịch, giảm rủi ro. Các DN trung gian cung cấp phương tiện vận chuyển khách du lịch quan tâm đến những nhận xét thẳng thắn,...(2)-Phân khúc khách hàng: các DN phân khúc các NCC trực tiếp theo 15 tiêu chí, phân khúc khách DLTT theo 12 tiêu chí; (3)-Mối quan hệ khách hàng: các DN luôn đảm bảo mối quan hệ bền vững trong việc cung cấp thông tin trung thực, quản lý các hành vi tiêu cực, giảm thiểu rủi ro, nâng cao trải nghiệm, hỗ trợ quảng bá, duy trì mối quan hệ "vừa yêu vừa ghét",…(4)-Các hoạt động trọng yếu của các DN xoay quanh việc tăng cường các hiệu ứng mạng tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực; (5)-Kênh kinh doanh được DN trong lĩnh vực dịch vụ DLTT tại Việt Nam sử dụng là kênh bán hàng, kênh chăm sóc khách hàng, kênh quảng cáo và kênh truyền thông nội dung; (6)-Nguồn lực chủ chốt: các DN tập trung các nguồn lực như đào tạo kỹ năng cho nhân viên, gia tăng số lượng các điểm đến, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển các thuật toán độc quyền, phát triển thương hiệu,…(7)-Đối tác chính của các DN là các đại lý du lịch, công cụ tìm kiếm, trung tâm xúc tiến du lịch địa phương, chuyên gia tổ chức sự kiện, các nhiếp ảnh gia,…(8)-Dòng doanh thu: đa số các DN tính phí giao dịch với 1 trong 2 bên, 1/4 các DN sử dụng doanh thu quảng cáo, doanh thu từ phí đăng ký thành viên hoặc các dịch vụ bổ sung như chụp ảnh chuyên nghiệp, dịch vụ dọn dẹp,…(9)-Kiểm soát chi phí: tất cả các DN đều có chi phí vốn hóa và dành chi phí này để hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý. Một số khoản chi phí khác chiếm tỷ lệ khá cao trong cấu trúc chi phí là chi phí mua lại khách hàng, chi phí tạo lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm, chi đầu tư cơ sở hạ tầng, chi phí vận động hành lang, chi phí hoa hồng cho các chương trình liên kết, quản lý cộng đồng,…
(7) Khi phân tích về mức độ quan trọng điều kiện PTKD theo mô hình KTCS của các DN trong lĩnh vực dịch vụ DLTT tại Việt Nam, có thể thấy CPHI. Kiểm soát chi phí, DXGT.Phát triển các đề xuất giá trị, DTAC. Phát triển các đối tác chính, HD. Phát triển hoạt động trọng yếu là những thành tố được đặt ở vị trí ưu tiên, với giá trị trung bình đều ở mức trên 4/5. Với phương pháp phân tích sự khác biệt trung bình