Giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu tại NH TMCP XNK Việt Nam trên địa bàn TP.HCM - 12


chuẩn về tỷ lệ dư nợ quá hạn, nợ xấu… cho từng CBTD, Giám Đốc chi nhánh/ SGD và thời gian xử lý các khoản nợ này cũng như các mức xử phạt tương ứng, thậm chí qui trách nhiệm cụ thể đối với các khoản vay do cố tình không chấp hành qui định và có hiện tượng tiêu cực phát sinh. Việc ban hành qui định này sẽ tạo ra tâm lý làm việc trên tinh thần trách nhiệm đối với những người có liên quan tới khoản vay (từ cán bộ tín dụng, kiểm soát viên, trưởng phòng tín dụng và ban giám đốc). Từ đó, ngay từ đầu khi đi thẩm định sẽ thẩm định kỹ và rà buộc pháp lý chặt chẽ và kiểm soát của những người có liên quan sẽ hạn chế được nợ quá hạn cũng như nợ xấu phát sinh.

3.2.7 Kiến nghị đối với NHNN: Hoàn thiện các qui định, hệ thống CIC.

Môi trường pháp lý là yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Hiện nay, các qui định và cách quản lý từ NHNN còn nhiều bất cập và gây không ít khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng như việc quản lý hành chính là chính. Do đó, cần hoàn thiện hệ thống các qui định quản lý các ngân hàng thông quan cơ chế thị trường ví dụ như điều chỉnh lãi suất cho vay thông qua các công cụ của NHNN như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ thanh khoản… và điều chỉnh lãi suất huy động thông qua lãi suất tái chiết khấu các giấy tờ có giá do NHNN phát hành, lãi suất liên ngân hàng… Tránh việc điều chỉnh lãi suất cơ bản đột ngột như thời gian qua. NHNN đã điều chỉnh lãi suất cơ bản xuống nhanh gây khó khăn cho các ngân hàng.

Bên cạnh đó, hệ thống thông tin từ Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng (CIC) chưa phù hợp và trả lời tin còn chậm.

- Chưa phù hợp ở chổ các thông tin trả lời chưa cho biết dư nợ từng ngân hàng là bao nhiêu, hiện tại còn hay không ở từng ngân hàng, dư nợ bị xếp nhóm nợ từ 2 đến 5 xuất phát từ ngân hàng nào và nguyên nhân là không trả lãi hoặc gốc, mức độ rủi ro của khách hàng này như thế nào…… đây là các thông tin ngân hàng rất cần khi hỏi tin để tham khảo và ảnh hưởng tới việc


cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng. Mặc dù, các ngân hàng sẽ có hệ thống xếp hạn tín nhiệm riêng.

- Thời gian trả lời tin còn chậm do thời gian trả lời tin khoản nữa ngày gây chậm trễ trong việc cho vay. Một vài lần nhân viên CIC gọi điện thoại xuống Eximbank để xác minh dư nợ hiện tại của khách hàng, điều này cho thấy mỗi khi hỏi tin CIC phải tốn nhiều thời gian và hệ thống chưa tự động trả lời. Do đó, trong thời gian tới CIC cần nâng cấp hệ thống và giảm thiểu thời gian chờ.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Từ những số liệu đã phân tích và đánh giá ở chương 2, cùng với những thành tựa và hạn chế trong hoạt động tín dụng tại các chi nhánh/ SGD trong thời gian qua, chương 3 của luận văn đã xác định xu hướng phát triển của hoạt động tín dụng. Trên cơ sở đó, luận văn mạnh dạn đề xuất một số giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu trong tín dụng tại các chi nhánh/ SGD nhằm góp phần chuyển tải nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu một cách an toàn, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh và mạng lại lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro thấp nhất đến cho hoạt động tín dụng ngân hàng./.


Giải pháp giảm nợ quá hạn và nợ xấu tại NH TMCP XNK Việt Nam trên địa bàn TP.HCM - 12

KẾT LUẬN


Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Eximbank và góp phần lớn vào sự phát triển trong tương lai của Eximbank. Trong điều kiện nền kinh tế trong nước và thế giới biến động trong thời gian qua đã thể hiện hoạt động tín dụng tại các chi nhánh/ SGD có nhiều rủi ro bằng chứng là nợ quá hạn tăng nhanh vào cuối năm 2007 và Eximbank đã sử dụng quỹ trích lập DRPP xử lý các khoản nợ nhóm 05 vào gần cuối năm 2008.

Là một trong những Ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam, Eximbank cũng phải đối mặt với những biến động của thị trường trong thời gian qua, do vậy việc tiềm ra các giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng các chi nhánh/ SGD trong địa bàn Tp.HCM là vấn đề không thể thiếu trong quá trình phát triển của Eximbank.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

1. Trình bày cơ sở lý luận về tín dụng Ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng và một số vấn đề về nợ xấu và nợ quá hạn.

2. Trình bày và phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại các chi nhánh/ SGD Eximbank trên địa bàn Tp.HCM. Từ đó nêu lên những thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại và chỉ ra một số nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan dẫn đến những tồn tại trong hoạt động tín dụng tại các chi nhánh/ SGD này.

3. Đưa ra một số giải pháp chủ yếu cho Eximbank và kiến nghị NHNN nhằm góp phần giảm nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động tín dụng, hạn chế rủi ro xảy ra.

Các giải pháp và đề xuất trong luận văn dựa trên cơ sở lý luận cũng như tính thực tiễn của các giải pháp thông qua việc tham khảo những tạp chí, tài liệu liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO‌‌


1. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tín Dụng Ngân Hàng, NXB Thống Kê.

2. Lê Văn Tề, Ngô Hướng, Đỗ Linh Diệp, TS Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương (2007), Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại (tái bản lần 4), NXB Thống Kê.

3. Huỳnh Thị Thiên Kim (2008), Giải pháp nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Chợ Lớn

4. Các quyết định của NHNN : quyết định 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/03/2008; 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001; quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005; quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005; quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007

5. Chiến lược phát triển Eximbank giai đoạn 2009-2011 và tầm nhìn tới năm 2015 của Ban Chiến Lược Eximbank.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 26/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí