Các Tiêu Chí Đánh Giá Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại


1.2.6 Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

1.2.6.1 Tiêu chí định lượng

­ Tỷ lệ nợ khó đòi/Dư nợ quá hạn

­ Giá trị tổn thất tín dụng

­ Tỷ số giữa các khoản xóa nợ ròng so với tổng dư nợ

­ Tỷ số dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổng cho vay hay với tổng vốn

chủ sở hữu.

­ Tỷ trọng dư nợ một ngành/ một khu vực/một nhóm khách hàng so với tổng dư nợ

­ Chỉ tiêu tổng dư nợ so với tổng nguồn vốn huy động

1.2.6.2 Tiêu chí định tính


­ Đánh giá môi trường quản trị rủi ro tín dụng

­ Đánh giá hiệu quả của tiến trình cấp tín dụng

­ Đánh giá sự phù hợp của quá trình theo dõi, đo lường và quản lý rủi ro tín dụng

­ Đánh giá hiệu quả của môi trường kiểm soát


1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG VIỆT NAM

1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại nước ngoài

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Trung Quốc

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Thái Lan

1.3.1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Mỹ

1.3.1.4. Kinh nghiệm của Nhật Bản


1.3.2. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Với ý nghĩa hình thành khung lý thuyết cho toàn bộ luận án, chương 1 đã tập hợp những lý luận căn bản nhất về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Những nội dung đã được giải quyết trong chương 1 gồm có:

Thứ nhất, tập hợp những lý luận căn bản nhất về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại: khái niệm, cơ cấu thành phần cũng như các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.

Thứ hai, tập hợp những lý luận căn bản về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Luận án nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện quản trị rủi ro tín dụng, nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng, nội dung quản trị rủi ro tín dụng. Để hình thành cơ sở cho phần phân tích thực trạng ở chương 2, trong chương 1, luận án cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trên hai góc độ chủ quan (từ bản thân ngân hàng thương mại) và khách quan (từ các điều kiện môi trường). Bên cạnh đó luận án cũng đưa ra các tiêu chí đánh giá mặt định tính và định lượng đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.

Thứ ba, Những nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng ở các quốc gia như Mỹ, Nhật bản, Thái lan, Trung quốc.đã được phân tích dưới góc độ là kinh nghiệm cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng Việt Nam. Từ đó, chương 1 của luận án đã chỉ ra 6 bài học khái quát cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đây là những bài học có ý nghĩa quan trọng cho sự hoàn thiện và phát triển hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới.

CHƯƠNG 2


THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại Việt Nam

Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới và chuyển đổi mô hình ngân hàng hai cấp hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển đa dạng về hình thức sở hữu và mô hình tổ chức, bao gồm: Ngân hàng phát triển, Ngân hàng chính sách xã hội, 5 NHTM nhà


nước và NHTM có cổ phần chi phối của Nhà nước, 34 NHTM cổ phần, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, 1 Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương (từ giữa năm 2013 chuyển đổi tên thành Ngân hàng hợp tác xã), hơn 1.100 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

2.1.2 Về quy mô của Ngân hàng thương mại Việt Nam

2.1.2.1 Mạng lưới hoạt động

2.1.2.2 Vốn điều lệ

2.1.2.3 Tổng tài sản

2.1.2.4 Nhân sự


2.1.3 Hoạt động huy động vốn tại các NHTM Việt Nam (2009 -2013)

Đặc biệt, giai đoạn 2009 -2013 là giai đoạn có nhiều khó khăn cho các TCTD trong hoạt động kinh doanh trong đó lãi suất cho vay và huy động vốn liên tục tăng cao kỷ lục do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng các số liệu dưới đây cho thấy các TCTD vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng

Bảng 2.1 Huy động vốn của các ngân hàng thương mại (2009-2013)

đơn vị tính: tỷ đồng


Năm

Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

2013

Doanh số huy động

vốn

1.679.798

2.161.900

2.749.936

3.021.905

3.511.454

Tốc độ tăng trưởng

huy động vốn (%)

28,70

27,20

9,89

16,20

15,61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 24

Nguồn: Báo cáo NHNN Việt Nam [23]và tính toán của tác giả


2.1.4 Hoạt động tín dụng các NHTM Việt Nam (2009 -2013)

Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 đến 2013 tăng trưởng trong điều kiện có nhiều khó khăn, lãi suất tăng cao, lạm phát và nợ quá hạn tăng nhanh. Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thương mại trong giai đoạn từ 2009 đến 2013, bên cạnh mặt tích cực thúc đẩy tăng trưởng GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội) cũng được cho là nguyên nhân của lạm


phát tăng cao do việc cung tiền của các ngân hàng thương mại chưa thực sự được kiểm soát chặt chẽ và đúng mục đích thực sự của người có nhu cầu vay.

Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với GDP và Lạm phát 2009-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


Chỉ tiêu

2009

2010

2011

2012

2013

Tổng dư nợ

1.497.774

2.059.887

2.702.367

3.091.507

3.478.255

Tỉ lệ tăng trưởng

tín dụng

37.53

31.19

14.4

8.85

12.51

Tăng trưởng GDP

5.32

6.78

6.24

5.25

5.42

Tỉ lệ lạm phát

6.52

11.75

18.13

6.81

6.04

Nguồn: Tổng cục thống kê [25]


2.1.5 Về nợ quá hạn tại các NHTM Việt Nam (2009 -2013)

2.1.5.1 Nợ quá hạn

2.1.5.2 Phân loại nợ

2.1.5.3 Xử lý nợ xấu


2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


Đề cập các nội dung chính trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại nhóm các NHTM có thị phần kinh doanh và thị phần tín dụng lớn điển hình tại Việt Nam. Để tăng tính hiệu quả trong việc so sánh, đánh giá tác giả chia các nhóm NHTM Việt Nam thành 3 nhóm [danh sách phụ lục các nhóm] sau:

Bảng 2.6 Phân nhóm quy mô các ngân hàng thương mại Việt Nam


Tiêu chí

Loại hình NHTM

Quy mô vốn điều lệ

Số lượng

ngân hàng

Nhóm 1

NHTMCP nhà nước và nhà

nước có vốn chi phối

> 20 nghìn tỷ đồng

4

Nhóm 2

NHTM cổ phần

> 5 nghìn tỷ đồng

14

Nhóm 3

NHTM cổ phần

3<= 5 nghìn tỷ đồng

18


2.2.1. Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại thuộc nhóm 1

Các ngân hàng thương mại thuộc nhóm 1 là các ngân hàng thương mại thuộc khối ngân hàng thương mại nhà nước, gồm BIDV, Vietcombank, Agribank, Vietinbank, được thành lập từ rất sớm và hoạt động kinh doanh theo pháp lệnh ngân hàng nhà nước từ thập niên 90, các ngân hàng nhóm 1 là các ngân hàng lớn của Việt Nam về giá trị tài sản, chiếm khoản 41,4% tổng dư nợ và 42,5% tiền gửi của toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Các NHTM nhóm 1 có mạng lưới chi nhánh lớn hiện diện ở 63 tỉnh thành, thực hiện nhiệm vụ vừa kinh doanh vừa điều hành chính sách của NHNN. Một số nội dung chủ yếu trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại nhóm 1, cụ thể như sau:

2.2.1.1. Hoạch định

Các nội dung họach định được thực hiện bao gồm: Ban hành chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, quy trình giám sát rủi ro danh mục tín dụng, lập báo cáo quản trị rủi ro, chính sách dự phòng rủi ro tín dụng, xác định khung lãi suất.

2.2.1.2. Tổ chức thực hiện


+ Về bộ máy tổ chức


+ Về quy trình thực hiện


2.2.1.3. Giám sát


+ Nhận diện dấu hiệu rủi ro


+ Về đánh giá xếp loại và đo lường rủi ro tín dụng

­ Về đánh giá xếp loại

­ Về đo lường rủi ro tín dụng


+ Về kiểm soát rủi ro tín dụng

­ Chính sách khách hàng; Quy trình cấp tín dụng; Chính sách định giá tài sản đảm bảo; Quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng; Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro; Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ.

­ Chính sách nhằm chọn lọc khách hàng vay vốn, chủ động né tránh rủi ro tín dụng bằng chính sách cấp tín dụng riêng cho từng nhóm khách hàng.


2.2.1.4. Điều chỉnh sau giám sát

Tất cả các ngân hàng nhóm 1 thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo Điều 7, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng và theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 , và thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2014.

2.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại thuộc nhóm 2

Các ngân hàng thương mại thuộc nhóm 2 là các ngân hàng thuộc khối ngân hàng thương mại cổ phần thuần túy, nhà nước không có vốn tham gia hoặc có vốn tham gia nhưng rất ít, các ngân hàng này được thành lập từ các cổ đông tư nhân và hoạt động kinh doanh theo pháp lệnh ngân hàng Việt Nam ra đời vào thập niên 90, các ngân hàng nhóm 2 có tốc độ tăng trưởng thị phần nhanh, đồng thời nhóm các ngân hàng này cũng được các cổ đông nước ngoài tham gia góp vốn và chuyển giao về công nghệ và quản trị. Các ngân hàng nhóm 2 chiếm khoản 37,4% tổng dư nợ và 39,5% tiền gửi của toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng TMCP nhóm 2, nhận thấy:

2.2.2.1. Hoạch định

Phương châm quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nhóm 2 là hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro trong tín dụng dựa theo nguyên tắc thương mại và thị trường

2.2.2.2. Tổ chức thực hiện


+ Về bộ máy tổ chức


+ Về quy trình thực hiện:


2.2.2.3. Giám sát

+ Nhận diện dấu hiệu rủi ro

+ Về đánh giá xếp loại và đo lường rủi ro tín dụng

+ Về kiểm soát rủi ro tín dụng:


2.2.2.4. Điều chỉnh sau giám sát

Ngân hàng TMCP nhóm 2 thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng này dựa trên Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 được, và theo thông tư


02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013, và thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2014, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2.2.3 Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại thuộc nhóm 3

Các ngân hàng thuộc nhóm 3 là các ngân hàng thuộc khối ngân hàng thương mại cổ phần thuần túy, nhà nước không có vốn tham gia, các ngân hàng này được thành lập từ các cổ đông tư nhân và hoạt động kinh doanh theo pháp lệnh ngân hàng Việt Nam ra đời vào thập niên 90, các ngân hàng nhóm 3 có tốc độ tăng trưởng thị phần, qui mô thấp, đồng thời nhóm các ngân hàng này chưa có sự tham gia góp vốn hoặc mua của phần của các cổ đông nước ngoài. Các ngân hàng nhóm 3 chiếm khoản 9,4% tổng dư nợ và 11,2% tiền gửi của toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Các ngân hàng nhóm 3 có mạng lưới hoạt động còn nhiều giới hạn, chủ yếu là phát triển ở các thành phố lớn. Về hoạt động quản trị rủi ro nói chung và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng, nhóm các ngân hàng này được đánh gia như sau :

2.2.3.1. Hoạch định

Các ngân hàng TMCP nhóm 3 đã ban hành chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, quy trình giám sát rủi ro danh mục tín dụng, lập báo cáo quản trị rủi ro, chính sách dự phòng rủi ro tín dụng.

2.2.3.2. Tổ chức thực hiện

+ Về bộ máy tổ chức:


+ Về quy trình thực hiện:


2.2.3.3. Giám sát

+ Nhận diện dấu hiệu rủi ro:

+ Về đánh giá xếp loại và đo lường rủi ro tín dụng:

+ Về kiểm soát rủi ro tín dụng:


2.2.3.4. Điều chỉnh sau giám sát

Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng tại các ngân hàng TMCP nhóm 3 dựa trên Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 được, và theo thông tư


02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 , và thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2014, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo bảng đánh giá về thực trạng nợ quá hạn như trên cho thấy, Tại VPBank thực hiện nghiêm túc việc trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu

2.2.4. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Từ các phương thức tổ chức quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM nêu trên cho

thấy:

Thứ nhất, đây là hệ thống các mô hình quản trị bao gồm mô hình tổ chức quản trị

rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế cho vay, chính sách tín dụng, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng; các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro tín dụng ngay từ khi có dấu hiệu phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó khi có rủi ro xảy ra nhằm hạn chế mức độ tổn thất thấp nhất.

Thứ hai, các NHTM tổ chức phương thức quản trị rủi ro tín dụng theo hai mô hình phổ biến, đó là mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán. Các NHTM nhà nước gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank thường áp dụng mô hình quản trị phân tán, theo đó các chi nhánh được phép xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro theo mô hình của hội sở chính. Hội sở chính thực hiện chức năng xây dựng cơ chế, chính sách và giám sát từ xa. Các NHTM cổ phần tổ chức phương thức quản trị rủi ro tín dụng theo mô hình tập trung, theo đó hội sở chính vừa xây dựng cơ chế, chính sách vừa trực tiếp giám sát, quản trị các rủi ro tín dụng và các rủi ro khác liên quan. Trong quá trình vận hành, mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán có các điểm mạnh và điểm yếu như đánh giá sau đây

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022