Cái "tôi" Tác Giả Gắn Với Cái "ta"quần Chúng Trong Bức Tranh Nhân Dân Kháng Chiến


Tố Hữu là nhà thơ của thời đại, hành trình thơ Tố Hữu luôn là sự vận động không ngừng, phát triển. Tác giả nhìn theo con mắt sử thi để thấy được tầm vóc to lớn, trách nhiệm nặng nề của con người thời đại. Do đó việc chuyển sang thể tài sử thi đánh dấu một bước tiến trong tư duy nghệ thuật và tiếng thơ Tố Hữu. Mặc dù ở Từ ấy đã có yếu tố sử thi, như trong hình ảnh Mã Chiếm Sơn" buông cương và ngẫm nghĩ", như hình ảnh" Những người không chết", nhưng sang Việt Bắcthì chất liệu này mới chiếm địa vị chủ đạo. Các vấn đề của thơ Tố Hữu thời kỳ này bao giờ chủ yếu cũng là các vấn đề đặt ra giữa "ta" và "nó","chúng ta" và"chúng nó"...chứ không còn là vấn đề giữa" anh" và" em", giữa cá nhân này với cá nhân khác. Nếu có khi nhà thơ nêu vấn đề giữa" mình" và "ta" thì đó là"mình" và"ta" với tầm vóc dân tộc.

2.1.3. Chiến thắng Điện Biên phủ

Với chiến thắng Điện Biên phủ, hồn thơ Tố Hữu như được nâng bổng, vươn xa trong cảm hứng sử thi hào hùng và tầm khái quát lịch sử. Bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên mang đậm tính thời sự, ghi lại một cách đậm nét khí thế của thời đại trong bước ngoặt đi lên của lịch sử dân tộc.

Kế tiếp, Tố Hữu viết Ta đi tới với khí thơ hùng mạnh, tương ứng với bước đi không có gì ngăn nổi của dân tộc. Những bước đi hào hùng từ “ Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên”, những chặng đường dài chín năm vượt mọi gian khổ hy sinh để hôm nay đến được niềm vui lớn:

Ta đi giữa ban ngày

Trên đường cái, ung dung ta bước Đường ta rộng thênh thang tám thước…

(Ta đi tới, 1954)

Trong không khí náo nức, hào hùng, càng tự hào về Tổ quốc và nhân dân, ta càng yêu quê hương, đất nước:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi !

Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt Nắng chói Sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt, bến nước Bình Ca.

Giá trị và vị trí tập thơ Việt Bắc trong hành trình thơ Tố Hữu - 5

(Ta đi tới, 1954 )

Bài Việt Bắc mang tên chung của tập thơ là thi phẩm xuất sắc nhất của thơ Tố Hữu thời kỳ kháng chiến chống Pháp và là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca hiện đại. Bài thơ là cuộc đối thoai giữa mình ta, ta mình, giữa người cán bộ về xuôi với Việt Bắc ở lại:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

(Việt Bắc, 1954)

Mười lăm năm ấy với biết bao sự kiện, biết bao cảm xúc, bao kỷ niệm dạt dào tình nghĩa. Việt Bắc với sinh hoạt ở chiến khu, thời kỳ Việt Minh, kháng Nhật, với mái đình HồngThái, cây đa Tân Trào, với biết bao địa danh không thể nào quên. Dưới ngòi bút của Tố Hữu, Việt Bắc hiện lên rất chân thực và xúc động cùng với niềm tự hào đã chiến thắng kẻ thù xâm lược khép lại một trang sử vẻ vang. Đúng như Xuân Diệu nhận định:" Đến bài Việt Bắc, lại là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên. Với bài này, hồn thơ cũng như nghề thơ của Tố Hữu chín rộ (...), không phải một cây bút trong tay Tố Hữu nữa, mà nhiều ngọn bút nở cùng một lúc, bút tả tình, bút tả cảnh, bút tả người. Người ta thấy văn chương cách mạng chí nghĩa, chí tình, cái văn chương nên thơ, nên nhạc.[33]

Nếu như ở phần đầu Việt Bắc cái"tôi" trữ tình của nhà thơ thường nhập vai nhân vật quần chúng hoặc trực tiếp làm nổi bật những con người quần chúng, thì ở những bài thơ viết vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến lại nổi bật cái "tôi" sử thi, mang tính khái quát và đại diện cho nhân dân, dân tộc, cách mạng; đi liền với cái "tôi' sử thi ấy là giọng hào sảng, kiêu hãnh và đầy tin tưởng.


Như vây, trên hành trình lịch sử của cách mạng, của dân tộc, hồn thơ của Tố Hữu đều có những tiếng ngân vang xứng đáng, có sự vận động không ngừng và luôn phát triển theo đà đi lên của cách mạng. Đọc tập thơ Việt Bắc người đọc có thể hình dung được bước đi của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ đến với chiến thắng Điện Biên Phủ- chặng đường đầu tiên trong sự nghiệp giải phóng đất nước kéo dài 30 năm( 1945-1975)

2.2. Cái "tôi" tác giả gắn với cái "ta"quần chúng trong bức tranh nhân dân kháng chiến

Việt Bắc ra đời vừa như sự khởi đầu, vừa như là kết thúc chặng đường vẻ vang 9 năm văn nghệ kháng chiến. Cùng với thực tiễn cách mạng vĩ đại của dân tộc, lý tưởng thẩm mỹ của nhà thơ đã có sự phát triển. Nếu trước kia nhà thơ muốn kêu to lên, muốn chia sẻ với mọi người cái mới lạ, cái đẹp của lý tưởng, thì giờ đây lý tưởng ấy đã biến thành đời sống hằng ngày mà dân tộc, quần chúng đã thực hiện, đã sống với lý tưởng đó một cách bình dị và thật cảm động. Cái đẹp của lý tưởng, của ước mơ đã biến thành cái đẹp của quần chúng kháng chiến, cái đẹp của con người và cuộc sống thực.

Tố Hữu đã thấy rõ những bước tiến của lịch sử, nhận thức đầy đủ quy luật phát triển của dân tộc, của con người Việt Nam chiến đấu và trưởng thành. Đó là những người nông dân lao động, từ anh bộ đội nghỉ chân trên lưng đèo Nhe đến anh pháo binh vác voi ra trận, từ bà mẹ trên nhà sàn Việt Bắc đến bà bủ nằm ổ chuối khô, từ chị phụ nữ phá đường, đến em bé liên lạc,..Tất cả góp phần làm hiện lên toàn cảnh cuộc chiến tranh nhân dân với sự sống hồn nhiên, chân thực, có chiều sâu của đời sống hiện thực, và đi vào lòng người.

2.2.1. Hình ảnh người lính

1. Mở đầu Việt Bắc, ai cũng nhận thấy anh bộ đội cụ Hồ chiếm một vị trí quan trọng trong tập thơ. Kể từ Cách mạng Tháng Tám thành công cho đến những năm đầu kháng chiến, hình ảnh anh bộ đội chưa xuất hiện trong thơ ca, hay chỉ


hiện ra một cách thấp thoáng, thì nay hình ảnh anh Vệ quốc kháng chiến được thể hiện rõ nét trong thơ, với tư cách là những người nông dân nghèo khổ:

Bữa đói bữa no

Chạy quanh chẳng đủ Ngày hai bát ngô

Lên rừng đào củ...

(Bà mẹ Việt Bắc, 1948 )

Khi có tiếng gọi của dân tộc, của cuộc kháng chiến trường kỳ, họ tự các phương trời sẵn sàng đến với cuộc kháng chiến, bởi những người nông dân mặc áo lính đó chan chứa tình yêu nước. Quyền lợi giai cấp, quyền lợi dân tộc nhất trí, đời họ gắn chặt với cách mạng và kháng chiến. Từ nhân dân mà ra, họ anh dũng vì nhân dân chiến đấu.

Bài thơ xuất sắc đầu tiên ở tập Việt Bắc viết về anh Vệ quốc quân kháng chiến là bài Cá nước. Nhà thơ ghi lại cuộc gặp gỡ trò chuyện giữa" tôi" và anh Vệ quốc quân:

Tôi ở Vĩnh Yên lên

Anh trên Sơn Cốt xuống Gặp nhau lưng đèo Nhe Bóng tre trùm mát rượi.

(Cá nước, 1947 )

Hồi đầu kháng chiến, đã có nhiều nhà thơ viết về người lính, nhưng thường với cái nhìn lãng mạn. Trần Mai Ninh ghi lại hình ảnh anh Vệ quốc quân vào cuối năm 1946 trong Nhớ máu:

Những con người Đã bước vào bất tử ! Ô, những người!

Đen như mực, đặc thành keo


Tròn một củ

Hay những người gầy sắt lại Mặt rẹt một đường gươm Lạnh gáy...


Cũng tương tự là Quang Dũng trong Tây Tiến:


( Nhớ máu, 1946 )

Tây Tiến, đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá giữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

( Tây Tiến, 1948 )

So với họ, Tố Hữu đã tiến một bước dài trong nhận thức cũng như trong thể hiện chiến tranh. Nhà thơ đã ghi lại thực tế quyết liệt của kháng chiến, những cuộc hành quân vất vả của pháo binh, hay nỗi lo âu thắt ruột của bà mẹ chiến sĩ. Sự lay động đến gốc rễ tâm hồn người làm thơ và trách nhiệm sâu xa mà người làm thơ cảm thấy nặng trên vai, khi nhìn vào những sống chết hàng ngày của quần chúng, tất cả những cái đó đã giúp cho Tố Hữu không còn viết những câu thơ lãng mạn cũ:

Nhân loại trườn lên trên biển máu Đang mơ xuân đến với môi cười.

( Xuân, 1946 )

Mà sớm đến với những chất liệu mới có ngay trong hiện thực:

Tôi ở Vĩnh yên lên

Anh trên Sơn Cốt xuống Gặp nhau lưng đèo Nhe Bóng tre trùm mát rượi.

( Cá nước, 1947 )


Đi cùng pháo binh, Tố Hữu nhìn ngay bằng con mắt của anh pháo binh thân mật, chăm chút, mến thương với pháo:

Ta bế ta bồng Voi lên ta hát Vai ta vai sắt

Chân ta chân đồng Ta đi qua rừng Lau tre san sát

Voi nghe ta hat Núi rội vang lừng...

( Voi, 1948 )

Một bài thơ thật hay trong thơ ca Việt Nam. Trong tiếng hát của anh pháo binh, chúng ta nghe như vang dội tiếng hò của người kéo gỗ. Bài thơ vui đùa mà chắc nịch, thật lạc quan. Nó đã đem đến cho thơ ca tiếng hát khoẻ mạnh và tự hào của quần chúng, trên hai âm hưởng, hai giai điệu, đó là lao động và chiến đấu.

Tố Hữu đã từng mặc áo bộ đội, vai nặng ba lô, chân đạp rừng gai đá sắc, trèo đèo lội suối, cùng ăn cơm vắt thấm nước, dãi gió dầm sương với anh bộ đội. Tố Hữu đã giúp ta hiểu cách mạng, hiểu cuộc sống nơi rừng sâu của anh Vệ quốc. Người lính ở rừng núi bị sốt rét dày vò. Tố Hữu đã nói hộ tình cảm của nhân dân đối với anh:

Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ Anh Vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế !

(Cá nước, 1947)


Với tư thế:


Tỳ tay trên mũi súng.


(Cá nước, 1947)

Tố Hữu cho ta thấy- người lính đó là người nông dân mặc áo lính. Anh bộ đội của chúng ta là người đến từ ruộng đồng, là những người bạn hiền lành" người lính trường chinh áo mỏng manh", những ngày đi của anh là những ngày "vắt với sương":

Ngô bung xôi nhạt, nước lưng bương Đêm mưa rình giặc tai thao thức Mùa lại mùa qua, rét nhức xương.

( Lên Tây Bắc, 1948 )

Thế mà qua anh, cuộc kháng chiến đã dành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác:

Anh kể chuyện tôi nghe Trận chợ Đồn, chợ Rã Ta đánh giặc chạy re Hai đứa cười ha hả....

( Cá nước, 1947)

Cuộc gặp gỡ tình cờ, câu chuyện chiến thắng sôi nổi, dáng dấp hiền lành của người chiến sĩ được ghi lại trong vần thơ Tố Hữu không khoa trương mà lắng đọng, không xôn xao mà thấm thía; người thi sĩ cán bộ gặp anh Vệ quốc quân trên lưng đèo Nhe, chưa nói với nhau lời nào mà đã hiểu, đã yêu. Và cái tình cảm âm thầm đằm thắm, cũng như cái miếng thuốc lào đã gắn bó họ lại với nhau.

Trưa nay trên đèo Nhe Ta say sưa vài phút

Chia nhau điếu thuốc lào Nào anh hút tôi hút

( Cá nước, 1947 )


Những cử chỉ tưởng như là nhỏ nhặt, bình thường chẳng có gì đáng nhớ"; chia nhau điếu thuốc lào", mà ngụ một tình cảm thật thắm thiết, bao la. Thơ Tố Hữu thật tài tình và lý thú. Ông lấy tên bài thơ là Cá nước, dựa theo cách nói quen thuộc của Giải phóng quân Việt Nam trong thời kỳ bí mật" Dân là nước, du kích là cá". Tố Hữu đã lấy sức mạnh của thơ làm cho tình "Cá nước" trở thành điển hình tình cảm mới của thời đại. Đó là tình quân dân thắm thiết, nguồn gốc của tinh thần và sức mạnh của chiến tranh nhân dân.

Viết về anh Vệ quốc, Chính Hữu cũng có những hình ảnh chân thực về những người lính gặp gỡ nhau trong chiến tranh:

Tôi với anh đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.

( Đồng chí, 1948 )

Những người"tứ xứ" hôm qua còn xa lạ, hôm nay đã trở thành" tri kỷ". Cách mạng làm nảy sinh nhiều thứ tình cảm trước kia rất ít thấy: tình đồng đội, tình đồng chí, tình đại gia đình dân tộc gắn bó mọi người lại với nhau:

Gặp nhau mới lần đầu Họ tên nào chẳng biết? Anh người đâu, tôi đâu? Gần nhau là thân thiết.

(Cá nước, 1947 )

Gian khổ bao nhiêu họ cũng quyết tâm vượt qua, càng gian khổ họ càng hăng hái tin tưởng:

Con đường gieo neo Là đường Vệ quốc Tha hồ đèo dốc

Ta hò ta reo !

(Voi, 1948 )

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023